Chương 10: Thầy của im lặng

Chim tung cánh 
A bird on the wing
Osho


Chương 10: Thầy của im lặng


Osho kính yêu,

Một hôm Phật định cho bài nói đặc biệt, và hàng nghìn tín đồ đã tới từ xung quanh cách nhiều dặm đường.

Khi Phật xuất hiện ông ấy cầm một đoá hoa. Thời gian trôi qua, nhưng Phật chẳng nói gì. Ông ấy chỉ nhìn vào đoá hoa. Đám đông trở nên bất ổn, nhưng Mahakashyap, người không thể kìm mình được thêm nữa, bật ra tiếng cười.

Phật ra hiệu cho ông ấy tới, trao cho ông ấy đoá hoa, và nói cho đám đông, 'Ta có con mắt của giáo huấn thực. Mọi điều có thể được cho qua lời ta đã trao cho các ông; nhưng với đoá hoa này, ta trao nó cho Mahakashyap chìa khoá của giáo huấn này.'


Với mọi giáo huấn, không chỉ đối với vị Phật mà đối với mọi thầy - Jesus, Mahavira, Lão Tử - chìa khoá không thể được trao qua trao đổi miệng, chìa khoá không thể được giao qua tâm trí. Không cái gì có thể được nói về nó. Bạn càng nói nhiều nó lại càng khó chuyển giao, vì vị Phật và bạn sống trong các chiều khác biệt thế - không chỉ khác biệt mà còn đối lập đối xứng - tới mức bất kì cái gì vị Phật nói sẽ bị hiểu lầm.

Tôi đã nghe nói rằng một buổi tối ba người đàn bà nghễng ngãng gặp nhau trên đường. Hôm đó trời gió, cho nên một người đàn bà nói, 'Trời gió quá, phải không?'

Người khác nói, 'Bó quá à? Không, giầy không bó đâu.'

Và người thứ ba nói, 'Ngó qua à? Tôi cũng muốn ngó qua, cho nên chúng ta vào cửa hàng xem đi.'

Đây là điều xảy ra khi vị Phật nói cái gì đó cho bạn. Ông ấy nói, 'Trời gió à?' Bạn nói, 'Bó quá à? Không, giầy không bó đâu.'

Tai vật lí là được, tai tâm linh bị thiếu. Vị Phật có thể nói chỉ cho vị Phật khác, đây là vấn đề, và với vị Phật khác không có nhu cầu nói. Phật phải nói với nhưng người không chứng ngộ. Với họ tồn tại nhu cầu nói và trao đổi, nhưng thế rồi trao đổi là không thể được.

Tin đồn một thánh nhân Mô ha mét giáo, Farid, rằng ông ấy đi qua gần Benares nơi Kabir sống. Các tín đồ của Farid nói, 'Chắc sẽ tuyệt vời lắm nếu thầy và Kabir gặp gỡ. Với chúng tôi đó sẽ là phúc lành.'

Cùng điều đó xảy ra cho Kabir và tín đồ của ông ấy. họ nghe nói rằng Farid sắp đi qua, cho nên họ nói với Kabir rằng sẽ là hay nếu ông ấy yêu cầu Farid ở lại vài ngày trong đạo tràng.

Các đệ tử của Farid nói, 'Cả hai thầy nói chuyện chắc sẽ là cơ hội lớn cho chúng tôi, chúng tôi muốn nghe điều hai người chứng ngộ nói với nhau.' Farid cười khi họ nói điều này và đáp, 'Sẽ có gặp gỡ, nhưng ta không nghĩ sẽ có việc nói nào. Nhưng chúng ta hãy xem.'

Kabir nói, 'Hỏi Farid đi. Để ông ấy tới và ở lại - nhưng bất kì ai nói trước đều sẽ là chứng tỏ là người đó không chứng ngộ.'

Farid tới; Kabir đón ông ấy. Họ cười và ôm nhau. Thế rồi họ ngồi trong im lặng. Hai ngày Farid ở đó, và trong nhiều giờ họ ngồi cùng nhau, với các đệ tử bồn chồn, chờ đợi họ nói cái gì đó, thốt ra cái gì đó. Nhưng không một lời được trao đổi.

Ngày thứ ba Farid ra đi và Kabir tới chào tạm biệt ông ấy. Họ lại cười, ôm nhau, ra đi.

Khoảnh khắc họ ra đi các đệ tử của Farid tụ tập quanh ông ấy và nói, 'Vô nghĩa làm sao! Phí thời gian làm sao. Chúng tôi đã hi vọng rằng cái gì đó sẽ xảy ra. Chả cái gì xảy ra. Tại sao thầy đột nhiên trở nên câm lặng thế? Thầy nói nhiều thế với chúng tôi.'

Farid đáp, 'Mọi điều ta biết, ông ấy cũng biết. Không cái gì để được nói ra. Ta nhìn vào mắt ông ấy, và ông ấy có đó, nơi ta hiện hữu. Bất kì cái gì ông ấy đã thấy ta đã thấy; bất kì cái gì ông ấy đã nhận ra ta đã nhận ra. Chả có gì để được nói ra.'

Hai người dốt nát có thể nói. Họ nói nhiều; họ không làm gì ngoại trừ nói. Hai người chứng ngộ không thể nói được - điều đó sẽ là ngớ ngẩn. Hai người dốt nát nói là vô nghĩa vì không có gì để truyền đạt. Họ không biết cái gì có thể được nói, cái nên được nói, nhưng họ liên tục nói. Họ huyên thuyên. Họ không thể đừng được điều đó; nó chỉ là việc tẩy rửa điên khùng, việc xả ra. Hai người chứng ngộ không thể nói được bởi vì họ biết cùng điều. Không cái gì để được nói. Chỉ một người chứng ngộ và một người không chứng ngộ mới có thể có trao đổi có nghĩa, vì một người biết và người kia vẫn còn dốt nát. Trao đổi có nghĩa, tôi nói. Tôi không nói rằng chân lí có thể được truyền đạt, nhưng hướng dẫn nào đó, chỉ dẫn nào đó, cử chỉ nào đó là có thể, để cho người kia trở nên sẵn sàng lấy cú nhảy. Chân lí không thể được chuyển trao, nhưng cơn khát có thể được cho. Không giáo huấn nào đáng nêu tên có thể cho chìa khoá qua lời.

Phật đã nói - khó mà tìm ra được người khác đã nói nhiều thế. Các học giả đã từng nghiên cứu mọi kinh sách trong sự tồn tại mà có nhân danh Phật, và dường như là không thể nào hoàn thành được vì sau khi chứng ngộ ông ấy đã sống chỉ bốn mươi năm, đi từ làng nọ sang làng kia. Ông ấy đi khắp nơi ở Bihar, và cái tên Bihar tới vì Phật đã đi ở đó. Bihar nghĩa là con đường đi bộ của Phật. Toàn thể tỉnh này được gọi là Bihar vì đây là biên giới nơi Phật đã bước đi - Bihar của ông ấy, việc đi lang thang của ông ấy.

Ông ấy liên tục bước đi; chỉ trong mùa mưa ông ấy mới nghỉ. Nhiều thời gian thế đã bị phí hoài trong việc bước đi, và thế nữa ông ấy phải ngủ. Cho nên các học giả đã từng tính toán; họ nói, 'Điều này dường như là không thể được. Ngủ, đi bộ, làm các việc thường ngày - có bao nhiêu là kinh sách thế, làm sao ông ấy có thể đã nói nhiều thế được? Nếu ông ấy liên tục nói trong bốn mươi năm, không một kẽ hở một khoảnh khắc, chỉ thế thì ngần này điều mới có thể đã được nói ra. Ông ấy phải đã nói nhiều thế - một cách liên tục - dầu vậy ông ấy nói chìa khoá không thể được chuyển trao qua lời.

Câu chuyện này là một trong những chuyện có nghĩa nhất, vì từ đây đã trải ra truyền thống về Thiền. Phật là cội nguồn, và Mahakashyap là người đầu tiên, thầy nguyên thuỷ của Thiền. Phật là cội nguồn, Mahakashyap là thầy thứ nhất, và câu chuyện này là cội nguồn từ đó toàn thể truyền thống này - một trong những truyền thống đẹp và sống động nhất đã tồn tại trên trái đất, truyền thống Thiền - đã bắt đầu.

Cố hiểu câu chuyện này. Phật tới vào một sáng, và như thường lệ một đám đông đã tụ tập lại, nhiều người đã chờ đợi để lắng nghe ông ấy. Nhưng một điều là bất thường - ông ấy mang một đoá hoa trong tay. Trước đây ông ấy chưa bao giờ mang cái gì trong tay. Mọi người tưởng rằng ai đó phải đã tặng nó cho ông ấy. Phật tới, ông ấy ngồi dưới gốc cây. Đám đông chờ đợi và chờ đợi và ông ấy lại không nói. Ông ấy thậm chí không nhìn họ, ông ấy chỉ liên tục nhìn vào đoá hoa. Nhiều phút trôi qua, thế rồi cả giờ, và mọi người trở nên rất bồn chồn.

Chuyện kể rằng Mahakashyap không thể kìm được bản thân mình. Ông ấy cười to. Phật gọi ông ấy, trao cho ông ấy đoá hoa và nói với đám đông đã tụ tập lại, 'Bất kì cái gì có thể được nói qua lời ta đã nói cho các ông rồi, và cái mà không thể được nói qua lời ta trao nó cho Mahakashyap. Chìa khoá không thể được trao đổi bằng miệng. Tao trao chìa khoá đó cho Mahakashyap.'

Đây là điều các Thiền sư gọi là truyền trao chìa khoá không kinh sách - bên ngoài kinh sách, bên ngoài lời, bên ngoài tâm trí. Ông ấy đã trao đoá hoa cho Mahakashyap, và không ai có thể hiểu cái gì đã xảy ra. Cả Mahakashyap lẫn Phật không bao giờ bình luận về điều đó lần nữa. Toàn thể chương này được khép lại. Kể từ đó, ở Trung Quốc, ở Tây Tạng, ở Thái Lan, ở Miến Điện, ở Nhật Bản, ở Ceylon - mọi nơi các Phật tử đều đã hỏi trong hai mươi nhăm thế kỉ này, 'Cái gì đã được trao cho Mahakashyap? Chìa khoá là gì?' Toàn thể câu chuyện này dường như rất bí truyền. Phật không giữ bí mật; điều này là sự cố duy nhất.... Phật

là người rất hợp lí. Ông ấy nói một cách hợp lí, ông ấy không phải là người cực lạc điên, ông ấy tranh biện một cách hợp lí, và logic của ông ấy là hoàn hảo - bạn không thể tìm được kẻ hở trong nó. Đây là sự cố duy nhất mà ông ấy đã hành xử một cách phi logic, nơi ông ấy đã làm cái gì đó huyền bí. Ông ấy không phải là con người huyền bí chút nào. Bạn không thể tìm được thầy nào khác ít huyền bí hơn.

Jesus là rất huyền bí, Lão Tử là tuyệt đối huyền bí. Phật là rõ ràng, trong suốt; không huyền bí nào bao quanh ông ấy, không mù mờ nào được phép. Ngọn lửa của ông ấy bùng cháy rõ ràng và sáng, tuyệt đối trong suốt, không khói. Đây là điều duy nhất dường như là huyền bí; do đó nhiều kinh sách Phật giáo không bao giờ kể lại giai thoại này, họ đã đơn giản bỏ nó đi. Dường như là ai đó đã bịa ra nó. Nó chẳng tạo ra nghĩa nào với cuộc đời và giáo huấn của Phật.

Nhưng với Thiền đây là khởi thuỷ. Mahakashyap trở thành người đầu tiên giữ chìa khoá. Thế rồi sáu người giữ khoá kế tục tồn tại ở Ấn Độ, mãi cho tới Bồ đề đạt ma; ông ấy là người thứ sáu giữ chìa khoá, và thế rồi ông ấy đã tìm và tìm khắp Ấn Độ nhưng ông ấy không thể tìm được một người có năng lực của Mahakashyap - người có thể hiểu được im lặng. Ông ấy phải rời khỏi Ấn Độ chỉ để đi tìm một người mà có thể trao được chìa khoá cho người đó; bằng không chìa khoá sẽ bị mất.

Phật giáo vào Trung Quốc với Bồ đề đạt ma trong việc tìm kiếm một người để có thể trao chìa khoá, người có thể hiểu được im lặng, người có thể nói từ tâm qua tâm mà không bị ám ảnh trong tâm trí, người không có đầu. Người không có đầu là khó tìm ở Ấn Độ, vì Ấn Độ là nước của các bác học và học giả và họ có những cái đầu to nhất có thể có. Bác học lớn quên mọi thứ về trái tim và ông ta trở thành cái đầu. Toàn thể nhân cách của ông ấy trở thành thiên lệch dường như chỉ cái đầu tồn tại, và toàn thân co lại và biến mất.

Trao đổi này bên ngoài lời là có thể chỉ từ tâm qua tâm. Cho nên trong chín năm Bồ đề đạt ma đã tìm ở Trung Quốc, và thế rồi ông ấy đã có thể tìm ra được một người. Trong chín năm Bồ đề đạt ma đã ngồi ở Trung Quốc, không đối diện với mọi người; ông ấy bao giờ cũng ngồi quay mặt vào tường. Nếu bạn mà tới để nghe ông ấy, ông ấy chắc đã quay mặt vào tường, lưng ông ấy quay ra bạn. Mọi người thường hỏi ông ấy, 'Chúng tôi đã tới để nghe thầy, tại sao thầy ngồi theo cách đặc biệt thế?' và Bồ đề đạt ma sẽ trả lời, 'Ta đang đợi người có thể lắng nghe ta. Ta sẽ không nhìn vào các ông, ta sẽ không phí thời gian của ta; ta sẽ chỉ nhìn vào người có thể lắng nghe ta.'

Thế rồi một người tới; người đó đứng đằng sau Bồ đề đạt ma, chặt bàn tay phải, vứt nó xuống cạnh Bồ đề đạt ma và nói, 'Quay sang phía này đi, bằng không tôi sẽ chặt đầu mình.'

Bồ đề đạt ma lập tức quay lại và nói, 'Đúng - vậy là ông đã tới. Nhận lấy chìa khoá này và làm giảm nhẹ công việc cho ta.' Chìa khoá đã được truyền từ sang Mahakashyap nay Bồ đề đạt ma chuyển giao cho người này; người Trung Quốc trở thành thầy thứ bẩy. Và mãi cho tới giờ nó đã du hành. Chìa khoá vẫn có đó, ai đó vẫn giữ nó; dòng sông đã không khô cạn.

Với tôi, nếu mọi kinh sách của Phật biến mất không cái gì bị mất cả. Chỉ giai thoại này không nên biến mất. Đây là điều quí giá nhất, và các học giả đã bỏ nó đi khỏi tiểu sử của Phật. Họ nói, 'Điều này không liên quan; nó không khớp với Phật.' Nhưng tôi nói với bạn, 'Mọi điều Phật đã làm chỉ là bình thường - bất kì người nào cũng có thể làm điều đó - nhưng điều này là phi thường, điều này là ngoại lệ. Duy nhất Phật có thể làm điều này.'

Điều gì đã xảy ra sáng hôm đó? Chúng ta hãy bắt đầu xuyên thấu vào trong nó. Phật tới, ngồi, và bắt đầu nhìn đoá hoa. Ông ấy không nhìn mọi người; đoá hoa này trở thành bức tường. Đó là điều Bồ đề đạt ma đã làm. Ông ấy sẽ nhìn vào tường, ông ấy sẽ không nhìn vào mọi người - ông ấy sẽ không phí cái nhìn của mình. Đoá hoa trở thành bức tưởng và đám đông biến mất. Phật nhìn và nhìn vào đoá hoa. Ông ấy đã làm gì? Khi Phật nhìn vào bất kì cái gì, phẩm chất tâm thức của ông ấy được chuyển vào. Và hoa là một trong những thứ nhạy cảm nhất trên thế giới. Do đó, người Hindu và các Phật tử đi cùng với hoa để đặt dưới chân thầy họ hay trong đền chùa, vì hoa có thể mang cái gì đó của tâm thức của bạn.

Hoa là thứ rất nhạy cảm, và nếu bạn nhận biết về nghiên cứu mới ở phương Tây, bạn sẽ hiểu điều đó. Bây giờ họ nói thực vật còn nhạy cảm hơn bạn, hơn con người. Hoa là trung tâm của thực vật; toàn thể bản thể đi vào trong nó. Nhiều nghiên cứu đang diễn ra ở nước Nga xô viết, ở Mĩ, ở Anh, về tính nhạy cảm của thực vật, và cái gì đó tuyệt diệu đã được khám phá.

Một người, một nhà khoa học, đã làm việc trên các thực vật - cách chúng cảm, liệu chúng có cảm thấy cái gì hay không, liệu chúng có xúc động hay không. Ông ấy ngồi cùng cây với các điện cực gắn vào nó để phát hiện bất kì chuyển động nào trong bản thể bên trong của nó, bất kì cảm giác nào, bất kì xúc động nào. Ông ấy nghĩ, 'Nếu mình chặt cây này, nếu mình bẻ cành hay chặt nó khỏi đất, cái gì sẽ xảy ra?' Đột nhiên, kim trên đồ thị nhảy lên. Ông ấy đã không làm cái gì cả, ông ấy mới chỉ nghĩ: 'Nếu mình chặt cây này....' Cây trở nên sợ chết và kim nhảy, ghi lại rằng cây đã run rẩy. Ngay cả nhà khoa học cũng trở nên sợ vì ông ấy đã không làm gì cả - chỉ một ‎ý nghĩ và cây nhận được nó. Cây có viễn cảm.

Thế rồi ông ấy làm việc nhiều hơn - ông ấy làm việc từ những khoảng cách xa. Cây được dời đi xa nghìn dặm. cây của ông ấy, cây mà ông ấy đã giúp cho lớn lên, đã tưới nước, đã yêu, được dời đi xa nghìn dặm. Ở đây ông ấy nghĩ chống lại cây và ở kia, xa một nghìn dặm, cây trở nên bị rối loạn. Cho nên bây giờ, về mặt khoa học, người ta có thể thấy rằng xúc động của cây bị rối loạn.

Không chỉ điều này, nhưng nếu bạn nghĩ tới chặt một cây mọi cây khác bao quanh khu vực đó cũng trở nên bị rối loạn về tình cảm. Ngoài ra, nếu ai đó đã chặt một cây và người đó tới trong vườn, mọi cây đều trở nên rối loạn vì người này không phải là tốt và chúng có thể mang kí ức này. Bất kì khi nào người này vào vườn toàn thể khu vườn đều cảm thấy rằng một người ác đang bước vào.

Bây giờ vài nhà khoa học nghĩ rằng cây cối có thể được dùng cho trao đổi viễn cảm, vì chúng là nhạy cảm hơn tâm trí con người, và vài nhà khoa học nghĩ rằng cây cối có thể được dùng để nhận các trao đổi từ các hành tinh khác, vì công cụ của chúng ta không được tinh tế thế. Ở phương Đông điều bao giờ cũng được biết tới là hoa là thứ nhạy cảm nhất. Khi Phật nhìn vào đoá hoa và liên tục nhìn vào đoá hoa này, cái gì đó của ông ấy đã được truyền cho đoá hoa đó. Phật đã đi vào đoá hoa. Phẩm chất của bản thể ông ấy, sự tỉnh táo, nhận biết, an bình, cực lạc, điệu vũ bên trong, đã chạm tới hoa. Với Phật nhìn vào đoá hoa, thoải mái thế, như ở nhà, không có bất kì ham muốn nào, nó phải đã nhảy múa trong bản thể bên trong của nó. Ông ấy nhìn, truyền cái gì đó cho đoá hoa này. Một điều cần được hiểu là ở chỗ chỉ đoá hoa này và ông ấy đã tồn tại trong thời kì thời gian dài. Toàn thế giới bị bỏ đi. Duy nhất Phật và đoá hoa có đó. Hoa đi vào trong bản thể Phật, và Phật đi vào trong bản thể hoa.

Thế rồi đoá hoa được trao cho Mahakashyap. Bây giờ nó không chỉ là đoá hoa, nó đã mang phật tính. Nó đã mang phẩm chất bên trong của bản thể Phật. Và tại sao lại cho Mahakashyap? Có các học giả lớn khác, mười đại đệ tử; Mahakashyap chỉ là một, và ông ấy được đưa vào trong mười chỉ vì câu chuyện này, bằng không ông ấy chắc đã không bao giờ được đưa vào.

Chẳng có gì mấy được biết về Mahakashyap. Đã có những học giả lớn như Sariputta ở đó - bạn không thể tìm được một trí tuệ sắc bén hơn - và Moggalayan cũng có đó, một học giả rất lớn. Ông ấy nhớ mọi bản Veda trong kí ức, và chẳng cái gì đã bao giờ được viết ra mà không được ông ấy biết tới. Một nhà logic lớn theo quyền riêng của ông ấy, ông ấy có hàng nghìn đệ tử. Và đã có những người khác - Ananda có đó, anh em con cô con cậu của Phật, người trong bốn mươi năm đã liên tục đi cùng ông ấy.... Nhưng không. Ai đó người đã không được biết tới

trước đây, Mahakashyap, đột nhiên trở thành quan trọng nhất. Toàn thể động thái bị thay đổi. Bất kì khi nào Phật nói, Sariputta là người quan trọng vì ông ấy có thể hiểu lời nhiều hơn bất kì ai khác; và khi Phật tranh cãi, Moggalayan là người quan trọng. Không ai nghĩ mấy về Mahakashyap. Ông ấy vẫn còn trong đám đông, là một phần của đám đông.

Nhưng khi Phật trở nên im lặng, toàn thể động thái thay đổi. Bây giờ Moggalayan và Sariputta không còn quan trọng; họ đơn giản rút ra khỏi sự tồn tại, dường như họ đã không có đó. Họ đã trở thành một phần của đám đông. Một người mới, Mahakashyap, đã trở thành quan trọng nhất. Một chiều hướng mới mở ra. Mọi người đều bồn chồn, suy nghĩ, 'Tại sao Phật không nói? Tại sao ông ấy giữ im lặng? Cái gì sắp xảy ra? Khi nào nó sẽ kết thúc?' Họ trở thành không thoải mái, bồn chồn.

Nhưng Mahakashyap không bị không thoải mái hay bồn chồn. Thực sự, lần đầu tiên ông ấy thấy thoải mái với Phật; lần đầu tiên ông ấy như ở nhà với Phật. Khi Phật nói ông ấy có thể đã từng bồn chồn. Ông ấy có thể đã nghĩ, 'Tại sao nói điều vô nghĩa này? Sao cứ nói mãi thế? Chả cái gì được truyền đạt, chả cái gì được hiểu; sao cứ đập đầu ông vào tường thế? Mọi người điếc. Họ không thể hiểu nổi....' Ông ấy phải đã bồn chồn khi Phật nói, và bây giờ lần đầu tiên ông ấy được ở nhà. Ông ấy có thể hiểu im lặng là gì.

Cả nghìn người có đó và mọi người đều bồn chồn. Ông ấy có thể không kìm được bản thân mình, khi nhìn vào cái ngu xuẩn của đám đông. Họ thoải mái khi Phật nói; bây giờ họ bồn chồn khi ông ấy im lặng. Khi cái gì đó có thể được chuyển giao họ không mở; khi không cái gì có thể được chuyển giao họ chờ đợi. Bây giờ qua im lặng Phật có thể cho cái gì đó bất tử, nhưng họ không thể hiểu nổi. Cho nên ông ấy không thể kìm được bản thân mình và cười phá lên - ông ấy cười vào toàn thể tình huống đó, toàn thể cái ngớ ngẩn đó.

Chúng ta yêu cầu ngay cả vị Phật phải nói, vì đó là mọi điều chúng ta hiểu. Điều này là ngu xuẩn. Bạn nên học là im lặng cùng vị Phật, vì chỉ thế thì ông ấy mới có thể vào bạn được. Qua lời ông ấy có thể gõ cửa nhà bạn nhưng không bao giờ có thể vào được; qua im lặng ông ấy có thể vào được bạn, và chừng nào ông ấy còn chưa vào không cái gì sẽ xảy ra cho bạn. Việc vào của ông ấy sẽ đem lại yếu tố mới cho thế giới của bạn; việc vào của ông ấy trong trái tim sẽ cho bạn nhịp đập mới và xung mới, việc thoát ra mới về cuộc sống - nhưng chỉ việc vào của ông ấy.

Mahakashyap đã cười vào cái ngu xuẩn của con người. Họ đã bồn chồn và nghĩ, 'Khi nào Phật sẽ đứng dậy và bỏ toàn thể im lặng này để cho chúng tôi có thể về nhà?' Ông ấy đã cười. Tiếng cười bắt đầu với Mahakashyap và đã đi mãi trong truyền thống Thiền. Không có truyền thống khác mà có thể cười. Tiếng cười có vẻ phi tôn giáo, phàm tục, tới mức bạn không thể nghĩ được về Jesus cười, bạn không thể nghĩ được về Mahavira cười. Thậm chí khó quan niệm được về Mahavira có cái cười bụng, hay Jesus cười khoái trá. Không, tiếng cười đã bị phủ nhận. Buồn rầu, bằng cách nào đó, đã trở thành tính tôn giáo.

Một trong những nhà tư tưởng Đức nổi tiếng, Bá tước Keyserling, đã viết rằng mạnh khoẻ là phi tôn giáo. Ốm yếu có tính tôn giáo về nó vì mọi người ốm đều buồn, không ham muốn - không phải bởi vì không ham muốn mà bởi vì người đó ốm. Người mạnh khoẻ sẽ cười, sẽ thích tận hưởng, sẽ vui vẻ - người đó không thể buồn được. Cho nên người tôn giáo đã cố gắng theo nhiều cách để làm cho bạn ốm: liên tục nhịn ăn, kìm nén thân thể bạn, hành hạ bản thân bạn. Bạn sẽ trở nên buồn, tự tử, bị đóng đinh theo cách riêng của bạn. Làm sao bạn có thể cười được? Tiếng cười tới từ mạnh khoẻ. Nó là năng lượng tràn ngập. Đó là lí do tại sao trẻ con có thể cười và tiếng cười của chúng là toàn bộ. Toàn thân chúng được tham gia vào điều đó - khi chúng cười bạn có thể thấy các ngón chân chúng cười. Toàn thân, mọi tế bào, mọi thớ thịt của thân thể, đều cười và rung động. Chúng tràn đầy mạnh khoẻ thế, sống động thế; mọi thứ đều tuôn chảy. Đứa trẻ buồn nghĩa là đứa trẻ ốm, và người già cười nghĩa là người đó vẫn còn trẻ. Ngay cả cái chết cũng không thể làm cho người đó già, không cái gì có thể làm cho người đó già. Năng lượng của người đó vẫn tuôn chảy và tràn ngập, người đó bao giờ cũng bị ngập lụt. Tiếng cười là việc làm ngập lụt năng lượng.

Trong các Thiền viện họ đã từng cười và cười và cười mãi. Tiếng cười trở thành lời cầu nguyện chỉ trong Thiền, vì Mahakashyap đã bắt đầu nó. Hai mươi nhăm thế kỉ trước, vào một buổi sáng giống thế này, Mahakashyap đã bắt đầu một xu hướng mới, tuyệt đối mới, không biết tới tâm trí tôn giáo trước đây - ông ấy đã cười. Ông ấy đã cười vào toàn thể cái ngớ ngẩn, toàn thể cái ngu xuẩn. Và Phật đã không kết án; thay vì thế, ngược lại, ông ấy đã gọi ông này tới gần, trao cho ông này đoá hoa và nói với đám đông. Và khi đám đông nghe thấy tiếng cười này họ phải đã nghĩ, 'Người này đã phát điên. Người này không kính trọng Phật, vì làm sao bạn có thể cười trước vị Phật được? Khi vị Phật ngồi im lặng, làm sao bạn có thể cười? Người này không bày tỏ kính trọng.'

Tâm trí sẽ nói rằng đây là bất kính. Tâm trí có qui tắc riêng của nó, nhưng trái tim không biết tới chúng; trái tim có qui tắc riêng của nó, nhưng tâm trí không bao giờ nghe về chúng. Trái tim có thể cười và kính trọng; tâm trí không thể cười, nó chỉ có thể buồn và thế rồi kính trọng. Nhưng đây là loại kính trọng gì mà không thể cười được? Một xu hướng rất mới đi vào với tiếng cười của Mahakashyap, và suốt nhiều thế kỉ tiếng cười đã liên tục. Chỉ các Thiền sư, các đệ tử Thiền mới cười.

Trên khắp thế giới, mọi tôn giáo đã trở nên ốm yếu vì buồn đã trở thành nổi bật thế. Mọi đền chùa và nhà thờ đều có vẻ như nghĩa địa; chúng không có vẻ lễ hội, chúng không cho cảm giác về mở hội. Nếu bạn đi vào nhà thờ bạn thấy gì ở đó? Không cuộc sống, mà cái chết - Jesus bị đóng đinh trên cây chữ thập làm đầy đủ toàn thể nỗi buồn ở đó. Bạn có thể cười trong nhà thờ, múa trong nhà thờ, hát trong nhà thờ được không? Vâng, hát có đó, nhưng đó là buồn, và mọi người ngồi với mặt dài. Không ngạc nhiên là không ai muốn tới nhà thờ - nó chỉ là nghĩa vụ xã hội cần được hoàn thành; không ngạc nhiên là không ai bị hấp dẫn tới nhà thờ - nó là nghi thức. Tôn giáo đã trở thành thứ của chủ nhật. Trong một giờ bạn có thể chịu đựng việc buồn. Mahakashyap cười trước Phật, và kể từ đó, các thánh nhân, sư, sannyasin, thầy, đã từng làm những điều như vậy mà các tâm trí tôn giáo - cái gọi là tâm trí tôn giáo - thậm chí không thể quan niệm được. Nếu bạn đã thấy bất kì sách Thiền nào bạn có thể đã thấy các Thiền sư được mô tả, được vẽ ra. Không tranh nào là thực. Nếu bạn nhìn vào tranh của Bồ đề đạt ma hay tranh của Mahakashyap, chúng không đúng là mặt họ, nhưng chỉ nhìn vào họ bạn sẽ có cảm giác tiếng cười. Họ vui nhộn, họ buồn cười.

Nhìn tranh của Bồ đề đạt ma mà xem. Ông ấy phải đã là một trong những người đẹp nhất; tới mức ông ấy mà khác đi là không thể được, bởi vì bất kì khi nào một người trở nên chứng ngộ cái đẹp giáng xuống, cái đẹp tới từ cõi bên kia. Phúc lành tới trong toàn thể bản thể ông ấy. Nhưng nhìn và tranh của Bồ đề đạt ma mà xem. Ông ấy có vẻ dữ tợn và nguy hiểm. Ông ấy có vẻ nguy hiểm tới mức bạn sẽ trở nên sợ nếu ông ấy tới thăm bạn vào ban đêm - trong đời bạn không bao giờ bạn sẽ có khả năng ngủ lại được. Ông ấy có vẻ nguy hiểm thế, dường như ông ấy định giết bạn. Đó chỉ là các đệ tử cười thầy, tạo ra bức tranh buồn cười. Nó có vẻ như tranh biếm hoạ.

Mọi Thiền sư đều được mô tả theo cách buồn cười. các đệ tử thích thú điều đó. Nhưng các bức hoạ này mang phẩm chất rằng Bồ đề đạt ma là nguy hiểm, rằng nếu bạn đi tới ông ấy, ông ấy sẽ giết chết bạn, rằng bạn không thể thoát được ông ấy, rằng ông ấy sẽ theo bạn và ám ảnh bạn, rằng bất kì khi nào bạn đi, ông ấy sẽ có đó, rằng chừng nào ông ấy chưa giết bạn, ông ấy không thể rời khỏi bạn được. Đó là điều được mô tả với mọi Thiền sư, ngay cả Phật.

Nếu bạn có thể nhìn và các bức tranh Nhật Bản và Trung Quốc về Phật, chúng chẳng giống với Phật Ấn Độ. Họ đã thay đổi ông ấy toàn bộ. Nếu bạn nhìn vào tranh Ấn Độ về Phật, thân thể ông ấy cân xứng, như nó đáng là vậy. Ông ấy là hoàng tử, thế rồi là vị Phật, một người đẹp, hoàn hảo, cân xứng. Phật bụng to sao? - ông ấy không bao giờ có bụng to. Nhưng ở Nhật bản, trong các bức tranh của ông ấy, kinh sách của ông ấy, ông ấy được vẽ có bụng to, vì người cười phải có bụng to. Tiếng cười bụng - làm sao bạn có thể làm được điều đó với bụng bé? Bạn không thể làm được điều đó. Họ đang đùa với Phật, và họ đã nói những điều như thế về Phật - chỉ tình yêu rất sâu sắc mới có thể làm được điều đó, bằng không điều đó có vẻ xúc phạn.

Bankei bao giờ cũng nhấn mạnh vào việc có bức tranh Phật ở ngay dưới ông ấy, nói với đệ tử của mình ông ấy sẽ nói, 'Nhìn anh chàng này. Bất kì khi nào ông gặp ông ta, giết ông ta ngay lập tức, đừng cho ông ta cơ hội nào. Trong khi thiền, ông ta sẽ tới quấy rối ông. Bất kì khi nào ông thấy mặt ông ta trong thiền, giết ngay ông ta ởđó lúc đó; bằng không ông ta sẽ theo ông ấy.' Và ông ấy hay nói, 'Nhìn anh chàng này! Nếu ông lặp lại tên ông ta' - vì các Phật tử liên tục lẩm nhẩm, namo buddhaya, namo buddhaya - 'nếu ông lặp lại tên ông ta, thế thì đi và rửa mồm ông đi.' Điều đó có vẻ sỉ nhục. Đó là tên của Phật và người này nói, 'Nếu ông lặp lại nó, điều đầu tiên cần làm là đi rửa mồm ông. Mồm ông đã trở nên bẩn.'

Và ông ấy là đúng - vì lời là lời; dù nó là tên của Phật hay không thì cũng không tạo ra khác biệt gì. Bất kì khi nào lời đi ngang qua tâm trí bạn, tâm trí bạn đã trở thành bẩn. Rửa sạch ngay cả tên của Phật đi. Và người này, bao giờ cũng giữ ảnh Phật sau mình, chắc cúi lạy nó mọi sáng. Cho nên đệ tử này hỏi, 'Thầy đang làm gì vậy? Thầy liên tục bảo chúng tôi: Giết người này, đừng cho phép người này đứng trên đường. Và thầy nói: Đừng lấy tên người này, đừng lặp lại nó; nếu nó tới rửa sạch mồm ông. Và bây giờ chúng tôi thấy thầy cúi lạy.'

Thế là Bankei nói, 'Mọi điều này đã được dạy cho ta bởi người này, ông này, cho nên ta phải bày tỏ kính trọng.'

Mahakashyap đã cười, và tiếng cười này mang nhiều chiều trong nó. Một chiều là nhìn vào cái ngu xuẩn của toàn thể tình huống, vào vị Phật im lặng và không ai hiểu ông ấy, mọi người đều mong đợi ông ấy nói. Toàn thể đời mình Phật đã từng nói rằng chân lí không thể được nói ra, và dầu vậy mọi người vẫn mong đợi ông ấy nói. Chiều thứ hai - ông ấy đã cười vào Phật nữa, vào toàn thể tình huống kịch tính mà Phật đã tạo ra, ngồi đó với đoá hoa trong tay, nhìn hoa, tạo ra nhiều không thoải mái, bất ổn thế trong mọi người. Nhìn vào cử chỉ đầy kịch tính này của Phật ông ấy đã cười và ông ấy đã cười.

Chiều thứ ba - ông ấy đã cười vào cái ra riêng của ông ấy. Sao ông ấy đã không thể hiểu được mãi cho tới giờ? Toàn thể sự việc đã là dễ dàng và đơn giản. Và ngày bạn hiểu, bạn sẽ cười, vì chẳng có gì để được hiểu. Không có khó khăn để được giải quyết. Mọi thứ bao giờ cũng đã là đơn giản và rõ ràng. Làm sao bạn có thể bỏ lỡ nó được?

Với Phật ngồi im lặng, chim hót trên cây, gió thoảng qua rặng cây, và mọi người bồn chồn, Mahakashyap đã hiểu. Ông ấy đã hiểu cái gì? Ông ấy đã hiểu rằng không có gì để được hiểu, không có gì để được nói, không có gì để được giải thích. Toàn thể tình huống là đơn giản và trong suốt. Không cái gì bị giấu kín trong nó. Không có nhu cầu tìm kiếm, vì mọi thứ đều hiện hữu, ở đây và bây giờ, bên trong bạn. Ông ấy cười vào cái ta riêng của ông ấy nữa, vào toàn thể nỗ lực ngớ ngẩn của nhiều kiếp sống chỉ để hiểu im lặng này - vào nhiều suy nghĩ thế.

Phật gọi ông ấy, đưa cho ông ấy đoá hoa và nói, 'Do đó, ta trao cho ông chìa khoá.' Chìa khoá gì? Im lặng là tiếng cười là chìa khoá - im lặng bên trong, tiếng cười bên ngoài. Và khi tiếng cười tới từ im lặng, nó không của thế giới này, nó là thiêng liêng.

Khi tiếng cười tới từ suy nghĩ nó là xấu; nó thuộc vào thế giới bình thường, trần tục này, nó không có tính vũ trụ. Thế thì bạn cười ai đó khác, với tổn hại của ai đó khác, và nó là xấu và bạo hành.

Khi tiếng cười tới từ im lặng bạn không cười vào tổn hại của bất kì người nào, bạn đơn giản cười vào toàn thể trò đùa vũ trụ. Và nó thực sự là trò đùa! Đó là lí do tại sao tôi liên tục kể chuyện cười cho bạn... vì chuyện cười mang nhiều điều hơn bất kì kinh sách nào. Nó là chuyện cười vì bên trong bạn, bạn có mọi thứ rồi, và bạn đang đi tìm ở mọi nơi. Còn gì khác đáng là chuyện cười nữa? Bạn là vua và đang diễn như kẻ ăn xin trên phố; không chỉ diễn, không chỉ lừa người khác, mà lừa bản thân bạn rằng bạn là kẻ ăn xin. Bạn có cội nguồn của mọi tri thức và đang hỏi các câu hỏi; bạn có cái ta biết và nghĩ rằng bạn là người dốt nát; bạn có cái bất tử bên trong bạn và sợ hãi và kinh khiếp cái chết và bệnh tật. Đây thực sự là trò cười, và nếu Mahakashyap cười, ông ấy đã hiểu rõ.

Nhưng ngoại trừ Phật, không ai hiểu. Ông ấy đã chấp nhận tiếng cười và ngay lập tức nhận ra rằng Mahakashyap đã đạt tới. Phẩm chất của việc cười đó là có tính vũ trụ. Ông ấy đã hiểu toàn thể trò đùa của tình huống này. Không có gì khác cho nó. Toàn thể sự việc là dường như điều thiêng liêng đang chơi trò chơi trốn tìm với bạn. Những người khác tưởng Mahakashyap là người ngu, cười trước Phật. Nhưng Phật nghĩ người này đã trở nên trí huệ. Người ngu bao giờ cũng có khôn ngoan tinh tế trong họ, và người trí huệ bao giờ cũng hành động như anh hề.

Vào thời xưa mọi hoàng đế lớn bao giờ cũng có anh hề trong triều đình của họ. Họ có nhiều người khôn ngoan, người tư vấn, thượng thư và thừa tướng, nhưng bao giờ cũng có một anh hề. Mặc dầu thông minh và khôn ngoan, các hoàng đế trên khắp thế giới, ở phương Đông và phương Tây, đều có một người pha trò cười của triều đỉnh, anh hề. Tại sao? - vì có những điều mà cái gọi là người khôn ngoan sẽ không có khả năng hiểu, mà chỉ người ngu mới có thể hiểu, vì cái gọi là người khôn ngoan đó ngu tới mức tinh ranh và láu lỉnh của họ đóng tâm trí họ lại.

Người ngu là đơn giản và được cần tới, vì nhiều lần cái gọi là người khôn ngoan sẽ không nói được cái gì đó vì họ sợ hoàng đế. Người ngu không sợ bất kì ai khác. Người đó sẽ nói dù bất kì hậu quả nào. Người ngu là người sẽ không nghĩ về hậu quả.

Đó là điều Krishna đã nói với Arjuna: 'Là người ngu đi. Đừng nghĩ về hậu quả, về kết quả. Hành động đi!' Đây là cách người ngu hành động - đơn giản, không suy nghĩ cái gì sẽ xảy ra, kết quả sẽ là gì. Người láu lỉnh bao giờ cũng nghĩ trước về kết quả, thế rồi người đó hành động. Ý nghĩ tới trước, thế rồi hành động. Người ngu hành động; ‎ý nghĩ không bao giờ tới trước.

Bất kì khi nào ai đó nhận ra điều tối thượng, người đó không giống như người khôn của bạn. Người đó không thể giống được. Người đó có thể giống người ngu, nhưng người đó không thể giống người khôn được. Khi thánh Francis trở nên chứng ngộ ông ấy thường gọi bản thân ông ấy là người ngu của Thượng đế. Giáo hoàng là người khôn, và khi thánh Francis tới gặp ông ấy, ngay cả ông ấy cũng nghĩ người này đã phát điên. Ông ấy thông minh, tính toán, láu lỉnh; bằng không làm sao ông ấy có thể là giáo hoàng được?

Để trở thành giáo hoàng người ta phải trải qua nhiều chính trị. Để trở thành giáo hoàng, tính thánh thiện không được cần tới, ngoại giao được cần tới, hung hăng cạnh tranh được cần tới để gạt người khác sang bên, để ép buộc cách thức của bạn, để dùng người khác như chiếc thang và thế rồi ném họ đi. Đó là chính trị... vì giáo hoàng là cái đầu chính trị. Tôn giáo là phụ hay không là gì chút nào. Ông ta có thể là nhà thượng đế học, nhưng ông ta không có tính tôn giáo, bởi vì làm sao người tôn giáo có thể cạnh tranh được? Làm sao người tôn giáo có thể tranh đấu và hung hăng vì một vị trí? Họ chỉ là các chính khách.

Thánh Francis tới gặp giáo hoàng, và giáo hoàng nghĩ người này là người ngu. Nhưng cây và chim và cá nghĩ theo cách khác. Khi thánh Francis đi ra sông cá nhảy lên mở hội rằng Francis đã tới. Hàng nghìn người đã chứng kiến hiện tượng này. Hàng triệu cá nhảy lên đồng thời; toàn thể con sông sẽ mất hút trong lũ cá nhảy. Thánh Francis đã tới và cá sung sướng. Và bất kì khi nào ông ấy đi chim sẽ bay theo; chúng sẽ tới và đậu vào chân ông ấy, thân thể ông ấy, lòng ông ấy. Chúng hiểu người ngu này rõ hơn giáo hoàng. Ngay cả cây cối đã trở nên khô héo và sắp chết cũng trở thành xanh tươi và nở hoa lần nữa nếu thánh Francis tới gần. Những cây này hiểu rõ rằng người ngu này không phải là người ngu thường - ông ấy là người ngu của Thượng đế.

Khi Mahakashyap cười ông ấy là người ngu của Thượng đế, và Phật đã hiểu ông ấy vì Phật không phải là giáo hoàng. Về sau, các tu sĩ Phật giáo đã không hiểu ông ấy, cho nên họ đã bỏ toàn thể giai thoại này.

Có lần tôi đã nói chuyện trong cộng đồng Phật giáo, Phật giáo mới, cho nên tôi kể cho họ giai thoại này. Tu sĩ tới gặp tôi về sau và nói, 'Ông đã lấy chuyện này từ đâu ra? - vì điều này không được viết trong kinh sách, nó là giả. Một người như ông không nên nói những điều không được viết trong kinh sách, vì mọi người tin ông'

Thế là tôi bảo ông ta, 'Ông đem kinh sách của ông lại; tôi sẽ thêm vào giai thoại này và kí vào nó theo ý‎ kiến của riêng tôi.' Tôi nói, 'Điều này đã xảy ra - tôi đã là nhân chứng ở đó.' Ông tu sĩ nhìn tôi. Ông ấy phải đã nghĩ: Người này điên theo cách ông ta nói.

Tôi bảo ông tu sĩ đó, 'Tôi không có quyền lực nhưng tôi có thẩm quyền.... Quyền lực thuộc vào chính

khách; thẩm quyền thuộc vào người tôn giáo. Quyền lực phụ thuộc vào người khác - họ trao nó cho ông - nhưng thẩm quyền tới từ bên trong.'

Thế là tôi bảo ông ấy, 'Tôi đã là nhân chứng. Tôi có thể cho ông trong việc viết ra với chữ kí của tôi rằng tôi là nhân chứng. Điều này đã xảy ra. Ông bằng cách nào đó đã bỏ lỡ nó trong kinh sách, nhưng tôi không chịu trách nhiệm về điều đó. Tôi không chịu trách nhiệm nếu ông đã bỏ lỡ trong kinh sách của ông.

Người này, tu sĩ này, hay tới tôi trước đây. Bây giờ ông ta đã thôi tới; ông ta không bao giờ tới lần nữa. Kinh sách chết là quan trọng với tu sĩ hơn là người sống. Cho dù tôi nói tôi là nhân chứng, tôi không thể được tin tưởng. Giai thoại này đã bị bỏ đi khỏi kinh sách Phật giáo vì cười trước Phật là báng bổ. Làm nó thành cội nguồn nguyên thuỷ của tôn giáo vĩ đại là không tốt. Đây không phải là tiền lệ tốt rằng một người cười trước Phật, và cũng không phải là điều tốt rằng Phật đã trao chìa khoá cho người này, không trao cho Sariputta, Ananda, Moggalayan, và những người khác, những người quan trọng, có ‎ý nghĩa. Và chung cuộc, chính họ, Sariputta, Ananda và Moggalayan, là những người đã ghi lại kinh sách.

Mahakashyap không bao giờ được hỏi. Cho dù họ có hỏi thì ông ấy chắc đã không trả lời. Mahakashyap không bao giờ được tư vấn liệu ông ấy có cái gì để nói để được ghi lại không. Khi Phật chết mọi sư tập hợp lại và bắt đầu ghi lại cái gì đã xảy ra và cái gì không. Không ai hỏi Mahakashyap. Người này phải đã bị loại bỏ bởi sangha, bởi cộng đồng. Toàn thể cộng đồng phải đã cảm thấy ghen tị. Chiều khoá đã được trao cho người này, người đã không được biết tới chút nào, người đã không là học giả hay bác học lớn. Không ai biết ông ấy trước đây, và đột nhiên sáng hôm đó ông ấy trở thành người có ý‎ nghĩa nhất, vì tiếng cười, vì im lặng.

Và theo một cách nào đó họ cũng đúng, vì làm sao bạn có thể ghi lại im lặng được? Bạn có thể ghi lại lời, bạn có thể ghi lại điều đã xảy ra trong cái hữu hình; làm sao bạn có thể ghi lại điều đã không xảy ra trong cái hữu hình Họ biết đoá hoa đã được trao cho Mahakashyap, không cái gì khác.

Nhưng đoá hoa chỉ là bình chứa. Nó có cái gì đó trong nó - phật tính, cái chạm của bản thể bên trong của Phật, hương thơm mà không thể thấy được, cái không thể được ghi lại. Toàn thể sự việc dường như là nó chưa bao giờ xảy ra, hay dường như nó đã xảy ra trong mơ.

Những người là người ghi lại đều là người của lời, thành thạo trong trao đổi miệng, trong việc nói, thảo luận, tranh cãi. Nhưng Mahakashyap không bao giờ được nghe thấy lần nữa. Đây là điều duy nhất được biết về ông ấy, một điều nhỏ bé tới mức kinh sách phải đã bỏ lỡ nó. Mahakashyap vẫn còn im lặng, và dòng sông bên trong đã từng tuôn chảy. Với người khác chìa khoá đã được trao, và chìa khoá là vẫn sống động, vẫn mở ra cánh cửa.

Hai điều này là các bộ phận. Im lặng bên trong - im lặng sâu sắc tới mức không có rung động nào trong bản thể bạn; bạn hiện hữu, nhưng không có sóng; bạn chỉ là cái ao không có sóng, không một con sóng nào nảy sinh; toàn thể bản thể im lặng, tĩnh lặng; bên trong, tại trung tâm, im lặng - và trên ngoại vi, mở hội và tiếng cười. Và chỉ im lặng mới có thể cười, vì chỉ im lặng mới có thể hiểu trò cười vũ trụ.

Cho nên cuộc sống của bạn trở thành việc mở hội sống động, mối quan hệ của bạn trở thành thứ lễ hội; bất kì cái gì bạn làm, mọi khoảnh khắc đều là liên hoan. Bạn ăn, và việc ăn trở thành mở hội; bạn tắm, và việc tắm trở thành mở hội; bạn nói, và việc nói trở thành mở hội; mối quan hệ trở thành mở hội. Cuộc sống bên ngoài của bạn trở thành lễ hội, không có buồn trong nó. Làm sao buồn có thể tồn tại cùng im lặng được? Nhưng bình thường bạn nghĩ khác: bạn nghĩ nếu bạn im lặng bạn sẽ buồn. Bình thường bạn nghĩ làm sao bạn có thể tránh được buồn nếu bạn im lặng. Tôi bảo bạn, im lặng tồn tại cùng buồn không thể là thực được. Cái gì đó đã đi sai. Bạn đã bỏ lỡ con đường, bạn đã mất đường mòn. Chỉ mở hội mới có thể cho bằng chứng rằng im lặng thực đã xảy ra.

Khác biệt gì giữa im lặng thực và im lặng giả? Im lặng giả bao giờ cũng bị ép buộc; qua nỗ lực nó được đạt tới. Nó không tự phát, nó đã không xảy ra cho bạn. Bạn đã làm cho nó xảy ra. Bạn ngồi im lặng và có nhiều rối loạn bên trong. Bạn kìm nén và thế rồi bạn không thể cười được. Bạn sẽ trở nên buồn vì tiếng cười sẽ là nguy hiểm - nếu bạn cười bạn sẽ làm mất im lặng, vì trong tiếng cười bạn không thể đè nén được. Tiếng cười chống lại đè nén. Nếu bạn muốn đè nén bạn phải không cười; nếu bạn cười mọi thứ sẽ đi ra. Cái thực sẽ đi ra trong tiếng cười, và cái không thực sẽ bị mất.

Cho nên bất kì khi nào bạn thấy một thánh nhân buồn, biết rõ rằng im lặng là gì. Ông ta không thể cười được, ông ta không thể vui thích được, vì ông ta sợ. Nếu ông ta cười mọi thứ sẽ bị tan vỡ, đè nén sẽ lòi ra, và thế thì ông ta sẽ không có khả năng đè nén. Nhìn trẻ nhỏ. Khách tới nhà bạn và bạn bảo con, 'Không cười!' - chúng làm gì? Chúng ngậm miệng và đè nén hơi thở, vì nếu chúng không đè nén hơi thở thế thì tiếng cười sẽ tới. Điều đó sẽ khó. Chúng không nhìn bất kì chỗ nào, vì nếu chúng nhìn cái gì đó chúng quên mất. Cho nên chúng nhắm mắt lại, hay hấp háy mắt, chúng đè nén hơi thở.

Nếu bạn đè nén, hơi thở của bạn không thể sâu được. Tiếng cười cần hơi thở; nếu bạn cười, hơi thở sâu sẽ được thoát ra. Đó là lí do tại sao không ai thở sâu, chỉ thở nông, vì nhiều thứ đã bị đè nén trong thời thơ ấu của bạn và sau nó bạn không thể thở sâu được. Nếu bạn đi sâu hơn bạn sẽ trở nên sợ. Dục đã bị đè nén qua thở, tiếng cười đã bị đè nén qua thở, giận đã bị đè nén qua thở. Thở là cơ chế để đè nén hay xả ra - do đó mới có nhấn mạnh của tôi vào việc thở hỗn loạn, vì nếu bạn thở một cách hỗn loạn, thế thì tiếng cười, tiếng la hét, mọi thứ sẽ trồi ra và mọi đè nén của bạn sẽ bị tống ra. Chúng không thể bị tống ra theo cách khác, vì việc thở, là cách bạn đã đè nén chúng.

Cố kìm nén bất kì cái gì: bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ không thở sâu; bạn sẽ thở nông, bạn sẽ thở phần trên của phổi. Bạn sẽ không đi sâu hơn vì sâu hơn nó bị đèn nén. Trong bụng, mọi thứ bị đè nén. Cho nên khi bạn thực sự cười, cái bụng rung động; do đó mới bức chân dung bụng to của Phật. Bụng được thảnh thơi, và thế rồi dạ dầy không phải là kho chứa bị đè nén. Nếu bạn nhìn một thánh nhân buồn, cái buồn có đó, nhưng thánh nhân không có đó. Ông ta đã làm tĩnh lặng bản thân ông ta bằng cách nào đó và sợ mọi khoảnh khắc. Bất kì cái gì cũng có thể quấy rối ông ta.

Không cái gì có thể quấy rối được nếu im lặng thực đã xảy ra. Thế thì mọi thứ giúp cho nó phát triển. Nếu bạn thực sự im lặng bạn có thể ngồi trong chợ, và ngay cả chợ cũng không thể quấy rối được nó. Thay vì thế, bạn có thêm sức mạnh tiếng ồn của chợ và tiếng ồn đó trở thành im lặng nhiều hơn trong bạn. Thực sự, việc cảm cái im lặng của chợ là được cần - vì nếu bạn có im lặng thực, thế thì chợ trở thành bối cảnh và im lặng trở hành hoàn hảo trong tương phản. Bạn có thể cảm thấy im lặng bên trong sủi tăm trên nền chợ.

Không cần đi lên Himalayas. Và nếu bạn đi, bạn sẽ thấy gì? Nổi trên im lặng của Himalayas tâm trí bạn sẽ huyên thuyên. Thế thì bạn sẽ cảm thấy huyên thuyên nhiều hơn, vì bối cảnh là trong im lặng. Bối cảnh là im lặng, và bạn sẽ cảm thấy huyên thuyên nhiều hơn. Nếu cái thực xảy ra cho bạn và bạn không sợ, nó không thể bị lấy đi. Không cái gì có thể quấy rối được nó. Và khi tôi nói không cái gì, tôi ngụ ‎ý cái không - cái không có thể quấy rối nó. Và nếu cái gì đó quấy rối, nó bị ép buộc, nó được trau dồi; bằng cách nào đó bạn đã xoay xở nó. Nhưng im lặng được quản lí không phải là im lặng, nó cũng giống như yêu được quản lí.

Thế giới là điên thế. Bố mẹ, thầy giáo và các nhà đạo đức điên và mất trí tới mức họ dạy trẻ em yêu. Mẹ nói với con, 'Mẹ là mẹ của con, yêu mẹ đi,' - dường như đứa con có thể làm cái gì đó để yêu. Đứa con có thể làm được gì? Chồng liên tục nói với vợ, 'Anh là chồng em, yêu anh đi,' dường như yêu là nghĩa vụ, dường như yêu là cái gì đó mà có thể được làm. Không cái gì có thể được làm. Chỉ một điều có thể được làm - bạn có thể giả vờ. Và một khi bạn học được cách giả vờ yêu, bạn đã bỏ lỡ. Toàn thể cuộc sống của bạn sẽ đi sai. Thế thì bạn sẽ liên tục giả vờ rằng bạn yêu. Thế thì bạn sẽ mỉm cười và giả vờ; thế thì bạn sẽ cười và giả vờ. Thế thì mọi thứ đều là giả. Thế thì bạn sẽ ngồi im lặng và giả vờ; thế thì bạn sẽ thiền và giả vờ. Giả vờ trở thành phong cách cuộc sống của bạn.

Đừng giả vờ. Để cái thực đi ra. Nếu bạn có thể chờ đợi và đủ kiên nhẫn, khi giả vờ đã rơi rụng đi và cái thực sẽ chờ đợi ở đó để bùng nổ. Việc tẩy rửa là để bỏ những cái giả vờ. Đừng nhìn vào điều người khác đang nói vì đó là cách bạn đã giả vờ, cách bạn đã từng giả vờ.

Bạn không thể yêu được - hoặc nó có đó hoặc không nhưng người mẹ nói, 'Vì mẹ là mẹ của con...' và người bố nói, 'Bố là bố của con...' và thầy giáo nói, 'Thầy là thầy giáo của con, do đó yêu thầy đi,' - dường như yêu là thứ logic. 'Mẹ là mẹ của con, do đó yêu mẹ đi.' Đứa con sẽ làm gì? Bạn đang tạo ra những vấn đề cho đứa con tới mức nó không thể quan niệm được phải làm gì. Nó có thể giả vờ. Nó có thể nói, 'Dạ vâng, con yêu mẹ.' Và một khi đứa con yêu mẹ nó như nghĩa vụ, nó sẽ trở nên không có khả năng yêu bất kì người đàn bà nào. Thế thì vợ sẽ tới và đó sẽ là nghĩa vụ; thế thì con sẽ tới và đó sẽ là nghĩa vụ; thế thì toàn thể cuộc sống sẽ trở thành nghĩa vụ. Nó không thể là mở hội, bạn không thể cười, bạn không thể tận hưởng. Nó là gánh nặng phải được mang. Đây là điều đã xảy ra cho bạn. Nó là điều không may, nhưng nếu bạn hiểu nó bạn có thể bỏ nó.

Đây là chìa khoá - phần bên trong của nó là im lặng, và phần bên ngoài của chìa khoá là mở hội, tiếng cười. Có tính lễ hội và im lặng đi. Tạo ra ngày càng nhiều khả năng quanh bạn - đừng ép buộc cái bên trong phải im lặng, chỉ tạo ra ngày càng nhiều khả năng quanh bạn để cho im lặng bên trong đó có thể nở hoa trong nó. Đó là mọi điều chúng ta có thể làm. Chúng ta có thể để hạt mầm vào trong đất, nhưng chúng ta không thể ép cây mọc ra được. Chúng ta có thể tạo ra tình huống, chúng ta có thể bảo vệ, chúng ta có thể bón phân cho đất, chúng ta có thể tưới nước, chúng ta có thể xem liệu tia sáng mặt trời có đạt tới hay không, liệu nhiều hay ít. Chúng ta có thể tránh nguy hiểm, và chờ đợi trong tâm trạng cầu nguyện. Chúng ta không thể làm cái gì khác được. Chỉ tình huống có thể được tạo ra.

Đó là điều tôi ngụ ‎ý khi tôi nói bạn thiền. Thiền chỉ là tình huống; im lặng sẽ không là hậu quả của nó. Không, thiền chỉ là tạo ra mảnh đất, vùng phụ cận, chuẩn bị nền đất. Hạt mầm có đó, nó bao giờ cũng có đó; bạn không cần đặt vào trong hạt mầm, hạt mầm bao giờ cũng cùng với bạn. Hạt mầm đó là Brahma; hạt mầm đó là atma - hạt mầm đó là bạn. Chỉ tạo ra tình huống và hạt mầm sẽ trở thành sống động. Nó sẽ nảy mầm và cây sẽ được sinh ra, và bạn sẽ bắt đầu phát triển.

Thiền không dẫn bạn tới im lặng; thiền chỉ tạo ra tình huống trong đó im lặng xảy ra. Và điều này nên là tiêu chí - rằng bất kì khi nào im lặng xảy ra tiếng cười sẽ tới trong cuộc sống của bạn. Việc mở hội sống động sẽ xảy ra khắp xung quanh. Bạn sẽ không trở nên buồn, bạn sẽ không trở nên bị chán nản, bạn sẽ không trốn khỏi thế giới. Bạn sẽ ở đây trong thế giới này, nhưng coi toàn thể sự việc là trò chơi, tận hưởng toàn thể sự việc như trò chơi hay, vở kịch lớn, không còn nghiêm chỉnh về nó.

Nghiêm chỉnh là bệnh tật.

Phật phải đã biết Mahakashyap. Ông ấy phải đã biết khi ông ấy đang nhìn đoá hoa một cách im lặng và mọi người đều bồn chồn, ông ấy phải đã biết chỉ một người có đó, Mahakashyap, người không bồn chồn. Phật phải đã cảm thấy im lặng đang tới từ Mahakashyap, nhưng ông ấy sẽ không gọi. Khi ông này cười, thế thì ông ấy gọi ông này và trao cho ông này đoá hoa. Tại sao? Im lặng chỉ là một nửa của nó. Mahakashyap chắc đã bỏ lỡ nếu ông ấy đã từng im lặng một cách hồn nhiên và không cười. Thế thì chìa khoá chắc đã không được trao cho ông ấy. Ông ấy chỉ mới trưởng thành một nửa, còn chưa là cây trưởng thành đầy đủ, không nở hoa. Cây có đó, nhưng hoa còn chưa tới. Phật đợi.

Bây giờ, tôi sẽ nói cho bạn tại sao Phật chờ đợi nhiều phút thế, tại sao ông ấy đã đợi một hay hai hay ba giờ. Mahakashyap đã im lặng nhưng ông ấy đang cố kìm lại tiếng cười, ông ấy đang cố gắng kiểm soát tiếng cười. Ông ấy đã cố gắng không cười vì điều đó chắc sẽ là vô lễ thế: Phật sẽ nghĩ gì? Người khác có thể sẽ nghĩ gì? Nhưng thế rồi, câu chuyện nói, ông ấy đã không thể kìm được bản thân mình thêm nữa. Nó phải đã bột phát ra tiếng cười. Trận lụt trở thành quá nhiều, và ông ấy không thể kìm được nó thêm nữa. Khi im lặng là quá nhiều nó trở thành tiếng cười; nó trở thành tràn ngập tới mức nó bắt đầu tuôn trào theo mọi hướng. Ông ấy đã cười to. Nó phải đã là tiếng cười điên khùng, và trong tiếng cười đó đã không có Mahakashyap. Im lặng đã cười lên, im lặng đã đi tới nở hoa

Thế rồi ngay lập tức Phật đã gọi Mahakashyap: 'Cầm lấy hoa này - đây là chìa khoá. Ta đã trao cho mọi người khác điều có thể được cho trong lời, nhưng với ông ta trao cho cái mà không thể được cho trong lời. Thông điệp bên ngoài lời, bản chất nhất, ta trao cho ông.' Phật chờ đợi trong những giờ này để cho im lặng của Mahakashyap trở thành bị tràn ngập, nó trở thành tiếng cười.

Chứng ngộ của bạn là hoàn hảo chỉ khi im lặng đã đi tới là việc mở hội. Do đó nhấn mạnh của tôi là sau khi bạn thiền bạn phải mở hội. Sau khi bạn đã im lặng bạn phải tận hưởng nó, bạn phải có việc tạ ơn. Lòng biết ơn sâu sắc phải được biểu lộ hướng tới toàn thể chỉ vì cơ hội mà bạn đang hiện hữu, mà bạn có thể thiền, mà bạn có thể im lặng, mà bạn có thể cười.

Cái gì thêm nữa không?

Câu hỏi 1

Osho kính yêu,

Phật có nhiều người chứng ngộ quanh ông ấy, vậy mà ông ấy cảm thấy cái gì đó đặc biệt cho người chứng ngộ này.

Có cái gì đó khác biệt trong các chứng ngộ không?


Vâng, Phật có nhiều người chứng ngộ xung quanh, nhưng chìa khoá chỉ có thể được trao cho người mà có thể trở thành thầy theo quyền riêng của người đó, vì chìa khoá cần được chuyển giao liên tục mãi. Nó phải được giữ sống động. Nó sẽ không trở thành kho báu cho Mahakashyap; nó là trách nhiệm lớn, nó phải được trao cho ai đó khác.

Đã có những người chứng ngộ khác nhưng chìa khoá không thể được trao cho họ; chìa khoá sẽ mất đi cùng họ. Thực sự, Phật đã chọn đúng người, vì chìa khoá này vẫn còn sống động. Mahakashyap đã làm tốt. Ông ấy có thể tìm ra người khác người sẽ truyền nó cho ai đó khác. Vấn đề là tìm ra người đúng. Chỉ chứng ngộ là không đủ - không phải mọi người chứng ngộ đều là thầy - phân biệt phải được làm ra.

Người Jaina có phân biệt hay; họ có hai kiểu người chứng ngộ. Một người chứng ngộ được biết là kaivali, người đã đạt tới sự một mình tuyệt đối. Người đó đã trở thành hoàn hảo nhưng người đó không thể là thầy giáo, người đó không thể trao sự hoàn hảo này cho ai đó khác. Người đó không phải là thầy, người đó không thể hướng dẫn; bản thân người đó đã trở thành đỉnh tối thượng, nhưng bất kì cái gì người đó biết, người đó đều không thể truyền đạt theo bất kì cách nào.

Kiểu người chứng ngộ khác được gọi là tirthankara, người trở thành phương tiện cho người khác. Người đó chứng ngộ, nhưng người đó cũng là thầy của nghệ thuật nào đó về trao đổi qua lời và trao đổi qua im lặng. Người đó có thể chuyển giao thông điệp. Người khác có thể được chứng ngộ qua người đó.

Phật nói, 'Bất kì cái gì có thể được nói qua lời ta đã nói cho các ông. Cái mà không thể được nói qua lời ta trao cho Mahakashyap.'

Mahakashyap đã là thầy của im lặng. Qua im lặng của ông ấy, ông ấy có thể dạy. Người khác đã là thầy của lời, và qua lời của họ, họ có thể dạy và tiến hành công việc. Điều đó không bản chất thế, điều đó ở trên ngoại vi; nhưng điều đó nữa được cần bởi vì lời Phật phải được ghi lại. Điều Phật đã làm phải được ghi lại và được truyền từ thế hệ nọ sang thế hệ kia. Điều này nữa là bản chất, nhưng nó tồn tại ở ngoại vi. Các học giả của ông ấy, Moggalayan, Sariputta, Ananda, sẽ ghi lại mọi thứ. Đó là kho báu. Phật đã thực sự hạnh phúc: mọi thứ nên được ghi lại, không một lời nào nên bị bỏ lại, vì, ai biết, rằng một lời có thể trở thành chứng ngộ cho ai đó. Nhưng im lặng cũng phải được mang đi. Cho nên hai truyền thống tồn tại - truyền thống của kinh sách và truyền thống của im lặng. Thế thì bất kì người nào cũng có thể trở nên chứng ngộ. Và khoảnh khắc họ trở nên chứng ngộ họ trở nên im lặng, hài lòng tới mức thậm chí không ham muốn để giúp người khác nảy sinh trong họ.

Nhưng người Jaina nói rằng tirthankara là người đã thu được nghiệp nào đó - và điều này là kì lạ - và phải hoàn thành nghiệp này bằng việc truyền đạt thông điệp cho người khác. Điều đó không phải là điều hay lắm; nghiệp không phải là điều hay lắm. Trong kiếp sống quá khứ của mình ông ấy đã thu thập nghiệp để là thầy. Đó không phải là điều tốt, vì cái gì đó phải được làm, cái gì đó phải được hoàn thành, và ông ấy phải làm điều đó; thế thì nghiệp của ông ấy được hoàn thành, thế thì ông ấy được giải toả hoàn toàn. Ham muốn giúp người khác vẫn là ham muốn; từ bi hướng tới người khác vẫn là năng lượng chuyển tới người khác. Mọi ham muốn đều đã biến mất trừ một ham muốn, giúp người khác. Điều đó nữa cũng là một ham muốn, và chừng nào ham muốn này chưa biến mất người này sẽ phải quay lại.

Cho nên thầy là người đã trở nên chứng ngộ, nhưng một ham muốn còn lại. Ham muốn đó không phải là khó nhọc trong việc trở nên chứng ngộ - đó là giúp người khác trở nên được chứng ngộ - nhưng bạn sẽ vẫn bị gắn bó với thân thể. Chỉ một dòng suối, mọi cội nguồn đã bị chặt, nhưng một cây cầu có đó.

Có những người chứng ngộ khác, nhưng chìa khoá không thể được trao cho họ; nó phải được trao cho Mahakashyap, vì ông ấy có ham muốn bên trong để giúp đỡ - nghiệp quá khứ của ông ấy. Ông ấy có thể trở thành một tirthankara; ông ấy có thể là một thầy hoàn hảo. Và ông ấy đã làm tốt. Chọn lựa của Phật là đúng hoàn hảo - vì đã có một đệ tử khác trong các đệ tử của Phật người có thể đã được trao chìa khoá. Tên người đó là Subhuti. Người đó cũng im lặng như Mahakashyap, thậm chí còn hơn. Điều đó sẽ khó cho bạn - làm sao im lặng, làm sao hoàn hảo, có thể hơn được - nhưng điều đó là có thể. Nó ở bên ngoài số học thông thường. Bạn có thể hoàn hảo, và bạn thậm chí vẫn hoàn hảo hơn, vì hoàn hảo có tăng trưởng, nó liên tục tăng trưởng vô hạn.

Subhuti là người im lặng nhất quanh Phật, thậm chí còn im lặng hơn Mahakashyap. Nhưng chìa khoá không thể được trao cho ông ấy vì ông ấy im lặng thế. Bây giờ sẽ khó: bạn đang đi vào một hiện tượng rất phức tạp. Ngay chỗ đầu tiên, ông ấy sẽ không cười, và chìa khoá không thể được trao cho ông ấy bởi vì ông ấy sẽ không cười. Ông ấy không có đó. Ông ấy im lặng thế, ông ấy không có đó để cười, ông ấy không có đó để kìm lại hay không kìm lại. Cho dù Phật gọi, 'Subhuti, lại đây!' ông ấy chắc không tới. Phật chắc phải đi tới ông ấy.

Chuyện kể về Subhuti rằng một hôm ông ấy đang ngồi dưới gốc cây, thì đột nhiên hoa trái vụ bắt đầu trút lên ông ấy. Thế là ông ấy mở mắt ra: Có chuyện gì thế nhỉ? Cây không nở hoa, mùa vụ không có đó; thế rồi từ đâu đó, đột nhiên, hàng triệu hoa này? Ông ấy nhìn và ông ấy thấy nhiều thiên thần khắp xung quanh, trên cây, trên trời, thả hoa xuống. Ông ấy thậm chí không hỏi các thiên thần vấn đề là gì. Ông ấy nhắm mắt lại lần nữa.

Thế rồi những thiên thần đó nói với Subhuti, 'Chúng tôi cám ơn ông về bài giảng ông đã cho về trống rỗng.'

Và Subhuti nói, 'Nhưng tôi có nói lời nào đâu, và các ông nói các ông cám ơn tôi về bài giảng tôi đã cho về trống rỗng! Tôi đã không nói lời nào cả.'

Các thần nói, 'Ông đã không nói và chúng tôi đã không nghe - đó là bài giảng hoàn hảo về trống rỗng.' Ông ấy đã trống rỗng tới mức toàn thể vũ trụ cảm thấy điều đó, và các thần tới để trút hoa lên ông ấy.

Subhuti này có đó, nhưng ông ấy im lặng tới mức ông ấy không có đó. Ông ấy thậm chí không bị bận tâm tại sao Phật ngồi với đoá hoa. Mahakashyap đã hiện hữu - không giống những người khác, nhưng vẫn theo một cách nào đó. Ông ấy nhìn Phật, ông ấy cảm thấy im lặng, ông ấy cảm thấy ngớ ngẩn, nhưng có người đang cảm.

Subhuti phải đã có đó ở đâu đó, đang ngồi. Đã không nảy sinh ‎ý tưởng nào tại sao Phật ngồm im lặng hôm nay, tại sao ông ấy nhìn vào đoá hoa; thế rồi không có nỗ lực nào để kìm nó, thế thì không có bùng nổ. Subhuti có đó dường như tuyệt đối vắng bóng. Ông ấy sẽ không cười, và nếu như Phật mà gọi ông ấy chắc không tới; Phật chắc đã phải đi tới ông ấy. Và không ai biết - nếu chìa khoá đã được trao cho ông ấy, ông ấy có thể đã vứt nó đi. Ông ấy không phải là người được ngụ ý‎ là một tirthankara, ông ấy không phải là người được ngụ ý‎ là thầy giáo hay thầy. Ông ấy không có nghiệp quá khứ. Ông ấy là hoàn hảo, hoàn hảo thế, và bất kì khi nào cái gì đó hoàn hảo thế nó trở thành vô dụng. Nhớ lấy, một người hoàn hảo thế là vô dụng, vì bạn không thể dùng được ông ấy cho bất kì chủ định nào.

Mahakashyap không hoàn hảo thế. Cái gì đó thiếu và ông ấy có thể được dùng, cho nên trong kẽ hở đó chìa khoá có thể được tra vào. Chìa khoá được chuyển giao cho Mahakashyap bởi vì ông ấy có thể được tin cậy để chuyển giao nó cho ai đó khác. Subhuti là không tin được. Hoàn hảo, khi tuyệt đối, chỉ biến mất. Nó không có đó trong thế giới. Bạn có thể trút hoa xuống nó nhưng bạn không thể dùng nó. Đó là lí do tại sao nhiều người chứng ngộ có đó, nhưng chỉ một người đặc biệt, Mahakashyap, là được chọn. Ông ấy là người có thể được dùng cho trách nhiệm lớn lao này.

Điều này là kì lạ. Đó là lí do tại sao tôi nói số học thông thường sẽ không giúp ích, vì bạn sẽ nghĩ rằng chìa khoá nên được trao cho người hoàn hảo nhất. Nhưng người hoàn hảo nhất sẽ quên người đó đã để chìa khoá ở đâu. Chìa khoá nên được trao cho người gần hoàn hảo, ở ngay bên bờ nơi người ta biến mất. Và trước khi người đó biến mất, người đó sẽ trao chìa khoá cho ai đó khác. Với người dốt nát chìa khoá này không thể được trao, với người hoàn hảo nhất chìa khoá này không thể được trao. Ai đó phải được tìm ra, người ở ngay trên đường biên, người đang đi từ thế giới này của dốt nát sang thế giới kia của việc biết, ở ngay trên đường biên. Trước khi người đó đi qua đường biên, lúc này người đó có thể được dùng và chìa khoá được giao. Tìm ra người kế tục là rất khó, vì người hoàn hảo nhất là vô dụng.

Tôi sẽ nói cho bạn một biến cố đã xảy ra chỉ gần đây: Ramakrishna đã làm việc trên nhiều đệ tử. Nhiều người đã đạt tới, nhưng không ai biết về họ. Mọi người biết về Vivekananda, người chưa bao giờ đạt tới; chìa khoá được trao cho Vivekananda người đã không là hoàn hảo nhất, và không chỉ ông ấy không là người hoàn hảo nhất, nhưng Ramakrishna sẽ không cho phép ông ấy được hoàn hảo. Và khi Ramakrishna cảm thấy rằng Vivekananda sắp đi vào trong samadhi hoàn hảo, ông ấy gọi ông này lại và nói, 'Dừng lại! Bây giờ ta sẽ giữ chìa khoá cùng ta cho việc đi vào cuối cùng này, và chỉ trước cái chết của ông, ba ngày trước, chìa khoá sẽ được trả lại cho ông.' Và chỉ ba ngày trước khi Vivekananda chết, ông ấy đã có trạng thái đầu tiên của cực lạc, chưa bao giờ trước đó.

Vivekananda bắt đầu than và khóc và nói, 'Sao thầy ác với tôi thế?'

Ramakrishna đáp, 'Cái gì đó phải được làm qua ông. Ông phải đi tới phương Tây, tới thế giới; ông phải trao thông điệp của ta tới mọi người, bằng không nó sẽ bị mất.'

Đã có những người khác, nhưng họ đã ở trong; ông ấy không thể gọi họ ra được. Họ chắc sẽ không quan tâm tới việc đi sang phương Tây hay đi vòng quanh thế giới. Họ chắc sẽ nói rằng điều này là vô nghĩa - họ cũng giống như Ramakrishna. Tại sao ông ấy sẽ không tự mình đi? Ông ấy đã ở trong rồi, và ai đó phải được dùng, người còn ở ngoài. Những người ở xa bên ngoài không thể được dùng; những người gần như ở trong, chỉ gần cánh cửa, có thể được dùng; và trước khi họ đi vào họ chuyển chìa khoá cho ai đó khác.

Mahakashyap ở ngay gần cửa, đang đi vào trong im lặng. Im lặng trở thành mở hội và ông ấy có ham muốn giúp đỡ. Ham muốn đó đã được dùng. Nhưng Subhuti là không thể được. Ông ấy là giống phật nhất, hoàn hảo nhất, nhưng khi ai đó như phật, người đó là vô dụng. Người đó có thể cho bản thân mình chìa khoá bí mật; không có nhu cầu trao nó cho người đó. Subhuti không bao giờ làm bất kì ai thành đệ tử. Ông ấy sống trong trống rỗng hoàn hảo, và các thần phải phục vụ ông ấy nhiều lần. Và ông ấy không bao giờ làm ra một đệ tử; ông ấy không bao giờ nói cái gì cho bất kì ai, mọi thứ là hoàn hảo thế. Sao bận tâm? Sao phải nói cái gì?

Thầy đang hoàn thành nghiệp quá khứ của mình. Thầy phải hoàn thành chúng. Và khi tôi phải tìm người kế tục, nhiều người sẽ có đó người sẽ giống như Subhutis: họ không thể được trao chìa khoá. Nhiều người sẽ có đó những người giống như Sariputtas: chỉ lời mới có thể được trao cho họ. Ai đó phải được tìm ra người đang đi vào im lặng, mở hội, và đã bị bắt lại ngay gần cửa. Đó là lí do tại sao.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho