Chương 17. Nghệ thuật về tiền

SÁNG TẠO - BỪNG CHÁY SỨC MẠNH BÊN TRONG.

Chương 17. Nghệ thuật về tiền


Thầy có thể nói về tiền không? Tất cả những cảm giác bao quanh tiền này là gì? Cái gì làm cho nó thành mạnh tới mức mọi người hi sinh các kiếp sống của mình cho nó vậy?

Đây là câu hỏi rất có ý nghĩa.

Tất cả các tôn giáo đều đã từng chống lại giầu sang bởi vì giầu sang có thể cho bạn tất cả những cái có thể mua được trong cuộc sống. Và gần như mọi thứ đều có thể mua được ngoại trừ các giá trị tâm linh như tình yêu, từ bi, chứng ngộ, tự do. Vài điều này là ngoại lệ - và ngoại lệ bao giờ cũng tỏ ra là qui luật. Mọi thứ khác bạn đều có thể mua bằng tiền. Bởi vì tất cả các tôn giáo đều chống lại cuộc sống, họ nhất định chống lại tiền. Đó là hệ quả tự nhiên. Cuộc sống cần tiền bởi vì cuộc sống cần tiện nghi, cuộc sống cần thức ăn tốt, cuộc sống cần quần áo tốt, nhà cửa tốt. Cuộc sống cần văn học, âm nhạc, nghệ thuật, thơ ca hay. Cuộc sống thật bao la!

Và người không thể hiểu được âm nhạc cổ điển là người nghèo. Người đó điếc. Người đó có thể nghe thấy - mắt người đó, tai người đó, mũi người đó, tất cả các giác quan của người đó đều tốt hoàn hảo về mặt y học - nhưng về mặt siêu hình... Bạn có thể thấy cái đẹp của văn học vĩ đại, như cuốn Sách về Mirdad không? Nếu bạn không thể thấy được điều đó, bạn mù.

Tôi đã bắt gặp những người thậm chí còn không đọc cái tên của Sách về Mirdad. Nếu tôi mà làm danh sách các cuốn sách lớn, đó sẽ là cuốn đầu tiên. Nhưng để thấy cái đẹp của nó bạn sẽ cần kỉ luật vô cùng.

Hiểu âm nhạc cổ điển là có thể chỉ nếu bạn học - và đó là việc học lâu dài. Nhưng để hiểu điều đó, bạn sẽ cần thoát khỏi đói khát, thoát khỏi nghèo nàn, thoát khỏi đủ mọi loại định kiến.

Chẳng hạn, người Mô ha mét giáo đã cấm âm nhạc; bây giờ họ đã tước đi của con người một kinh nghiệm vô biên. Chuyện xảy ra ở New Delhi... một trong những hoàng đế Mô ha mét giáo quyền lực nhất, Aurangzeb, đã lên ngôi. Và ông ấy không chỉ quyền lực, ông ấy thực sự là khủng khiếp.

Mãi cho tới thời của ông ấy các hoàng đế Mô ha mét giáo đều chỉ nói rằng âm nhạc là chống lại Mô ha mét giáo, nhưng đó là tất cả; Delhi đầy những nhạc sĩ. Nhưng Aurangzeb lại không phải là quân tử. Ông ấy đã tuyên bố rằng nếu âm nhạc mà được nghe thấy ở Delhi, nhạc sĩ sẽ bị chặt đầu. Và Delhi đã là trung tâm, một cách tự nhiên, bởi vì nó là thủ đô trong hàng nghìn năm. Cho nên nó là chỗ đủ mọi loại thiên tài sống.

Khi tuyên bố này được đưa ra, tất cả các nhạc sĩ tụ tập lại với nhau và họ nói, 'Điều gì đó cần phải được làm, điều này là quá thể! Họ thường nói điều đó chống lại Mô ha mét giáo - điều đó là được. Nhưng con người này nguy hiểm, ông ta sẽ bắt đầu giết người.' Cho nên như sự phản đối, tất cả các nhạc sĩ - mà có đến hàng nghìn người - kéo tới cung điện của Aurangzeb.

Ông ấy bước ra ban công và hỏi mọi người, 'Ai đã chết vậy?' - bởi vì điều họ đã làm... họ mang một cái xác theo cách nó được mang đi ở Ấn Độ. Không có thi hài nào bên trong, chỉ toàn gối, nhưng họ đã xoay xở làm cho nó giống như cái xác. Aurangzeb hỏi, 'Ai đã chết?'

Và họ trả lời, 'Âm nhạc. Và bệ hạ đã giết chết nó.'

Aurangzeb nói, 'Nó chết là tốt rồi. Bây giờ xin hãy làm điều tốt cho ta - đào một nấm mồ sâu nhất có thể được, để cho nó không bao giờ có thể thoát ra khỏi nấm mồ đó lần nữa.' Hàng nghìn nhạc sĩ và nước mắt của họ chẳng làm xúc động Aurangzeb - ông ta đang làm điều gì đó 'thiêng liêng.'

Âm nhạc bị người Mô ha mét giáo phủ nhận. Tại sao? - bởi vì âm nhạc về cơ bản do phụ nữ đẹp chơi ở phương Đông. Ở phương Đông và ở phương Tây nghĩa của từ 'mãi dâm' có khác. Ở phương Tây mãi dâm là bán thân thể cô ấy. Ở phương Đông, trong quá khứ, mãi dâm không phải là bán thân thể cô ấy; cô ấy bán bộ phận sinh dục, điệu vũ của cô ấy, âm nhạc của cô ấy, nghệ thuật của cô ấy.

Bạn sẽ ngạc nhiên rằng mọi vua Ấn Độ đều quen phái con trai mình, người sắp sửa trở thành người kế tục ông ấy, đền sống với những gái mãi dâm lớn trong vài năm. Họ được phái đi học phép xã giao, học tính dịu dàng, học âm nhạc, học sự thanh nhã của điệu vũ - bởi vì nhà vua phải thực sự giàu có về mọi thứ. Ông ấy phải hiểu cái đẹp, ông ấy phải hiểu logic, ông ấy phải hiểu phong tục tập quán. Đó đã là truyền thống cổ Ấn độ.

Người Mô ha mét giáo đập vỡ nó. Âm nhạc chống lại tôn giáo của họ. Tại sao? - bởi vì để học âm nhạc bạn phải vào nhà thổ. Người Mô ha mét giáo rất chống lại mọi hoan lạc, và nhà thổ đầy những tiếng cười, bài ca, âm nhạc, điệu vũ. Họ đơn giảm cấm đoán điều đó: không người Mô ha mét giáo nào được đi vào chỗ của âm nhạc; nghe âm nhạc là tội lỗi.

Và cùng điều đó đã được làm bởi các tôn giáo khác - với những lí do khác, nhưng họ tất cả đều cắt bỏ đi sự giầu có của con người. Và phần lớn giáo huấn cơ bản là ở chỗ bạn nên từ bỏ tiền bạc.

Bạn có thể thấy logic này.

Nếu bạn không có tiền, bạn không thể có cái gì khác được. Thay vì chặt cành, họ chặt chính gốc rễ. Người không có tiền thì đói, là kẻ ăn xin, không có quần áo. Bạn không thể trông đợi người đó có thời gian dành cho Dostoevsky, Nijinsky, Bertrand Russell, Albert Einstein, không; điều đó là không thể được.

Tất cả các tôn giáo đều cùng nhau làm cho con người nghèo nhất có thể được. Họ đã kết án tiền bạc quá nhiều, và ca ngợi nghèo nàn nhiều đến mức khi có liên quan tới tôi, họ là phạm nhân lớn nhất mà thế giới đã từng biết tới.

Nhìn điều Jesus nói: lạc đà có thể đi qua lỗ trôn kim, nhưng người giầu không thể đi qua cổng thiên đường. Bạn có cho rằng con người này lành mạnh không? Ông ấy sẵn sàng cho con lạc đà đi qua lỗ trôn kim - điều tuyệt đối không thể được, nhưng ngay cả điều không thể được đó ông ấy chấp nhận làm thành có thể. Nhưng người giầu đi vào thiên đường sao? Điều đó còn không thể được lớn hơn nhiều; không có cách nào để làm điều đó thành có thể cả.

Của cải bị kết án, giầu có bị kết án, tiền bạc bị kết án. Thế giới bị chia thành hai phe. Chín mươi tám phần trăm mọi người sống trong nghèo khó nhưng với niềm an ủi lớn, rằng nơi người giầu không thể vào được, thì họ sẽ được các thiên thần đón nhận, các thần đang chơi đàn harps, 'Alleluia... Chào mừng!' Và hai phần trăm những người giầu đang sống với mặc cảm cực kì rằng họ giầu.

Họ không thể tận hưởng được giầu sang của mình bởi vì mặc cảm, và sâu bên dưới họ lo sợ: có lẽ họ có thể không được phép vào thiên đường. Cho nên họ trong thế tiến thoái lưỡng nan. Giầu có đang tạo ra mặc cảm trong họ - họ sẽ không được an ủi bởi vì họ không than khóc - họ sẽ không được phép vào thiên đường bởi vì họ có nhiều thứ trên trái đất. Họ sẽ bị tống vào địa ngục.

Bởi vì tình huống này, người giầu sống trong trạng thái rất đáng sợ. Cho dù người đó có hưởng thú, hay cố gắng hưởng thú, thì mặc cảm của người đó cũng đầu độc điều đó. Người đó có thể làm tình với người đàn bà đẹp, nhưng đấy chỉ là thân thể làm tình thôi. Người đó đang nghĩ về thiên đường nơi lạc đà bước vào, còn người đó đứng ngoài và không có cách nào vào cả. Bây giờ người này có thể làm tình được không? Người đó có thể ăn thức ăn ngon nhất, nhưng người đó không thể tận hưởng nó được. Người đó biết cuộc sống này ngắn ngủi, và sau đó chỉ là bóng tối và ngọn lửa địa ngục. Người đó sống trong hoang tưởng.

Người nghèo đã sống trong địa ngục rồi, nhưng người đó sống với an ủi. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng trong các nước nghèo mọi người còn hài lòng hơn trong các nước giầu. Tôi đã thấy những người nghèo nhất ở Ấn Độ không có sự không thoả mãn nào cả. Còn người Mĩ đi khắp thế giới để tìm hướng dẫn tâm linh nào đó - một cách tự nhiên, bởi vì họ không muốn bị thua con lạc đà; họ muốn vào cổng thiên đường. Họ muốn tìm ra cách nào đó, yoga nào đó, kinh nghiệm nào đó, như thứ bù lại.

Toàn thể thế giới này đã thành chống lại chính nó.

Có lẽ tôi là người đầu tiên kính trọng tiền bạc, của cải, bởi vì nó có thể làm cho bạn giầu có đa chiều.

Người nghèo không thể hiểu được Mozart, người đói không thể hiểu được Michelangelo, người ăn xin thậm chí sẽ không nhìn vào các bức tranh của Vincent van Gogh. Và những người đang phải chịu đói không có đủ năng lượng để làm cho họ thông minh. Thông minh tới chỉ khi bạn có năng lượng dư thừa trong mình - chúng bị cạn kiệt ngay trong việc kiếm bánh mì và bơ. Họ không có thông minh, họ không thể hiểu được Anh em nhà Karamazov, họ chỉ có thể nghe các tu sĩ ngu xuẩn nào đó trong nhà thờ.

Tu sĩ không hiểu điều ông ta đang nói mà cả thính giả cũng không hiểu. Phần lớn trong họ đều ngủ say, mệt mỏi sau sáu ngày làm việc. Và ông tu sĩ thấy thoải mái là mọi người đều ngủ, cho nên ông ta không cần chuẩn bị buổi lễ mới. Ông ta có thể cứ dùng bài buổi lễ cũ. Mọi người đều ngủ, không ai sẽ hình dung ra rằng ông ta chỉ lừa họ.

Của cải có ý nghĩa như âm nhạc hay, như văn chương hay, như tác phẩm nghệ thuật.

Có những người có khả năng bẩm sinh là nhạc sĩ. Mozart bắt đầu chơi nhạc hay từ tám tuổi. Khi ông ấy tám tuổi, các bậc thầy âm nhạc lớn khác không có ở gần ông ấy. Bây giờ, con người này được sinh ra với tính sáng tạo đó. Vincent van Gogh đã được sinh ra từ một người cha nghèo làm việc tại mỏ than. Ông ấy chưa bao giờ được giáo dục, ông ấy chưa bao giờ biết tới bất kì trường nghệ thuật nào, nhưng ông ấy đã trở thành một trong những hoạ sĩ vĩ đại nhất của thế giới.

Mới vài ngày trước đây tôi đã thấy một trong những bức tranh của ông ấy. Với bức tranh đó ông ấy bị tất cả các hoạ sĩ cười, còn nói gì tới những người khác nữa? - bởi vì ông ấy đã vẽ các vì sao theo cách không ai đã từng thấy các vì sao: giống như tinh vân, mọi vì sao đều trong chuyển động, giống như bánh xe quay liên tục. Ai đã từng thấy các vì sao như thế?

Ngay cả các hoạ sĩ khác cũng nói, 'Ông phát điên rồi - đây không phải là các vì sao!' Và hơn nữa, cây ông ấy vẽ ngay phía dưới vì sao lại còn cao hơn sao. Sao bị bỏ xa bên dưới, cây đã vươn xa lên đầu. Bây giờ ai đã thấy những cái cây như vậy? Điều này chỉ là điên khùng!

Nhưng vài ngày trước tôi đã thấy bức tranh thuộc kiểu này. Các nhà vật lí bây giờ đã phát hiện ra rằng van Gogh là đúng: sao không phải như chúng trông vậy, chúng đích xác là cách Van Gogh đã vẽ chúng. Van Gogh đáng thương ơi! Con người kia phải có con mắt nào, để thấy ra điều vật lí mất một trăm năm mới phát hiện ra, với tất cả những phòng thí nghiệm lớn và công nghệ lớn. Và Vincent van Gogh, khá kì lạ, chỉ bằng mắt trần đã hình dung đích xác hình dạng của các vì sao. Chúng đang xoay tròn, chúng đang xoay tròn như thầy tu đạo Hồi; chúng không tĩnh tại như cách bạn thấy chúng.

Và khi ông ấy được hỏi về cây của mình - 'Ông đã thấy những cái cây này ở đâu mà vươn lên cao hơn các vì sao?' - ông ấy nói, 'Đây là cây tôi đã tìm thấy, ngồi bên cạnh chúng lắng nghe tham vọng của chúng. Tôi đã nghe các cái cây nói với tôi rằng chúng là tham vọng của đất để đạt tới các vì sao.'

Có lẽ phải vài thế kỉ nữa mới có thể cần tới các nhà khoa học khám phá ra rằng chắc chắn cây cối là tham vọng của đất. Một điều là chắc chắn, rằng cây đang vươn lên ngược với sức hút. Đất đang cho phép chúng đi ngược lại sức hút - hỗ trợ, giúp đỡ chúng. Có lẽ đất muốn sự trao đổi nào đó với các vì sao. Đất sống động, và cuộc sống bao giờ cũng muốn đi lên cao hơn và cao hơn và cao hơn. Không có giới hạn cho niềm hứng khởi của nó. Làm sao người nghèo sẽ hiểu được? Họ không có thông minh.

Cũng như có các nhà thơ bẩm sinh, hoạ sĩ bẩm sinh, tôi muốn bạn nhớ có những người sáng tạo của cải bẩm sinh. Họ chưa bao giờ được ca ngợi cả. Mọi người đều không là Henry Ford, và không thể thế được.

Henry Ford sinh ra đã nghèo, và đã trở thành người giàu nhất thế giới. Ông ấy phải đã có tài năng nào đó, thiên tài nào đó để tạo ra tiền, để tạo ra của cải. Và điều đó còn khó khăn hơn nhiều so với việc tạo ra bức tranh, hay âm nhạc, hay thơ ca. Tạo ra của cải không phải là công việc dễ dàng. Henry Ford nên được ca ngợi như bất kì bậc thầy âm nhạc, tiểu thuyết, thơ ca nào - thực tế, ông ấy nên được ca ngợi nhiều hơn, bởi vì qua tiền, tất cả thơ ca và tất cả âm nhạc và tất cả điêu khắc của thế giới đều có thể mua được.

Tôi kính trọng tiền. Tiền là một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người. Nó chỉ là phương tiện. Chỉ kẻ ngốc mới lên án nó; có lẽ họ ghen tị rằng người khác có tiền còn họ thì không. Ghen tị của họ trở thành kết án của họ.

Tiền không là gì ngoài cách thức khoa học để trao đổi mọi thứ. Trước khi có tiền, mọi người thực sự khó khăn. Trên khắp thế giới đều có hệ thống đổi chác. Bạn có bò và bạn muốn mua ngựa. Bây giờ điều đó sẽ là nhiệm vụ cả đời bạn... Bạn phải tìm ra một người muốn bán ngựa và muốn mua bò. Đó là việc làm khó thế! Bạn có thể tìm ra người có ngựa nhưng người đó không quan tâm tới việc mua bò. Bạn có thể tìm thấy những người quan tâm tới việc mua bò nhưng họ lại không có ngựa.

Đó là tình huống trước khi tiền đi vào sự tồn tại. Một cách tự nhiên, mọi người nhất định nghèo: họ không thể bán được mọi thứ, họ không thể mua được mọi thứ. Đó là việc làm khó khăn thế. Tiền làm cho điều đó thành đơn giản thế. Người muốn bán bò không cần tìm người muốn bán ngựa. Người đó đơn giản bán bò, nhận tiền và đi tìm người muốn bán ngựa nhưng không quan tâm tới bò.

Tiền trở thành vật trung gian cho trao đổi; hệ thống trao đổi biến mất khỏi thế giới. Tiền đã làm việc phục vụ lớn lao cho nhân loại - và bởi vì mọi người trở nên có khả năng mua, bán, một cách tự nhiên họ trở thành ngày một giầu hơn.

Điều này phải được hiểu. Tiền càng luân chuyển, bạn càng có nhiều tiền. Chẳng hạn, nếu tôi có một đô la trong người... Đấy chỉ là thí dụ thôi, tôi không có lấy một đô la đâu, tôi không có thậm chí một xu trong người - tôi thậm chí không có cả ví đựng tiền! Đôi khi tôi cũng lo rằng nếu tôi có một đô la, tôi sẽ để ở đâu?

Chẳng hạn, nêu tôi có một đô la và tôi cứ giữ nó cho bản thân mình, thế thì trong thính phòng này chỉ có một đô la. Nhưng nếu tôi mua cái gì đó và đồng đô la này chuyển sang ai đó khác, tôi nhận được giá trị của đồng đô la này - điều này tôi hưởng. Bạn không thể ăn được đồng đô la, làm sao bạn có thể hưởng nó chỉ bằng việc giữ nó? Bạn có thể hưởng nó chỉ bằng việc tiêu nó. Tôi hưởng, và đồng đô la đi sang ai đó khác. Bây giờ nếu người đó giữ nó, thế thì chỉ có hai đô la - một đô la tôi đã hưởng nó rồi, và một đô la đang ở cùng với kẻ keo kiệt đang giữ nó.

Nhưng nếu không ai là kẻ níu bám, và mọi người đều luân chuyển đô la nhanh nhất có thể được - nếu có ba nghìn người, ba nghìn đô la đã được dùng, được hưởng. Đó là một vòng tròn riêng. Cho thêm vòng tròn và sẽ có thêm đô la. Chẳng cái gì tới -thực tế chỉ có một đô la - nhưng bằng cách luân chuyển nó cứ tự nhân nó lên.

Đó là lí do tại sao tiền lại được gọi là tiền lưu hành (currency) - nó phải là việc lưu thông. Đó là ý nghĩa của tôi, tôi không biết về các nghĩa của người khác. Người ta không nên giữ nó. Khoảnh khắc bạn có được nó, tiêu nó đi! Đừng phí thời gian, bởi vì với thời gian đó bạn đang ngăn cản đồng đô la không sinh sôi, không trở nên ngày một nhiều hơn.

Tiền là phát minh vô cùng. Nó làm cho mọi người giàu hơn, nó làm cho mọi người có khả năng có những thứ mà họ không có. Nhưng tất cả các tôn giáo đều đã chống lại nó. Họ không muốn nhân loại được giàu có và thông minh bởi vì nếu mọi người thông minh, ai sẽ đọc Kinh Thánh?

Các tôn giáo chưa bao giờ muốn con người thông minh, chưa bao giờ muốn con người giàu có, chưa bao giờ muốn con người vui vẻ, bởi vì những người đang đau khổ, nghèo nàn, không thông minh - họ là khách hàng của nhà thờ, nhà thời Do Thái, đền chùa, nhà thờ Mô ha mét giáo.

Tôi chưa bao giờ đi tới bất kì chỗ tôn giáo nào. Sao tôi lại phải đi? Nếu chỗ tôn giáo muốn có hương vị tôn giáo nào đó nó phải tới tôi chứ. Tôi không định đi tới Mecca, Mecca phải tới tôi! Tôi không định đi tới Jerusalem, tôi không điên - chỉ chút ít quái dị thôi, nhưng không điên. Và khi chúng ta có thể tạo ra chỗ cho niềm vui và tiếng cười và tình yêu ở đây, cái gì có đó ở Israel? Chúng ta đã tạo ra Israel mới.

Vứt mọi ý tưởng đã bị áp đặt lên bạn về tiền bạc. Kính trọng nó. Tạo ra của cải, bởi vì chỉ sau khi tạo ra của cải nhiều chiều khác mới mở ra cho bạn.

Mục lục chính

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho