Chương 5. Trong rác của lề đường
Chương 5. Trong rác của lề đường
Hương của đàn hương,
đỗ quyên, hay nhài,
không thể đi ngược chiều gió.
Nhưng hương của đức hạnh vẫn đi ngược chiều gió,
xa tới tận cùng thế giới.
Hương của đức hạnh cao quí hơn nhiều so với
hương của đàn hương, đỗ quyên, của sen xanh, hay nhài!
Hương của đàn hương hay đỗ quyên không đi xa.
nhưng hương của đức hạnh bay lên trời.
Ham muốn chưa bao giờ cắt ngang con đường của người đức hạnh và thức tỉnh.
Sáng dạ làm cho họ tự do.
Hoa sen mọc duyên dáng làm sao trong rác rưởi của lề đường.
Hương thuần khiết của nó làm thích thú trái tim.
Đi theo người đã thức tỉnh và từ trong những người mù ánh sáng của trí huệ của bạn
sẽ chiếu sáng hoàn toàn bên ngoài.
Con người không phải là hiện hữu mà chỉ là sự trở thành. Con người là quá trình, sự trưởng thành, khả năng, tiềm năng. Còn người vẫn chưa là thực tại. Con người phải hiện hữu, con người phải đạt tới. Con người được sinh ra không phải như điều bản chất mà chỉ như sự tồn tại... một không gian lớn nơi nhiều điều có thể xảy ra, hay chẳng cái gì có thể xảy ra - mọi điều đó đều phụ thuộc vào bạn.
Con người phải tạo ra bản thân mình. Con người không phải là thứ đã được làm sẵn, con người không được cho sẵn. Và việc sáng tạo phải là tự sáng tạo - không ai khác có thể làm ra bạn được. Bạn không phải là một vật, một thứ hàng hoá; bạn không thể được sản xuất hay chế tạo. Bạn phải tự tạo ra bản thân mình, bạn phải trở thành được thực tỉnh về phần riêng của mình, không ai có thể đánh thức bạn dậy được.
Đây là cao thượng của con người, vinh quang của con người, rằng con người là sinh linh duy nhất trên trái đất, không chỉ là sinh linh mà còn là tự do để hiện hữu. Mọi sinh linh khác đều đã bị cố định, theo hình mẫu. Chúng đem theo bản thiết kế tổng thể, và chúng đơn giản tuân theo bản thiết kế đó. Vẹt sẽ trở thành vẹt, chó sẽ trở thành chó, sư tử sẽ trở thành sư tử; không có chuyện sư tử là ai đó khác. Nhưng với con người điều liên quan là hỏi liệu người đó có thực sự là con người không.
Từng con sư tử đều thực sự là sư tử, và từng con voi cũng là con voi, nhưng con người là dấu chấm hỏi. Con người có thể là con người, có thể không. Con người có thể rơi xuống thấp hơn con vật, và con người có thể vươn cao trên các thần. Trạng thái tối thượng trên các thần đó là phật tính - thức tỉnh, thức tỉnh tối thượng, việc nhận ra tiềm năng của bạn trong tính toàn bộ của nó.
Vị phật ở trên các thần. Đây là một trong những lí do mà người Hindus đã không thể dung thứ được Phật Gautama, bởi vì ông ấy nói rằng phật ở trên các thần. Các thần cũng ngủ; tất nhiên, mơ của họ đẹp, mơ của họ không phải là ác mộng; họ sống trên cõi trời. Các kiếp sống của họ chỉ toàn hoan lạc. Cõi trời không là gì ngoài chủ nghĩa khoái lạc thuần tuý, chính ý tưởng là khoái lạc. Địa ngục là chính cái đối lập. Địa ngục là đau đớn, cõi trời là hoan lạc; địa ngục là ác mộng, cõi trời là mơ dịu ngọt. Nhưng mơ là mơ; dù dịu ngọt hay cay đắng, không thành vấn đề gì.
Các thần cũng ngủ và mơ những giấc mơ đẹp. Vị phật thức tỉnh, ông ấy không còn mơ nữa. Kinh sách Phật giáo nói: Ngày Siddhartha Gautam trở thành phật
các thần từ trên trời tới để tôn sùng ông ấy, để rửa chân ông ấy. Người Hindus không thể tha thứ được ý tưởng này, bởi vì với họ các thần ở trên cõi trời - Indra và các thần khác - đều là tối cao nhất rồi. Và nhìn vào cao ngạo của Phật tử, những người nói các thần từ cõi trời tới để rửa chân cho một người.
Phật giáo đã nâng nhân loại lên đỉnh cao nhất của nó. Không tôn giáo nào khác đã làm điều đó. Con người trở thành trung tâm của sự tồn tại. Thượng đế không phải là trung tâm của sự tồn tại, theo Phật, mà chính là người đã trở nên chứng ngộ. Ngoại vi bao gồm những người ngủ và mù, và trung tâm bao gồm những người có mắt, người đã thức tỉnh. Thượng đế đơn giản bị loại bỏ đi; họ không còn liên quan nữa. Điều Nietzsche đã làm hai nghìn năm sau, Phật đã làm rồi.
Một nhà thơ lớn, Chandidas, rất bị ấn tượng bởi Phật Gautam - và ai không bị ấn tượng bởi con người này được? Ông ấy đã nói: Sabar upar manus satya, tahar upar nahin - chân lí của con người là chân lí cao nhất, không có chân lí nào khác cao hơn cái đó. Nhưng để tôi nhắc bạn lần nữa: khi Phật nói về con người, ông ấy nói về người đã chứng ngộ, không về bạn - bạn chỉ đang trên đường thôi, bạn chỉ đang trong quá trình. Bạn là hạt mầm.
Hạt mầm có thể có bốn khả năng. Hạt mầm có thể vẫn còn là hạt mầm mãi mãi, khép kín, không cửa sổ, không trong giao cảm với sự tồn tại, chết, bởi vì sống có nghĩa là giao cảm với sự tồn tại. Hạt mầm là chết, nó chưa được trao đổi với đất, với trời, với khí, với gió, với mặt trời, với các vì sao. Nó chưa làm nỗ lực nào để có đối thoại với tất những cái đang tồn tại. Nó hoàn toàn đơn độc, bị bao vây, bị gói gọn trong bản thân nó, bị bao quanh bởi Trường Thành Trung Quốc. Hạt mầm sống trong nấm mồ riêng của nó.
Khả năng thứ nhất là ở chỗ hạt mầm có thể vẫn còn là hạt mầm. Điều đó là rất không may mắn - con người có thể vẫn còn đơn giản là hạt mầm. Với mọi tiềm năng có trong tay bạn, với mọi phúc lành sẵn sàng mưa rào lên bạn, bạn có thể chẳng bao giờ mở ra cánh cửa của mình.
Khả năng thứ hai là ở chỗ hạt mầm có thể đủ dũng cảm, có thể chìm sâu vào trong đất, có thể chết đi như một bản ngã, có thể vứt bỏ lớp áo giáp của nó, có thể bắt đầu giao cảm với sự tồn tại, có thể trở thành một với đất. Dũng cảm lớn được cần tới, bởi vì ai biết được? - cái chết này có thể là tối hậu, có thể không có việc sinh theo sau nó nữa. Cái gì là đảm bảo? Không có đảm bảo nào cả; đó là mạo hiểm. Chỉ vài người thu được đủ dũng cảm mới dám mạo hiểm, mới dám liều mạng.
Làm sannyasin là việc bắt đầu của mạo hiểm. Bạn đang mạo hiểm cuộc đời mình, bạn đang mạo hiểm bản ngã mình. Bạn đang liều mạng bởi vì bạn đang vứt bỏ mọi an ninh của mình, mọi thu xếp an toàn cho mình. Bạn đang mở ra các cửa sổ... ai biết ai sẽ vào - bạn hay thù? Ai biết? Bạn trở nên mong manh. Đó là điều tính chất sannyas tất cả là gì. Đó là điều Phật đã dạy trong cả đời ông ấy. Bốn mươi hai năm liên tục, biến đổi các hạt mầm thành cây cối - đó là công việc của ông ấy - biến đổi người thường thành sannyasins.
Sannyasin là cây, mầm mới nhú lên - mềm mại, tinh tế. Hạt mầm chẳng bao giờ trong nguy hiểm, nhớ lấy. Nguy hiểm gì có thể có đó cho hạt mầm? Nó được bảo vệ tuyệt đối. Nhưng cây bao giờ cũng trong nguy hiểm, cây rất mềm mại. Hạt mầm giống như hòn đá, cứng rắn, ẩn đằng sau lớp vỏ cứng. Nhưng cây phải trải qua cả nghìn lẻ một mối nguy. Đó là giai đoạn thứ hai: hạt mầm tan biến vào trong đất, con người biến mất như một bản ngã, biến mất như một cá tính, trở thành cây.
Khả năng thứ ba, thậm chí còn hiếm hoi hơn, bởi vì không phải mọi cây cối đều đạt tới chiều cao đó nơi chúng có thể nở hoa, cả nghìn lẻ một hoa... Rất ít người đạt tới giai đoạn thứ hai, và rất ít trong số những người đã đạt tới giai đoạn hai, đạt tới giai đoạn ba, giai đoạn của hoa. Tại sao họ không thể đạt tới giai đoạn thứ ba, giai đoạn của hoa? Bởi vì tham lam, bởi vì keo kiệt, họ không sẵn sàng chia sẻ… bởi vì trạng thái không có tình yêu.
Dũng cảm là cần để trở thành cây, và tình yêu là cần để trở thành hoa. Hoa nghĩa là cây đang mở trái tim nó ra, toả ra hương thơm của nó, đem tặng linh hồn nó, rót sự hiện hữu của nó vào trong sự tồn tại. Hạt mầm có thể trở thành cây mặc dầu khó vứt vỏ áo giáp, nhưng theo cách nào đó điều này là đơn giản. Hạt mầm sẽ chỉ thu lấy ngày một nhiều hơn, tích luỹ ngày một nhiều hơn; hạt mầm chỉ lấy từ đất. Cây chỉ lấy từ nước, từ không khí, từ mặt trời; tham lam của nó không bị quấy rối, mà ngược lại, tham vọng của nó được hoàn thành. Nó cứ trở nên ngày một lớn hơn. Nhưng một thời điểm tới khi bạn đã lấy quá nhiều đến mức bây giờ bạn phải chia sẻ. Bạn đã được ích lợi nhiều thế, bây giờ bạn phải phục vụ. Thượng đế đã cho bạn nhiều thế, bây giờ bạn phải cám ơn, phải biết ơn chứ - và cách duy nhất để biết ơn là làm mưa rào kho báu của bạn xuống, cho chúng trở với sự tồn tại, hào phóng như sự tồn tại đã từng hào phóng với bạn. Thế thì cây phát triển thành hoa, nó nở hoa.
Và giai đoạn thứ tư là giai đoạn của hương thơm. Hoa vẫn còn thô, nó vẫn còn là vật chất, nhưng hương thơm là tinh tế, nó gần như cái gì đó phi vật chất. Bạn không thể thấy được nó, nó là vô hình. Bạn chỉ có thể ngửi được nó, bạn không thể nắm bắt nó, bạn không thể ôm được nó. Chính hiểu biết nhạy cảm được cần tới để có đối thoại với hương thơm. Và bên ngoài hương thơm chẳng có gì cả. Hương thơm biến mất vào trong vũ trụ, trở thành một với nó.
Đây là bốn giai đoạn của hạt mầm, và đây là bốn giai đoạn của con người nữa. Đừng vẫn còn là hạt mầm. Thu lấy dũng cảm - dũng cảm vứt bỏ bản ngã, dũng cảm vứt bỏ an ninh, dũng cảm vứt bỏ an toàn, dũng cảm là mong manh. Nhưng thế thì cũng đừng vẫn còn là cây, bởi vì cây không hoa nghèo nàn lắm. Cây không hoa là trống rỗng, cây không hoa là đang thiếu đi cái gì đó rất tinh tuý. Nó không có cái đẹp - không tình yêu không có cái đẹp. Và chỉ qua hoa mà cây mới biểu lộ tình yêu của nó. Nó đã lấy bao nhiêu thứ từ mặt trời và mặt trăng và từ đất rồi; bây giờ đến lúc nó cho!
Cuộc sống bao giờ cũng phải đạt tới cân bằng. Bạn đã lấy nhiều rồi, bây giờ cho nó đi. Trở thành hoa đi! Chỉ khi bạn trở thành hoa mới có khả năng biến mất như hương thơm. Nhưng thế nữa, nhớ lấy, đừng vẫn còn là đoá hoa khép kín, đừng vẫn còn là nụ; bằng không thì hương thơm của bạn sẽ không toả ra được. Và chừng nào hương thơm của bạn chưa toả ra, bạn không tự do, bạn vẫn trong tù túng.
Tù túng này Phật gọi là sansara - thế giới. Và ông ấy gọi tự do, tự do của hương thơm, là niết bàn: dừng toàn bộ, biến mất, tan biến. Bộ phận biến mất vào trong toàn thể, giọt sương tuột vào trong đại dương và trở thành đại dương. Ngày bạn biến mất và trở thành đại dương là ngày theo một nghĩa nào đó bạn không còn nữa, và theo nghĩa khác bạn hiện hữu lần đầu tiên - bạn đã đạt tới tính hiện hữu.
Tính hiện hữu này mới là tính thượng đế thực. Tính hiện hữu này, kinh nghiệm đại dương kết tinh này, là giải thoát, cứu rỗi, moksha, kaivalya, niết bàn. Bạn có thể dùng bất kì từ nào bạn muốn dùng nhưng chúng tất cả đều mang cùng một nghĩa: tự do tuyệt đối của linh hồn, không biên giới, không giới hạn.
Lời kinh:
Hương của đàn hương,
đỗ quyên, hay nhài,
không thể đi ngược chiều gió.
Hiển nhiên! Hương của đàn hương, đỗ quyên hay nhài là một phần của thế giới vật chất. Nó chỉ có thể đi cùng gió, không đi ngược được gió. Nó phải tuân theo luật của vật chất. Nó là vật chất. Bởi vì nó phải tuân theo luật của vật chất nên nó không thực sự tự do - tự do chỉ theo nghĩa tương đối. Hương này tự do hơn hoa, hoa tự do hơn cây, cây tự do hơn hạt mầm. Nhưng những tự do này chỉ là tương đối, không tuyệt đối.
Và Phật nói, nhớ lấy: mục tiêu là tự do tuyệt đối, siêu việt lên trên mọi luật. Chính chỉ trong việc siêu việt lên trên mọi luật mà bạn sẽ trở thành một phần của luật tối thượng: Aes dhammo sanantano. Chính chỉ bằng việc siêu việt lên trên mọi giới hạn của vật chất thô mà bạn sẽ có khả năng trở thành vô hạn như bầu trời.
Chừng nào bạn chưa trở thành vũ trụ bạn vẫn chưa đạt tới tiềm năng của mình. Bạn được ngụ ý trở thành vũ trụ, và bạn đã trở thành con người nhỏ bé, bị giới hạn, gần như bạn đang sống trong xà lim tù đày, tối tăm và ảm đạm, không cửa ra vào, không cửa sổ, sự tồn tại xấu xí, bị bao quanh bởi đủ mọi loại bệnh hoạn - bản ngã, tham lam, giận dữ, thèm khát, ghen tị, sở hữu. Đây là những bạn đồng hành của bạn. Bạn đã kinh nghiệm hương thơm nào trong cuộc đời?
Bạn chưa biết tới tình yêu không thèm khát. Bạn chưa biết tới bất kì trạng thái nào nơi không giới hạn nào tồn tại. Bạn bị trói buộc vào một số luật rất thô. Bạn là một phần của lực hút, bạn vẫn chưa biết gì về ân huệ. Bạn cứ đi xuống mãi, bởi vì những luật hút đó cứ kéo bạn xuống. Bạn không biết cách vươn lên, bay bổng lên. Bạn không biết gì về bay lên cả.
Trong khoa học, họ không nói về bay lên, họ chỉ nói về hút, kéo xuống. Nhưng đây là hiện tượng đơn giản thế cần hiểu, rằng trong tự nhiên mọi thứ đều được cân bằng bởi cực đối lập của nó. Nếu có lực kéo xuống, lực hút, sẽ phải có lực kéo lên để cân bằng nó - đó là bay lên. Theo ngôn ngữ thơ ca hơn nó được gọi là ân huệ.
Có hai luật: luật hút, luật của đất, thô, vật chất; và luật của ân huệ, luật thiêng liêng, điều Phật gọi là luật thiêng liêng - aes dhammo sanantano - luật vĩnh hằng, không cạn, luật thiêng liêng, cái kéo bạn lên.
Hương của đàn hương,
đỗ quyên, hay nhài,
không thể đi ngược chiều gió.
Nó có những giới hạn tuyệt đối nào đó, nó chỉ có thể cưỡi lên gió. Nó không thể có ý chí riêng của nó, nó không thực sự tự do. Chừng nào bạn chưa thể tồn tại trong tự do toàn bộ, cái gì đó vẫn còn thiếu. Nếu bạn phải tuân theo luật, thế thì bạn là tù nhân. Luật có thể cho bạn chiếc dây vừa đủ, nhưng dẫu sao bạn vẫn cứ là tù nhân.
Đó là cách mọi sự là vậy: nếu chiếc dây vừa đủ được trao cho bạn, bạn quên mất nhà tù. Chẳng hạn, cái gọi là các quốc gia - Ấn Độ, Pakistan, Nhật Bản, Đức - đây tất cả đều là những nhà tù lớn, nhưng chúng lớn tới mức bạn không thể thấy được biên giới nhà tù của mình. Đi ngang qua biên giới quốc gia mình và bạn sẽ thấy rằng mình quả là tù nhân. Nhưng nhà tù đủ lớn; bạn có thể đi trong nhà tù này tới bất kì chỗ nào bạn muốn. Nhưng cứ bước ra khỏi nhà tù này, thử đi vào nhà tù khác mà xem, và thế thì bạn sẽ thấy giới hạn.
Đây là những nhà tù nhân tạo; đủ lớn đến mức chúng có thể cho bạn cảm giác giả tạo về tự do, nhưng không có tự do. Chừng nào mọi quốc gia chưa biến mất khỏi thế giới, trái đất sẽ vẫn còn là nô lệ, nhân loại sẽ vẫn còn trong tù, nhỏ hay lớn. Nhưng không khác biệt gì việc nhà tù rất lớn và bạn không thể nào thấy được bức tường bao quanh nó... Bức tường có thể rất tinh vi - về hộ chiếu hay visa - bức tường có thể rất tinh vi, bạn có thể không thấy chúng, nhưng chúng có đó. Bạn không được tự do di chuyển.
Gần như mọi hiến pháp của thế giới đều nói rằng tự do di chuyển là quyền tập ấm của mọi người, nhưng điều đó chỉ được viết trong sách vở, điều đó là không đúng. Bạn không thể di chuyển tự do được. Nếu bạn muốn sang Nga, không thể được; nếu bạn muốn vào Trung Quốc, không thể được.
Các quốc gia đã trở thành những nhà tù lớn thế, và các tổng thống của bạn và cái gọi là các thủ tướng của bạn tất cả đều không là gì khác hơn các cai tù. Những người vẫn nói về tự do không là gì khác hơn cảnh sát. Họ nói họ đang canh gác cho sự an toàn riêng của bạn, nhưng thực ra họ là cai tù đang theo dõi để bạn không thể trốn thoát được.
Tôi đã nghe:
Một ông già Nga sắp chết, và ông ấy nghe tiếng gõ trên cửa. Ông ấy hỏi, 'Ai đấy?'
Và một giọng nói rất ma quỉ cất lên, 'Thần chết.'
Ông già Nga nói, 'Cám ơn Thượng đế! Tôi cứ tưởng đấy là cảnh sát chìm.'
Và có những nhà tù bên trong nhà tù kiểu như cái hộp Trung Quốc - hộp bên trong hộp... Ấn Độ là một nhà tù lớn; thế rồi có người Hindus và người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo và người Sikhs và người Jainas và Phật tử - bây giờ đây là những nhà tù nhỏ. Người Ki tô giáo có thể đi nhà thờ, người đó không thể tới đền thờ được; người Hindu có thể tới đền thờ, người đó không thể tới nhà thờ. Người đó đã được dạy và được ước định rằng nhà thờ không phải là chỗ có tính tôn giáo; người Ki tô giáo đã được bảo rằng nhà thờ là chỗ đúng duy nhất để tới - mọi tôn giáo khác đều là sai, và mọi tôn giáo khác đều dẫn bạn đi lạc lối. Chừng nào bạn chưa là người Ki tô giáo bạn không thể được cứu. Và thế rồi trong Ki tô giáo có Cơ đốc giáo và Tin lành, và trong Tin lành và Cơ đốc giáo có những giáo phái con ngày một nhỏ hơn. Và nhà tù trở thành ngày một nhỏ hơn.
Rồi có các nhà tù chính trị: ai đó là người cộng sản và ai đó là người xã hội, và ai đó là người tư bản... vân vân và vân vân. Và bạn không thoả mãn ngay cả với những điều này: thế rồi bạn làm ra câu lạc bộ Rotary, câu lạc bộ Lions... Khát khao của bạn để là tù nhân mạnh tới mức bạn không thể đơn giản là một con người được. Bạn phải là một người của Rotary và bạn tự hào tuyên bố, 'Tôi là người của Rotary,'
'Tôi là người của Lion.' Bạn không được thoả mãn với việc đơn giản là một con người, bạn phải là người của Lion. Và thế rồi có những ngăn còn nhỏ hơn nữa.
Thay vì chui ra khỏi những xà lim nhà tù này, chúng ta cứ trang hoàng cho chúng, chúng ta cứ làm cho chúng ngày một tiện nghi hơn. Chúng ta đang sống dưới luật hút, chúng ta đang sống như tù nhân. Chúng ta không thể đi ngược chiều gió được - cuộc sống chúng ta là thô. Phật nói: nhận biết về điều đó: ông đang làm gì với cuộc sống của ông? Cân nhắc lại, thiền về nó, điều bạn đã làm cho bản thân mình.
Nhưng hương của đức hạnh vẫn đi ngược chiều gió, xa tới tận cùng thế giới.
Phật nói: Nhưng có việc nở hoa của bản thể bên trong của bạn, cái đẹp hơn cả đàn hương, đỗ quyên hay nhài. Cái đẹp của nó là tự do tuyệt đối của nó. Nó có thể đi ngược chiều gió. Người đức hạnh thực sự sống trong tự do; người đó không tuân theo điều răn dạy nào, người đó không tuân theo kinh sách nào, người đó không tuân theo bất kì ai khác ngoài ánh sáng bên trong riêng của mình. Người đó sống theo trái tim của mình - người đó là người nổi dậy.
Nhưng Phật đang nói về hương của đức hạnh thật. Ông ấy không nói về cái gọi là chính đáng, ông ấy không nói về cái gọi là 'con người có cá tính', cái gọi là các thánh nhân và mahatma của bạn - ông ấy không nói về họ. Họ không phải là người tự do. Thực ra, hương của đàn hương, đỗ quyên và nhài còn tự do hơn nhiều cái gọi là các thánh nhân của bạn. Họ sống theo các luật nhân tạo. Hương của đàn hương, hương của các loại hoa, ít nhất cũng tuân theo các luật của tự nhiên. Nhưng các thánh nhân của bạn, cái gọi là những người đức hạnh của bạn, họ tuân theo luật nhân tạo - luật do những kẻ mù làm ra, luật do những người dốt nát làm ra, luật do những người chưa thức tỉnh làm ra, những người không biết gì về nhận biết cả.
Ai làm ra luật của bạn? Ai làm ra Hiến pháp của bạn? Ai chịu trách nhiệm cai quản xã hội và thu xếp và quản lí xã hội? Chính những người mù như bạn, có thể có học hơn, có thể có hiểu biết hơn. Nhưng không có gì khác biệt liệu người mù có hiểu biết hơn về ánh sáng hay ít hiểu biết hơn về ánh sáng - người mù là người mù. Quan sát các thánh nhân của bạn mà xem, và bạn sẽ ngạc nhiên! - họ sống tù túng sâu hơn nhiều so với người thường.
Một sư Jaina muốn tới gặp tôi. Ông ta gửi một thông điệp rằng ông ta đã từng khao khát gặp tôi trong nhiều năm, và bây giờ ông ấy ở trong thành phố này và ông ấy muốn gặp tôi. Nhưng các tín đồ của ông ấy không cho phép ông ấy, người Jainas không cho phép ông ấy tới công xã này. Bây giờ người này là loại thánh nhân gì mà các tín đồ quyết định được nơi ông ấy phải đi và nơi ông ấy phải không đi? Nhưng có thu xếp lẫn nhau: các tín đồ gọi ông ấy là thánh nhân, họ tôn thờ ông ấy, bây giờ ông ấy phải nhân nhượng, thoả hiệp. Ông ấy phải theo các tín đồ.
Cái gọi là các thánh nhân và người lãnh đạo của bạn đều là tín đồ của các tín đồ của riêng họ. Đó là một thế giới ngu xuẩn thế, nực cười thế, toàn thể tình huống này. Trên bề mặt dường như là các thánh nhân là nhân tố quyết định; ông ấy cho mọi người lời khuyên để theo ông ấy. Nhưng nếu bạn nhìn sâu xuống dưới, bạn sẽ ngạc nhiên - ông thánh này đang tuân theo các tín đồ riêng của mình. Thực ra, họ quyết định. Và họ có quyền lực quyết định bởi vì họ có thể tôn thờ bạn và họ có thể sỉ nhục bạn. Họ có thể tôn thờ bạn nếu bạn theo họ, nếu bạn đi theo các ý tưởng, định kiến mà họ đang mang trong tâm trí họ; bằng không bạn không còn là thánh nhân nữa. Họ có thể hạ bệ bạn - họ có quyền đưa bạn lên tới bậc thánh hay hạ bệ bạn xuống thành tội nhân. Nếu bạn muốn là thánh nhân bạn phải tuân theo đủ mọi loại ngu xuẩn. Bạn có thể biết sâu bên dưới rằng điều này là ngu xuẩn.
Tôi đã gửi cho ông ấy một thông điệp nói, 'Điều này là ngu xuẩn, lố bịch! Sao ông phải hỏi tín đồ của ông? Tín đồ là ai, ông hay họ? Sao ông phải hỏi họ?'
Ông ấy nói, 'Thầy phải đấy, nhưng tôi phải phụ thuộc vào họ. Vào tuổi tôi đây, tôi không thể rời bỏ được họ bởi vì tôi chưa bao giờ làm việc trong đời mình. Tôi bị phụ thuộc vào họ từ thức ăn, quần áo, mọi thứ.'
Bây giờ bạn thấy thu xếp đấy. Điều này được gọi là tâm linh, và việc thu xếp là tài chính!
Người đức hạnh thực sự chắc chắn tự do, và tự do tới mức người đó có thể đi ngược chiều gió, người đó có thể đi ngược toàn thể xã hội, người đó có thể đi ngược toàn thể quá khứ, người đó có thể đi ngược mọi tập tục. Thực ra người đó làm vậy - bởi vì đi ngược mọi tập tục và quá khứ chết người đó xác nhận tự do của mình.
Chính bởi vì điều này mà tôi bị kết án trên khắp nước này và bây giờ, dần dần trên khắp thế giới. Lí do duy nhất là ở chỗ họ muốn tôi đi cùng chiều gió, họ muốn tôi chính thống, theo tập tục. Họ sẵn sàng tôn thờ tôi, họ đã nhiều lần tới tôi nói rằng nếu tôi có thể đơn giản tuân theo tôn giáo truyền thống thì họ sẽ tôn thờ tôi như thánh nhân. Tôi nói, 'Tôi không quan tâm tới việc được tôn thờ hay là thánh nhân. Tôi đơn giản muốn là bản thân mình. Và tôi không định thoả hiệp với bất kì ai, dù người đó là ai. Thoả hiệp không phải là cách thức của tôi.'
Bởi vì tôi đi ngược chiều gió nên họ bực mình lắm. Nhưng nếu bạn mà đức hạnh... và đức hạnh là gì? Nó không phải là cá tính nào đó được trau dồi từ bên ngoài. Đức hạnh là hương thơm của tính thiền, đức hạnh là hương thơm của hoa của thiền; do đó, tôi nói nó không phải là ngay thẳng đạo đức, nó không là đạo đức.
Tôi đã nghe:
Gái điếm thành phố ở Jerusalem bị ném đá. Khi Jesus nói, 'Để ai trong số các vị không có tội lỗi nào ném hòn đá đầu tiên,' một bà già lẩy bẩy mang một hòn đá lớn, thả nó vào đầu gái điếm và lên tiếng chê bai con mụ dâm đãng.
Jesus nhìn xuống và nói, 'Bà biết đấy, thưa mẹ, đôi khi bà thực sự làm tôi bực mình.'
Người ngay thẳng, người đạo đức, người khắt khe đạo đức bao giờ cũng sẵn sàng... thực ra toàn thể vui vẻ của người đó là làm sao lên án, làm sao tống ngày một nhiều người xuống địa ngục, làm sao đóng đinh mọi người, làm sao giết và phá huỷ. Người đó thực sự khổ sở, người đó thực sự là tự bạo, người đó thực sự trải qua đủ mọi loại khổ hạnh ngu xuẩn, chỉ để tận hưởng cảm giác của tính cao siêu, cảm giác của việc đạo đức hơn người khác, cảm giác rằng 'Các ông tất cả đều là tội nhân còn ta đây là thánh nhân.'
Vị thánh thực có phẩm chất hoàn toàn khác. Ông ấy không đạo đức; ông ấy biết cách tha thứ, bởi vì ông ấy biết Thượng đế đã tha thứ cho ông ấy nhiều thế. Ông ấy biết những giới hạn của con người, bởi vì bản thân ông ấy đã chịu đựng qua những giới hạn con người đó. Ông ấy có thể tha thứ. Ông ấy hiểu biết.
Người đạo đức không bao giờ hiểu, người đó không bao giờ tha thứ; người đó không thể tha thứ được bởi vì người đó đã từng hà khắc với bản thân mình. Người đó đã đạt tới cái gọi là tính cách của mình với những khó khăn đến mức vui vẻ duy nhất, thoải mái duy nhất người đó có thể có được là ở việc đạo đức hơn bạn. Làm sao người đó có thể tha thứ được? Nếu người đó tha thứ thế thì người đó không thể tận hưởng cuộc hành trình bản ngã mà người đó đang đi.
Người khổ hạnh là người bản ngã nhất trên thế giới. Người đức hạnh không phải là người khổ hạnh.
Câu chuyện này được kể về bản thân Phật:
Trong sáu năm khi ông ấy rời bỏ cung điện của mình ông ấy đã sống qua những cách khổ hạnh lớn lao - đó là cách thức truyền thống của việc tìm kiếm chân lí. Ông ấy đã hành hạ thân thể mình, ông ấy nhịn ăn, ông ấy nhịn ăn tới mức tương truyền ông ấy trở nên gầy còm giơ xương; bạn có thể đếm được các xương sườn của ông ấy. Ông ấy trở thành khẳng khiu đến mức dạ dầy ông ấy dính lưng - chẳng có gì còn giữa dạ dày và lưng cả. Ông ấy trở nên yếu đến mức ông ấy không thể vượt qua được con sông nhỏ, sông Niranjana. Tôi đã từng tới chỗ đó để xem. Sông Niranjana là con sông nhỏ, và lúc đó không phải là mùa mưa, nhưng ông ấy đã không thể vượt qua sông được, ông ấy không thể bơi qua sông được. Ông ấy phải cực kì yếu.
Hôm đó, một khải lộ lớn lao đã xảy ra cho ông ấy: 'Mình đã làm những việc bạo hành không cần thiết cho bản thân mình.' Ông ấy có năm tín đồ; họ tất cả đều là người khổ hạnh và họ đã trở thành tín đồ của Phật bởi vì ông ấy đi xa trước họ. Họ chỉ có thể làm chừng đó, nhưng ông ấy đã làm nhiều lần hơn; do đó họ mới là tín đồ. Tối hôm đó Phật quyết định, 'Hành hạ thân thể là ngu xuẩn, và làm sao các ông đạt tới được linh hồn bằng việc hành hạ thân thể? Dường như chẳng có mối quan hệ logic nào.' Và ông ấy thấy, 'Nếu ta thậm chí không thể vượt qua được con sông này, con sông Niranjana bé tẹo, làm sao ta vượt qua được đại dương thế giới khổng lồ này? Thân thể cần thức ăn, thân thể cần nuôi dưỡng, thân thể cần sức mạnh, để cho ta có thể thiền, để cho ta có thể suy tư, để cho ta có thể truy tìm, với y mê, nhiệt tình, nghị lực.'
Ông ấy quyết định vứt bỏ mọi khổ hạnh. Năm tín đồ của ông ấy lập tức rời bỏ ông ấy. Họ nói, 'Gautam đã sa ngã khỏi trạng thái thiêng liêng của ông ấy, ông ấy không còn là thánh nhân nữa.' Họ bỏ ông ấy ngay lập tức; họ không ở cùng ông ấy nữa. Họ đã ở với ông ấy chỉ vì phong cách sống tự bạo của ông ấy - bản thân họ cũng phải là những kẻ tự bạo.
Và Phật Gautam đã trở nên chứng ngộ ngày hôm sau. Vứt bỏ mọi khổ hạnh, vứt bỏ mọi xung đột bên trong không cần thiết, cuộc nội chiến đó, ông ấy đã trở nên yên tĩnh, im lặng tới mức sáng hôm sau ông ấy có thể thấy, ông ấy đã trở nên cảm nhận. Trong im lặng của mình, mọi rối loạn, mọi tán gẫu đều biến mất. Vào sáng sớm khi mặt trời lên, ông ấy bắt đầu vươn lên bên trong bản thể mình. Ông ấy đã thức tỉnh, ông ấy đã trở thành vị phật.
Đức hạnh bắt nguồn từ im lặng, từ tính thiền, từ thảnh thơi - không từ nỗ lực, không từ căng thẳng, không từ vật lộn. Ông ấy đã đi tìm năm tín đồ cũ của mình để cho họ thông điệp: 'Đừng tự hành hạ mình nữa. Điều này chẳng liên quan gì tới điều thiêng liêng cả. Điều này chẳng liên quan gì tới tôn giáo cả.'
Thiền phải xảy ra trước hết, thế rồi tính cách tới như cái bóng của nó. Và nếu thiền không xảy ra, thế thì tính cách của bạn chỉ là thói đạo đức giả chứ không là gì khác. Thánh nhân của bạn là những kẻ đạo đức giả lớn; họ nói điều này, họ nghĩ điều khác, có thể là cái đối lập. Họ làm điều này, nhưng họ muốn làm điều gì đó đích xác đối lập lại. Trên bề mặt họ biểu lộ điều này, nhưng sâu bên dưới họ là chính điều tương phản lại.
Một cô gái thú tội rằng cô ấy đã để cho bạn trai để tay lên đầu gối mình. 'Và đấy là tất cả những gì anh ta đã làm sao?' linh mục hỏi.
'Không. Anh ấy luồn ngón tay vào dưới dây chun si lip con nữa.'
'Thế rồi sao?'
'Thế rồi anh ấy rẽ chỗ lông tơ của con và bắt đầu mơn trớn chỗ thích thích của con.'
'Rồi sao? Rồi sao?'
'Thế rồi mẹ con bước vào.' 'Ô, cứt thật!' linh mục nói.
Những linh mục này, những thánh nhân này, họ còn xấu hơn bạn nhiều, xấu hơn bạn đã từng có thể là vậy nhiều, bởi vì họ chia chẻ nhiều hơn, phân chia nhiều hơn. Họ bị kìm nén nhiều tới mức phần ý thức và vô ý thức của họ đã rời nhau ra. Họ thuyết giảng điều này, họ thực hành điều khác. Tại cửa trước nhà họ bạn sẽ thấy người này, tại cửa sau bạn sẽ thấy một người hoàn toàn khác. Bạn thậm chí sẽ không có khả năng nhận ra được họ - họ đeo mặt nạ.
Những người này không phải là người đức hạnh. Phật không nói về đức hạnh như vậy, ông ấy nói về đức hạnh nảy sinh từ việc nở hoa của thiền. Phật nhấn mạnh vào dhyan - thiền. Đó là đóng góp cơ bản của ông ấy cho thế giới. Cách tiếp cận nền tảng nhất của ông ấy là ở chỗ trước hết bạn phải trở nên thức tỉnh tại trung tâm, thế rồi chu vi của bạn sẽ tràn đầy ánh sáng - theo cách riêng của nó, không ngược lại.
Bạn đã được các linh mục bảo trước hết thực hành tính cách, và thế rồi trung tâm của bạn sẽ thay đổi. Điều đó là vô nghĩa. Trung tâm không bao giờ có thể theo chu vi được, bởi vì trung tâm còn quan trọng hơn nhiều, cơ sở hơn nhiều - nó là trung tâm, nó không thể đi theo chu vi được. Nhưng chu vi bao giờ cũng đi theo trung tâm. Biến đổi trung tâm đầu tiên đi, và đừng lo nghĩ về chu vi. Đó là nhấn mạnh của tôi nữa, tại đó tôi tuyệt đối đồng ý với Phật. Thiền trước hết, và thế rồi tất cả những cái khác sẽ theo sau bằng cách riêng của nó.
Jesus nói: tìm kiếm vương quốc của Thượng đế trước, và tất cả những cái khác sẽ được thêm vào cho ông.
Điều Jesus nói bằng 'vương quốc của Thượng đế' thì Phật nói bằng 'thiền.' Lời của Phật khoa học hơn nhiều so với lời của Jesus. Jesus nhiều tính nhà thơ hơn Phật; Jesus nói nhiều theo kiểu cách ngôn hơn Phật. Phật nói theo cách rõ ràng, logic, toán học. Ông ấy là người không muốn nói bất kì cái gì theo bất kì cách nào có thể được diễn giải theo nhiều cách. Ông ấy không muốn dùng thơ ca, bởi vì thơ ca là mơ hồ, có thể có nhiều diễn giải. Ông ấy nói như nhà toán học, ông ấy nói như nhà logic, để cho từng lời có nghĩa cố định và hàm ý cố định.
Nhưng hương của đức hạnh vẫn đi ngược chiều gió, xa tới tận cùng thế giới.
Hương của đức hạnh cao quí hơn nhiều so với hương của đàn hương, đỗ quyên, của sen xanh, hay nhài!
Hương của sen xanh hay nhài hay đàn hương là thơm ngát, dịu, nhưng so với hương của đức hạnh thì nó rất thô. Đức hạnh thực sự có hương thơm, và hương này đi tới những góc xa xôi nhất của thế giới.
Làm sao bạn đã tới đây với tôi? Từ những góc khác nhau của thế giới bạn đã du hành, đôi khi không thật đích xác rõ ràng vì sao; nhưng cái gì đó đã kéo bạn đi, lực vô hình nào đó đã làm xúc động trái tim bạn, cái gì đó đã được cảm thấy từ cốt lõi sâu thẳm nhất của bản thể bạn. Đôi khi bạn thậm chí đã tới ngược với chính bản thân mình. Tâm trí của bạn nói, 'Đừng đi! Không cần đi đâu cả.' Dầu vậy bạn đã tới. Bạn phải đã ngửi thấy mùi thơm - mùi thơm này chẳng liên quan gì tới cái thấy được. Nó là hiện tượng vô hình.
Nhiều, nhiều người nữa sẽ sớm tới. Hương thơm đang vươn tới họ, nhất định tới. Bất kì ai ở bất kì đâu, người thực sự đang đi tìm chân lí đều nhất định tới. Điều đó không thể cưỡng được, điều đó phải xảy ra. Đó là cách nó đã xảy ra qua nhiều thời đại. Hàng nghìn người đã du hành tới Phật, hàng nghìn người đã du hành tới Mahavira, tới Lão Tử, tới Zarathustra - chẳng bởi lí do nào cả, bởi vì bất kì điều gì họ đã nói đều có trong kinh sách.
Điều tôi đang nói đây bạn có thể đọc trong Bhagavadgita, trong Kinh Thánh, trong Koran, trong Dhammapada, điều tôi đang nói bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong Upanishads, trong Đạo Đức Kinh - nhưng bạn sẽ không tìm thấy hương thơm. Đấy là hoa - cũ, chết, khô héo. Bạn có thể kẹp giữ bông hồng trong cuốn Kinh Thánh của mình; chẳng mấy chốc nó sẽ khô đi, hương thơm sẽ bay đi, nó sẽ chỉ là cái xác, một kỉ niệm về hoa thực. Kinh sách cũng vậy. Chúng được làm sống lại lần nữa bởi vị phật khác; bằng không chúng không thể thở được.
Đó là lí do tại sao tôi đang nói về Dhammapada, về Gita, về Kinh Thánh - để cho chúng thở lần nữa. Tôi có thể thổi cuộc sống vào trong chúng. Tôi có thể chia sẻ hương của tôi với chúng, tôi có thể rót hương của tôi vào chúng. Do đó, người Ki tô giáo, người thực sự là người Ki tô giáo, không chỉ bởi những ước định xã hội mà bởi vì tình yêu lớn lao với Christ, người đó sẽ thấy Christ sống lại trong lời tôi. Hay nếu ai đó là phật tử người đó sẽ thấy trong lời tôi Phật đang nói lại - theo ngôn ngữ của thế kỉ hai mươi, với những người của thế kỉ hai mươi.
Hương của đức hạnh cao quí hơn nhiều so với hương của đàn hương, đỗ quyên, của sen xanh, hay nhài! Nó thơm dịu thế, nó có thể đi ngược chiều gió, nó có thể đi ngược mọi luật. Nó có thể đi ngược lực hút, nó có thể vươn lên cao, nó có thể đạt tới những bầu trời cao nhất.
Hương của đàn hương hay đỗ quyên không đi xa.
nhưng hương của đức hạnh bay lên trời.
Hương của hoa không thể đi xa được. Nó là nhất thời, nó là hữu hạn; nó có thể lan đi chừng mực nào đó thế rồi nó biến mất. Nhưng hương của phật tính có thể đi tới chính tận cùng của thế giới bởi vì nó vô hạn, và nó là cái gì đó bên ngoài thời gian, bên ngoài không gian. Thực ra, ngay cả khi thân của vị phật mất rồi, hương thơm vẫn tiếp tục du hành.
Những người thực sự cảm nhận, nhạy cảm, có thể bắt giữ được nó ngay cả khi vị phật đã qua hàng thế kỉ. Có khả năng là người đương đại của Phật ngay cả bây giờ, vẫn có thể có giao cảm với Jesus ngay cả bây giờ. Đoá hoa không còn nữa, nhưng hương thơm đã trở thành một phần của vũ trụ - cây có nó, gió có nó, mây có nó. Bây giờ Jesus không trong thân thể vật lí, nhưng Jesus đã trở thành vũ trụ. Nếu bạn biết cách uống từ vũ trụ này, nếu bạn biết cách tiếp xúc với vũ trụ, bạn sẽ ngạc nhiên: tất cả chư phật đều trở thành sống vì họ là mọi thời đại, thời gian không tạo ra khác biệt.
Đó là toàn thể nỗ lực của tôi ở đây: để làm cho bạn thành người đương đại của Jesus, của Phật, của Zarathustra, của Lão Tử. Nếu bạn có thể là người đương đại của những linh hồn thức tỉnh này, phỏng có ích gì mà còn đương đại với thế giới bình thường của bạn cùng những công dân bình thường của nó, cái gọi là con người, những người chẳng có tính người gì trong họ, những người vẫn chưa trở thành sinh linh, những người chỉ là lỗ hổng, trống rỗng, vô nghĩa?
Phỏng có ích gì mà sống bên cạnh những xà lim trống rỗng khi bạn có thể ở bên cạnh Phật Gautama?
Vâng, điều đó là có thể - điều đó là có thể bởi việc siêu việt lên trên thời gian và không gian. Và trong thiền bạn siêu việt lên trên cả hai. Trong thiền bạn không biết mình ở đâu, bạn không biết thời gian, bạn không biết không gian. Trong thiền, thời gian và không gian cả hai đều biến mất - bạn đơn giản hiện hữu.
Khoảnh khắc đó, khi bạn đơn giản hiện hữu, Phật ở ngay bên cạnh bạn; bạn được bao quanh bởi chư phật của mọi thời đại. Bạn sẽ sống lần đầu tiên một cuộc sống xứng đáng để sống, một cuộc sống có ý nghĩa: khi bạn có thể cầm tay chư phật và các krishnas, khi bạn có thể nhảy múa cùng Krishna và hát cùng Meera và ngồi cùng Kabir. Điều đó là có thể - bởi vì chỉ hoa đã biến mất, nhưng hương thơm là vĩnh hằng. Nó không thể biến mất được.
Và thế thì mọi kinh sách trở thành sống cho bạn. Thế thì đọc Kinh Thánh, bạn không chỉ đọc một cuốn sách - thế thì Moses nói với bạn, Abraham nói với bạn, Jesus nói với bạn, mặt đối mặt!
Ham muốn chưa bao giờ cắt ngang con đường của người đức hạnh và thức tỉnh.
Sáng dạ làm cho họ tự do.
Ham muốn nghĩa là tham lam để được ngày một nhiều hơn. Ham muốn nghĩa là không hài lòng, không hài lòng với cái đang đó, không hài lòng với hiện tại; do đó bạn tìm kiếm mãn nguyện trong hi vọng vào tương lai. Hôm nay là trống rỗng; bạn có thể sống chỉ bằng hi vọng vào ngày mai. Ngày mai sẽ đem tới cái gì đó... mặc dầu nhiều ngày mai đã tới rồi đi mà cái gì đó kia vẫn chẳng bao giờ xảy ra, nhưng bạn cứ hi vọng tựa vào hi vọng mãi. Chỉ cái chết sẽ tới.
Ham muốn chưa bao giờ được hoàn thành cả. Trong chính bản chất của mọi sự chúng không thể được hoàn thành. Người thức tỉnh nhìn vào trong tâm trí ham muốn và cười to. Tâm trí ham muốn là tâm trí ngu xuẩn nhất, bởi vì nó ham muốn cái gì đó mà không thể được hoàn thành trong chính bản chất của mọi sự. Cũng như bạn không thể lấy được dầu từ cát - bạn có thể cứ làm việc mãi trên cát, nhưng bạn sẽ không lấy được dầu từ nó, nó không tồn tại trong cát, điều đó là không thể được - đích xác giống thế, ham muốn chỉ là lừa dối.
Nó giữ cho bạn bận bịu - hiển nhiên, đó là toàn thể chủ định của nó - nó giữ cho bạn bận bịu, nó giữ cho bạn hi vọng, nó cứ hứa hẹn với bạn. Ham muốn là chính khách: nó cứ hứa với bạn, 'Đợi chút - thêm năm năm nữa và mọi thứ sẽ tuyệt đối đúng. Chỉ cần năm năm nữa thôi và thế giới sẽ trở thành thiên đường.' Và các chính khách đã nói điều đó từ hàng nghìn năm. Và nhìn vào nhân loại không thông minh mà xem: nó vẫn cứ tin vào các chính khách. Nó thay đổi các chính khách; nó trở nên nhàm chán người này, nó bắt đầu nghe người khác. Nhưng điều đó không phải là thay đổi chút nào. Chính khách này được thay thế bởi chính khách khác; do đó các nền dân chủ sống như hệ thống hai đảng.
Đảng này nắm quyền trong năm năm; tương ứng với những lời hứa bạn cứ thế mà hi vọng, thế rồi bạn bị thất vọng - chẳng cái gì xảy ra cả. Mọi sự còn tồi tệ hơn chúng trước đây. Nhưng đến lần này, đảng không nắm quyền kia bắt đầu hứa hẹn với bạn. Và điều ngu xuẩn là bạn bắt đầu tin vào đảng kia. Bạn đưa đảng kia lên nắm quyền; trong năm năm nó sẽ lừa bạn. Đến lúc đó đảng đầu mà đã lừa bạn trước đây lại trở thành đáng khen; lần nữa nó lại thu được lòng tin, lần nữa nó đã phê bình đang cầm quyền và lần nữa nó đã lại thu được kính trọng trong mắt bạn. Và lần nữa nó lại khuấy động tâm trí hi vọng của bạn. Và kí ức của mọi người là rất thiển cận; do đó các chính khách cứ thế mà đánh lừa.
Ham muốn là chính khách. Ham muốn này giữ cho bạn bận bịu trong nhiều năm; thế rồi, thất vọng trong tay, bạn chán ngán về nó, mòn mỏi về nó, bạn vứt nó đi - nhưng ngay lập tức bạn đi vào trong ham muốn khác. Chính khách khác đang đợi bạn. Bạn chạy theo tiền; rồi chán ngán, bạn quên mất tất cả về nó và bạn bắt đầu xô theo quyền hay danh.
Ham muốn tinh ranh tới mức nó thậm chí có thể lấy dạng tôn giáo, nó có thể trở thành có tính tôn giáo. Nó sẵn sàng đeo bất kì mặt nạ nào. Nó có thể bắt đầu nghĩ về cõi trời và các thú vui cõi trời. Nó có thể cho bạn ý tưởng rằng kiếp sống này điều đó là không thể được, nhưng kiếp sống tiếp bạn sẽ trên thiên đường, và ở thiên đường thì có đủ mọi loại thoả mãn... cây thoả ước. Bạn chỉ ngồi dưới gốc cây, bạn ước, và điều đó được hoàn thành. Bạn sẽ ước gì? Ước muốn của bạn sẽ ngu xuẩn bởi vì chúng bắt nguồn từ tâm trí bạn. Bạn định đi tìm vui thú nào trên cõi trời? Một hôm cứ thử nghĩ mình đã lên đến cõi trời rồi: bây giờ bạn muốn gì? Bạn sẽ bắt đầu hỏi về khách sạn, về rạp chiếu bóng, về đàn bà, về đàn ông... còn gì khác nữa? Vẫn toàn những điều ấy thôi! Và cùng những thất vọng sẽ theo sau.
Ham muốn chưa bao giờ cắt ngang con đường của người đức hạnh và tỉnh thức. Phật nói: Ta gọi một người là đức hạnh nếu người đó hoàn toàn nhận biết về tính lừa dối của ham muốn và do đó ham muốn không bao giờ nảy ra trong tâm trí người đó. Tâm trí người đó vẫn còn vô ham muốn. Cách duy nhất để vô ham muốn là tỉnh thức, có tính quan sát. Tính quan sát tạo ra ánh sáng trong bạn, và trong ánh sáng đó bóng tối của ham muốn không thể đi vào được.
Sáng tỏ làm cho họ tự do. Và khi bạn có tính quan sát, có chói sáng trong bản thể bạn; thông minh lớn lao nảy sinh trong bạn. Người thường sống trong ngu xuẩn; người thường sống theo cách rất đần độn. Khoảnh khắc bạn trở nên hài hoà với âm nhạc bên trong của mình, bạn trở nên hài hoà với tính thiền, thông minh lớn lao được thoát ra. Trong thông minh đó bạn không thể nào bị lừa dối bởi ham muốn. Trong thông minh đó lần đầu tiên bạn bắt đầu hiểu mọi sự như chúng vậy, bạn dừng việc hiểu lầm. Thông thường mọi hiểu biết của bạn đều không là gì ngoài hiểu lầm. Bạn có thể cho rằng bạn rất thông minh, nhưng chỉ người ngu mới nghĩ rằng họ thông minh. Bản thân thông minh là rất không tự ý thức. Nó vận hành, vận hành hoàn hảo, nhưng nó không tạo tự ý thức, nó không đem tới ý tưởng về bản ngã, không có tính siêu đẳng. Nó rất khiêm tốn, nó rất đơn giản.
Nhưng khi người thường tồn tại, người đó cứ hiểu lầm. Bạn đọc Kinh Thánh và bạn hiểu lầm. Ngay cả những đệ tử gần gũi nhất của Jesus không bao giờ hiểu ông ấy. Tôi nói đi nói rằng Jesus là một trong những thầy không may nhất đã từng bước chân trên trái đất này - không chỉ bởi vì ông ấy bị đóng đinh và chỉ có ba năm làm việc, mà bởi vì ông ấy có nhiều tín đồ rất ngu.
Ngày Jesus sắp bị bắt, và điều tuyệt đối chắc chắn là ông ấy đã bị một trong những đệ tử của mình phản bội, Judas, ông ấy đã hỏi mười một tông đồ khác, 'Các ông có điều gì hỏi ta không?' Và bạn có biết họ đã hỏi cái gì không? Họ đã hỏi những điều ngu xuẩn thế. Jesus phải phát khóc. Ông ấy có thể phải đã cầu nguyện từ sâu trong trái tim mình, như ông ấy đã làm lần nữa trên cây chữ thập: 'Cha ơi, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết điều họ đang hỏi.'
Họ đã hỏi cái gì? Họ đã hỏi, 'Thưa thầy, vì thầy sắp ra đi, đôi điều cần được làm rõ. Trong thế giới của Thượng đế, trong vương quốc của Thượng đế, mà thầy đã nói đi nói lại nhiều thế, thầy chắc chắn sẽ ở bên phải Thượng đế rồi; vậy ai sẽ ở bên phải thầy? Trong số chúng tôi ai sẽ là người thứ hai tiếp thầy và ai sẽ là người thứ ba và người thứ tư? Cấp bậc sẽ là gì?'
Xem câu hỏi đấy! Thầy sắp bị đóng đinh ngày mai, mà những người ngu này lo nghĩ về cấp bậc, ai sẽ cao nhất. Họ sẵn sàng nhân nhượng với Jesus, 'Thôi được, đến chừng ấy thì chúng tôi chấp nhận, rằng thầy sẽ là người thứ hai cạnh Thượng đế, nhưng ai sẽ thứ ba và thứ tư và thứ năm? Để điều đó được quyết định rõ ràng đi, bởi vì bây giờ thầy sắp ra đi và chúng tôi có thể không sớm gặp lại nữa, cho nên mọi thứ phải chắc chắn!'
Tâm trí ham muốn, tâm trí tham vọng này - họ đã không hiểu Jesus chút nào. Và tương truyền Jesus quì xuống và cầu nguyện và nước mắt lăn dài trên má ông ấy. Không ai biết ông ấy cầu nguyện gì, nhưng ông ấy phải đã cầu nguyện: 'Xin tha thứ cho những người này, họ không biết họ đang hỏi gì.' Và ông ấy phải đã khóc vì đây là công trình cả đời của ông ấy, những người này. Và ông ấy đã bảo họ đừng ham muốn, đừng tham vọng. Ông ấy đã bảo họ, 'Những người đầu tiên trong thế giới này sẽ là người cuối cùng trong vương quốc của Thượng đế của ta, và những người cuối cùng sẽ là những người đầu tiên.' Nhưng họ đã không hiểu rằng ông ấy đang nói với họ đừng tham vọng.
Mới hôm nọ, Premgeet đã gửi cho tôi một giai thoại nhỏ về việc diễn giải nhầm:
Một cô y tá điên chạy theo một bệnh nhân đang la hét dọc theo hành lang của khu nhà thương, mang cái bát. Cô ta bị bác sĩ giải phẫu chặn nói, 'Cô y tá! Cô y tá! Tôi đã bảo cô chích chỗ sưng!'
Bạn có hiểu điều đó không? Cô ấy đang làm sưng chim anh ta! Nhưng đây là điều đích xác đang xảy ra - tâm trí quần chúng không thể hiểu được. Hiểu lầm là không tránh khỏi, bởi vì tâm trí đám đông là điếc. Trong khi bạn nói với mọi người, họ không thực sự lắng nghe, họ chỉ giả vờ nghe. Cả nghìn lẻ một ý nghĩ đan chéo qua tâm trí họ; họ không thực sự ở đó, họ chưa bao giờ diện diện với bất kì tình huống nào, họ bao giờ cũng vắng mặt. Họ không ở chỗ họ đang ở, họ bao giờ cũng ở đâu đó khác. Khi họ đang ở Pune, họ ở Bắc Kinh; khi họ ở Bắc Kinh, họ ở Pune. Những người kì lạ! Dù họ ở bất kì đâu bạn cũng có thể chắc chắn rằng ít nhất họ không ở đó; họ có thể đang ở chỗ nào đó khác trên thế giới. Làm sao họ có thể hiểu được?
Và họ chỉ lắng nghe lời, họ không bao giờ lắng nghe nghĩa cả - bởi vì nghĩa có thể được nghe chỉ bằng trái tim. Lời có thể được nghe bằng đầu. Bây giờ, họ không biết cách nghe qua trái tim. Lắng nghe qua trái tim là nghĩa của việc là đệ tử; lắng nghe qua trái tim nghĩa là lắng nghe trong tình yêu, trong tin cậy, trong thông cảm sâu sắc, và cuối cùng trong thấu cảm sâu sắc. Lắng nghe qua trái tim nghĩa là lắng nghe dường như bạn đã trở thành một với điều được nói cho bạn - khi đệ tử trở nên hài hoà với thầy tới mức ngay cả trước khi lời được thốt ra thì đệ tử đã nghe thấy chúng, và không chỉ lời mà cả nghĩa, hương thơm do lời mang theo. Nhưng điều đó rất vô hình. Cái đầu là thô.
Cái vô hình chỉ có thể được nắm bắt qua mạng lưới của trái tim.
Mọi người thậm chí đi theo, nhưng thế nữa họ đi theo từ hiểu lầm. Chỉ trở thành tín đồ không làm thay đổi cái gì trong cuộc sống của bạn. Vấn đề không phải là theo ai đó: vấn đề là hiểu ai đó đã thức tỉnh. Do đó, tôi không gọi bạn là tín đồ mà chỉ là bạn của tôi. Nếu bạn có thể là bạn của tôi, nếu bạn có thể trong tình yêu và tin cậy sâu sắc ở đây trong sự hiện diện của tôi, nếu chúng ta có thể đối diện lẫn nhau và soi gương lẫn nhau, những điều cực kì quan trọng sẽ bắt đầu xảy ra theo cách riêng của chúng - bởi vì trái tim bạn sẽ hiểu, và khi trái tim hiểu, lập tức biến đổi xảy ra.
Khi cái đầu hiểu, thế thì nó hỏi, 'Làm sao? Vâng điều đó đúng; bây giờ, làm sao nó có thể được làm?'
Nhớ khác biệt này: trong cái đầu, tri thức và hành động là hai điều khác nhau; trong trái tim, tri thức là hành động.
Socrates nói: Tri thức là đức hạnh - và ông ấy đã không được hiểu qua nhiều thời đại. Ngay cả các đệ tử riêng của ông ấy, Plato và Aristotle, đã không hiểu ông ấy đúng. Khi ông ấy nói tri thức là đức hạnh, ông ấy ngụ ý có cách lắng nghe và hiểu trong đó khoảnh khắc bạn hiểu ra một điều, bạn không thể làm khác được. Khi bạn thấy rằng đây là cửa, thế thì bạn không thể cứ cố đi ra qua tường được, bạn sẽ đi ra qua cửa. Thấy nghĩa là hành động, thấy đem tới hành động.
Nếu khi tôi bảo bạn, 'Đây là cửa. Bất kì khi nào bạn muốn ra, xin ra qua cửa này, bởi vì bạn đập đầu mình khi cố đi ra qua tường là đủ rồi,' bạn nói, 'Vâng, thưa thầy, tôi hiểu rõ lắm, nhưng làm sao đi ra qua cửa được?' câu hỏi của bạn sẽ chỉ ra rằng trái tim vẫn chưa lắng nghe đâu, chỉ mỗi cái đầu. Cái đầu bao giờ cũng hỏi 'Làm sao?'
Cái đầu bao giờ cũng hỏi những câu hỏi dường như rất thích đáng trên bề mặt nhưng tuyệt đối lố bịch. Trái tim không bao giờ hỏi cả - nó lắng nghe và hành động. Lắng nghe và hành động là một trong trái tim; tình yêu biết và hành động tương ứng. Nó chưa bao giờ hỏi 'Làm sao?' Trái tim có thông minh của riêng nó. Cái đầu là trí tuệ, trái tim là thông minh.
Hoa sen mọc duyên dáng làm sao trong rác rưởi của lề đường.
Hương thuần khiết của nó làm thích thú trái tim.
Nhớ điều đó lặp đi lặp bởi vì bạn sẽ quên đi quên lại rằng đó là vấn đề của trái tim. Nếu trái tim vui mừng trong cái gì đó, thế thì bạn có thể chắc chắn cuộc sống của bạn đang phát triển, mở rộng; tâm thức bạn đang trở thành rõ ràng hơn, thông minh của bạn đang thoát ra khỏi tù túng của nó.
Hoa sen mọc duyên dáng làm sao trong rác rưởi của lề đường. Từ về hoa sen mà Phật dùng là pankaj; đó là một trong những từ hay nhất. Pankaj nghĩa là cái được sinh ra từ bùn, từ bùn bẩn. Hoa sen là một trong những hiện tượng huyền diệu nhất trong sự tồn tại; do đó ở phương Đông nó đã trở thành biểu tượng của biến đổi tâm linh. Phật ngồi trên hoa sen, Vishnu đứng trên hoa sen. Tại sao lại hoa sen? - bởi vì hoa sen có một ý nghĩa rất biểu tượng: nó mọc ra từ bùn bẩn. Nó là biểu tượng biến đổi, nó là sự biến thái. Bùn thì bẩn, có thể còn bốc mùi hôi; hoa sen là hương thơm, và nó bắt nguồn từ bùn hôi.
Phật đang nói: Theo đích xác cùng cách đó, cuộc sống thường chỉ là bùn hôi - nhưng khả năng trở thành hoa sen được ẩn ở đó. Bùn có thể được biến đổi, bạn có thể trở thành hoa sen. Dục có thể được biến đổi và nó có thể trở thành samadhi. Giận có thể được biến đổi và nó có thể trở thành từ bi. Ghét có thể được biến đổi và nó có thể trở thành yêu. Mọi thứ mà bạn có cái nhìn tiêu cực bây giờ, như bùn, có thể được biến đổi. Tâm trí ồn ào của bạn có thể được làm trống rỗng và được biến đổi, và nó trở thành âm nhạc tinh tú.
Đi theo người đã thức tỉnh và từ trong những người mù ánh sáng của trí huệ của ông
sẽ chiếu sáng hoàn toàn bên ngoài.
Nhưng lối ra duy nhất khỏi đống lộn xộn này là ở việc hài hoà với ai đó đã thức tỉnh. Bạn đang ngủ; chỉ ai đó thức tỉnh mới có thể lay bạn ra khỏi giấc ngủ của mình, mới có thể giúp bạn ra khỏi nó.
Gurdjieff thường nói: Nếu bạn đang trong tù, chỉ ai đó ở ngoài nhà tù mới có thể xoay xở, mới có thể thu xếp để cho bạn có thể thoát ra khỏi nhà giam; bằng không điều đó là không thể được. Và bạn không chỉ trong nhà giam - bạn đã bị thôi miên và được bảo rằng đây không phải là nhà giam, đây là nhà bạn. Bạn không chỉ trong tù - bạn đã tin nó là nhà bạn và bạn đang trang hoàng cho nó. Toàn thể cuộc sống của bạn không là gì ngoài việc trang hoàng cho nhà giam này, và bạn đang đua với các tù nhân khác, những người cũng đang trang hoàng cho xà lim đen tối của mình.
Chỉ ai đó tự do, người đã có thời ở trong tù và không còn trong tù nữa, mới có thể xoay xở đánh thức bạn, làm cho bạn nhận biết về thực tại. Người đó có thể xoay xở để giải thôi miên bạn, người đó có thể giúp bạn giải ước định, và người đó có thể phát minh ra các phương pháp và phương tiện để cho bạn có thể thoát khỏi nhà giam. Người đó có thể hối lộ cai ngục, cai tù; người đó có thể đem chiếc thang gần bức tường, người đó có thể ném dây thừng vào bên trong. Người đó có thể làm ra lỗ hổng trong tường từ bên ngoài... cả nghìn lẻ một khả năng.
Nhưng hi vọng duy nhất cho bạn là trong tiếp xúc sâu với ai đó đã thức tỉnh. Người thức tỉnh được gọi là thầy - satguru. Nếu bạn có thể tìm thấy thầy, đừng bỏ lỡ cơ hội này - buông xuôi, thảnh thơi trong hiện hữu của thầy, thấm đẫm nhận biết của thầy, để hương thơm của thầy bao quanh bạn. Và ngày đó không xa xôi gì khi bạn cũng được thức tỉnh, bạn cũng sẽ là vị phật.
Tự nhủ mình rằng chừng nào bạn chưa là vị phật, cuộc sống của bạn vẫn còn là phí hoài. Chỉ bằng việc là vị phật cuộc sống của người ta mới có vẻ duyên dáng, đẹp đẽ, thông minh, ý nghĩa, phúc lành.
Nhận xét
Đăng nhận xét