Tuần 39. Tức giận và đau đớn


Luận về cuộc đời
365 ngày khai sáng tâm hồn
Osho

 
Tuần 39. Tức giận và đau đớn


Ngày 24 Tháng Chín

Sự mềm mỏng

Sự mềm mỏng luôn luôn chiến thắng sự cứng rắn. Sự mềm mỏng luôn sống động; sự cứng rắn luôn tê bại. Sự mềm mỏng giống như một bông hoa; sự cứng rắn giống như một hòn đá. Sự cứng rắn trông có vẻ như mạnh mẽ nhưng thực ra lại yếu đuối. Sự mềm mỏng trông có vẻ như yếu đuối nhưng lại sống động vô cùng.

Tất cả những gì sống động đều luôn dễ vỡ. Bạn càng sâu sắc thì càng thêm mềm mỏng, càng mềm mỏng bạn càng thêm sâu sắc. Cái cốt lõi luôn luôn mềm mỏng.

Đó là toàn bộ bài học của Lão Tử: Hãy mềm mỏng giống như nước; đừng là một viên đá. Nước chảy trên đá, không ai có thể tưởng tượng rằng nước có thể thắng được đá. Tảng đá dường như rất mạnh mẽ nhưng cuối cùng nó phải biến mất. Theo thời gian, cái mềm mỏng nhất định sẽ chiến thắng cái cứng rắn.

Khi nào bạn cảm thấy mình đang cứng rắn, hãy lập tức thư giãn và để mình trở lại với trạng thái mềm mỏng, dù kết quả có ra sao. Ngay cả khi bạn bị đánh bại và nhận thấy rằng nhất định mình sẽ thua cuộc, bạn cũng cứ để sự thua cuộc xuất hiện, nhưng nhất định là bạn phải mềm mỏng vì về lâu về dài cái mềm mỏng luôn luôn chiến thắng.


Ngày 25 Tháng Chín

Tốc độ

Chúng ta luôn có tốc độ của riêng mình. Chúng ta nên di chuyển với tốc độ của chính mình, với tốc độ tự nhiên của mình.

Khi bạn tìm ra được nhịp độ của mình, bạn sẽ tự nhiên hoạt động hiệu quả hơn. Mọi hành động của bạn sẽ trở nên sôi nổi hơn, hào hứng hơn, mọi việc bắt đầu diễn ra êm đẹp. Có những công nhân chậm chạp nhưng sự chậm chạp có những phẩm chất tốt đẹp riêng của nó. Một công nhân nhanh nhẹn có thể tạo ra nhiều sản phẩm nhưng chất lượng sản phẩm không có. Một công nhân chậm chạp có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn vì toàn bộ sinh lực của anh ta đều tập trung vào chất lượng nhiều nhưng số lượng không phải là yếu tố quan trọng.

Nếu bạn có thể làm được một vài việc (nhưng tất cả những gì bạn tạo ra đều đẹp đẽ đến mức hoàn hảo), khi đó bạn cảm thấy rất thỏa mãn và hạnh phúc. Bạn không cần làm ra nhiều thứ. Thậm chí nếu bạn chỉ có thể tạo ra được một thứ nhưng nó lại giúp bạn thực sự hài lòng, chỉ cần như thế đã là quá đủ rồi; cuộc sống của bạn luôn được mãn nguyện. Bạn có thể làm được nhiều thứ nhưng chẳng thứ nào có thể giúp bạn hài lòng cả. Đâu là yếu tố quan trọng ở đây?

Chúng ta phải ghi nhớ rằng: mỗi người có một bản chất khác nhau, nên chúng ta không thể lấy bất kỳ một tiêu chuẩn nào để đánh giá con người.


Ngày 26 Tháng Chín

Cho phép

Bí quyết của khoa học tâm linh là để mọi việc xảy ra mà không tác động gì đến nó. Chúng ta phải hiểu và ý thức được cách để mọi việc diễn ra một cách tự nhiên.

Chúng ta không cần phải hành động gì cả bởi bất kể chúng ta làm gì thì điều đó cũng bắt nguồn từ tâm hồn bối rối của chúng ta. Bí quyết của khoa học tâm linh là để mọi việc xảy ra mà không tác động gì đến nó. Chúng ta cần phải hiểu và ý thức được cách để mọi việc diễn ra một cách tự nhiên. Tâm hồn không ngừng bị cám dỗ, nó sẵn sàng xen vào mọi thứ. Nó muốn mọi việc diễn ra theo đúng ý của nó, đó là toàn bộ vấn đề rắc rối. Chúng ta là một phần rất nhỏ so với cuộc sống bao la này, việc lấy quan điểm của mình ra để làm chuẩn mực là một việc làm khờ dại.

Cũng giống như một con sóng giữa đại dương, nó muốn mọi việc diễn ra theo ý của nó. Nó chỉ là một phần rất nhỏ của đại dương. Nó không độc lập cũng chẳng phụ thuộc vì nó hoàn toàn không phải là một phần tử tách rời với mọi đối tượng khác. Cơn sóng đó chỉ là một phần rất nhỏ của đại dương. Chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta hiểu được điều này thì mọi ưu tư của chúng ta sẽ lập tức biến mất. Khi đó chúng ta sẽ không còn nơi nào để đi, không còn mục tiêu nào cần phải đến và chúng ta cũng không thể nào bị bối rối hay thất bại. Khi đó chúng ta sẽ từ bỏ tất cả... Một sự thư giãn tuyệt vời... Khi đó đời sống của chúng ta sẽ có được một màu sắc hoàn toàn khác. Mọi căng thẳng đều biến mất. Chúng ta sống một đời bình yên.


Ngày 27 Tháng Chín

Trò bịp bợm của tâm hồn

Đây là rắc rối của những người tham gia việc chiêm nghiệm thiền định: Dù sớm dù muộn thì tâm hồn cũng bắt đầu giở trò bịp bợm.

Có người sẽ nhìn thấy nguồn sáng, có người sẽ nghe được những âm thanh lạ, có người sẽ có được những trải nghiệm mới mẻ. Bản ngã nói rằng 'Đây là điều tuyệt vời - nó chỉ xảy ra với bạn mà thôi. Bạn là người đặc biệt nên nó đang xảy ra với bạn'. Bạn bắt đầu bắt tay với nó.

Bạn đừng quan tâm tới nó - bạn hãy quên nó đi! Chúng ta cần phải hoàn toàn trống rỗng. Trải nghiệm tâm linh đang được gọi là tâm linh nhất chính là sự trống rỗng, đó là những gì các tín đồ Sufi gọi là fana - sự biến mất của bản ngã. Đó là trải nghiệm tâm linh duy nhất, mọi thứ khác chỉ là trò bịp bơm của tâm hồn. Tâm hồn có thể tạo ra nhiều thứ khác nhau. Nó bắt đầu ảo giác; nó có thể nhìn thấy Đức Phật hoặc Chúa trời. Tâm hồn luôn có khả năng mơ mộng, nó có thể mơ mộng ngay cả khi đôi mắt của nó mở lớn. Khi bạn nhìn thấy Chúa trời đứng trước mặt bạn, làm sao bạn có thể không tin cho được? Thực ra chẳng có Chúa trời nào đứng trước mặt bạn cả, đó chỉ là ảo giác của bạn.

Đó là lý do tại sao các bậc thầy Thiền định lại nói rằng 'Nếu bạn trông thấy Đức Phật trên đường, bạn hãy giết ông ta ngay!'. Họ hoàn toàn đúng. Điều này nghe có vẻ phạm thượng, bất kính nhưng đó lại là sự thật. Bạ sẽ tình cờ gặp bất kỳ thứ gì mà tâm hồn bạn đã bị gò ép trong suốt thời thơ ấu. Bạn sẽ gặp Đức Phật, Chúa trời hoặc thánh A-la. Những người ngu ngốc sẽ sùng kính bạn. Họ sẽ nói rằng 'Bạn đang đạt được trạng thái tâm hồn tối thượng'. Xin bạn đừng nghe lời họ.


Ngày 28 Tháng Chín

Sự bỏ mặc

Khi bỏ mặc những phẩm chất trong tâm hồn, người ta sẽ luôn sống trong ngu muội. Quan tâm đến những phẩm chất trong tâm hồn là bước đầu tiên để có được sự sáng suốt.

Nó xuất hiện ở đó - nó đã luôn ở đó - nhưng bạn đã bỏ mặc nó. Có lẽ vì nó luôn ở đó nên bạn sẽ dễ dàng bỏ mặc nó. Chúng ta luôn bỏ mặc những gì đã và đang tồn tại; chúng ta chỉ quan tâm đến những gì mới mẻ vì cái mới mẻ luôn tạo ra những thay đổi. Chú chó sẽ tiếp tục ngồi đó nếu không có gì chuyển động quanh nó - nó có thể nghỉ ngơi, mơ mộng. Bạn hãy để thứ gì chuyển động quanh nó, nó lập tức tỉnh táo trở lại. Ngay cả khi một chiếc lá vàng rơi, nó vẫn bật tiếng sủa vang. Đó chính là trạng thái của tâm hồn; nó chỉ quan tâm đến những gì thay đổi và nó lại ngủ thiếp đi.

Những phẩm chất của tâm hồn cũng bị lãng quên theo cùng một cách đó. Chỉ khi chúng ta đánh thức tình yêu - phẩm chất đẹp đẽ nhất trong tâm hồn - thì cuộc sống của chúng ta mới có được thứ hương vị hoàn toàn khác.


Ngày 29 Tháng Chín

Nhỏ nhen và ti tiện

Tâm hồn ngày càng co rút lại - khi bạn già đi thì tâm hồn bạn càng thêm teo tóp, nhỏ nhen hơn. Chẳng có gì ngạc nhiên khi người già thường tỏ ra nhỏ nhen.

Nhiều người già vẫn thường tỏ ra tức giận, buồn bực, cáu gắt không vì một lý do nào cả. Lý do ở đây là họ đã quên đi con tim của họ trong cuộc sống của mình. Họ chỉ sống bằng lý trí, lý trí không bao giờ có thể rộng mở được, lý trí chỉ có thể teo tóp lại mà thôi. Bạn càng biết nhiều thì tâm hồn bạn càng hạn hẹp.

Người ngu dốt có một tâm hồn thoáng đãng hơn người có nhiều kiến thức vì người ngu dốt chẳng có thứ gì trong tâm hồn. Người có nhiều kiến thức là người có tâm hồn trì chậm, nặng nề. Con tim là một hình thức khác của tâm hồn, nó không phải là kho chứa kiến thức. Tâm hồn mà chúng ta thường vận dụng chính là lý trí. Xin hãy nhớ cho rằng, khi tôi nói đến sự thức tỉnh, tôi muốn nói đến sự tỉnh thức của con tim.


Ngày 30 Tháng Chín

Tức giận và đau đớn

Sự tức giận xuất hiện để bảo vệ bạn nhằm tránh khỏi sự đau đớn. Nếu một ai đó gây tổn thương cho bạn, bạn trở nên tức giận. Sự tức giận này nhằm bảo vệ bạn tránh khỏi sự đau đớn. Thế nên mọi đau đớn đều bị đè nén bởi sự tức giận, hết lớp này đến lớp khác.

Bạn hãy tiếp tục tức giận và tức giận, rồi đột nhiên bạn nhận thấy rằng mọi sự tức giận đều tan biến - bạn nhận thấy rằng bạn trở nên buồn phiền, không còn tức giận nữa. Sự tức giận sẽ biến thành sự buồn phiền, khi nó biến thành sự buồn phiền thì bạn có thể khẳng định rằng bạn đang tiến rất gần đến sự đau đớn; mọi đau đớn sẽ bùng phát.

Cũng giống như khi chúng ta đào một cái lỗ trên mặt đất để tạo thành một cái giếng. Đầu tiên chúng ta cần dọn sạch mặt đất và vứt bỏ mọi lớp cát đá, sau đó nước mới xuất hiện. Đầu tiên nó không phải là nước sạch, nó vẫn còn bùn đất; dần dần nguồn nước bắt đầu trong trẻo. Đầu tiên sự tức giận xuất hiện - nó có nhiều lớp, giống như mặt đất. Sau đó sự buồn phiền xuất hiện giống như nguồn nước đục, rồi đến đau đớn - nỗi đau nguyên chất - sẽ xuất hiện. Nỗi đau nguyên chất luôn có vẻ đẹp tuyệt vời của nó vì nó giúp bạn tái sinh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho