Chương 1. Trí huệ của hồn nhiên
Chương 1. Trí huệ của hồn nhiên
Làm sao tâm trí rối loạn hiểu con đường?
Nếu một người bị rối loạn
Người đó sẽ không bao giờ được tràn đầy với tri thức.
Tâm trí không rối loạn, không còn tìm kiếm xem xét cái gì là phải và cái gì là trái,
Tâm trí vượt ra ngoài mọi phán xét, quan sát và hiểu.
Biết rằng thân thể là cái bình mảnh mai, và tạo nên lâu đài của tâm trí ông.
Trong mọi thử thách
để hiểu biết tranh đấu cho ông
để bảo vệ điều ông có được.
Vì chẳng mấy chốc thân thể này sẽ bị bỏ đi. Vậy nó cảm thấy cái gì?
Khúc gỗ vô dụng, nằm trên đất. Vậy nó biết gì?
Kẻ thù tồi tệ nhất của ông không thể làm hại ông nhiều như các ý nghĩ riêng, khinh suất của ông.
Nhưng một khi bị nó khống chế, không ai có thể giúp ông được mấy, cho dù cả bố hay mẹ ông.
Có lần tôi được hỏi, 'Triết lí là gì?' Tôi nói, 'Triết lí là nghệ thuật hỏi câu hỏi sai.' Người mù hỏi 'Ánh sáng là gì?' - đây là triết lí. Người điếc hỏi 'Âm nhạc là gì? Âm thanh là gì?' - đây là triết lí.
Nếu người mù hỏi, 'Làm sao tôi có thể lấy lại được đôi mắt?' đây không còn là triết lí nữa, đây là tôn giáo. Nếu người điếc đi tới bác sĩ để được chữa trị sao cho người đó có thể nghe được, thế thì người đó đang đi theo hướng của tôn giáo và không theo hướng của triết lí.
Triết lí là đoán chừng, nó là bàn tán; chẳng biết gì, người ta cố phát minh ra chân lí. Và chân lí không thể được phát minh, và bất kì cái gì được phát minh ra không thể đúng được. Chân lí phải được khám phá ra. Nó đã có đó rồi... mọi điều chúng ta cần là con mắt cởi mở - con mắt để thấy nó, trái tim để cảm nó, bản thể để hiện diện với nó. Chân lí bao giờ cũng hiện diện nhưng chúng ta vắng mặt, và bởi vì chúng ta vắng mặt chúng ta không thể thấy được chân lí. Và chúng ta cứ hỏi về chân lí, mà chúng ta không hỏi câu hỏi đúng: Làm sao hiện diện? Làm sao để trở thành sự hiện diện?
Chúng ta hỏi về chân lí và việc hỏi đó đi xa khỏi nó, bởi vì việc hỏi ngụ ý rằng câu trả lời là có thể có từ ai đó khác. Việc hỏi ngụ ý rằng ai đó khác có thể nói cho bạn chân lí là gì. Không ai có thể nói cho bạn điều đó được, điều đó không thể được nói.
Lão Tử nói: Chân lí có thể được nói ra không còn là chân lí nữa. Một khi được nói ra, nó trở thành dối trá.
Tại sao? - bởi vì người biết, biết nó không phải như thông tin; bằng không, sẽ rất dễ dàng truyền thông tin này cho bất kì ai sẵn sàng nhận nó. Chân lí được biết như kinh nghiệm bên trong. Nó giống như việc nếm trên lưỡi. Nếu một người chưa bao giờ nếm vị ngọt là gì, bạn không thể giải thích nó cho người đó được - điều đó là không thể được. Nếu một người chưa thấy mầu sắc, bạn không thể giải thích cho người đó nó là gì.
Có những điều chỉ có thể được kinh nghiệm, và qua kinh nghiệm, được hiểu. Thượng đế là kinh nghiệm tối thượng đó, điều hoàn toàn không thể diễn đạt nổi, không thể truyền đạt nổi. Nó không thể được truyền đạt. Nhiều nhất, vài hướng dẫn có thể được cho; nhưng những hướng dẫn đó cũng phải được nhận bằng trái tim rất thông cảm, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ chúng.
Nếu bạn diễn giải chúng bằng tâm trí mình bạn sẽ bỏ lỡ chúng, bởi vì tâm trí bạn có thể làm gì khi có liên quan tới việc diễn giải? Nó chỉ có thể đem quá khứ riêng của nó vào. Nó chỉ có thể đem hỗn độn riêng của nó vào. Nó có thể đem những xung đột, hoài nghi, lẫn lộn của nó vào. Và với tất cả những cái đó nó sẽ áp đặt lên chân lí, lên hướng dẫn được trao cho bạn, và lập tức mọi sự bị bóp méo. Tâm trí bạn không ở trong trạng thái để thấy, để cảm.
Tôn giáo đơn giản nghĩa là tạo ra một không gian trong tâm trí của bạn, cái có năng lực thấy, cái có năng lực của không xung đột, cái có năng lực là một mà không chia chẻ gì, cái có năng lực toàn vẹn, sáng tỏ, cảm nhận. Tâm trí với đầy những ý nghĩ không thể cảm nhận được; những ý nghĩ đó cứ can thiệp vào. Những ý nghĩ có đó, hết tầng nọ tới tầng kia. Vào lúc cái gì đó đạt tới cốt lõi bên trong nhất của bạn, nếu mà nó đạt tới, nó không còn là như nó đã được chuyển giao bởi ai đó, người đã biết. Nó là một hiện tượng khác toàn bộ.
Phật hay lặp lại từng hướng dẫn ba lần. Ai đó hỏi ông ấy, 'Sao thầy lặp lại một thứ những ba lần?'
Ông ấy nói, 'Ngay cả ba lần cũng không đủ. Khi ta nói điều đó lần thứ nhất, ông chỉ nghe thấy lời thôi. Những lời đó trống rỗng, chỉ trống rỗng, cái vỏ hổng, không có nội dung. Ông không thể nghe thấy nội dung ở lần thứ nhất. Lần thứ hai, ông nghe nội dung qua lời, hương thơm tới, nhưng ông bàng hoàng thế, ông bị bối rối bởi sự hiện diện của nó đến mức ông không ở vào trạng thái để hiểu. Ông nghe, nhưng ông không hiểu. Đó là lí do tại sao ta phải lặp lại nó ba lần.'
Tôi cứ lặp đi lặp lại bởi một lẽ đơn giản là các bạn ngủ thế - nó phải được lặp lại, được gõ búa vào. Có thể trong khoảnh khắc nào đó, khoảnh khắc thuận lợi nào đó, các bạn sẽ không ở sâu thế trong giấc ngủ; các bạn có thể ở gần, rất gần với việc thức, và cái gì đó có thể đi vào trong các bạn. Các bạn có thể có khả năng nghe thấy. Vâng, có những khoảnh khắc khi các bạn rất gần với việc thức - không thức, không ngủ, chỉ ngay ở giữa, đâu đó ở giữa.
Mỗi sáng các bạn đều biết, có vài khoảnh khắc khi giấc ngủ không còn nữa nhưng các bạn vẫn chưa thức, các bạn không thể nói được là mình thức. Các bạn có thể nghe thấy, theo một cách rất mơ hồ, âm thanh của chim chóc, và tiếng người rao hàng, và tiếng vợ nói với hàng xóm và tiếng trẻ con sửa soạn tới trường, và tiếng ồn ào giao thông, và tiếng tàu hoả chạy qua - nhưng theo một cách rất mơ hồ, không toàn bộ, chỉ bộ phận. Và các bạn cứ lơ lơ trong giấc ngủ. Khoảnh khắc này các bạn nghe thấy tiếng ồn của tàu hoả chạy qua, khoảnh khắc khác các bạn đã đi sâu hơn vào giấc ngủ của mình.
Bây giờ các nhà nghiên cứu về giấc ngủ nói rằng điều đó xảy ra liên tục trong giấc ngủ của bạn: nếu bạn ngủ tám giờ, bạn không ở cùng mức độ liên tục, mức độ của bạn cứ thay đổi, hết đỉnh đến thung lũng. Cả đêm bạn đi lên và đi xuống. Đôi khi bạn ở rất sâu trong giấc ngủ nơi ngay cả mơ cũng biến mất - Patanjali đã gọi điều đó là sushupti, ngủ không mơ - và đôi khi bạn đầy những mơ. Và đôi khi bạn chỉ ngay bên bờ thức tỉnh. Nếu cái gì đó vỡ tan, sốc xảy ra, bạn sẽ thức dậy, đột nhiên thức dậy.
Đó là nỗ lực của mọi chư phật: đợi đến đúng khoảnh khắc khi bạn rất gần tới việc thức tỉnh. Thế thì một chút ít thúc đẩy và mắt bạn mở ra và bạn có thể thấy.
Thượng đế không thể được giải thích nhưng có thể được thấy, có thể được kinh nghiệm - không thể được giải thích. Bất kì giải thích nào về Thượng đế không là gì ngoài việc giải thích sai về ngài; do đó, càng có nhiều tu sĩ, nhà thượng đế học, giáo sư, tôn giáo càng ít có trên thế giới. Càng nhiều giáo hoàng và nhiều shankaracharyas, càng ít tôn giáo có đó trên thế giới - bởi vì những người này cứ giải thích và Thượng đế không thể nào được giải thích. Họ nhồi nhét vào tâm trí bạn bằng biết bao nhiêu lời giải thích, bây giờ những lời giải thích đó trong xung đột. Bây giờ gần như không thể nào hình dung ra điều đó, cái gì là cái gì, cái nào là cái nào. Bạn trong lẫn lộn hoàn toàn. Con người chưa bao giờ trong lẫn lộn như thế trước đây, bởi vì nhân loại chưa bao giờ ở gần thế trước đây. Trái đất thực sự đã trở thành làng, làng toàn cầu.
Trong những ngày cổ đại đó các Phật tử chỉ biết mỗi điều Phật đã nói, và người Mô ha mét giáo chỉ biết mỗi điều Mohammed đã nói, và người Ki tô giáo chỉ biết mỗi Jesus. Bây giờ chúng ta đã trở thành người thừa kế của toàn thể di sản thừa kế của nhân loại. Bây giờ bạn biết Jesus, bạn biết Zarathustra, bạn biết Patanjali, bạn biết Phật, bạn biết Mahavira, bạn biết Lão Tử và hàng trăm lời giải thích khác, hướng dẫn khác - và chúng tất cả đều nhảy bổ vào bạn. Bây giờ rất khó kéo bạn ra khỏi sự lẫn lộn này. Cách có thể duy nhất là vứt toàn bộ sự ồn ào này đi, không phải từng phần mà toàn bộ. Đó là thông điệp của tôi.
Và bằng việc vứt nó đi, các bạn sẽ không vứt bỏ Jesus hay Mohammed hay Phật; bằng việc vứt bỏ nó các bạn sẽ tới gần họ hơn. Bằng việc vứt bỏ nó, các bạn sẽ đơn giản vứt bỏ các tu sĩ và các truyền thống và các tục lệ và sự khai thác cứ diễn ra nhân danh truyền thống và tục lệ. Bằng việc xoá đi tất cả những điều này, quên đi Kinh Thánh và Vedas và Gita, bạn sẽ đạt tới sáng tỏ, trong sạch. Vâng, bạn cần việc dọn dẹp mùa xuân, các bạn cần làm nhẹ gánh toàn bộ cho trái tim. Chỉ thế, trong im lặng đó, bạn sẽ có khả năng để hiểu.
Phật nói:
Làm sao tâm trí rối loạn hiểu con đường?
Hàng nghìn người đã tụ tập quanh Phật, cũng như các bạn đã tụ tập quanh tôi - hàng nghìn người tìm kiếm đã tới Phật và họ đã hỏi đủ mọi loại câu hỏi. Và Phật đã không quan tâm tới câu hỏi của họ chút nào; ông ấy không quan tâm tới việc trả lời chúng. Ông ấy quan tâm, chắc chắn, tới việc chỉ ra cho họ con đường, nhưng vấn đề là ở chỗ họ quá băn khoăn với những câu hỏi và câu trả lời của họ mà họ đã thu thập, họ bị quá bối rối bởi đủ mọi tri thức họ đã từng mang theo mình, đến mức không thể nào, gần như hoàn toàn không thể nào chỉ được cho họ con đường. Do đó mới có lời kinh này: Làm sao tâm trí rối loạn hiểu được con đường?
Cho nên thay vì cho họ thêm câu trả lời, thêm giải thích, Phật bắt đầu lấy đi tri thức của họ, những câu trả lời làm sẵn của họ, những quan niệm tiên thiên của họ, những định kiến của họ. Ấn Độ không bao giờ có khả năng tha thứ cho Phật vì điều đó. Lập tức sau khi ông ấy chết tâm trí truyền thống của đất nước này bắt đầu nhổ bật gốc rễ mọi cây cối ông ấy đã trồng; mọi bụi hồng đều bị thiêu rụi. Phật đã hoàn toàn bị tống ra khỏi đất nước này. Người con vĩ đại nhất của mảnh đất này không còn chỗ trú ngụ ở đây nữa; giáo huấn phải tìm chỗ cư ngụ ở những mảnh đất nước ngoài.
Điều này không phải là ngẫu nhiên, điều này bao giờ cũng xảy ra. Jesus đã bị những người Do Thái kết án, người Do Thái đóng đinh, và Jesus là người Do Thái vĩ đại nhất đã từng ở trên trái đất, việc nở hoa vĩ đại nhất của tâm thức Do Thái, việc diễn đạt tột cùng, cao trào, đỉnh Everest. Nhưng sao người Do Thái đã phủ nhận ông ấy? Họ đáng phải hạnh phúc, họ đáng phải nhảy múa và mở hội, nhưng họ không thể - họ không thể tha thứ được cho ông ấy, bởi vì sự hiện diện của ông ấy làm cho họ cảm thấy rất tầm thường; đó là tội của ông ấy. Ông ấy phải bị trừng phạt vì điều đó, vì ở cao thế, vì vượt ra ngoài thế, vì cao siêu thế, vì duyên dáng thế, vì đem tới tình yêu thế. Vì sự hiện diện của mình mà ông ấy phải bị trừng phạt, bởi vì sự hiện diện của ông ấy làm cho mọi người cảm thấy xấu xí khi so sánh. Ông ấy phải bị loại bỏ để cho tâm trí tầm thường có thể cảm thấy thoải mái.
Jesus không bị giết bởi người Do Thái, ông ấy bị giết bởi tâm trí tầm thường. Điều đó đã xảy ra cho tâm trí Do Thái tầm thường trong trường hợp của Jesus. Cùng điều đó đã xảy ra với Phật. Phật đã không được người Hindu dung thứ, và ông ấy đã là người Hindu vĩ đại nhất. Ông ấy đã là người Hindu thuần khiết nhất có thể được, chính tinh hoa của Hindu giáo. Điều Upanishads nói, ông ấy đã hiện thực nó. Ông ấy là việc hiện thực hoá của khao khát sâu sắc nhất của mảnh đất này, nhưng ông ấy bị nhổ bật gốc rễ từ đây, ông ấy bị tống ra khỏi đây.
Phật giáo đã biến mất khỏi Ấn Độ, thậm chí không dấu vết nào còn đằng sau - hoàn toàn bị xoá sạch sẽ. Tại sao? Ông ấy đã cực kì được kính trọng ở Tây Tạng, ở Trung Quốc, ở Hàn Quốc, ở Nhật Bản, ở Thái Lan, ở Miến Điện, ở Sri Lanka. Toàn thể châu Á yêu mến con người này, giáo huấn của ông ấy duy nhất thế, lời của ông ấy hàm chứa thế. Nhưng Ấn Độ đơn giản đã quên mất tất cả về ông ấy - tâm trí Ấn Độ tầm thường. Điều đó chẳng liên quan gì với người Ấn Độ cả - lại là tâm trí tầm thường. Tâm trí tầm thường chưa bao giờ cho phép các thiên tài; người tầm thường sung sướng với người tầm thường khác. Người ngu sung sướng với người lãnh đạo ngu. Lãnh đạo càng ngu, mọi người càng sung sướng - bởi vì ông ta trông giống họ nhiều thế.
Tôi đã nghe:
Một giám thị mới được bổ nhiệm vào một nhà thương điên. Người cũ chuyển giao trách nhiệm, ông ta về hưu, và một bữa tiệc nhỏ được tổ chức để để mọi người trong bệnh viện cám ơn người cũ về phục vụ của ông ta, và tiếp đón người mới bởi các bệnh nhân. Mọi người điên được tập hợp.
Giám thị cũ có chút ít phân vân; ông ấy chưa bao giờ thấy họ sướng thế. Mọi người điên đều sướng, vui tới mức ông ta không thể đừng được cám dỗ hỏi họ - và ông ta sắp đi cùng ngày này, cho nên ông ta phải hỏi ngay; bằng không bao giờ cũng còn điều tò mò trong tâm trí và ông ta sẽ chẳng bao giờ biết được câu trả lời.
Ông ta hỏi người điên. 'Sao anh trông sướng thế?'
Họ nói, 'Bởi vì ông giám thị mới kia - ông ấy trông hệt như chúng tôi! Ông là người ngoài chúng tôi, ông lành mạnh. Ông ấy trông có vẻ điên!'
Và điều đó là sự thật - viên giám thị mới gần như điên khùng. Nhưng những người điên rất sướng Ai đó bây giờ đã tới, người sẽ không làm cho họ cảm thấy họ điên.
Điều này bao giờ cũng là tình huống trên trái đất này - trái đất này là nhà thương điên - và bất kì khi nào một người lành mạnh xảy ra, chúng ta đều cư xử không phải với người đó. Hàng nghìn người đã tới Phật để hỏi, 'Thượng đế ở đâu? Thượng đế là gì?' Và đặc biệt là các brahmins, các bác học, các học giả, những người đầy am hiểu, am hiểu về các kinh sách, họ thường tới ông ấy để hỏi, 'Ông có tin vào Thượng đế không? Định nghĩa niềm tin của ông, giải thích khái niệm của ông.'
Và Phật cứ khăng khăng lặp đi lặp lại: Làm sao tâm trí rối loạn hiểu được con đường? Ông ấy thường nói, 'Xin đừng hỏi về Thượng đế. Việc hỏi của ông về Thượng đế hệt như người mù hỏi về ánh sáng - điều đó không thể được giải thích. Ta là thầy chữa,' ông ấy nhấn mạnh. 'Ta có thể chữa mắt của ông, ta có thể trao lại cho ông cái nhìn. Và thế rồi tự bản thân ông sẽ có khả năng thấy, và ánh sáng phải được ông thấy chứ. Việc thấy ánh sáng của ta chẳng có ích gì cả. Ta có thể thấy ánh sáng, ta thậm chí có thể mô tả nó, nhưng điều đó sẽ không cho ông ý tưởng nào về nó là gì.'
Thực ra không có cách nào có thể để diễn đạt cho người mù ánh sáng là gì. Ánh sáng là kinh nghiệm, cái gì đó có tính tồn tại, không giải thích nổi. Và Thượng đế là ánh sáng tối thượng, ánh sáng của mọi ánh sáng, ánh sáng đằng sau mọi ánh sáng, cội nguồn của mọi ánh sáng. Làm sao Thượng đế có thể được giải thích cho bạn nếu bạn mù?
Do đó Phật chẳng bao giờ nói về Thượng đế. Và các nhà bác học và các brahmins sẽ quay về chỗ của họ mà lan truyền tin đồn và nói rằng 'Người này không trả lời câu hỏi này bởi vì ông ta không biết; bằng không, sao ông ấy không thể đơn giản nói có hay không? Chúng tôi đã hỏi câu hỏi rất đơn giản, 'Ông có tin vào Thượng đế không?' Ông ấy có thể đã nói có hay không - nếu ông ấy biết thế thì câu trả lời là đơn giản. Nhưng ông ấy nói vòng vo; chúng tôi hỏi về Thượng đế và ông ấy nói theo kiểu cách ngôn. Ông ấy nói, 'Làm sao điều đó có thể được nói ra? Làm sao điều đó có thể được giải thích?' Sự kiện thực là ông ấy không biết. Sự kiện thực là ở chỗ ông ấy là kẻ vô thần trá hình; ông ấy đang lừa mọi người, làm biến chất mọi người.'
Người Hindus đã bịa ra một câu chuyện rất tinh ranh về Phật. Họ nói rằng Thượng đế đã tạo ra thế giới, và đồng thời ngài đã tạo ra địa ngục và cõi trời - địa ngục cho những người bị trừng phạt và cõi trời cho những người được trọng thưởng vì đức hạnh của họ. Nhưng chuyện xảy ra là hàng nghìn năm qua đi chẳng ai vào địa ngục cả, bởi vì không ai phạm tội. Tất nhiên, quỉ rất mệt mỏi vì cứ chờ đợi hoài và chờ đợi và chờ đợi - không có việc làm, không có kinh doanh! Thậm chí không một linh hồn nào đã xuất hiện!
Cực kì tức giận, quỉ lên Thượng đế và nói, 'Sao ông làm ra địa ngục này, để làm gì? Và sao ông đẩy tôi vào đó chịu trách nhiệm? Chúng tôi mệt rồi, nhân viên của tôi mệt hết cả rồi. Chẳng ai xuất hiện cả. Chúng tôi mở cửa hàng và chúng tôi ngồi cả ngày mà chẳng có một khách hàng nào! Chúng tôi để cửa mở - không một linh hồn nào đã từng vào. Phỏng có ích gì? Xin giải phóng chúng tôi khỏi việc này đi.'
Thượng đế nói, 'Sao ông không đến sớm hơn? Ta quên khuấy mất về điều đó. Ta sẽ thu xếp vậy. Ngay đây ta sẽ sinh vào trong thế giới là Phật Gautama, và ta sẽ làm biến chất tâm trí mọi người. Ta sẽ làm biến chất tâm trí họ nhiều tới mức ông sẽ bị chật ních đấy. Ông cứ về địa ngục đi và đợi đấy.'
Và đó là cách chuyện xảy ra. Câu chuyện nói, Thượng đế vào thế giới là Phật Gautama, làm biến chất tâm trí mọi người, phá huỷ tin của họ, nhổ bật gốc rễ những tục lệ của họ, làm rung chuyển đức tin của họ, tạo ra hoài nghi trong tâm trí họ, nghi ngờ. Từ đó địa ngục bị chật ních đến mức quỉ cứ phải nói đi nói với Thượng đế, 'Thôi bây giờ dừng đi! Xin dừng đi! Chúng tôi mệt hết rồi, nhiều người thế! Chúng tôi phục vụ cả hai mươi bốn tiếng, hết ngày nọ tới ngày kia; thậm chí cả trong đêm cửa cũng không thể đóng được. Mọi người đơn giản cứ kéo tới!'
Một câu chuyện rất tinh ranh. Bạn có thấy cái tinh ranh tinh vi trong nó không? Theo một nghĩa nào đó Phật được thừa nhận là hiện thân của Thượng đế. Người Hindus tinh ranh hơn người Do Thái theo cách đó. Người Do Thái đơn giản phủ nhận rằng Jesus là Con của Thượng đế, họ bác bỏ Jesus. Người Hindus tinh vi hơn theo cách đó, trau chuốt hơn, văn hoá hơn - tất nhiên, một nền văn minh cổ đại hơn mà. Và nền văn minh càng trở nên cổ đại hơn, nó càng trở nên tinh ranh hơn.
Thấy cái tinh ranh này: Phật được chấp nhận là hoá thân thứ mười của Thượng đế, và vậy mà Thượng đế lấy hoá thân này vào thế giới để làm biến chất tâm trí mọi người. Cho nên mặc dầu Phật là Thượng đế, cẩn thận đấy, chớ có nghe ông ta! Bạn thấy chiến lược này, cái mẹo này chưa? Họ không phủ nhận Phật có tính thượng đế - thực ra gần như không thể nào phủ nhận được Phật có tính thượng đế.
H.G. Wells đã nói rằng Phật Gautama là nghịch lí: con người vô thượng đế nhất và vậy mà có tính thượng đế nhất. Ông ấy chưa bao giờ nói về Thượng đế, ông ấy chưa bao giờ bảo mọi người tin vào Thượng đế. Thượng đế đơn giản bị thiếu trong giáo huấn của ông ấy. Đấy không cần là giả thuyết, điều đó không được cần. Vô thượng đế nhất và vậy mà có tính thượng đế nhất… không ai dường như có tính thượng đế như Phật, duyên dáng như Phật - hệt như bông sen, tâm thức thuần khiết nhất có thể quan niệm được, tươi mát như giọt sương trong ánh bình minh.
Họ đã không thể phủ nhận được điều đó, họ phải chấp nhận rằng ông ấy là Thượng đế. Nhưng họ không thể chấp nhận cách tiếp cận của ông ấy bởi vì cách tiếp cận của ông ấy, nếu được chấp nhận, sẽ phá huỷ toàn thể tôn giáo đã được thiết lập, toàn thể tổ chức. Ông ấy lấy đi mọi niềm tin; thực ra ông ấy làm cho một điều thành rất quan trọng, rất bản chất là con người của niềm tin sẽ không có khả năng biết được. Ông ấy không ngụ ý trở thành người không tin, bởi vì không tin lại là tin theo cách phủ định. Không là người tin không là người không tin.
Cách tiếp cận của Phật là cách tiếp cận của người bất khả tri. Ông ấy không hữu thần không vô thần - ông ấy là người truy tìm. Và ông ấy muốn bạn còn mở cho việc truy tìm. Đi không có định kiến, đi không có ý tưởng được làm sẵn - bởi vì nếu bạn đi với ý tưởng nào đó, bạn sẽ phóng chiếu ý tưởng của bạn lên thực tại. Và nếu bạn có ý tưởng bắt rễ sâu trong tâm trí bạn, bạn sẽ thấy ý tưởng đó được hoàn thành trong thực tại và nó sẽ chỉ là ảo giác, mơ được bạn phóng chiếu lên. Bạn phải đi hoàn toàn trống rỗng. Nếu bạn thực sự muốn biết chân lí bạn phải tuyệt đối trống rỗng, bạn phải không mang ý tưởng nào, ý thức hệ nào; bạn phải đi trần trụi, trần truồng, trống rỗng. Bạn phải vận hành từ trạng thái của không biết. Trạng thái của không biết là trạng thái của người kinh ngạc.
Có một câu ngạn ngữ cổ của Jesus, không được ghi trong Kinh Thánh, nhưng người Sufis đã gìn giữ nó. Người Sufis đã gìn giữ nhiều câu nói hay của Jesus. Câu nói này quan trọng vô cùng đến mức người ta tự hỏi sao nó không được ghi vào trong Kinh Thánh, nhưng nếu bạn cân nhắc kĩ càng về nó thì lí do trở nên rõ ràng.
Câu nói này là: Người được ân huệ là người ngạc nhiên, bởi vì vương quốc của Thượng đế là của người đó. Người được ân huệ là người ngạc nhiên. Điều này đã không được ghi trong Kinh Thánh. Tại sao? - bởi vì Kinh Thánh muốn tạo ra tôn giáo nào đó, giáo phái nào đó; nó muốn truyền bá ý thức hệ nào đó. Còn con người của ngạc nhiên phải bỏ mọi ý thức hệ.
Người được ân huệ là người ngạc nhiên, bởi vì chỉ trong việc ngạc nhiên bạn mới có thể giống như trẻ con, hồn nhiên. Và chỉ trong hồn nhiên đó bạn có thể biết cái đang đó. Làm sao tâm trí rối loạn hiểu được con đường?
Cho nên bất kì khi nào một người tới Phật và lục vấn - những câu hỏi lớn lao về cuộc sống và những bí ẩn của cuộc sống - Phật đều nói, 'Ông đợi đấy, ông thiền đi. Trước hết để tâm trí rối loạn của ông trở thành không rối loạn. Để cơn bão tâm trí này của ông qua đi. Để im lặng tới, bởi vì im lặng sẽ cho ông đôi mắt. Ta có thể chỉ cho ông con đường để im lặng, và thế rồi ông không cần hướng dẫn của bất kì ai. Một khi ông im lặng được, ông sẽ có khả năng thấy con đường và ông sẽ có khả năng đạt tới mục đích.'
Và tâm trí chúng ta thực sự rối loạn. Cả nghìn lẻ một rắc rối có đó. Trước hết, mọi người đều trong trạng thái tinh thần phân liệt, nhiều hay ít; khác biệt chỉ ở mức độ. Mọi người đều bị chia chẻ bởi vì những kẻ bóc lột, cả tôn giáo và chính trị, đều phụ thuộc vào chiến lược này: phân chia con người, không cho phép con người toàn vẹn, và con người sẽ vẫn còn là nô lệ. Ngôi nhà bị chia ra chống lại bản thân nó thì nhất định yếu. Cho nên bạn đã được dạy phải tranh đấu với thân thể; đó là chiến lược phân chia gốc rễ, của việc phân chia bạn. 'Tranh đấu với thân thể, thân thể là kẻ thù của bạn. Chính thân thể đang lôi bạn tới địa ngục. Tranh đấu, cầm dao trong tay! Tranh đấu cả ngày lẫn đêm! tranh đấu trong nhiều kiếp! Chỉ thế thì một ngày nào đó bạn sẽ có khả năng thắng được nó. Và chừng nào bạn chưa thắng thân thể mình, bạn sẽ không đi vào được thế giới của Thượng đế.'
Trong hàng thế kỉ điều vô nghĩa này đã được dạy cho mọi người. Và kết quả là ở chỗ mọi người đều bị phân chia, mọi người đều chống thân thể họ. Và nếu bạn chống thân thể bạn, bạn nhất định sẽ bị rắc rối. Bạn sẽ tranh đấu với thân thể bạn, và bạn và thân thể bạn là một năng lượng. Thân thể là linh hồn thấy được, và linh hồn là thân thể không thấy được. Thân thể và linh hồn không bị phân chia ở bất kì đâu, chúng là các bộ phận của nhau, chúng là bộ phận của một toàn thể. Bạn phải chấp nhận thân thể, bạn phải yêu mến thân thể, bạn phải kính trọng thân thể, bạn phải biết ơn thân thể mình. Chỉ thế thì bạn mới đạt tới loại toàn vẹn nào đó, sự kết tinh sẽ xảy ra; bằng không bạn sẽ vẫn còn bị rắc rối. Và thân thể sẽ không bỏ bạn dễ dàng thế; ngay cả sau hàng trăm kiếp sống việc tranh đấu sẽ vẫn có đó. Bạn không thể đánh bại thân thể được.
Tôi không nói rằng thân thể không thể bị mòn mỏi đi, nhớ lấy, nhưng bạn không thể đánh bại được thân thể. Bạn không thể đánh bại được nó bằng việc thù địch với nó. Bạn có thể thắng nó bằng việc thân thiện, bằng việc yêu thương, bằng việc kính trọng, bằng việc tin cậy nó. Đó đích xác là cách tiếp cận của tôi: thân thể là ngôi đền chùa, bạn là vị thần của ngôi đền chùa này. Đền chùa bảo vệ bạn, là chỗ che mưa, che gió, che nóng cho bạn. Nó đang phục vụ bạn đấy! Tại sao bạn phải tranh đấu với nó? Điều đó cũng ngốc như người lái xe tranh đấu với chiếc xe. Nếu người lái xe tranh đấu với xe, điều gì sẽ xảy ra? Anh ta sẽ phá huỷ chiếc xe và anh ta sẽ phá huỷ bản thân mình trong việc tranh đấu với nó. Chiếc xe là phương tiện đi tốt, nó có thể đưa bạn đi trên cuộc hành trình xa nhất.
Thân thể là cơ chế phức tạp nhất trong sự tồn tại. Nó đơn giản tuyệt diệu! - và người phúc lạc là người kì diệu. Bắt đầu cảm thấy ngạc nhiên với thân thể riêng của bạn đi, bởi vì đó là cái gần bạn nhất. Tự nhiên gần nhất đã tiếp cận bạn, Thượng đế gần nhất đã tới với bạn, là qua thân thể. Trong thân thể bạn là nước của đại dương, trong thân thể bạn là lửa của các vì sao và mặt trời, trong thân thể bạn là không khí, thân thể bạn được tạo ra từ đất. Thân thể bạn đại diện cho toàn thể sự tồn tại, mọi yếu tố. Và biến đổi làm sao! Biến thái làm sao! Nhìn đất và rồi nhìn vào thân thể bạn mà xem - biến đổi làm sao, và bạn chưa bao giờ ngạc nhiên về nó cả! Cát bụi đã trở thành điều thiêng liêng - bí ẩn nào lớn hơn là có thể có? Phép màu nào lớn lao hơn mà bạn chờ đợi? Và bạn thấy phép màu này đang xảy ra mọi ngày. Từ bùn hoa sen tới...và từ bụi đất đã nảy sinh thân thể tuyệt vời của chúng ta. Và một cơ chế phức tạp thế, chạy êm thế - không tiếng ồn. Và nó thực sự phức tạp.
Các nhà khoa học đã làm những cái máy rất phức tạp, nhưng không cái gì sánh được với thân thể cả. Ngay cả máy tính phức tạp nhất cũng chỉ là đồ chơi nếu so với cỗ máy bên trong của thân thể. Và bạn đã được dạy tranh đấu với nó. Điều đó tạo ra chia chẻ, điều đó giữ bạn trong rắc rối, điều đó giữ bạn trong cuộc nội chiến thường xuyên.
Và bởi vì bạn tranh đấu với bản thân mình - điều hoàn toàn ngu ngốc - cuộc sống của bạn trở thành ngày một ít thông minh và ngày một nhiều ngu xuẩn. Và thế rồi bạn muốn những biến đổi lớn lao - bạn muốn ghen tị bị vứt bỏ và bạn muốn giận dữ biến mất và bạn muốn không tham lam trong mình. Điều đó là không thể được! Với những hiểu lầm như vậy từ ngay chỗ bắt đầu, làm sao bạn có thể tạo ra được không gian nơi biến đổi xảy ra, nơi giận dữ trở thành từ bi, nơi ghét trở thành yêu, nơi tham lam trở thành chia sẻ, nơi dục trở thành samadhi? Làm sao bạn có thể hi vọng, làm sao bạn có thể trông đợi biến đổi lớn lao thế, với trạng thái rối loạn thế?
Điều nền tảng là vứt bỏ chia chẻ, trở thành một. Là một đi, và thế thì mọi điều khác là có thể; ngay cả điều không thể cũng thành có thể.
Làm sao tâm trí rối loạn hiểu con đường?
Con đường là rất đơn giản và trực tiếp. Ngay cả trẻ con cũng có thể hiểu được điều đó. Nó đơn giản như hai cộng hai là bốn, hay thậm chí còn đơn giản hơn. Nó đơn giản như tiếng hót của con chim, đơn giản như bông hồng - đơn giản và đẹp, đơn giản và cực kì vĩ đại. Nhưng chỉ một tâm trí không rối loạn mới có thể hiểu được nó, chỉ một tâm trí không rối loạn mới có khả năng thấy nó; bằng không bạn sẽ sống trong tham lam và bạn sẽ sống trong giận dữ và bạn sẽ sống trong ghen tị và sở hữu, và bạn sẽ sống trong hận thù. Bạn có thể giả vờ, bạn có thể trở thành thánh nhân trên bề mặt, nhưng bạn vẫn còn là tội nhân sâu bên dưới. Và tội lỗi lớn nhất là phân chia bản thân mình. Tội lỗi lớn nhất này không phạm phải với người khác, nó bao giờ cũng phạm phải với chính bản thân bạn. Đây là trạng thái của tự tử, việc tạo ra phân chia này giữa thân thể bạn và bản thân bạn. Kết án thân thể, bạn chỉ có thể trở thành kẻ đạo đức giả, bạn chỉ có thể sống cuộc sống của kẻ giả vờ.
Trong khoang tàu hoả hạng nhất, hai quí bà ăn vận đẹp đang thảo luận về quần áo trong khi một quí ông trong góc vờ ngủ. Khi một bà nói mình thấy giá quần áo ngày nay là không thể được, bà kia gợi ý bà ấy nên theo gương bà này và kiếm người bạn trai ở bên mình: 'Anh ấy sẽ cho bạn năm trăm đô la một tháng làm món quà nhỏ - chồng bạn sẽ chẳng bao giờ làm điều đó đâu.'
'Nhưng điều gì xảy ra nếu tôi không thể kiếm được người bạn có năm trăm đô la?'
'Thế thì lấy hai người với mỗi người hai trăm năm mươi đô.'
Quí ông này lên tiếng: 'Nghe đây thưa các bà, tôi sắp ngủ bây giờ. Đánh thức tôi dậy khi các bà giảm giá xuống hai mươi đô la.'
Mọi người đều giả vờ theo mọi cách có thể. Người giả vờ là thánh nhân có thể chính là điều đối lập lại, và người giả vờ thức có thể ngủ, và người giả vờ ngủ có thể thức... đủ mọi loại giả vờ, bởi vì xã hội tạo ra hoàn cảnh nó cho phép bạn chỉ hoặc sống một cuộc hoàn toàn bị kết án, cuộc sống của kẻ tội phạm, hoặc cuộc sống của kẻ đạo đức giả, của kẻ giả vờ. Xã hội cho bạn chỉ hai phương án: hoặc chân thật và là tội phạm, hoặc không thật và đáng kính. Nó không cho phép bạn có phương án thứ ba. Tại sao nó không cho phép bạn phương án thứ ba? - bởi vì phương án thứ ba tạo ra một Jesus, một Phật, một Krishna, và sự hiện diện của họ làm cho đám đông cảm thấy rất tầm thường, rất bị sỉ nhục, mất mặt.
Cho nên xin đừng quyết định bằng việc nhìn vào hình tướng của người khác. Nhiều cơ hội hơn, gần chín mươi chín phẩy chín phần trăm, bất kì cái gì họ xuất hiện trên bề mặt họ sẽ không là vậy ở sâu bên dưới. Bạn có thể chắc chắn được về điều đó; tôi nói gần như chắc chắn hoàn toàn, bởi vì chỉ không phẩy một phần trăm bạn có thể lỡ - không nhiều gì. Chỉ thỉnh thoảng bạn mới bắt gặp vị phật, người có hình tướng là một với nội tâm của người đó; bằng không bạn sẽ bắt gặp những người là điều này ở bên ngoài và là điều khác ở bên trong. Đừng bị lừa bởi dáng vẻ.
Một nữ diễn viên tình cờ làm quen với một người lang thang thất nghiệp và đưa anh ta về căn hộ của mình bởi vì anh ta đi đôi giầy rất lớn và cô ấy đã được bảo rằng đàn ông chân lớn có chim lớn. Cô ấy cho anh ta ăn bữa tối thịt nướng với nhiều hạt tiêu và bia, thế rồi lôi anh ta lên giường.
Sang hôm sau người này thức dậy một mình và thấy tờ mười đô la để trên bệ lò sưởi, với lời nhắn ngắn gọn: 'Tự mua đôi giầy vừa cho anh.'
Nhưng đó là cách chúng ta cứ quyết định... từ bên ngoài. Thực ra, bởi vì chúng ta thậm chí không biết bên trong của riêng mình, làm sao chúng ta có thể nhìn vào bên trong của người khác được? Chúng ta không biết nghệ thuật nhìn vào trong. Trước hết bạn phải thực hành nghệ thuật này với bản thân mình. Trước hết bạn phải đi vào trong lãnh thổ của mình, thế giới bên trong của mình. Bạn phải đi ngày một sâu hơn vào tâm thức của mình, tới chính trung tâm của nó. Một khi bạn đã thấm vào cốt lõi của bản thể mình, bạn sẽ có khả năng nhìn vào cốt lõi của bản thể của bất kì ai khác. Thế thì không ai có thể lừa được bạn, bởi vì thế thì bạn không nhìn vào hình tướng - bạn nhìn vào thực tại.
Làm sao tâm trí rối loạn hiểu con đường?
Tâm trí rối loạn không thể hiểu được cái gì. Nó không ở trong trạng thái việc hiểu là có thể. Việc hiểu không có nghĩa là tri thức. Tâm trí rối loạn có thể trở thành rất thông thái - bạn có thể tới các đại học và bạn có thể thấy các giáo sư, rất thông thái - nhưng họ còn rối loạn hơn cả bạn, trong xung đột bên trong còn nhiều hơn cả bạn. Tri thức của họ chẳng ích gì cho họ chút nào. Tri thức chưa bao giờ có ích cho bất kì ai, nó chỉ làm nặng gánh. Nó cho bạn sự kính trọng, chắc chắn. Nó là trò bản ngã lớn, và bản ngã cảm thấy được thổi phồng lên; nhưng bản ngã càng được thổi phồng lên, bạn sẽ càng rối loạn bên trong hơn bởi vì bản ngã là hiện tượng giả tạo. Và khi bạn trở thành quá gắn bó với cái giả, bạn bắt đầu mất tiếp xúc với cái thật. Khi bạn bắt đầu bắt thêm rễ vào cái giả, bạn quên mất việc bắt rễ vào cái thực.
Con người của tri thức là vô thức như bạn. Người dốt nát và người thông thái không phải là trên những con thuyền khác nhau; họ là bạn đồng hành. Khác biệt giữa họ chỉ ở thông tin - điều không phải là khác biệt chút nào, điều không phải là khác biệt làm ra mọi khác biệt. Tôi có thể chỉ biết vài điều, bạn có thể biết thêm vài điều nữa, ai đó khác có thể biết cả nghìn lẻ một điều, và ai đó khác có thể chỉ như đi dạo qua từ điển bách khoa toàn thư Encyclopedia Britannica - điều đó chẳng tạo nên khác biệt chút nào.
Phật không phải là con người của tri thức, ông ấy là con người của hiểu biết - không tràn đầy thông tin mà tràn đầy sáng suốt. Tràn đầy linh ảnh, không tràn đầy ý nghĩ - sáng tỏ, sáng tỏ tựa tấm gương, và nhận biết lớn.
Bạn đang đi như kẻ mộng du, người vừa đi vừa ngủ. Bạn không biết điều mình đang làm, bạn không biết tại sao bạn làm nó; bạn không biết mình đang đi đâu, bạn không biết tại sao bạn đi. Cuộc sống của bạn là ngẫu nhiên, và cuộc sống ngẫu nhiên là cuộc sống vô ý thức - nó giống như người máy.
Một anh chàng ở nhà hát cùng vợ đi ra nhà vệ sinh vào lúc nghỉ giữa giờ, nhưng đi nhầm cửa và thấy mình đi ra vườn. Vì quá tiện để nghĩ tới việc dùng mặt đất, anh ta nhấc một cây ra khỏi chậu hoa và đái vào chậu nó, rồi đặt lại cây đó vào.
Anh ta trở về và thấy màn kịch tiếp đã bắt đầu. 'Điều gì đã xảy ra cho tới giờ trong màn này vậy?' anh ta thì thào hỏi vợ.
'Anh nên biết,' cô ấy nói một cách lạnh nhạt. 'Anh đã ở trong đó đấy!'
Con người sống trong vô ý thức. Con người không nhận biết, không nhận biết chút nào. Bạn có thể quan sát bất kì người nào, bạn có thể quan sát bản thân mình, dần dần, dần dần, và bạn sẽ thấy nhiều hành động vô ý thức đang xảy ra đến mức gần như không thể nào tin được làm sao bạn đã sống cho tới giờ. Bạn nói dối chẳng vì lí do nào cả! Và khi bạn bắt quả tang bản thân mình nói dối, bạn sẽ ngạc nhiên: sao mình nói dối ngay chỗ đầu tiên? - bởi vì chẳng có lí do gì, bạn không định thu được gì từ điều đó. Chỉ là thói quen, chỉ là lệ thường máy móc. Bạn trở nên buồn chẳng vì lí do nào cả.
Bây giờ có vài nhà nghiên cứu nói bạn có thể làm lịch về tâm trạng bạn, và tôi thấy nghiên cứu của họ có ý nghĩa - bạn thực sự có thể làm ra lịch về tâm trạng bạn. Cứ viết ra trong một tháng mà xem: Thứ hai buổi sáng bạn cảm thấy thế nào, và vào buổi chiều và vào buổi tối và vào buổi đêm... ít nhất tám lần một ngày, cứ ghi mọi ngày và đích xác cùng một giờ bạn cảm thấy thế nào. Và trong vòng ba hay bốn tuần bạn sẽ ngạc nhiên rằng vào mỗi thứ hai và cùng lúc bạn đều cảm thấy đích xác cùng một tâm trạng.
Bây giờ điều này không thể thế được vì bất kì hoàn cảnh nào bên ngoài, bởi vì mỗi thứ hai chúng là khác. Nó là cái gì đó bên trong - mặc dầu bạn sẽ thấy những cái cớ bên ngoài, bởi vì chẳng ai muốn cảm thấy có trách nhiệm cho khổ riêng của mình. Điều cảm thấy tốt là làm cho người khác cảm thấy có trách nhiệm về khổ của bạn. Và bạn có thể tìm ra cớ, bạn thậm chí có thể bịa ra chúng nếu chúng không có đó.
Đó là chỗ mọi người đã trở thành rất, rất sáng tạo. Thực ra toàn thể tính sáng tạo của họ đều bao gồm trong việc tạo ra cớ: 'Sao mình buồn?' và bạn có thể tìm thấy cả nghìn lẻ một lí do. Vợ bạn nói điều này và con cái không cư xử đúng và hàng xóm và ông chủ ở văn phòng và giao thông và giá cả đang lên cao... và bạn có thể tìm ra cả nghìn lẻ một thứ; chúng bao giờ cũng có đó. Và bạn có thể vẽ ra cả thế giới rất ảm đạm, đen tối, và thế rồi bạn có thể cảm thấy thoải mái rằng đấy không phải là trách nhiệm của bạn mà bạn buồn.
Nhưng vẫn cùng thế giới đó, và sáng thứ ba bạn cảm thấy rất sôi nổi, rất vui vẻ, rạng ngời - lần nữa bạn có thể tìm ra cớ: 'Hôm nay là buổi sáng đẹp trời, và mặt trời cùng chim chóc và cây cối và bầu trời, và tất cả đều đầy ánh sáng - sáng đẹp thế!' Bạn có thể tìm ra cớ cho mọi loại tâm trạng, nhưng nếu bạn viết nhật kí trong bốn tuần bạn sẽ thực sự thấy choáng rằng mọi thứ xảy ra cho bạn gần như phụ thuộc vào bạn. Bạn có bánh xe bên trong cứ quay mãi, và cùng cái nan hoa đó cứ lên đến đỉnh lặp đi lặp lại.
Vâng, có những hoàn cảnh bên ngoài, nhưng chúng không phải là nguyên nhân; nhiều nhất chúng làm lẩy cò. Một tâm trạng nào đó nhất định xảy ra được lẩy cò bởi hoàn cảnh nào đó. Nếu hoàn cảnh này không có đó, cái gì đó khác sẽ thành điểm lẩy cò - nhưng nó nhất định được lẩy cò.
Những người đã sống trong cô lập đều trở nên nhận biết về sự kiện này. Phật hay phái các đệ tử của ông ấy tới những nơi cô lập. Trong công xã mới chúng ta sẽ có các hầm dưới đất cho nên tôi có thể cử bạn tới chỗ cô lập trong một tháng - tuyệt đối cô lập. Bạn biến mất khỏi thế giới, cho nên bạn không thể đổ tại bất kì hoàn cảnh nào bên ngoài bởi vì không có gì bên ngoài cả... bạn và những bức tường của hầm. Và bạn sẽ ngạc nhiên: một hôm bạn hạnh phúc, một hôm bạn bất hạnh, một hôm bạn cảm thấy rất tham lam, một hôm bạn cảm thấy giận dữ và không có ai đã xúc phạm bạn, chọc giận bạn. Một hôm bạn sẽ thấy bạn đang tự mình nói dối cho mình vì bạn không thể tìm ra bất kì ai khác.
'Tôi có thể mua đồ uống cho cô được không?' anh ta hỏi, bằng cách gợi lên cuộc đối thoại.
'Không, cám ơn ông,' cô ấy nói. 'Tôi không uống.'
'Thế ăn tối chút ít với tôi trong phòng tôi vậy?' 'Không, tôi không nghĩ điều đó sẽ thích hợp,' cô
ấy nói.
Không có kết quả gì với cách tiếp cận tinh tế hơn, chàng thanh niên đi thẳng vào vấn đề: 'Tôi bị say đắm bởi cái đẹp tươi mát của cô, thưa cô, và tôi sẽ cho cô bất kì cái gì trái tim cô mong ước nếu cô dành một đêm với tôi.'
'Ô, không, không thưa ông, tôi không bao giờ làm điều như vậy đâu.'
'Nói cho tôi đi,' anh thanh niên nói vừa cười, 'cô không bao giờ làm cái gì hơi chút không đúng sao?'
'Vâng,' cô gái Pháp nói, 'tôi nói dối.'
Bạn quan sát bao nhiêu lần trong ngày việc bạn nói dối - và chẳng vì lí do gì chút nào - và bao nhiêu lần bạn trở nên giận dữ, chẳng lí do chút nào, và thế rồi bạn sẽ thấy mình đang sống trong thế giới bên trong, thế giới chủ thể của riêng bạn. Hiểu biết nghĩa là hiểu những điều nền tảng này của việc vận hành của cuộc sống. Và nếu bạn hiểu những điều nền tảng này, biến đổi là không khó khăn. Thực ra, bản thân hiểu biết trở thành việc biến đổi.
Làm sao tâm trí rối loạn hiểu con đường?
Nếu một người bị rối loạn
Người đó sẽ không bao giờ được tràn đầy với tri thức.
Từ 'tri thức' không ngụ ý điều bạn ngụ ý bởi tri thức. Khi Phật dùng từ 'tri thức' ông ấy ngụ ý trí huệ, không phải thông tin; ông ấy ngụ ý việc biết, không phải tri thức.
Nếu một người bị rối loạn... đang trong xung đột, đang trong lẫn lộn, đang trong phân chia, bị chia chẻ ở bên trong, nếu một người là đám đông bên trong... Người đó sẽ không bao giờ được tràn đầy với trí huệ.
Trí huệ cần thống nhất, trí huệ cần tích hợp, trí huệ cần kết tinh của nhận biết, của tính quan sát, của việc quan sát hành động của bạn, tâm trạng của bạn, ý nghĩ của bạn, xúc động của bạn... quan sát mọi thứ đang xảy ra trong thế giới bên trong của bạn. Chỉ bằng việc quan sát nó, phép màu bắt đầu xảy ra. Nếu bạn bắt đầu thấy rằng bạn nói dối chẳng bởi lí do gì cả, chính nhận biết đó sẽ trở thành trở ngại. Lần sau bạn ở ngay bên bờ nói dối thì một giọng nói bên trong bạn sẽ nói, 'Quan sát đi, cẩn thận vào - mình đang đi vào trong bẫy lần nữa.' Lần sau bạn đang rơi vào trong buồn rầu, cái gì đó bên trong bạn sẽ làm cho bạn tỉnh táo, sẽ báo động bạn.
Đây là con đường của việc biến đổi năng lượng của bạn - aes dhammo sanantano. Aes maggo visuddhya - đây là cách làm thuần khiết, đây là luật vĩnh hằng của biến đổi.
Tâm trí không rối loạn, không còn tìm kiếm xem xét cái gì là phải và cái gì là trái,
Tâm trí vượt ra ngoài mọi phán xét, quan sát và hiểu.
Cho nên yêu cầu đầu tiên cho sannyasin là: Tâm trí không rối loạn, không còn tìm kiếm xem xét cái gì là phải và cái gì là trái...
Một phát biểu cực kì quan trọng và cách mạng. Phật đang nói: Đừng xét cái gì là phải và cái gì là trái, bởi vì nếu bạn xét cái gì là phải và cái gì là trái, bạn sẽ bị phân chia, bạn sẽ trở thành kẻ đạo đức giả. Bạn sẽ giả vờ là cái phải và bạn sẽ làm cái trái. Và khoảnh khắc bạn xét cái gì là phải và cái gì là trái, bạn trở nên bị gắn bó, bạn trở nên bị đồng nhất. Bạn chắc chắn trở thành bị đồng nhất với cái phải.
Chẳng hạn, bạn thấy bên đường một tờ bạc một trăm ru pi; nó thể đã rơi ra từ túi ai đó. Bây giờ câu hỏi nảy sinh: Lấy nó hay không lấy nó? Một phần của bạn nói, 'Lấy nó là hoàn toàn phải rồi. Chẳng ai thấy cả, chẳng ai bao giờ nghi ngờ. Và mình có ăn cắp đâu - nó chỉ nằm đấy thôi! Nếu mình không lấy nó, ai đó khác đằng nào cũng sẽ lấy nó thôi. Cho nên tại sao bỏ lỡ nó? Lấy là hoàn toàn phải đấy!'
Nhưng một phần khác nói, 'Điều này là sai - tiền này đâu có thuộc vào mình, nó không phải là của mình. Theo một cách nào đó, một cách gián tiếp, đó là ăn cắp. Mình phải báo cho cảnh sát, hay nếu mình không muốn bị bận tâm với nó, cứ đi tiếp, quên hết nó đi. Thậm chí không nhìn nữa. Đây là tham và tham là tội lỗi!'
Bây giờ, hai tâm trí này có đó. Một bên nói, 'Điều đó đúng rồi, lấy đi,' bên kia nói, 'Điều đó sai rồi, đừng lấy.' Bạn sẽ đồng nhất bản thân mình với tâm trí nào?
Bạn chắc chắn sẽ đồng nhất với tâm trí nói điều đó là vô đạo đức, bởi vì điều đó thoả mãn bản ngã hơn. 'Mình là con người đạo đức, mình đâu có là người thường; bất kì ai khác cũng sẽ lấy tờ một trăm ru pi này. Trong những thời khó khăn thế, mọi người không nghĩ tới điều tinh tế như thế.' Bạn sẽ đồng nhất bản thân mình với tâm trí đạo đức. Nhưng có mọi khả năng bạn sẽ lấy tờ bạc này. Bạn sẽ đồng nhất bản thân mình với tâm trí đạo đức, và bạn sẽ không đồng nhất bản thân mình với tâm trí sẽ lấy tờ bạc. Bạn sẽ lên án nó từ sâu bên dưới; bạn sẽ nói, 'Điều đó là không đúng - đó là phần tội lỗi của mình, phần thấp kém, phần bị kết án.' Bạn sẽ giữ cho mình tách rời nó. Bạn sẽ nói, 'Mình chống lại điều đó. Nó là bản năng của mình, nó là vô thức của mình, nó là thân thể mình, nó là tâm trí mình, cái đã thuyết phục mình làm điều đó; bằng không, mình đã biết nó rồi, rằng nó là sai. Mình là người biết rằng nó là sai.'
Bạn bao giờ cũng đồng nhất bản thân mình với cái đúng, thái độ đạo đức, và bạn không đồng nhất với hành động vô đạo đức - mặc dầu bạn làm điều đó. Đây là cách đạo đức giả phát sinh.
Thánh Augustine đã nói trong buổi thú tội của mình: Lạy chúa, xin tha thứ cho con, bởi vì con cứ làm những điều con biết con không nên làm, và con không làm những điều con biết con phải làm.
Đây là xung đột, đây là cách người ta trở nên bị rối loạn. Do đó Phật cho bạn một chìa khoá bí mật. Đây là chiếc chìa khoá đó, cái có thể đưa bạn ra khỏi mọi sự đồng nhất: đừng bị đồng nhất với tâm trí đạo đức - bởi vì điều đó nữa cũng là một phần của tâm trí. Đấy là cùng một trò chơi: phần này nói tốt, phần khác nói xấu - đấy là cùng tâm trí tạo ra xung đột trong bạn. Tâm trí bao giờ cũng hai mặt. Tâm trí sống trong các cực đối lập. Nó yêu và nó ghét cùng một người; nó muốn làm hành động này và nó không muốn làm hành động đó. Nó là xung đột, tâm trí là xung đột. Đừng bị đồng nhất với cả hai.
Phật nói: Trở thành chỉ là việc quan quan sát. Thấy rằng phần này đang nói cái này, phần kia đang nói cái kia. 'Mình không là cả hai - neti, neti, không cái này không cái nọ - mình chỉ là nhân chứng.' Chỉ thế thì mới có khả năng rằng hiểu biết sẽ nảy sinh.
Tâm trí không rối loạn, không còn tìm kiếm xem xét cái gì là phải và cái gì là trái,
Tâm trí vượt ra ngoài mọi phán xét, quan sát và hiểu.
Vượt ra ngoài phán xét về tốt và xấu là con đường của quan sát. Và chính là qua quan sát mà biến đổi xảy ra. Đây là khác biệt giữa đạo đức và tôn giáo. Đạo đức nói, 'Chọn điều phải và bỏ điều trái. Chọn cái tốt và bỏ cái xấu.' Tôn giáo nói, 'Đơn giản quan sát cả hai. Không chọn cái nào. Vẫn còn trong tâm thức vô chọn lựa.'
Tôn giáo là rất, rất khác với đạo đức. Đạo đức là rất tầm thường, trần tục, xoàng xĩnh; đạo đức không thể đưa bạn tới điều tối thượng, nó không phải là con đường của điều thiêng liêng. Đạo đức chỉ là chiến lược của xã hội. Đó là lí do tại sao điều này là đúng trong xã hội này và cũng điều đó là sai trong xã hội khác; một điều được coi là tốt ở Ấn Độ và cùng điều đó bị coi là xấu ở Nhật Bản. Một điều được coi là tốt hôm nay và có thể trở thành sai ngày mai. Đạo đức là sản phẩm phụ của xã hội, nó là chiến lược của xã hội để kiểm soát. Nó là viên cảnh sát bên trong bạn, viên quan toà bên trong bạn - nó là thủ đoạn của xã hội để thôi miên bạn theo những quan niệm nào đó mà xã hội muốn áp đặt lên mọi người. Cho nên nếu bạn được sinh ra trong gia đình ăn chay, người không ăn chay là kẻ tội lỗi lớn nhất.
Một sư Jaina có lần bảo tôi rằng 'Tôi thích sách của ông, nhưng sao ông nhắc tới cả Jesus, Mohammed và Ramakrishna cùng với Mahavira? Ông không nên nhắc tới họ theo cùng một hàng. Mahavira là Mahavira - làm sao có thể so sánh ông ấy và đặt ông ấy theo cùng cách, theo cùng phân loại với Jesus, Mohammed và Ramakrishna được?'
Tôi nói, 'Sao không?'
Ông ta nói, 'Jesus uống rượu này, ăn thịt này - còn tội lỗi nào lớn hơn mà người ta có thể phạm phải nữa?'
Mohammed ăn thịt và lấy chín đàn bà! Người ta phải từ bỏ đàn bà - đây không chỉ một mà những chín! Con số hoàn hảo. Thực ra, không có số thêm nữa; chín là số cuối cùng, thế rồi lặp cùng số...
'Mohammed lấy chín đàn bà, là người ăn thịt nữa - làm sao ông đặt Mohammed bằng Mahavira được? Và làm sao ông đặt Ramakrishna ngang bằng Mahavira được? Ông ấy hay ăn cá.'
Người Bengali thì nhất định là ăn cá rồi.
Chỉ trích duy nhất của ông ta về sách của tôi là ở chỗ tôi đã đặt những người này cùng nhau.
Bây giờ hỏi người Ki tô giáo... Có lần tôi đã hỏi một nhà truyền giáo Ki tô giáo, 'Ông nói gì về sư Jaina này? Ông ta đã nói điều này... ông có phản đối gì không?'
Ông ta nói, 'Chắc chắn! Làm sao ông đặt Mahavira ngang bằng Jesus được? Jesus đã sống vì nhân loại, đã hi sinh đời mình vì nhân loại - Mahavira đã làm được gì? Mahavira cực kì ích kỉ, ông ấy chỉ nghĩ tới mỗi cứu rỗi của riêng ông ấy Ông ấy chẳng quan tâm tới người khác! Ông ấy chưa bao giờ chữa lành cho người mù, ông ấy chưa bao giờ dựng dậy người chết từ cái chết. Ông ấy chỉ thiền trong mười hai năm trên núi non, trong rừng rậm - còn gì ích kỉ hơn thế nữa...? Và thế giới này đang đau khổ và mọi người đang trong nỗi đau lớn, còn ông ấy không tới an ủi họ. Cái gì xa hoa hơn có thể có đó? Chỉ thiền bên sông trong rừng - còn gì xa hoa hơn! Ông ấy đã làm gì cho nhân loại đáng thương này? Jesus đã hi sinh bản thân mình - ông ấy đã sống và đã chết cho người khác. Toàn bộ cuộc sống của ông ấy không là gì ngoài sự hi sinh thuần khiết. Làm sao ông có thể đặt Mahavira ngang bằng với Jesus được?'
Và ông ấy nữa cũng dường như phải. Bây giờ, bạn quyết định thế nào? Phật chưa bao giờ chữa cho người bệnh, người mù, người điếc, người câm - chỉ thiền. Dường như ích kỉ quá! Ông ấy đáng phải mở bệnh viện chứ, hay ít nhất thì cũng mở trường học; phải phân phối thuốc, phải đi vào những vùng lụt lội và cứu trợ mọi người... ông ấy chưa bao giờ làm cái gì như thế cả. Đây là cái loại tâm linh gì vậy? Theo người Ki tô giáo, điều đó thuần tuý ích kỉ.
Bây giờ, ai đúng? Và ai sẽ quyết định? Chúng ta sống theo định kiến của chúng ta.
Sư Jaina này sai và nhà truyền giáo Ki tô giáo này cũng sai, bởi vì cả hai đều phán xét - và phán xét là sai. Jesus là Jesus - ông ấy sống theo cách riêng của ông ấy. Phật là Phật - ông ấy sống theo cách riêng của ông ấy. Các cá tính duy nhất, các cách diễn đạt duy nhất của Thượng đế. Không ai là bản sao của người khác, và không ai cần là bản sao của người khác. Và điều tuyệt vời là ở chỗ thế giới có đa dạng. Nếu như chỉ có các Jesus và các Jesus lặp đi lặp lại, họ sẽ trông giống như các xe Ford ra từ dây chuyền lắp ráp - mỗi giây một xe Ford xuất xưởng, hệt nhau, đích xác cùng như nhau. Điều tuyệt vời là Jesus là một và đơn giản là một và không lặp lại. Và điều tốt là Phật là mỗi mình và không lặp lại.
Người tôn giáo thực sự có cách tiếp cận không phán xét. Nhà đạo đức không thể tránh được việc phán xét, ông ta trở thành quan toà. Bây giờ, sư Jaina này, một người bình thường, ngu xuẩn, sẵn sàng phán xét Jesus, Ramakrishna, Mohammed. Ông ta chẳng biết gì, chẳng hiểu gì, chưa bao giờ thiền - chưa hiểu được bản thân mình. Đó là lí do tại sao ông ta đã tới tôi.
Ông ta đã tới tôi để hiểu thiền là gì và làm sao thiền. Thiền vẫn chưa xảy ra, nhưng phán xét đã có đó rồi - và ông ta sẵn sàng phán xét ngay cả người như Jesus, mà thậm chí không thấy xấu hổ về điều ông ta làm, không dụt dè, rất cao ngạo. Và đấy cũng là trường hợp với nhà truyền giáo Ki tô giáo này! Ông ấy chẳng biết gì về thiền, điều Phật đang làm, điều Mahavira đang làm. Ông ấy chẳng biết gì về những con đường tinh tế mà theo đó vị phật hành động. Việc trở nên chứng ngộ của ông ấy là phục vụ vĩ đại nhất có thể có cho nhân loại - không gì hơn có thể được làm. Ông ấy chắc chắn không chữa được con mắt vật lí, nhưng ông ấy là người đã chữa con mắt tâm linh của hàng nghìn người - và đó là phục vụ thực! Ông ấy đã làm cho hàng nghìn người nghe, lắng nghe, hiểu - đó là phục vụ thực.
Nhưng nhà truyền giáo Ki tô giáo này, bởi vì ông ta cai quản một trường phổ thông và một bệnh viện, nên cứ cho mình là ai đó có quyền phán xét. Các nhà đạo đức bao giờ cũng phán xét, người tôn giáo không bao giờ phán xét. Người đó sống trong tâm thức vô phán xét.
Tâm trí vượt ra ngoài mọi phán xét, quan sát và hiểu. Người đó đơn giản quan sát và hiểu. Nếu Phật bắt gặp Jesus, ông ấy chắc hiểu ngay; nếu Jesus bắt gặp Mahavira, ông ấy chắc hiểu ngay. Chỉ quan sát, thấy và có hiểu biết.
Biết rằng thân thể là cái bình mảnh mai, và tạo nên lâu đài của tâm trí ông.
Với 'tâm trí' Phật ngụ ý tâm thức. Với 'tâm trí' Phật ngụ ý Tâm trí với chữ T hoa - không phải là tâm trí thường mà bạn có mà là Tâm trí xảy ra khi mọi ý nghĩ đều đã biến mất, khi tâm trí hoàn toàn trống rỗng ý nghĩ. Làm ra lâu đài của Tâm trí của bạn đi bởi vì thân thể này sắp sửa chết - đừng phụ thuộc vào nó.
Trong mọi thử thách
để hiểu biết tranh đấu cho ông
để bảo vệ điều ông có được.
Và liên tục nhớ lấy, bởi vì cuộc tranh đấu là lâu dài, và cuộc hành trình là gian nam. Nhiều lần bạn sẽ ngã và quên, nhiều lần bạn sẽ bắt đầu phán xét. Nhiều lần bạn sẽ bắt đầu bị đồng nhất với cái này cái nọ, nhiều lần bản ngã sẽ tự khẳng định nó lặp đi lặp lại. Bất kì khi nào bản ngã tự khẳng định nó, bất kì khi nào đồng nhất xảy ra, bất kì khi nào phán xét nảy sinh, ngay lập tức nhớ: quan sát, đơn giản quan sát, và sẽ có hiểu biết.
Và hiểu biết là bí mật của biến đổi. Nếu bạn có thể hiểu được giận dữ, lập tức bạn sẽ được mưa rào lên bằng từ bi. Nếu bạn có thể hiểu được dục, lập tức bạn sẽ đạt tới samadhi. 'Hiểu biết' là từ quan trọng nhất cần nhớ.
Vì chẳng mấy chốc thân thể này sẽ bị bỏ đi. Vậy nó cảm thấy cái gì?
Khúc gỗ vô dụng, nằm trên đất. Vậy nó biết gì?
Đừng phụ thuộc vào thân thể và đừng vẫn còn bị giam cầm trong thân thể. Dùng nó, kính trọng nó, yêu thương nó, chăm sóc nó, nhưng nhớ: bạn phải rời bỏ nó một ngày nào đó. Nó chỉ là cái lồng, nó sẽ bị bỏ đằng sau, và con chim sẽ ra đi. Trước khi điều đó xảy ra, chăm nom cho con chim nữa. Lau sạch tâm thức bạn, bởi vì nó sẽ đi cùng bạn. Hiểu biết của bạn sẽ đi cùng bạn, không cùng thân thể bạn.
Cho nên đừng phí thời gian quá nhiều trong việc trang trí cho nó bằng mĩ phẩm trang điểm, bằng quần áo, bằng đồ trang sức - đừng phí quá nhiều thời gian với thân thể, bởi vì thân thể thuộc về đất và đất sẽ đòi nó lại. Cát bụi trở về với cát bụi. Bạn không thuộc vào đất, bạn thuộc vào cõi bên kia nào đó, chỗ nào đó không biết. Nhà bạn là ở trong cái không biết, ở đây bạn chỉ là khách thăm. Tận hưởng cuộc viếng thăm này và dùng nó nhiều nhất có thể được để trưởng thành trong hiểu biết và chín muồi, để cho bạn có thể đem về nhà chín chắn của bạn, hiểu biết của bạn, trí huệ của bạn.
Kẻ thù tồi tệ nhất của ông không thể làm hại ông nhiều như các ý nghĩ riêng, khinh suất của ông.
Khi các ý nghĩ không được canh giữ, không được quan sát, tâm trí bạn là kẻ thù lớn nhất của bạn.
Nhưng một khi bị nó khống chế, không ai có thể giúp ông được mấy, cho dù cả bố hay mẹ ông.
Nhưng cùng tâm trí đó, nếu bị làm chủ - bị làm chủ bởi tính quan sát, bị làm chủ bởi thiền - được biến đổi. Nó trở thành người bạn lớn lao nhất. Không ai có thể giúp bạn được nhiều như nó.
Tâm trí là chiếc thang: không được canh giữ nó đưa bạn đi xuống, được canh giữ nó đưa bạn đi lên. Vẫn cùng chiếc thang đó! Tâm trí là cánh cửa: không được canh giữ nó đưa bạn ra ngoài, được canh giữ nó đưa bạn vào trong. Cùng tâm trí đó không được canh giữ trở thành giận dữ, hận thù, ghen tị; được canh giữ nó trở thành từ bi, tình yêu, ánh sáng.
Có tính quan sát, thức tỉnh, tỉnh táo, không phán xét đi. Đừng là nhà đạo đức: tạo ra tâm thức tôn giáo. Và với 'tâm thức tôn giáo' điều đó được ngụ ý nhận biết vô chọn lựa. Để cho cụm từ này chìm sâu vào trong tim bạn: nhận biết vô chọn lựa. Đây là chính tinh tuý của giáo huấn của Phật - aes dhammo sanantano.
Nhận xét
Đăng nhận xét