Chương 3. Và đi tiếp


Dhammapada: Con đường của Phật
The Dhammapada: The way of the buddha
Osho
Tập 02

Chương 3. Và đi tiếp


Ai sẽ chinh phục thế giới này

Và thế giới của chết với mọi thần của nó? Ai sẽ khám phá ra

Con đường chói sáng của luật?

Ông sẽ, ngay cả như người tìm hoa,

tìm thấy đoá hoa đẹp nhất, hiếm nhất.

Hiểu rằng thân thể Đơn thuần là bọt sóng,

Cái bóng của cái bóng.

Chộp lấy mũi tên hoa của ham muốn Và rồi, vô hình,

Thoát khỏi Diêm vương. Và đi tiếp.

Cái chết bắt người thu nhặt hoa

Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát Người đó tìm vô vọng về hạnh phúc

Trong hoan lạc của thế giới. Cái chết bắt lấy người đó đi

Như trận lụt mang đi cả làng đang ngủ. Cái chết đánh bại người đó

Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát Người đó thu nhặt hoa.

Người đó sẽ chẳng bao giờ có thoả thích hoan lạc của thế giới.

Ong hút mật hoa từ hoa

Không làm hỏng cái đẹp hay hương thơm của nó. cho nên để người chủ định cư, và lang thang.

Nhìn vào lỗi riêng của ông,

Điều ông đã làm hoặc bỏ không làm. Bỏ qua lỗi lầm của người khác.

Giống như đoá hoa đáng yêu, Sáng chói nhưng không thơm, Là lời đẹp nhưng trống rỗng

Về người không ngụ ý điều mình nói.

Giống như đoá hoa đáng yêu, Sáng chói và thơm ngát,

Là lời đẹp và chân lí

Của người ngụ ý điều mình nói.

Giống như vòng hoa được kết từ đống hoa,

Kiểu cách từ cuộc sống của ông được kết như nhiều việc làm tốt.

Thượng đế không thực sự là trung tâm của cuộc truy tìm tôn giáo - cái chết mới là trung tâm. Không có cái chết thì đã không có tôn giáo nào hết cả. Chính cái chết làm cho con người tìm và kiếm cõi bên kia, cái bất tử.

Cái chết bao quanh chúng ta như đại dương bao quanh đảo nhỏ. Đảo có thể bị ngập bất kì lúc nào. Khoảnh khắc tiếp có thể chẳng bao giờ tới, ngày mai có thể chẳng bao giờ tới. Con vật không có tính tôn giáo bởi lẽ đơn giản là chúng không nhận biết về cái chết. Chúng không thể quan niệm được bản thân chúng chết, mặc dầu chúng thấy con vật khác chết. Chính bước nhảy lượng tử là từ việc thấy ai đó khác chết mà kết luận rằng 'Mình cũng sẽ chết.' Con vật không tỉnh táo, nhận biết thế để đi tới kết luận như vậy.

Và đại đa số nhân loại cũng chưa được là người. Con người thực sự là con người chín chắn khi người đó đã đi tới kết luận này: 'Nếu cái chết xảy ra cho mọi người khác, thế thì mình không thể là ngoại lệ.' Một khi kết luận này chìm sâu vào trong tim bạn, cuộc sống của bạn không bao giờ có thể như cũ được nữa. Bạn không thể vẫn còn bị gắn bó với cuộc sống theo cách cũ được. Nếu đằng nào nó cũng sẽ bị lấy đi, phỏng có ích gì mà sở hữu thế? Nếu đằng nào nó cũng sẽ biến mất đi một ngày nào đó, sao níu bám và khổ? Nếu nó sẽ không còn được mãi mãi, thế thì sao khổ thế, phiền não thế, lo nghĩ thế? Nếu nó sẽ đi, nó sẽ đi - chẳng thành vấn đề khi nào nó đi. Thời gian là không quan trọng nữa - hôm nay, ngày mai, ngày kia. Nhưng cuộc sống vẫn cứ tuột ra khỏi bàn tay bạn.

Cái ngày bạn trở nên nhận biết rằng bạn sẽ chết, rằng cái chết của bạn là tuyệt đối chắc chắn... thực ra điều chắc chắn duy nhất trong cuộc sống là cái chết. Không cái gì khác tuyệt đối chắc chắn như thế. Nhưng bằng cách nào đó chúng ta cứ né tránh câu hỏi này, câu hỏi về cái chết. Chúng ta cứ giữ cho mình bận tâm vào các vấn đề khác. Đôi khi chúng ta nói về những điều lớn lao - Thượng đế, cõi trời và địa ngục - chỉ để né tránh câu hỏi thực. Câu hỏi thực không phải là về Thượng đế, không thể thế được, bởi vì bạn có được quen thuộc gì với Thượng đế? Bạn biết gì về Thượng đế? Làm sao bạn có thể truy vấn về cái gì đó tuyệt đối không được biết với bạn? Nó sẽ là truy vấn trống rỗng. Nhiều nhất nó sẽ là tò mò, nó sẽ là chuyện cho người chưa trưởng thành, trẻ con, ngu xuẩn.

Người ngu hỏi về Thượng đế, người thông minh hỏi về cái chết. Người cứ hỏi về Thượng đế chẳng bao giờ tìm thấy Thượng đế, và người hỏi về cái chết nhất định tìm thấy Thượng đế - bởi vì chính cái chết làm biến đổi bạn, cách nhìn của bạn. Tâm thức bạn được mài sắc bởi vì bạn đã nêu ra câu hỏi thực, câu hỏi đích thực, câu hỏi quan trọng nhất của cuộc sống. Bạn đã tạo ra một thách thức lớn tới mức bạn không thể vẫn còn ngủ lâu được nữa; bạn sẽ phải thức tỉnh, bạn sẽ phải đủ tỉnh táo để đương đầu với thực tại của cái chết.

Đó là cách truy vấn của Phật bắt đầu:

Ngày Phật được sinh ra... ông ấy là con trai của một ông vua lớn, và con một, và ông ấy được sinh ra khi nhà vua đã già rồi, rất già; do đó đã có hân hoan lớn trong vương quốc. Mọi người chờ đợi đã lâu rồi. Nhà vua rất được mọi người yêu mến; ông ấy đã phục vụ họ, ông ấy tốt và từ bi, ông ấy rất đáng yêu và rất hay chia sẻ. Ông ấy đã làm cho vương quốc của ông ấy thành một trong những vương quốc giầu có nhất, đáng yêu nhất của thời đó.

Mọi người đều cầu nguyện rằng vua của họ sẽ có con trai bởi vì không có ai để kế thừa. Và rồi Phật được sinh ra trong chính tuổi rất già của nhà vua - việc sinh của ông ấy thật bất ngờ. Lễ hội lớn, hân hoan lớn! Mọi nhà chiêm tinh của vương quốc đã tụ tập để tiên đoán về Phật. Tên của ông ấy là Siddhartha - ông ấy đã được cho cái tên này, Siddhartha, bởi vì nó có nghĩa là sự hoàn thành. Nhà vua đã được hoàn thành, ham muốn của ông ấy đã được hoàn thành, khao khát sâu sắc nhất của ông ấy đã được hoàn thành - ông ấy muốn một đứa con trai, ông ấy đã muốn một đứa con trai trong cả đời ông ấy; do đó mới có cái tên Siddhartha. Nó đơn giản nghĩa là sự hoàn thành của ham muốn sâu sắc nhất.

Đứa con này làm cho cuộc sống của nhà vua thành có nghĩa, có ý nghĩa. Các nhà chiêm tinh, những nhà chiêm tinh lớn, đã tiên đoán - họ tất cả đều đồng ý ngoại trừ một nhà chiêm tinh trẻ. Tên anh ta là Kodanna. Nhà vua hỏi, 'Điều gì sẽ xảy ra trong cuộc đời của con ta?' Và mọi nhà chiêm tinh đều giơ hai ngón tay lên, trừ Kodanna chỉ giơ một ngón tay.

Nhà vua hỏi, 'Xin đừng nói theo biểu tượng - ta là người đơn giản, ta không biết gì về chiêm tinh cả. Nói cho ta, các ông ngụ ý gì bằng hai ngón tay?'

Và họ tất cả đều nói, 'Hoặc nó sẽ trở thành một chakravartin - người cai trị thế giới - hoặc nó sẽ từ bỏ thế giới và sẽ trở thành vị phật, người chứng ngộ. Hai phương án này đều có đó, do đó chúng tôi giơ hai ngón tay.'

Nhà vua lo nghĩ về phương án thứ hai, rằng nó sẽ từ bỏ thế giới. 'Vậy lại có vấn đề: ai sẽ kế thừa vương quốc của ta nếu nó từ bỏ thế giới này?' Và rồi ông ấy hỏi Kodanna, 'Sao ông chỉ giơ một ngón tay?'

Kodanna nói, 'Tôi tuyệt đối chắc chắn rằng nó sẽ từ bỏ thế giới - nó sẽ trở thành vị phật, người chứng ngộ, người thức tỉnh.'

Nhà vua không hài lòng với Kodanna. Chân lí rất khó chấp nhận. Ông ấy lờ Kodanna đi; Kodanna không được thưởng gì - chân lí không được thưởng trong thế giới này. Ngược lại, chân lí bị trừng phạt theo cả nghìn lẻ một cách. Thực ra, danh tiếng của Kodanna đổ nhào từ ngày đó. Bởi vì ông ấy đã không được vua ban thưởng, tin đồn lan rộng rằng ông ấy là kẻ ngu. Khi mọi nhà chiêm tinh đều đồng ý rồi, ông ấy là người duy nhất không đồng ý.

Nhà vua hỏi các nhà chiêm tinh kia, 'Các ông có gợi ý gì không? Ta phải làm gì để cho nó không từ bỏ thế giới này? Ta không muốn nó là kẻ ăn xin, ta không muốn thấy nó là sannyasin. Ta muốn nó trở thành một chakravartin - người cai trị tất cả sáu lục địa.' Tham vọng của mọi bậc bố mẹ đấy. Ai muốn con trai hay con gái mình từ bỏ thế giới và đi vào trong núi non, đi vào lãnh thổ riêng của mình, để tìm và kiếm cái ta?

Ham muốn của chúng ta là hướng ngoại. Nhà vua là người bình thường, cũng giống như mọi người khác - với cùng ham muốn và cùng tham vọng. Các nhà chiêm tinh nói, 'Điều đó có thể thu xếp được: cứ cho nó thật nhiều hoan lạc nhất có thể được, giữ nó trong tiện nghi và xa hoa nhiều như con người có thể có được. Đừng cho phép nó biết tới bệnh tật, tuổi già và đặc biệt là cái chết. Đừng để nó đi tới biết về cái chết và nó sẽ không bao giờ từ bỏ cả.'

Họ là phải theo một cách nào đó, bởi vì cái chết là vấn đề trung tâm. Một khi nó nảy sinh trong tim bạn, phong cách sống của bạn nhất định thay đổi. Bạn không thể cứ sống theo kiểu ngu xuẩn cũ được. Nếu cuộc sống này sẽ đi tới chấm dứt trong cái chết, thế thì cuộc sống này không thể là cuộc sống thực được, thế thì cuộc sống này phải là ảo tưởng. Chân lí phải là vĩnh hằng nếu nó là thực - chỉ dối trá là tạm thời. Nếu cuộc sống là tạm thời, thế thì nó phải là ảo tưởng, dối trá, quan niệm lầm, hiểu lầm; thế thì cuộc sống phải được bắt rễ ở đâu đó trong dốt nát. Chúng ta phải sống trong nó theo cách nó đi tới chấm dứt.

Chúng ta có thể sống theo cách khác để cho chúng ta có thể trở thành một phần của luồng vĩnh hằng của sự tồn tại. Chỉ cái chết mới có thể cho bạn dịch chuyển triệt để đó.

Cho nên các nhà chiêm tinh nói, 'Xin đừng để nó biết gì về cái chết.' Và nhà vua đã làm mọi thu xếp đó. Ông ấy đã làm ba cung điện cho Siddhartha vào các mùa khác nhau ở các chỗ khác nhau, để cho hoàng tử không bao giờ biết tới sự không thoải mái của mùa. Khi trời nóng hoàng tử có cung điện ở chỗ nào đó trên núi nơi bao giờ cũng mát mẻ. Khi trời quá lạnh hoàng tử có cung điện khác bên cạnh dòng sông nơi bao giờ cũng ấm. Ông ấy đã làm đủ mọi thu xếp để cho hoàng tử không bao giờ cảm thấy bất kì thiếu thoải mái nào.

Không ông già hay bà già nào được phép vào các cung điện nơi hoàng tử sống - chỉ toàn thanh niên. Ông ấy đã tập hợp phụ nữ trẻ đẹp của cả vương quốc quanh hoàng tử để cho hoàng tử vẫn còn bị quyến rũ, mê mải, để cho hoàng tử vẫn còn trong mơ, ham muốn. Một thế giới mơ ngọt ngào đã được tạo ra cho hoàng tử. Người làm vườn được dặn là lá khô phải được dọn sạch ngay trong đêm; hoa tàn hoa héo phải bị bỏ đi trong đêm - bởi vì ai mà biết được? - thấy lá khô nó có thể bắt đầu hỏi về điều gì đã xảy ra cho chiếc lá này, và câu hỏi về cái chết có thể nảy sinh. Thấy hoa hồng héo, cánh hoa rụng đi, nó có thể hỏi, 'Điều gì đã xảy ra cho đoá hoa hồng này?' và nó có thể bắt đầu nghiền ngẫm, suy tư về cái chết.

Hoàng tử đã bị giữ cho tuyệt đối không nhận biết về cái chết trong hai mươi chín năm. Nhưng bạn có thể né tránh được bao lâu? Cái chết là hiện tượng quan trọng thế - bạn có thể lừa dối được bao lâu? Sớm hay muộn nó phải đi vào trong thế giới. Bây giờ nhà vua đã trở nên rất già rồi và đứa con phải biết các con đường của thế giới, cho nên dần dần nó đã được phép, nhưng bất kì khi nào nó đi qua phố nào của kinh thành, ông già, bà già đều bị dời đi, người ăn xin bị dời đi. Không sannyasin nào được phép đi ngang qua đường nó đi, vì thấy một sannyasin nó có thể hỏi 'Đây là kiểu người gì vậy? Sao ông ấy mặc áo mầu da cam? Điều gì đã xảy ra cho ông ấy? Sao ông ấy trông khác thế, tách rời, xa cách? Mắt ông ấy khác thế, hương vị ông ấy khác thế, sự hiện diện của ông ấy có phẩm chất khác cho nó. Điều gì đã xảy ra cho con người này?' Và thế rồi đến câu hỏi về từ bỏ, và một cách nền tảng là câu hỏi về cái chết... Nhưng một ngày nào đó, điều đó phải xảy ra. Điều đó không thể bị né tránh được.

Chúng ta cũng đang làm cùng điều đó. Nếu ai đó chết và đám tang đi ngang qua, người mẹ liền lôi đứa con vào trong nhà và đóng cửa lại.

Câu chuyện này rất có ý nghĩa, biểu tượng, điển hình. Không bố mẹ nào muốn con mình biết tới cái chết, bởi vì chúng sẽ lập tức bắt đầu hỏi những câu hỏi không thoải mái. Đó là lí do tại sao chúng ta xây dựng nghĩa địa bên ngoài thành phố, để cho không ai cần tới đó. Cái chết là sự kiện trung tâm; nghĩa địa nên ở đích xác giữa thành phố để cho mọi người phải đi qua nó nhiều lần trong ngày - đi tới văn phòng, về nhà, tới trường phổ thông, đại học, về nhà, tới nhà máy... sao cho người ta được nhắc nhở lặp đi lặp về cái chết. Nhưng chúng ta làm nghĩa địa ngoài thành phố, và chúng ta làm nghĩa địa rất đẹp: hoa, cây. Chúng ta cố gắng che giấu cái chết - đặc biệt ở phương Tây, chết là điều kiêng kị! Cũng như có thời dục đã là điều kiêng kị, bây giờ chết là điều kiêng kị. Chết là điều kiêng kị cuối cùng.

Ai đó như Sigmund Freud là cần - một Sigmund Freud có thể đem cái chết trở trong thế giới này, người có thể phơi bày cho mọi người về hiện tượng chết. Khi một người chết ở phương Tây, thân thể người đó được trang trí, tắm rửa, xức nước hoa, tô vẽ. Bây giờ có các chuyên gia làm toàn bộ công việc này. Và nếu bạn thấy một người đàn ông chết hay đàn bà chết, bạn sẽ ngạc nhiên - người đó trông còn sống hơn là người đó đã từng được thấy khi còn sống! Tô vẽ, má đỏ, mặt sáng; người đó dường như ngủ say trong một không gian bình thản và yên tĩnh.

Chúng ta đang tự lừa mình! Chúng ta không lừa người đó, người đó không còn đó nữa. Không có ai cả, chỉ cái xác chết, cái thây. Nhưng chúng ta đang tự lừa mình bằng việc vẽ mặt người đó, bằng việc đặt vòng hoa cho thân thể người đó, bằng việc mặc quần áo đẹp lên người đó, bằng việc chở thân thể người đó trong chiếc xe đắt tiền, và một đám đưa tang lớn với nhiều lời tán dương người đã chết. Người đó chưa bao giờ được tán dương khi còn sống, nhưng bây giờ chẳng ai phê bình người đó, mọi người đều ca ngợi người đó.

Chúng ta đang cố tự lừa mình; chúng ta làm cái chết thành đẹp như chúng ta có thể làm được để cho câu hỏi này không phát sinh. Và chúng ta cứ sống trong ảo tưởng rằng bao giờ cũng là người khác chết - hiển nhiên, bạn sẽ không thấy cái chết riêng của mình, bạn bao giờ cũng sẽ thấy người khác chết. Một kết luận logic - bao giờ cũng là người khác chết, cho nên sao phải bận tâm? Bạn dường như là người ngoại lệ, Thượng đế đã làm ra một qui tắc khác cho bạn.

Nhớ lấy, không ai là ngoại lệ. Aes dhammo sanantano - chỉ một luật cai quản tất cả, một luật vĩnh hằng. Bất kì cái gì xảy ra cho con kiến cũng sẽ xảy ra cho con voi nữa, và bất kì cái gì xảy ra cho người ăn xin cũng sẽ xảy ra cho cả hoàng đế nữa. Nghèo hay giầu, dốt nát hay hiểu biết, tội nhân hay thánh nhân, luật không phân biệt - luật là rất công bằng.

Và cái chết có tính rất cộng sản - nó làm bình đẳng mọi người. Nó chẳng chú ý tới bạn là ai. Nó chưa bao giờ nhìn vào các trang của sách đã xuất bản, như cuốn Who's Who. Nó đơn giản không bao giờ bận tâm liệu bạn là người nghèo túng hay Alexander Đại đế.

Một ngày nào đó Siddhartha phải trở nên nhận biết, và anh ấy đã trở nên nhận biết. Anh ấy đi tham gia vào một lễ hội thanh niên; anh ấy tới để khai mạc nó. Hoàng tử, tất nhiên được coi là người khai mạc cho lễ hội thanh niên hàng năm. Đó là một buổi tối đẹp; thanh niên trong vương quốc đã tụ tập để nhảy múa và ca hát và hân hoan cả đêm. Ngày đầu tiên của năm - hội cả đêm. Và Siddhartha đã tới để khai mạc nó.

Trên đường anh ấy gặp điều mà bố anh ấy đã e sợ anh ấy thấy - anh ấy bắt gặp những điều đó. Đầu tiên anh ấy thấy một người ốm, kinh nghiệm đầu tiên của anh ấy về ốm yếu. Anh ấy hỏi, 'Chuyện gì xảy ra thế?'

Câu chuyện này rất hay. Chuyện kể rằng người đánh xe định nói dối, nhưng một linh hồn đã lìa khỏi xác chiếm lấy người đánh xe, buộc anh ta phải nói ra chân lí. Anh ta phải nói, mặc cho bản thân mình, 'Người này bị ốm.'

Và Phật lập tức hỏi một câu hỏi thông minh, 'Thế thì ta cũng có thể bị ốm sao?'

Người đánh xe định nói dối, nhưng linh hồn của Thượng đế, một linh hồn chứng ngộ, linh hồn đã lìa khỏi xác, buộc anh ta nói, 'Vâng.' Người đánh xe thấy phân vân rằng mình muốn nói không, nhưng lời thoát ra khỏi mồm mình là, 'Vâng, hoàng tử cũng sẽ bị ốm.'

Thế rồi họ bắt gặp một ông già - và cùng việc hỏi này. Rồi họ bắt gặp một xác chết đang được đem ra bãi hoả thiêu, và cùng câu hỏi... và khi Phật thấy xác chết này và anh ấy hỏi, 'Một ngày nào đó ta cũng sẽ chết chứ?' người đánh xe nói, 'Vâng, thưa hoàng tử. Không ai là ngoại lệ cả. Thần rất tiếc phải nói vậy, nhưng không ai là ngoại lệ cả - ngay cả hoàng tử cũng sẽ chết.'

Phật nói, 'Thế thì quay xe đi. Thế thì phỏng có ích gì mà đi tới lễ hội thanh niên. Ta đã trở nên ốm rồi, ta đã trở nên già rồi, ta đã trên bờ vực của cái chết rồi. Nếu một ngày nào đó ta sẽ chết, thế thì phỏng có ích gì với mọi thứ vô nghĩa này? - sống và chờ đợi cái chết. Trước khi nó tới, ta muốn biết cái gì đó không bao giờ chết. Bây giờ ta sẽ dành cả đời mình cho việc tìm kiếm cái gì đó bất tử. Nếu có cái gì đó bất tử, thế thì điều có nghĩa duy nhất trong cuộc sống có thể là việc tìm kiếm nó.'

Và trong khi anh ta đang nói, họ thấy cảnh tượng thứ tư - một sannyasin, một sư, trong bộ quần áo da cam, bước đi có tính rất thiền. Và Phật nói, 'Điều gì đã xảy ra cho người này?' Và người đánh xe nói, 'Thưa hoàng tử, đây là điều hoàng tử đang nghĩ tới để làm đấy. Người này đã thấy cái chết xảy ra và người này đã đi tìm cái bất tử.'

Cùng đêm đó, Phật từ bỏ thế giới, ông ấy rời bỏ gia đình để đi tìm cái bất tử, đi tìm chân lí.

Cái chết là câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc sống. Và những người chấp nhận thách thức của cái chết, họ được thưởng vô cùng.

Lời kinh. Phật nói:

Ai sẽ chinh phục thế giới này

Và thế giới của chết với mọi thần của nó? Ai sẽ khám phá ra

Con đường chói sáng của luật?

Ông ấy đang ném thách thức vào bạn đấy. Ông ấy đang nêu ra một câu hỏi trong tim bạn. Ông ấy đang hỏi: Ai sẽ chinh phục thế giới này và thế giới của chết với mọi thần của nó?

Thế giới này là thế giới của chết, và các thần mà bạn đã tạo ra từ tưởng tượng của bạn đều là một phần của thế giới này - chúng sẽ chết. Bạn, thế giới của bạn, các thần của bạn, chúng tất cả đều sẽ chết, bởi vì thế giới này được tạo ra bởi ham muốn của bạn, và các thần này cũng được tạo ra bởi ham muốn và tưởng tượng của bạn.

Bạn không biết mình là ai - làm sao bạn có thể biết Thượng đế thực? Và làm sao bạn có thể biết thế giới thực? Bất kì cái gì bạn biết đều là phóng chiếu, là một loại mơ. Vâng, khi mơ có đó, nó có vẻ thật. Mọi đêm bạn đều mơ, và bạn biết rằng trong mơ bạn không bao giờ nghi ngờ nó cả, bạn không bao giờ hoài nghi nó, bạn không bao giờ nêu ra câu hỏi.

Gurdjieff thường nói với các đệ tử của ông ấy, 'Mọi đêm khi các ông đi ngủ, khi các ông chỉ ngay bên bờ và bức màn của giấc ngủ sắp sửa buông xuống các ông, các ông vẫn còn nhớ được chút ít, chưa chìm ngập trong bóng tối của giấc ngủ, một chút ít của nhận biết, và giấc ngủ đang tới... những khoảnh khắc đó, những khoảng đó giữa thức và ngủ,' Gurdjieff thường nói, 'những khoảnh khắc đó là rất có ý nghĩa. Nêu ra câu hỏi trong tâm trí ông và cứ lặp nó trong khi các ông đang rơi vào giấc ngủ. Một câu hỏi đơn giản: Nó có thực không? Nó có dành cho cái thực không? Cứ lặp câu hỏi này trong khi các ông đang chìm vào giấc ngủ, để cho một ngày nào đó trong mơ các ông có thể hỏi: Nó có thực không?' Ngày đó đem lại phúc lành lớn.

Nếu bạn có thể hỏi trong mơ, 'Nó có thực không?' mơ lập tức biến mất. Ở đây bạn hỏi, và ở kia mơ không còn nữa. Đột nhiên thức tỉnh lớn lao xảy ra bên trong. Trong giấc ngủ bạn trở nên tỉnh táo. Việc ngủ tiếp tục; do đó có cái đẹp vô cùng của kinh nghiệm của nó. Việc ngủ tiếp tục; thân thể vẫn còn ngủ, tâm trí vẫn còn ngủ, nhưng cái gì đó bên ngoài thân thể và tâm trí trở nên tỉnh táo; một nhân chứng nảy sinh trong bạn. 'Nó có thực không?' - nếu bạn hỏi điều đó trong mơ của mình... rất khó nhớ bởi vì khi bạn đang mơ bạn đã quên hoàn toàn bản thân mình. Do đó có phương cách này - trong khi rơi vào giấc ngủ, cứ lặp câu hỏi này: Nó có thực không? Nó có thực không? Rơi vào giấc ngủ vẫn lặp câu hỏi này.

Ở đâu đó giữa ba và chín tháng, một ngày nào đó điều đó xảy ra - trong mơ đột nhiên câu hỏi này nảy sinh: Nó có thực không? và bạn có một trong những kinh nghiệm sâu sắc nhất của cuộc đời bạn. Khoảnh khắc câu hỏi này nảy sinh, mơ lập tức biến mất, và có trống rỗng và im lặng hoàn toàn. Giấc ngủ có đó vậy mà một ánh sáng nhỏ của nhận biết đã xảy ra.

Và chỉ thế thì bạn sẽ nhận biết về cuộc sống này và tính ảo tưởng của nó; thế thì bạn sẽ có khả năng thấy rằng thế giới của ham muốn, ghen tị, tham vọng, chỉ là mơ được thấy bằng mắt mở. Và nếu bạn có thể thấy rằng thế giới này cũng là mơ, bạn đang trên bờ của chứng ngộ.

Nhưng nhớ lấy, tin không có ích gì cả. Bạn có thể tin thế giới này là ảo tưởng - ở Ấn Độ hàng triệu người tin và lặp liên tục, như vẹt: 'Thế giới này là maya, ảo tưởng' - thế này thế nọ. Và điều họ nói toàn là rác rưởi, vô nghĩa, bởi vì đấy không phải là kinh nghiệm đích thực của họ. Họ đã nghe mọi người nói điều đó, và họ lặp lại. Họ không biết theo cách riêng của họ, họ không phải là nhân chứng cho điều đó; do đó nó chẳng bao giờ thay đổi các kiếp sống của họ. Họ cứ lặp lại, 'Thế giới này là không thực,' và họ cứ sống trong thế giới này cũng như những người nghĩ nó là thực - không khác biệt gì, không khác gì về chất.

Khác biệt là gì giữa người duy vật và cái gọi là người tôn giáo? Khác biệt gì? Bởi vì người đó tới nhà thờ mọi chủ nhật sao? hay bởi vì người đó thỉnh thoảng đi tới đền chùa? Đấy là khác biệt duy nhất; bằng không, trong cuộc sống thực, bạn sẽ thấy họ đích xác như nhau. Đôi khi người phi tôn giáo có thể chân thực hơn, đích thực hơn, chân thành hơn, đúng đắn hơn người tôn giáo - bởi vì người tôn giáo đã không chân thực trong khi có tính tôn giáo mà không có kinh nghiệm nào của riêng mình. Tính tôn giáo của người đó dựa trên sự không chân thực; người đó đã phạm phải sự không chân thực lớn nhất mà con người có thể phạm phải: người đó tin vào Thượng đế và người đó chẳng biết gì về Thượng đế; người đó tin vào cuộc sống vĩnh hằng và người đó không thưởng thức nó. Người đó đã không thấy gì, vậy mà người đó cứ giả vờ. Tính tôn giáo của người đó về cơ bản là không chân thực; do đó không có kinh ngạc, không có ngạc nhiên rằng trong cái gọi là những đất nước tôn giáo đó như Ấn Độ, bạn sẽ thấy mọi người không chân thực hơn cái gọi là các quốc gia duy vật của phương Tây.

Người duy vật phương Tây là chân thành hơn. Người tôn giáo Ấn Độ rất tầm thường, không chân thực, lừa dối, bởi vì nếu bạn có thể lừa được Thượng đế, bạn sẽ bỏ quên ai? Nếu tôn giáo của bạn là giả, toàn thể cuộc sống của bạn sẽ là giả. Người có can đảm nói, 'Chừng nào tôi chưa biết Thượng đế tôi sẽ không tin đâu,' là người chân thành, chân thực ngầm. Đây là quan sát của tôi: rằng những người vô thần có nhiều khả năng để biết Thượng đế hơn cái gọi là người hữu thần.

Ai sẽ chinh phục thế giới này

Và thế giới của cái chết với mọi thần của nó? Ai sẽ khám phá ra

Con đường chói sáng của luật?

Aes dhammo sanantano - ai sẽ phát hiện ra luật vĩnh hằng, không cạn? Aes maggo visuddhya - ai sẽ tìm ra con đường của sự thuần khiết vĩnh hằng, của hồn nhiên vĩnh hằng? Ai? Phật ném vào bạn một thách thức và nói:

Ông sẽ, đúng như người tìm hoa,

tìm thấy đoá hoa đẹp nhất, hiếm nhất.

Vâng, bạn có thể chinh phục thế giới này của cái chết - bởi vì tại cốt lõi sâu nhất của bản thể mình, bạn là một phần của vĩnh hằng, bạn không phải là một phần của thời gian. Bạn tồn tại trong thời gian, nhưng bạn thuộc vào vĩnh hằng. Bạn là việc xuyên thấu của vĩnh hằng vào trong thế giới của thời gian. Bạn là bất tử, sống trong thân thể của cái chết. Tâm thức bạn không biết tới chết, không biết tới sinh. Chính là chỉ mỗi thân thể bạn mới được sinh ra và chết đi. Nhưng bạn không nhận biết về tâm thức bạn; bạn không ý thức tới tâm thức bạn.

Và đó là toàn thể nghệ thuật của thiền: trở nên có ý thức về bản thân tâm thức. Khoảnh khắc bạn biết ai đang ngụ bên trong thân thể, bạn là ai, trong chính khải lộ đó bạn đã siêu việt lên trên cái chết và thế giới của cái chết. Bạn đã siêu việt lên trên mọi cái nhất thời.

Ông sẽ, cũng hệt đúng như người tìm hoa, tìm thấ đoá hoa đẹp nhất, hiếm nhất.

Jesus nói: tìm và ông sẽ thấy, hỏi và điều đó sẽ được trao cho ông, gõ cửa và cửa sẽ mở ra cho ông.

Cuộc truy tìm lớn lao là cần thiết, việc tìm kiếm lớn lao là cần thiết. Cũng như cuộc truy tìm khoa học vào thế giới khách quan, tôn giáo là cuộc truy tìm vào tính chủ quan. Khoa học truy tìm vào cái bạn thấy, và tôn giáo truy tìm vào bản thân người thấy. Tất nhiên tôn giáo là khoa học của khoa học.

Khoa học không bao giờ có thể quan trọng hơn tôn giáo; không thể có chuyện khoa học quan trọng hơn tôn giáo, bởi vì khoa học sau rốt là nỗ lực của con người. Đó là điều bạn làm - nhưng ai là người làm bên trong bạn? Người làm không bao giờ có thể kém hơn việc làm của người đó. Hoạ sĩ không bao giờ có thể kém hơn bức vẽ của mình, và nhà thơ không bao giờ có thể kém hơn thơ ca của mình. Nhà khoa học biết về thế giới nhưng chẳng biết gì về bản thân nhà khoa học cả.

Albert Einstein trong những ngày cuối của mình thường nói, 'Đôi khi tôi hoài nghi cuộc đời mình đã bị phí hoài. Tôi đã truy tìm vào chỗ xa nhất của các ngôi sao và quên mất hoàn toàn việc truy tìm vào bản thân tôi - và tôi là ngôi sao gần nhất!'

Chỉ bởi vì chúng ta có ý thức, chúng ta coi nó như đương nhiên - thiền nhân không bao giờ coi nó được đương nhiên. Ông ấy đi vào, ông ấy gõ cửa bản thể bên trong riêng của mình, ông ấy tìm và kiếm ở bên trong, ông ấy không để một hòn đá nào chưa được lật lên. Ông ấy đi vào trong bản thể riêng của mình. Và sự hoàn thành của ông ấy là lớn lao, bởi vì ông ấy đã tìm ra điều hiếm hoi nhất. Vâng, có nhiều hoa, nhưng không có hoa nào như hoa của tâm thức bạn. Nó là hiếm hoi nhất - nó là hoa sen một nghìn cánh, nó là sen vàng, kim liên. Chừng nào người ta chưa biết tới nó, người ta chẳng biết gì. Chừng nào người ta chưa tìm ra nó, mọi của cải đều vô dụng, mọi quyền lực đều vô tích sự.

Hiểu rằng thân thể Đơn thuần là bọt sóng,

Cái bóng của cái bóng.

Chộp lấy mũi tên hoa của ham muốn Và rồi, vô hình,

Thoát khỏi Diêm vương.

Thân thể là hiện tượng nhất thời. Một ngày nào đó nó đã không có, một ngày nào đó nó sẽ lại không có. Nó tồn tại chỉ cho thời hiện tại - nó như bọt sóng; trông đẹp thế từ bờ biển, bọt sóng, bọt sóng trắng xoá. Và nếu mặt trời đã lên, quanh bọt sóng cầu vồng còn có thể được tạo ra; trông tuyệt vời thế, trông như kim cương, trông trắng thế và thuần khiết thế. Nhưng nếu bạn cầm nó trong tay, nó bắt đầu biến đi. Chỉ tay bạn còn ướt, có vậy thôi.

Cho nên đó cũng là trường hợp với thân thể. Nó trông đẹp đấy, nhưng cái chết đang lớn lên trong nó, cái chết đang ẩn mình trong nó, tuổi già đang chờ đợi ở đó. Vấn đề chỉ là thời gian thôi.

Không phải là vào một ngày nào đó bạn chết. Thực ra, thực tế là ở chỗ ngày bạn được sinh ra, bạn bắt đầu chết. Đứa trẻ một ngày tuổi đã chết đi một chút rồi, nó đã chết đi một ngày rồi. Nó sẽ tiếp tục chết từng ngày một. Điều bạn gọi là ngày sinh của bạn thực sự không phải là ngày sinh của bạn đâu - bạn nên gọi nó là ngày chết của bạn. Người kỉ niệm ngày sinh lần thứ năm mươi của mình thực sự là kỉ niệm ngày chết thứ năm mươi của mình. Cái chết đã tới gần hơn. Bây giờ nếu người đó định sống bẩy mươi năm, chỉ còn hai mươi năm nữa thôi. Năm mươi năm người đó đã chết rồi!

Chúng ta liên tục chết đi khi có liên quan tới thân thể... nó là bọt sóng đang biến đi. Đừng bị lừa dối bởi bẩy mươi năm bởi vì bẩy mươi năm chẳng có nghĩa gì trong sự trải rộng của vĩnh hằng - bẩy mươi năm có nghĩa lí gì? Nó là bọt sóng, nó là tạm thời.

Hiểu rằng thân thể đơn thuần là bọt sóng, cái bóng của cái bóng. Nó thậm chí không phải là cái bóng, mà là cái bóng của cái bóng. Phật muốn nhấn mạnh vào tính không thật của nó. Nó là tiếng vọng của tiếng vọng, rất, rất xa với thực tại. Thượng đế là thực - gọi nó là chân lí. Phật thích gọi nó là dhamma - luật. Thượng đế là thực tại tối thượng; thế rồi linh hồn là cái bóng của ngài và thân thể là cái bóng của cái bóng. Đi từ thân thể tới linh hồn và từ linh hồn tới dhamma - tới Thượng đế, tới luật vĩnh hằng.

Chừng nào bạn chưa đạt tới luật vĩnh hằng, đừng nghỉ, bởi vì chẳng ai biết cả - hôm nay bạn ở đây, mai bạn có thể không ở đây. Đừng bỏ phí những ngày quí báu này khi thèm khát, ham muốn những thứ vô tích sự. Mọi người cứ thu thập những đồ đồng nát, và thế rồi một ngày nào đó họ qua đời. Và rồi tất cả những thứ đồ đồng nát mà họ đã thu thập cả đời mình bị bỏ sau. Họ không thể đem đi một thứ nào trong chúng.

Chuyện kể rằng khi Alexander Đại đế chết, ông ta đã yêu cầu các bộ trưởng của ông ta rằng khi quan tài của ông ta được đem tới nấm mồ, tay ông ta phải được để thõng bên ngoài quan tài.

'Sao vậy?' các bộ trưởng hỏi. 'Chẳng ai đã bao giờ nghe nói tới điều như vậy cả! Điều đó chưa bao giờ được làm! Đấy không phải là truyền thống. Sao có cái ý tưởng kì lạ, quái gở này? Sao tay bệ hạ phải bỏ thõng bên ngoài quan tài?'

Alexander nói, 'Ta muốn để cho mọi người biết rằng ngay cả ta, Alexander Đại đế, cũng đi tay không. Ta không đem cái gì đi cùng ta cả. Cả đời ta đã là phí hoài khủng khiếp. Ta đã làm việc vất vả' - và ông ấy thực sự làm việc vất vả, ông ấy tranh đấu vất vả, ông ấy là con người thực sự tham vọng, điên vì quyền lực, muốn trở thành người cai trị thế giới, và đã có ít nhiều thành công, đã ít nhiều trở thành người cai trị của thế giới đã được biết tới... Nhưng ngay cả ông ta cũng nói, 'ta đang chết đi và ta không thể đem được cái gì theo ta; do đó toàn thể nỗ lực chỉ là bài tập trong vô tích sự. Để cho mọi người biết, để cho họ trở nên nhận biết, để cho họ hiểu cái ngu xuẩn của ta, cái xuẩn ngốc của ta. Điều đó có thể giúp họ hiểu hình mẫu cuộc sống riêng của họ, phong cách sống của họ.'

Chộp lấy mũi tên hoa của ham muốn Và rồi, vô hình,

Thoát khỏi Diêm vương.

Nếu bạn có thể trở thành vô ham muốn, thế thì cái chết không thể có bất kì ảnh hưởng gì lên bạn được. Chính tâm trí ham muốn bị mắc vào lưới của cái chết, và chúng ta tất cả đều đầy những ham muốn: ham muốn về tiền, về quyền, về danh vọng, kính trọng - cả nghìn lẻ một ham muốn. Ham muốn tạo ra tham lam, và tham lam tạo ra cạnh tranh, và cạnh tranh tạo ra ghen tị. Điều này dẫn tới điều khác, và chúng ta cứ rơi vào trong đống lộn xộn, vào trong rối loạn của thế giới. Đó là điên khùng, thế giới điên khùng, nhưng nguyên nhân gốc rễ của điên khùng là ham muốn.

Một khi bạn gieo hạt mầm của ham muốn... ham muốn nghĩa là có thêm nữa. Bạn có một số tiền nào đó, bạn sẽ muốn có gấp đôi số đó. Ham muốn nghĩa là khao khát có thêm nữa. Và không ai nghĩ hai lần rằng bất kì thay đổi số lượng nào sẽ không thoả mãn bạn. Nếu bạn không thể được thoả mãn bởi mười nghìn đồng ru pi, làm sao bạn có thể được thoả mãn bởi hai mươi nghìn đồng ru pi? Số ru pi được gấp đôi lên. Nhưng nếu mười nghìn ru pi mà không thể cho bạn thoả mãn nào, thoả mãn của bạn không thể được gấp đôi lên; đã không có thoả mãn nào ngay chỗ đầu tiên. Thực ra, khi bạn có mười nghìn đồng ru pi, bạn có một lượng lo âu, lo sợ nào đó - những lo âu đó sẽ được gấp đôi lên khi bạn có hai mươi nghìn ru pi, gấp ba lên khi bạn có ba mươi nghìn ru pu, và cứ thế mãi. Bạn có thể cứ nhân mãi lên...

Và bất kì cái gì bạn có, ai đó bao giờ cũng sẽ có nhiều hơn cái đó - nó là thế giới lớn. Do đó mới có ghen tị, và ghen tị là cơn sốt của linh hồn. Ngoại trừ thiền, không có thuốc nào cho nó cả. Bác sĩ có thể giúp bạn nếu thân thể bạn bị sốt, nhưng chỉ thầy mới có thể giúp bạn, vị phật mới có thể giúp bạn, nếu bạn bị cơn sốt của linh hồn. Rất ít người bị sốt vật lí, và gần như mọi người đều bị sốt tâm linh - ghen tị.

Ghen tị nghĩa là ai đó khác có nhiều hơn bạn có. Và việc là người thứ nhất trong mọi thứ là điều không thể được. Bạn có thể có số tiền nhiều nhất trên thế giới, nhưng bạn có thể không có khuôn mặt đẹp. Và kẻ ăn xin có thể làm cho bạn ghen tị - thân thể người đó, khuôn mặt người đó, đôi mắt người đó, và bạn ghen tị. Kẻ ăn xin có thể làm cho cả hoàng đế phải ghen tị.

Napoleon không cao lắm - ông ấy chỉ quãng một mét sáu lăm. Tôi chẳng thấy gì sai trong đó cả; điều đó là hoàn toàn được - tôi cũng một mét sáu lăm và tôi chưa bao giờ khổ sở vì điều đó, bởi vì cho dù bạn cao mét tám hay mét rưỡi chân bạn vẫn cứ chạm đất như nhau! Cho nên vấn đề là ở đâu? Nếu người mét rưỡi mà treo một chân trên đất, thế thì chắc đã có vấn đề! Nhưng Napoleon khổ sở nhiều lắm. Ông ấy liên tục ý thức về sự kiện là ông ấy không cao. Và tất nhiên, ông ấy ở lẫn trong số những người rất cao. Lính tráng, tướng lĩnh, họ đều là những người cao còn ông ấy rất thấp.

Ông ấy hay đứng lên cái gì đó cao hơn... Đích xác cũng hệt như trường hợp của thủ tướng Ấn Độ đầu tiên, Jawaharlal Nehru. Ông ấy cũng cao chừng mét sáu lăm - cái mét sáu lăm này là cái gì đó đấy chứ! Và phó vương cuối cùng của Ấn Độ, huân tước Mountbatten, rất cao - Bà Mountbatten thậm chí cao hơn nữa. Bây giờ, khi huân tước Mountbatten cho ông ấy nói lời thề của thủ tướng thứ nhất... bạn có thể thấy trong tấm hình, những tấm hình đó có khắp mọi nơi: Nehru đang đứng trên một bậc còn Mountbatten đang đứng trên sàn, chỉ để trông ít nhất là như nhau, nếu không cao hơn Mountbatten. Rồi nữa, ông ấy không cao hơn Mountbatten, ngay cả đứng trên một bậc... một cảm giác sâu sắc về tự ti.

Napoleon liên tục tự kỉ. Một hôm ông ấy chữa chiếc đồng hồ tường và tay ông ấy không với tới được. Chiếc đồng hồ treo cao trên tường. Vệ sĩ của ông ấy - và vệ sĩ thì nhất định là người cao, người khoẻ rồi - vệ sĩ của ông ấy nói, 'Xin đợi, tôi lớn hơn ông ấy, tôi sẽ sửa nó.'

Napoleon giận lắm và ông ấy nói, 'Đồ ngốc! Xin lỗi đi! Anh không lớn hơn ta, anh chỉ đơn giản cao hơn. đổi lời anh đi. Lớn hơn sao? Anh ngụ ý gì?' Ông ta rất phật ý. Và anh chàng vệ sĩ đáng thương này chẳng ngụ ý điều gì xúc phạm ông ta cả - anh ta thậm chí không nhận biết rằng nói 'lớn hơn' là xúc phạm. Bây giờ, Napoleon có mọi thứ, nhưng chiều cao là vấn đề.

Rất khó có mọi thứ trên thế giới và là người đầu tiên trong mọi thứ. Điều đó là không thể được! Thế thì ghen tị cứ còn dai dẳng, nó tiếp diễn. Ai đó có nhiều tiền hơn bạn, ai đó có sức khoẻ hơn bạn, ai đó đẹp hơn bạn, ai đó thông minh hơn bạn... và bạn thường xuyên so sánh. Tâm trí ham muốn tiếp tục so sánh.

Goldstein và Weinberg cùng kinh doanh với nhau và có một thời gian tồi tệ. Một hôm Goldstein, trong khi đi dạo qua rừng, bỗng ngạc nhiên bởi mẹ đỡ đầu hiện ra nói với anh ta, 'Ta sẽ ban cho con ba điều ước, nhưng nhớ lấy, bất kì điều gì con ước, Weinberg sẽ được gấp đôi.'

Trên đường về Goldstein cứ đắn đo mãi, 'Mình sẽ không phản đối biệt thự rộng lớn.' Và trước khi anh ta kịp nhận ra điều xảy ra, đã có đó - ngôi biệt thự của anh ta. Nhưng đồng thời anh ta thấy Weinberg bên kia đường đầy tự hào nhìn hai biệt thự của mình. Goldstein kìm nén sự ghen tị của mình và đi vào xem ngôi nhà mới của mình. Khi anh ta bước vào phòng ngủ, một ham muốn thứ hai điểm vao anh ta: 'Mình sẽ không phản đối một phụ nữ như Sophia Loren.' Và thật sự, cô ấy ở đó - con bé lộng lẫy trông hệt như Sophia Loren. Nhưng khi anh ta nhìn qua cửa sổ phòng ngủ, anh ta thấy Weinberg trên ban công với hai đàn bà lộng lẫy.

'Được,' anh ta thở dài khi nghĩ về mẹ đỡ đầu tiên, 'bà có thể cắt một hòn của con!'

Ghen tị là ghen tị... Nếu bạn không thể có được tất cả, ít nhất bạn cũng có thể làm cho bất kì ai khác không có điều đó. Ghen tị trở thành phá huỷ, ghen tị trở thành bạo hành. Và ghen tị là cái bóng của ham muốn. Ham muốn bao giờ cũng so sánh và, bởi vì so sánh mới có đau khổ. Mọi người phí hoài các kiếp sống của mình trong ham muốn, trong ghen tị, trong so sánh và thời gian quí báu đơn giản bị mất. Cho dù Thượng đế có cho bạn ba điều ước, bạn cũng sẽ làm hệt như Goldstein - bởi vì người Do Thái tồn tại trong mọi người. Chỉ vị phật không là người Do Thái; bằng không mọi người khác đều là Do Thái.

Bản chất của ham muốn là tính chất người Do Thái. Nó muốn thêm nữa, nó điên lên vì thêm nữa. Và những người sống trong ham muốn nhất định là nạn nhân của cái chết. Chỉ người hiểu cái điên khùng của ham muốn, của tham lam, của thường xuyên khao khát thêm nữa, của ghen tị, của so sánh, người trở nên nhận biết về tất cả những điều vô nghĩa này và vứt bỏ nó, mới vượt ra ngoài cái chết. Người đó trở thành vô hình. Phật dùng một từ hay. Ông ấy nói: Và rồi, vô hình, thoát khỏi Diêm vương.

Cái chết chỉ có thể thấy người sống trong vỏ bọc của ham muốn. Cái chết chỉ có thể thấy ham muốn. Nếu ham muốn bị vứt bỏ, bạn trở thành vô hình với cái chết; cái chết không thể chạm tới bạn được, bởi vì không có ham muốn thì bạn đơn giản là tâm thức thuần khiết và không là gì khác. Bạn không còn bị đồng nhất với thân thể hay tâm trí. Bạn đơn giản biết một điều, rằng bạn là nhân chứng. Cái chết không thể thấy được bạn - bạn có thể thấy cái chết.

Thông thường, cái chết có thể thấy bạn, bạn không thể thấy được cái chết - bởi vì ham muốn là thô, có thể bị cái chết thấy. Tâm thức là vô hình, nó không phải là vật chất - nó là năng lượng thuần tuý, nó là ánh sáng. Bạn có thể thấy cái chết, nhưng cái chết không thể thấy được bạn. Và thấy cái chết lại là một kinh nghiệm lớn, một kinh nghiệm vui nhộn. Người ta bắt đầu cười khi người ta thấy cái chết - cái chết bất lực thế. Quyền lực của nó không phải là của riêng nó, quyền lực của nó là trong tâm trí ham muốn của bạn. Bạn trao quyền cho nó. Bạn càng ham muốn nhiều, bạn càng sợ chết nhiều. Bạn càng tham nhiều, bạn càng sợ chết. Bạn càng tham nhiều, bạn càng sợ hơn. Bạn càng có nhiều, một cách tự nhiên bạn càng nhiều lo âu hơn - cái chết sẽ tới và mọi thứ sẽ bị lấy đi.

Chộp lấy mũi tên hoa của ham muốn Và rồi, vô hình,

Thoát khỏi Diêm vương. Và đi tiếp.

Nhớ câu này: Và đi tiếp.

Thế thì cuộc hành trình thực, cuộc hành hương, bắt đầu. Trước đó bạn chỉ đi trong vòng tròn - cùng những ham muốn: nhiều tiền hơn, nhiều tiền hơn, nhiều quyền hơn, nhiều quyền hơn... cái vòng luẩn quẩn, chẳng đi đến đâu cả. Một khi bạn đã vứt bỏ mọi ham muốn, tâm thức bạn được tự do khỏi cái thô thiển của ham muốn. Bây giờ đi tiếp - bây giờ bạn có thể đi vào trong sự tồn tại vô hạn, bạn có thể đi vào trong cái vĩnh hằng của sự tồn tại. Bây giờ, các bí ẩn tiếp bí ẩn cứ mở ra trước bạn. Bây giờ toàn thể sự tồn tại là sẵn có cho bạn, trong tính toàn bộ của nó, nó là của bạn... bây giờ đi tiếp.

Cái chết bắt người thu nhặt hoa

Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát Người đó tìm vô vọng về hạnh phúc

Trong hoan lạc của thế giới. Cái chết bắt lấy người đó đi

Như trận lụt mang đi cả làng đang ngủ.

Nếu bạn quá bị phân tán bởi ham muốn, hoan lạc, hài lòng, và nếu bạn quá khao khát trong cảm giác kích động dục, nếu bạn tìm kiếm một cách ngu ngốc về hạnh phúc trong thế giới bên ngoài, thế thì cái chết tới và bắt bạn đi như trận lụt đem đi cả làng đang ngủ.

Người đang đi tìm hạnh phúc trong thế giới bên ngoài là người ngủ say. Người đó không nhận biết về điều mình đang làm, bởi vì hạnh phúc chưa bao giờ được tìm thấy ở bên ngoài. Và bất kì điều gì xuất hiện như hạnh phúc chung cuộc tỏ ra là cội nguồn của bất hạnh và không là gì khác. Thế giới bên ngoài chỉ hứa hẹn, mà chẳng bao giờ chuyển giao hàng hoá. Khi bạn còn ở xa xa, mọi sự dường như rất đẹp. Bạn càng lại gần, chúng càng bắt đầu biến mất đi. Khi bạn có được chúng sau nỗ lực lâu dài và vất vả, bạn đơn giản lúng túng. Bạn không thể tin được điều đã xảy ra - nó là ảo ảnh.

Mọi sự là đẹp chỉ từ khoảng cách xa. Khi bạn có chúng, chúng chẳng có gì trong chúng cả. Tiền là có ý nghĩa chỉ cho những người không có nó. Những người có nó, họ biết cái vô tích sự của nó. Danh vọng là có ý nghĩa chỉ với những người không có nó. Những người có nó... cứ hỏi họ mà xem: họ phát mệt mỏi vì nổi tiếng, họ hoàn toàn mệt mỏi vì nổi tiếng. Họ muốn được giấu tên. Họ muốn là không ai cả.

Voltaire đã viết trong hồi kí của ông ấy rằng khi ông ấy chưa nổi tiếng ham muốn duy nhất của ông ấy là được nổi tiếng; ông ấy sẵn sàng hi sinh mọi thứ để được tiếng tăm. Và nếu bạn cứ đi tìm cái gì đó mãi, bạn nhất định sẽ được nó, nhớ lấy. Một ngày nào đó ông ấy trở nên nổi tiếng, và thế rồi ông ấy viết, 'Tôi mệt mỏi thế về tiếng tăm của mình, bởi vì mọi sự riêng tư trong cuộc đời tôi bị biến mất, mọi mối quan hệ thân mật biến mất - tôi nổi tiếng tới mức tôi bao giờ cũng bị mọi người vây quanh, ở mọi nơi, bất kì chỗ nào tôi đi. Nếu tôi đi dạo trong vườn, một đám đông sẽ theo sau. Tôi gần như là một vật trưng bày, một loại xiếc đi bộ.'

Danh tiếng của ông ấy đạt tới đỉnh mà nó trở thành nguy hiểm cho cuộc sống của ông ấy. Một lần khi ông ấy đi từ ga về nhà mình sau một cuộc hành trình, ông ấy về nhà gần như trần truồng, bị cào xước khắp người, máu rỉ ra từ nhiều chỗ - bởi vì ở Pháp vào những ngày đó đây là điều mê tín, rằng nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo của người nổi tiếng, bạn cũng có thể trở nên nổi tiếng. Cho nên mọi người xé quần áo ông ấy, và trong khi xé quần áo, họ làm cào xước thân thể ông ấy.

Ông ấy kêu và khóc hôm đó, và nói, 'Tôi ngu làm sao mà tôi đã muốn được nổi tiếng. Hay biết bao khi chẳng ai biết tôi và tôi là người tự do. Bây giờ tôi không còn là người tự do nữa.'

Thế rồi ông ấy muốn là không ai cả. Và điều đó đã xảy ra nữa rằng tiếng tăm biến mất. Trong cuộc sống này chẳng cái gì là thường hằng cả - một ngày nào đó bạn nổi tiếng, ngày khác bạn là không ai cả. Ngày ông ấy chết, chỉ bốn người đi theo ông ấy ra nấm mồ; và trong bốn người này thì một là con chó của ông ấy - cho nên thực sự chỉ có ba. Mọi người đã hoàn toàn quên mất ông ấy, họ đã quên rằng ông ấy vẫn còn sống. Họ đi tới biết khi báo chí công bố bản tường trình rằng Voltaire đã chết. Thế thì mọi người mới nhận biết và bắt đầu hỏi lẫn nhau, 'Ông ấy vẫn còn sống à?'

Nếu bạn có tiếng tăm, bạn phát mệt vì điều đó. Nếu bạn có tiền của, bạn sẽ không biết phải làm gì với nó. Nếu bạn được mọi người kính trọng, bạn trở thành nô lệ, bởi vì thế thì bạn phải cứ hoàn thành những trông đợi của họ; bằng không kính trọng với bạn sẽ biến mất. Chỉ khi bạn không nổi tiếng bạn mới coi nó là cái gì đó có ý nghĩa. Khi bạn không được kính trọng, bạn khao khát điều đó. Khi bạn được kính trọng, bạn phải trả giá cho sự kính trọng. Mọi người càng kính trọng bạn, họ càng quan sát bạn kĩ hơn - liệu bạn có hoàn thành những trông đợi của họ hay không. Mọi tự do của bạn mất đi. Nhưng đây là cách mọi người đang sống.

Phật nói điều đó cũng giống như một làng đang ngủ - trận lụt tới và nhấn chìm cả làng, trận lụt của cái chết tới.

Cái chết đánh bại người đó

Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát Người đó thu nhặt hoa.

Người đó sẽ chẳng bao giờ có thoả thích hoan lạc của thế giới.

Và không ai đã bao giờ có thể hài lòng được trong thế giới này - điều đó là không thể được. Bạn có thể trở nên ngày một bất mãn hơn, có vậy thôi, bởi vì hài lòng chỉ xảy ra khi bạn đi vào bên trong. Hài lòng là bản tính bên trong nhất của bạn. Hài lòng không thuộc vào đồ vật. Bạn có thể thoải mái với đồ vật - nhà đẹp, vườn đẹp, không lo nghĩ về chuyện tiền nong - vâng, bạn có thể thoải mái, nhưng bạn vẫn còn như cũ: không hài lòng một cách thoải mái. Thực ra, khi bạn có mọi tiện nghi và bạn không có gì để làm kiếm tiền, hai mươi bốn giờ một ngày bạn nhận biết về sự không hài lòng của mình, bởi vì không bận bịu nào khác còn lại.

Đó là lí do tại sao người giầu còn không hài lòng hơn người nghèo. Đáng phải không như thế chứ - một cách logic đáng phải không như vậy - nhưng đấy là cách thức cuộc sống vậy đấy. Cuộc sống không theo Aristotle và logic của ông ấy. Người giầu tới từ phương Tây trở nên rất phân vân khi họ thấy người Ấn Độ nghèo với khuôn mặt mãn nguyện. Họ không thể tin được vào mắt mình. Những người này chẳng có gì cả - sao họ có vẻ hài lòng? Và cái gọi là các thánh nhân và mahatmas và những người lãnh đạo chính khách Ấn Độ, họ cứ ba hoa với thế giới rằng 'Đất nước chúng tôi tâm linh lắm - trông mà xem! mọi người mãn nguyện thế cho dù họ nghèo, bởi vì họ giầu có bên trong.'

Điều này tất cả đều vô nghĩa. Họ chẳng giầu có bên trong. Mãn nguyện mà bạn thấy trên khuôn mặt Ấn Độ nghèo không phải là mãn nguyện của việc nhận ra bên trong. Chỉ đơn giản bởi vì họ quá bị bận tâm tới tiền bạc, bánh mì và bơ, đến mức họ không thể có được thời gian để mà không hài lòng. Họ không thể đảm đương được việc ngồi đó và suy nghĩ ủ ê về khổ của họ. Họ khổ thế và họ chẳng bao giờ biết tới hoan lạc nào, cho nên họ không thể có bất kì so sánh nào.

Khi xã hội trở nên giầu, nó có thời gian để nghĩ, 'Bây giờ cái gì tiếp theo...?' Và dường như chẳng có gì còn cả. Khi mọi thứ bên ngoài là sẵn có bạn bắt đầu nghĩ, 'Mình đang làm gì ở đây nhỉ? Mọi thứ đều có đó, nhưng mình vẫn cứ trống rỗng như bao giờ.' Người ta bắt đầu quay vào trong.

Người ăn xin trông mãn nguyện bởi vì họ không có mùi vị gì của giàu có. Nhưng người giàu trở nên rất không hài lòng. Bởi vì giầu có của mình mà người đó trở nên nhận biết về cái vô tích sự của mọi giàu sang.

Cái chết đánh bại người đó

Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát Người đó thu nhặt hoa.

Người đó sẽ chẳng bao giờ có thoả thích hoan lạc của thế giới.

Bạn không thể có sự thoả thích của mình được. Điều đó là không thể được. Bạn không thể được thoả mãn với mọi thứ; tâm trí sẽ cứ đòi hỏi thêm nữa. Bạn càng có nhiều, bạn sẽ càng tạo ra thêm nhiều rắc rối cho mình - bởi vì bạn có thể đảm đương được rắc rối, bạn có thời gian. Thực ra, bạn có nhiều thời gian trong tay đến mức bạn chẳng biết phải làm gì với nó. Bạn sẽ bắt đầu lừa dối xung quanh. Bạn sẽ tạo ra nhiều khổ hơn, nhiều lo âu hơn cho bản thân mình. Và không tìm thấy thoả mãn bên ngoài, bạn có thể trở nên bất mãn đến mức bạn có thể bắt đầu nghĩ tới tự tử.

Nhiều người tự tử ở các nước giầu hơn hơn ở nước nghèo. Hay bạn có thể trở nên bất mãn tới mức bạn có thể phát điên, bạn có thể thành gàn dở. Nhiều người phát điên ở các nước giầu hơn ở các nước nghèo.

Giầu theo một cách nào đó là rất nguy hiểm: nó có thể lái bạn tới tự tử, nó có thể lái bạn tới loại điên khùng nào đó - nhưng nó cũng rất có ý nghĩa bởi vì nó có thể lái bạn hướng tới tôn giáo, hướng tới nội tâm mình, lãnh thổ bên trong, nó có thể trở thành cuộc cách mạng nội tâm. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn - các phương án đều để mở. Người giầu hoặc trở nên thần kinh, tự tử, hoặc người đó phải trở thành thiền nhân; không có phương án thứ ba khác cho người đó.

Người nghèo không thể tự tử được, không thể bị thần kinh được; người đó thậm chí còn không có đủ cơm, còn nói gì tới tâm trí? Người đó mệt mỏi thế vào buổi tối, người đó không thể nghĩ được, không có năng lượng để nghĩ... rơi luôn vào giấc ngủ. Đến sáng lại con đường mòn cũ của việc kiếm cơm. Mọi ngày người đó đều phải kiếm sống, bằng cách nào đó để vẫn còn sống, tồn tại. Người đó không thể đảm đương được xa hoa của người thần kinh, người đó không thể đảm đương được xa hoa của việc phân tâm - đây là những xa hoa chỉ người giầu mới có thể đảm đương! Và người đó không thể thực sự là thiền nhân được. Người đó sẽ đi tới đền chùa, nhưng người đó sẽ hỏi xin cái gì đó trần tục. Vợ người đó ốm, con người đó không có tiền để vào trường học, người đó thất nghiệp. Người đó đi tới đền chùa để hỏi xin những điều này. Phẩm chất tôn giáo của người nghèo là rất nghèo nàn.

Có hai loại tính tôn giáo trong thế giới này: tính tôn giáo của người nghèo - nó rất trần tục, nó rất vật chất - và tính tôn giáo của người giầu - nó rất tâm linh, rất phi vật chất. Khi người giầu cầu nguyện, lời cầu nguyện của người đó không thể vì tiền. Nếu người đó vẫn cầu nguyện về tiền, người đó vẫn chưa đủ giầu.

Có một thánh nhân Sufi, Farid. Một lần các dân làng hỏi ông ấy, 'Farid ơi, nhà vua vĩ đại, Akbar, tới ông biết bao nhiêu lần - sao ông không hỏi xin ông ấy để mở trường học cho người nghèo trong làng chúng ta? Chúng ta không có trường học.'

Farid nói, 'Tốt, sao tôi phải đợi ông ấy tới? Tôi sẽ đi.'

Ông ấy tới Delhi, ông ấy được đón tiếp - mọi người đều biết rằng Akbar kính trọng ông ấy lắm. Akbar đang cầu nguyện trong đền thờ riêng của mình; Farid được phép vào. Ông ấy đi vào, ông ấy thấy Akbar đang cầu nguyện. Ông ấy đứng đằng sau Akbar - ông ấy có thể nghe thấy điều ông này đang nói. Với đôi tay giang ra, Akbar vừa mới kết thúc lời cầu nguyện của mình, namaz của ông ấy, và ông ấy đang nói với Thượng đế, 'Cái một từ bi toàn năng, xin mưa rào thêm giầu có lên con! Xin cho con vương quốc lớn hơn!'

Farid lập tức quay đi. Đấy là vừa lúc kết thúc lời cầu nguyện, cho nên Akbar trở nên nhận biết rằng ai đó đã ở đó và đã đi mất. Ông ấy nhìn ngoái lại, thấy Farid đang đi xuống bậc thang, tới chạm chân Farid và hỏi, 'Sao ông đã tới?' - bởi vì lần đầu tiên ông ấy tới - 'và sao ông đi mất?'

Farid nói, 'Tôi đã tới với ý tưởng rằng ông giầu có, nhưng nghe lời cầu nguyện của ông tôi nhận ra là ông vẫn còn nghèo. Và nếu ông vẫn còn hỏi xin thêm tiền, thêm quyền, thế thì việc tôi hỏi xin tiền là không tốt, vì tôi phải tới xin ít tiền để mở trường học trong làng tôi. Không, tôi không thể hỏi xin từ người nghèo được. Bản thân ông còn cần thêm nữa. Tôi sẽ đi quyên góp một ít ở trong làng và đem nó cho ông! Còn khi có liên quan tới trường học, nếu ông đang hỏi xin từ Thượng đế, tôi có thể hỏi xin trực tiếp từ Thượng đế - sao tôi phải dùng ông làm trung gian làm gì?'

Câu chuyện này được đích thân Akbar kể trong tự truyện của mình. Ông ấy nói, 'Lần đầu tiên tôi trở nên nhận biết rằng, vâng, tôi chưa đủ giầu, tôi vẫn chưa hết thoả mãn với tất cả tiền bạc này. Nó đã không cho tôi cái gì và tôi cứ hỏi xin thêm nữa, gần như hoàn toàn vô ý thức! Đây là lúc tôi phải được chấm dứt với nó. Cuộc sống cứ bay vùn vụt và tôi thì vẫn cứ hỏi xin rác rưởi. Và tôi đã tích luỹ nhiều thứ - nó chẳng cho tôi cái gì cả.'

Nhưng gần như một cách máy móc người ta cứ hỏi xin mãi. Nhớ lấy, tôn giáo nảy sinh khi bạn đã sống trong thế giới này và đã biết thế giới này và cái vô tích sự của nó, khi bạn có một hương vị hoàn toàn khác cho nó từ tôn giáo, cái nảy sinh trong bạn bởi vì nhu cầu vật lí của bạn là không được đáp ứng.

Tôn giáo của người nghèo là nghèo, tôn giáo của người giầu là giầu. Và tôi muốn tôn giáo giầu trên thế giới này; do đó tôi không chống công nghệ, không chống công nghiệp hoá. Tôi không chống việc tạo ra xã hội sung túc, tôi tất cả ủng hộ cho nó, bởi vì đây là quan sát của tôi: rằng tôn giáo đạt tới cực đỉnh của nó chỉ khi mọi người hoàn toàn thất vọng với giầu có trần tục, và cách duy nhất để làm cho họ hoàn toàn thất vọng là để cho họ kinh nghiệm chúng.

Ong hút mật hoa từ hoa

Không làm hỏng cái đẹp hay hương thơm của nó. cho nên để người chủ định cư, và lang thang.

Phật đã gọi các sư của mình là 'người ăn xin', madhukari. Madhukari nghĩa là lấy mật như con ong. Khất sĩ, sannyasin Phật giáo, đi hết nhà nọ tới nhà kia; ông ta chẳng bao giờ hỏi xin chỉ từ một nhà bởi vì điều đó có thể là quá nặng gánh. Cho nên ông ta hỏi xin từ nhiều nhà, chỉ chút xíu từ nhà này, chút xíu từ nhà khác, để cho ông ta không là gánh nặng cho ai cả. Và ông ta không bao giờ đi tới cùng một nhà lần nữa. Điều này được gọi là madhukari - như con ong mật. Con ong đi từ hoa này sang hoa khác, và cứ bay từ hoa sang hoa - nó không sở hữu.

Ong hút mật hoa từ hoa không làm hỏng cái đẹp hay hương thơm của nó. Nó chỉ lấy chút xíu từ một đoá hoa đến mức cái đẹp của hoa không bị hư hỏng, hương thơm không bị phá huỷ. Hoa đơn giản chẳng bao giờ trở nên nhận biết về ong; nó tới một cách im lặng thế và đi im lặng thế.

Phật nói: con người của nhận biết sống trong thế giới này giống như con ong. Người đó không bao giờ làm hư hỏng cái đẹp của thế giới này, người đó không bao giờ phá huỷ hương thơm của thế giới này. Người đó sống im lặng, đi im lặng. Người đó chỉ yêu cầu cái cần thiết. Cuộc sống của người đó là đơn giản, nó không phức tạp. Người đó không thu thập cho ngày mai. Ong không bao giờ lấy mật cho ngày mai, hôm nay là đủ cho chính nó.

Cho nên để người chủ định cư, và lang thang.. Một phát biểu rất kì lạ: ...định cư, và lang thang. Định cư bên trong, định tâm bên trong, và bên ngoài là người lang thang: bên trong hoàn toàn được bắt rễ, còn bên ngoài không ở lâu ở bất kì một chỗ nào, không ở với một người trong thời gian lâu, bởi vì gắn bó nảy sinh, sở hữu phát sinh. Cho nên chỉ giống như con ong.

Mới đêm hôm nọ tôi có đọc một hồi kí của một nhà thơ. Ông ấy nói, 'Tôi đã tìm thấy một điều rất kì lạ: khi tôi rơi vào tình yêu với một người thực đẹp, tôi không thể sở hữu được người đó. Và nếu tôi sở hữu, tôi lập tức thấy rằng tôi đang phá huỷ cái đẹp của người đó. Nếu tôi trở nên bị gắn bó, theo cách nào đó tôi đang làm tổn thương người kia, tự do của họ.'

Các nhà thơ là những người nhạy cảm; họ có thể trở nên nhận biết về nhiều điều mà người thường chẳng bao giờ trở nên nhân biết tới. Nhưng đó là cái nhìn hay, có chiều sâu sâu lắng: nếu bạn thực sự trong tình yêu với người đẹp bạn sẽ không thích sở hữu, bởi vì sở hữu là phá huỷ. Bạn sẽ giống như con ong; bạn sẽ thích thú bầu bạn, bạn sẽ tận hưởng tình bạn, bạn sẽ chia sẻ tình yêu, nhưng bạn sẽ không sở hữu. Sở hữu là thu người thành đồ vật. Nó là phá huỷ tâm linh của người đó, nó là việc làm cho người đó thành món hang - và điều này có thể được làm chỉ nếu bạn không yêu. Điều này có thể được làm chỉ nếu tình yêu của bạn không là gì ngoài ghét đeo mặt nạ như yêu.

Phật nói: Cũng giống như ong, đi trong cuộc sống - tận hưởng, mở hội, nhảy múa, ca hát, nhưng giống như ong - bay từ hoa này sang hoa khác. Có mọi kinh nghiệm đi, bởi vì chính chỉ qua kinh nghiệm mà bạn mới trở nên chín chắn. Nhưng đừng có tính sở hữu, đừng bị mắc kẹt ở đâu cả. Vẫn còn tuôn chảy như dòng sông - không trở thành tù đọng. Định cư bên trong, chắc chắn, trở nên kết tinh bên trong, nhưng bên ngoài vẫn còn là người lang thang.

Nhìn vào lỗi riêng của ông,

Điều ông đã làm hoặc bỏ không làm. Bỏ qua lỗi lầm của người khác.

Cách thông thường của con người là bỏ qua lỗi của riêng mình và nhấn mạnh, khuếch đại lỗi của người khác. Đây là cách thức của bản ngã. Bản ngã cảm thấy rất thoải mái khi nó thấy, 'Mọi người đều có nhiều lỗi thế mà mình chẳng có lỗi nào.' Và thủ đoạn là: bỏ qua lỗi của bạn, khuếch đại lỗi của người khác, cho nên chắc chắn mọi người đều giống như quỉ còn bạn giống như thánh nhân.

Phật nói: đảo ngược quá trình này. Nếu bạn thực sự muốn được biến đổi, bỏ qua lỗi của người khác đi - đó không phải là công việc của bạn. Bạn là không ai cả, bạn không được yêu cầu can thiệp vào, bạn không có quyền, cho nên sao bận tâm? Nhưng đừng bỏ qua lỗi của riêng bạn, bởi vì chúng phải được thay đổi, vượt qua.

Khi Phật nói, nhìn vào lỗi riêng của ông, điều ông đã làm hoặc bỏ không làm, ông ấy không ngụ ý ăn năn nếu bạn đã làm điều gì đó sai; ông ấy không ngụ ý khoe khoang, vỗ lưng bạn nếu bạn đã làm điều gì đó tốt. Không. Ông ấy đơn giản ngụ ý nhìn để cho bạn có thể nhớ trong tương lai rằng không gì sai nên được lặp lại, để cho bạn có thể nhớ trong tương lai rằng cái thiện nên được mở rộng, được nâng cao, còn cái ác nên bị giảm đi - không để ăn năn mà để nhớ lại.

Đó là khác biệt giữa thái độ Ki tô giáo và thái độ Phật giáo. Người Ki tô giáo nhớ tới chúng để ăn năn; do đó Ki tô giáo tạo ra tội lỗi lớn. Phật giáo không bao giờ tạo ra bất kì tội lỗi nào, nó không dành cho ăn năn, nó dành cho nhớ lại. Quá khứ là quá khứ; nó đã qua và qua mãi mãi - không cần phải lo nghĩ về nó. Nhớ đừng lặp cùng sai lầm lần nữa. Lưu tâm hơn đi.

Giống như đoá hoa đáng yêu, Sáng chói nhưng không thơm, Là lời đẹp nhưng trống rỗng

Về người không ngụ ý điều mình nói.

Những người cứ lặp kinh sách một cách máy móc, lời của họ là hay nhưng trống rỗng. Họ giống như hoa, đáng yêu, sáng lạn, nhưng chẳng có hương thơm nào. Họ giống như hoa giấy hay hoa nhựa - họ không thể có hương thơm được, họ không thể có tính sống động. Tính sống động, hương thơm là có thể chỉ khi bạn nói theo lời riêng của mình, không theo thẩm quyền của kinh sách; khi bạn nói theo thẩm quyền riêng của bạn, khi bạn nói như một nhân chứng cho chân lí, không như học giả có học, không như bác học, mà khi bạn nói như người đã thức tỉnh.

Giống như đoá hoa đáng yêu, Sáng chói và thơm ngát,

Là lời đẹp và chân lí

Của người ngụ ý điều mình nói.

Nhớ đừng lặp lại lời của người khác. Kinh nghiệm, và chỉ nói điều bạn đã kinh nghiệm, và lời của bạn sẽ có thực chất, trọng lượng; và lời của bạn sẽ có toả sáng, lời của bạn sẽ có hương thơm. Lời của bạn sẽ hấp dẫn mọi người; không chỉ hấp dẫn - ảnh hưởng. Lời của bạn sẽ hàm chứa nghĩa lớn lao, và những người đã sẵn sàng nghe chúng sẽ được biến đổi qua chúng. Lời bạn sẽ là việc thở, sống động; sẽ có nhịp tim đập trong chúng.

Giống như vòng hoa được kết từ đống hoa,

Kiểu cách từ cuộc sống của ông được kết như nhiều việc làm tốt.

Để cho cuộc sống của bạn trở thành vòng hoa - vòng hoa của những hành vi tốt. Nhưng hành vi tốt theo Phật, chỉ nảy sinh nếu bạn trở nên lưu tâm hơn, tỉnh táo hơn, nhận biết hơn. Hành vi tốt không phải là được trau dồi như một tính cách; hành vi tốt phải là sản phẩm phụ của việc có ý thức nhiều hơn của bạn.

Phật giáo không nhấn mạnh vào tính cách mà vào tâm thức - đó là đóng góp lớn nhất cho nhân loại và tiến hoá của nhân loại.

Đủ cho hôm nay.

Mục lục chính.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho