Chương 17. Như thế là bí ẩn này

Con đường bên ngoài mọi con đường - Osho

Chương 17. Như thế là bí ẩn này


Ta là brahman này được biết tới bởi mọi vedanta,

trạng thái bên ngoài tri thức.

Ta không thể nhận biết được ngay như bầu trời và không khí vân vân,

Ta không hình dạng không tên tuổi không hành động.

Ta là brahman này, thực tại tối thượng:

chỗ cư ngụ của sat, chit, anand - chân lí, tâm thức, phúc lạc.

Ta không là thân thể -

làm sao có thể có sinh và tử cho ta?

Ta không là hơi thở sống -

làm sao có thể có đói hay khát cho ta?

Ta không là tâm trí -

làm sao có thể có buồn rầu hay vui thích cho ta?

Ta không là người làm -

làm sao có thể có tù túng hay giải thoát cho ta?

Như thế là bí ẩn này....

Tại đây kết thúc Upanishad.

Xa như việc mở rộng của tri thức có thể đạt tới, điều đó sẽ được gọi là veda. ‘Veda’ nghĩa là hành động của việc biết, biết. Veda và vidvan - học giả - có cùng một gốc. Veda nghĩa là tri thức.

Những cũng có một chiều của cuộc sống, một trạng thái ẩn kín của sự tồn tại nơi thậm chí tri thức cũng không thể nào ném vào được ánh sáng nào, nơi tri thức không truy nhập tới, nơi việc truy nhập là có thể chỉ nếu tri thức bị bỏ ra ngoài. Do đó Ấn Độ đã thai nghiệm ra một từ duy nhất - bạn phải đã thường nghe nói về nó nhưng có lẽ không hiểu nói: từ đó là vedanta.

Vedanta nghĩa là trạng thái nơi thậm chí veda, tri thức, cũng đi tới chỗ kết thúc, nơi ngay cả tri thức cũng không thể tiếp cận được, nơi bạn phải đi thậm chí vượt ra ngoài tri thức, nơi tri thức trở thành vô nghĩa, nơi tri thức không truy nhập tới được. Veda nghĩa là tất cả các tri thức, xa tới mức nó có thể đi tới được. Nhưng ngay cả điều đó cũng không ích gì. Tất cả những cái đã được biết đều không có ích gì; tất cả những cái đã được kinh nghiệm, tất cả những kho báu tri thức đều không còn có ích. Đây là điểm mà từ đó vedanta bắt đầu. Nơi veda đi tới anta, chỗ kết, tại đó vedanta, trạng thái vượt ra ngoàid tri thức, bắt đầu. Nếu chúng ta dịch từ vedanta sang tiếng Anh, nghĩa đích xác sẽ là ‘vô tri thức’.

Hiểu ba bước này. Một là agyan, dốt nát, bước tiếp được gọi là gyan, tri thức, và trên nó là bước được gọi là gyanatit, bên ngoài tri thức. Dốt nát là khi chúng ta không biết, tri thức là khi chúng ta biết; nói cách khác, khi chúng ta đã đi ra ngoài dốt nát. Gyanatit nghĩa là chúng ta đã đi thậm chí còn ra ngoài tri thức.

Không chỉ dốt nát tạo ra tù túng, tri thức cũng ràng buộc bạn. Giải thoát là trạng thái khi tri thức cũng đã bị bỏ đi. Dốt nát phải bị xua đi, nhưng điều đó là không đủ. Nhiều phương pháp để phá huỷ dốt nát đã được tạo ra trên trái đất, và nhiều trường phái tư duy đã đi vào tồn tại trên toàn thế giới, cố gắng xua đi dốt nát. Nhưng có lẽ duy nhất những người trí huệ phương Đông tạo ra một trường phái tư duy nói rằng một trạng thái sẽ tới khi ngay cả tri thức cũng phải bị loại bỏ, nơi ngay cả tri thức cũng trở thành tù túng. Không chỉ dốt nát là tù túng, tri thức nữa cũng có thể trở thành tù túng bởi vì tri thức là hữu hạn. Dù người ta có thể biết nhiều đến đâu, tri thức cũng không thể nào là vô hạn được. Nếu bạn muốn biết cái vô hạn thì bạn sẽ phải vứt bỏ mọi tri thức.

Đó là lí do tại sao, theo một nghĩa sâu sắc hơn, con người của trí huệ tối thượng dường như là người dốt nát. Theo một cách nào đó thì người đó trở thành người dốt nát bởi vì người đó nữa cũng không có tri thức. Nhưng theo nghĩa khác thì người đó hoàn toàn đối lập với người dốt nát; người dốt nát theo cách đó bởi vì người đó không có tri thức, còn người của trí huệ tối thượng thì dốt nát bởi vì người đó đã buông bỏ tri thức này nữa.

Cố hiểu điều đó như thế này, một người được sinh ra là kẻ ăn xin và người đó lớn lên với việc đi ăn xin trên phố. Thế rồi có Phật Gautama, người từ bỏ cung điện của mình một ngày nào đó và bỗng nhiên đi ăn xin trên phố. Phố xá vẫn như vậy, bình bát xin ăn có thể vẫn như vậy, còn người ăn xin và Phật có thể bước đi cùng nhau trên cùng một phố để xin ăn. Cho nên khác biệt là gì? Cả hai đều đi ăn xin, cả hai đều có bình bát ăn xin trong tay, cả hai đều đứng ăn xin tại nhiều cửa nhà; cả hai đều là kẻ ăn xin - nhưng họ có thực sự như nhau không? Khác biệt là không thấy được trên bề mặt, nhưng khác biệt lớn nằm ở bên trong.

Kẻ ăn xin chỉ là kẻ ăn xin, người đó không có gì hết cả. Người đó chưa bao giờ biết giầu có nào và do vậy người đó đang chịu đựng việc không có gì. Người đó không có tiền - Phật nữa cũng không có tiền - nhưng kẻ ăn xin chưa bao giờ biết tới tiền, đó là lí do tại sao việc thiếu tiền cũng giống như tính hổng cho người đó, cái hốc; đấy là một điều khổ, một vết thương - nó rỉ ra. Chính sự hiện hữu của người đó là trống rỗng; bình bát ăn xin của người đó không chỉ trong tay người đó, việc ăn xin của người đó đã đi sâu vào bên trong người đó. Còn Phật này đang đứng gần người đó cũng là một người ăn xin, nhưng ông ấy biết tới giầu có. Rắc rối của ông ấy không phải là thiếu tiền, rắc rối của ông ấy là quá nhiều tiền. Ông ấy đã có quá nhiều tiền, nhiều hơn mức đủ, và do đó điều đó trở thành vô nghĩa. Ông ấy còn tiền sau khi biết nó, tiền đã trở thành vô nghĩa với ông ấy. Nhưng với người ăn xin này thì nó lại rất có ý nghĩa.

Cả hai đều là người ăn xin, nhưng việc ăn xin của Phật có vẻ duyên dáng của hoàng đế. Ngay cả trong việc ăn xin của mình Phật cũng là người chủ. Với ông ấy tiền bạc đã trở thành vô nghĩa, nó đã bị loại bỏ. Người kia cũng là kẻ ăn xin, nhưng người đó thực sự là kẻ ăn xin; tiền bạc là rất có ý nghĩa với người đó, và ham muốn về tiền vẫn tiếp tục.

Tình huống này là hệt giữa người dốt nát và người của trí huệ tối thượng. Người trí huệ từ bỏ tri thức theo cùng cách Phật đã từ bỏ của cải - sau khi biết nó, sau khi tận hưởng nó, sau khi có nó. Ông ấy thấy rằng ngay cả tri thức cũng có biên giới, rằng tất cả mọi thông thái đều dừng lại ở đó và không có gặp gỡ nào với điều vô hạn xảy ra cả, cho nên ông ấy từ bỏ tri thức. Ông ấy châm lửa vào tri thức của mình, đặt thông thái của mình lên lửa và đốt nó. Ông ấy trở thành giống như người dốt nát, nhưng ông ấy không dốt nát. Người dốt nát vẫn còn tìm kiếm tri thức, trong khi con người này đã hoàn thành cuộc hành trình về tri thức của mình và đã đi ra ngoài nó.

Do đó, hiền nhân này nói:

Ta là brahman này được biết tới bởi mọi vedanta,

trạng thái bên ngoài tri thức.

Ông ấy không nói: “Ta là brahman kia được biết tới bởi mọi Veda, kinh sách cổ,” bởi vì ông ấy không là brahman mà kinh sách đó nói tới. Brahman đó là hữu hạn, bị giới hạn bởi các khái niệm của tri thức. “Ta là brahman được biết tới trong trạng thái bên ngoài tri thức. Ngay cả kinh sách cũng không thể biết được nó. Chỉ người nào dám từ bỏ kinh sách của mình, tri thức của mình, mới có khả năng biết nó; ta là brahman đó.” Điều đó sẽ trở nên dễ dàng nếu chúng ta cố gắng hiểu nó từ bên trong.

Chúng ta có thể biết mọi thứ qua tri thức ngoại trừ bản thân chúng ta, bởi vì mọi thứ đều ở trước tri thức còn chúng ta chỉ ở sau nó. Chúng ta biết mọi thứ qua năng lực của tri thức, nó chỉ là phương tiện cho chúng ta.

Hiểu điều đó như thế này: chúng ta có thể thấy mọi thứ qua mắt mình ngoại trừ bản thân đôi mắt. Và nếu bạn đang thấy chúng qua gương, bạn không thấy mắt mình, bạn đang thấy chỉ phản xạ của mắt mình. Phản xạ là cái gì đó khác. Mắt thấy mọi thứ, nhưng tại sao chúng lại không thể tự thấy mình được? Vấn đề là gì? Để thấy một vật thì khoảng cách là cần có, lỗ hổng là cần có để thấy cái gì đó; điều cần thiết là chúng đối diện lẫn nhau theo cách nào đó. Bây giờ làm sao mắt bạn đối diện với nó được? Điều đó là không thể được. Đó là lí do tại sao mắt có thể thấy mọi thứ trừ bản thân nó.

Tri thức nữa cũng có thể biết mọi thứ trên thế giới này trừ mỗi brahman, thực tại tối thượng - cái bị ẩn kín bên trong chúng ta, cái mà chúng ta là. Tri thức là con mắt của brahman đó bên trong chúng ta, và tất cả những cái khác có thể được cảm nhận qua nó. Tuyển tập của tất cả cảm nhận đó được gọi là veda, tri thức. Điều mà brahman này biết được gọi là veda, tri thức, còn điều mà qua đó brahman này có thể được biết được gọi là vedanta, trạng thái bên ngoài tri thức.

Bây giờ, làm sao để biết brahman này, thực tại tối thượng? Người sẽ biết nó là ai? Trong thực tế chính ngôn ngữ của việc biết phải bị bỏ đi bởi vì việc biết bao giờ cũng hàm ý cái khác. Làm sao có thể biết chính mình được? Làm sao bạn có thể biết bản thân mình là gì? - và ai sẽ biết nó? Từ chiều nào, theo cách nào bạn sẽ đi tới biết nó? Đó là lí do tại sao bất kì cái gì chúng ta đi tới biết về bản thân mình đều sẽ trở thành cái gì đó khác hơn bản thân chúng ta - chỉ ngay trong chính việc biết về nó. Trong thực tế cái ta của riêng người ta là ở bên ngoài tầm với của việc biết của người ta.

Chỉ có một cách và đó là cởi bỏ tất cả tri thức của chúng ta như quần áo và gạt nó sang bên, trở thành trần trụi, như nó đã thế, không quần áo. Theo cùng cách này, khi bạn có thể trở thành được trần trụi với mọi tri thức thì khải lộ xảy ra không phải là tri thức, nó là khải lộ bên trong. Xúc động của cực lạc lan toả bên trong, việc nhận ra điều xảy ra, mà không có bất kì việc biết hình thức nào, được gọi là vedanta, trạng thái vượt ra ngoài tri thức.

Con người rất láu lỉnh, con người đã tạo ra kinh sách ngay cả quanh vedanta - trạng thái ở bên ngoài tri thức. Con người đã tạo ra tri thức ngày cả từ trạng thái ở bên ngoài tri thức. Các bác học cứ tuyên truyền rằng vedanta không phải là kết thúc của kinh sách có tên Veda, tri thức, mà là chính điều tinh tuý của những kinh sách này. Họ cứ khăng khăng rằng vedanta là phần vật lí của những kinh sách này. Đây là điều dối trá hoàn toàn, nó hoàn toàn sai.

Toàn bộ nỗ lực của hiền nhân này đã là bằng cách nào đó giải phóng bạn khỏi lời nói, giáo điều, tri thức sao cho bạn có thể trở nên lắng đọng trong thực tại tối thượng đó, cái không có sẵn qua tri thức mà chỉ có qua hiện hữu. Tri thức là rào chắn cho hiện hữu, bởi vì tri thức không là gì ngoài mở rộng, bành trướng ra ngoài của người ta. Hiện hữu là chìm vào bên trong người ta, lắng đọng vào bên trong cái ta riêng của người ta, đi tới trung tâm ngọn nguồn.

Cho nên vedanta nghĩa là trạng thái khi bạn sẵn sàng từ bỏ tất cả mọi tri thức của người ta, cũng hệt như Phật Gautam sẵn sàng từ bỏ mọi của cải của mình. Tri thức của bạn nữa cũng là một loại của cải, nó là tích luỹ của cải bên trong.

Điều rất thú vị là ngay cả của cải của chúng ta cũng không phải là của chúng ta, chúng ta chỉ sở hữu nó như một móc xích ở giữa trong một dây xích lớn - con kế thừa của cải của bố, thế rồi con của con lại kế thừa nó từ người con này. Không ai được sinh ra cùng của cải cả, điều này là chắc chắn: người đó xuất xứ từ đâu chẳng thành vấn đề, không ai được sinh ra cùng nó. Nó có thể được quốc gia cho, nó có thể được gia đình cho, xã hội cho, hay phong tục tập quán cho, nó có thể được kiếm qua làm việc vất vả, hay nó có thể bị đánh cắp, nhưng một điều là chắc chắn: không ai được sinh ra cùng nó và không ai chết đi cùng nó. Cho nên của cải là hiện tượng xảy ra ở lưng chừng đâu đó và ở ngoài chúng ta.

Điều đó cũng hệt như vậy với tri thức: nó được thu lấy từ người khác. Tri thức là tiền lãi được tích luỹ của xã hội. Đó là lí do tại sao con vật lại không thể có hiểu biết được - chúng không có ngôn ngữ qua đó tích luỹ tri thức của chúng. Đó là lí do tại sao khi con vật bố chết đi, nó không có khả năng trao kinh nghiệm của riêng nó cho con nó, không có cách nào. Con phải bắt đầu lại từ nơi bố đã bắt đầu; do đó con vật không thể phát triển được.

Xã hội thất học không thể tạo ra tiến bộ nào. Thông tin truyền miệng từ người bố là không đủ. Nhiều điều bị thất lạc và con phải bắt đầu lại lần nữa - từ ABC.

Khi ngôn ngữ tiến hoá nó đã tạo ra những báu vật về tri thức. Và khi chúng ta tạo ra chữ viết và phát hiện ra cách viết, mọi sợ hãi về việc mất tri thức đó biến mất. Đó là lí do tại sao hiện tượng này đã trở thành có thể chỉ với con người. Với con vật, con bắt đầu đích xác tại cùng điểm khi bố đã bắt đầu - con chết đi tại cùng điểm bố đã chết, con nó lại bắt đầu lại mọi sự từ chính lúc ban đầu - đó là lí do tại sao không tiến bộ nào trở thành có thể.

Mọi tiến bộ nhân loại xảy ra bởi vì từng người con kế tục chỗ người bố bỏ lại; khối lượng tri thức cứ tăng lên mãi và của cải tri thức cứ được tích luỹ lại. Mọi thế hệ đều tích luỹ tri thức và trao nó cho thế hệ tiếp. Đó là lí do tại sao xã hội càng tích luỹ được nhiều tri thức hơn, nó càng trở nên thông minh hơn. Tri thức là sự tích luỹ.

Tưởng tượng rằng trong hai mươi năm mọi đại học, cao đẳng, trường phổ thông đều bị đóng cửa, rằng tất cả các thư viện đều bị đốt cháy, và trong hai mươi năm không phương tiện giáo dục nào có sẵn; rằng bố dừng dạy dỗ cho con, thầy dừng giảng dạy cho trò... bạn có biết điều gì sẽ xảy ra không? Trong hai mươi năm bạn sẽ ở chỗ bạn đã ở cách đây hai triệu năm. Mọi thứ sẽ mất.

Tri thức là việc tích luỹ và nó phải được truyền trao thường xuyên, do đó mới tồn tại trường học. Trường phổ thông, cao đẳng đại học để làm gì? Họ trao việc tích luỹ tri thức từ thế hệ bố sang thế hệ con, không gì khác. Công việc của thầy giáo là làm việc truyền trao này, toàn bộ nghiệp vụ của ông ấy là trao cái mà thế hệ già hơn đã tích luỹ được cho thế hệ mới - đó là công việc duy nhất của ông ấy, đó là mối nối trung gian.

Tri thức cũng là của cải thu được từ những người khác. Tất cả các tri thức gắn lại với nhau mới có thể được gọi là veda. Tại Ấn Độ chúng ta gọi Veda là samhita. ‘Samhita’ nghĩa là cái đã được thu thập, mọi thứ được biết tới đều được soạn ra. Đó là lí do tại sao tôi không đồng ý rằng veda chỉ bao gồm bốn kinh sách Ấn Độ được gọi là Veda. Bất kì cái gì đã được tích luỹ lại trên thế giới như tri thức thì đều là veda; tri thức vậy cũng là veda, samhita, tuyển tập, bởi vì nó đã được tích luỹ lại.

Đó là lí do tại sao hiền nhân này lại nói điều đó rất có ý thức, có chủ ý - chúng không phải là những lời nói ngẫu nhiên ... được biết tới bởi mọi vedanta, trạng thái bên ngoài tri thức. Không được biết qua Veda, bởi vì cái được biết qua tri thức đã tích luỹ không phải là việc biết. Việc biết về thực tại tối thượng không phải là tri thức được tích luỹ, nó đã ở bên trong bản thân chúng ta; nó không cần được mang vào từ bên ngoài.

Cho nên có thể là các đại học bị đóng cửa và hệ thống giáo dục bị gián đoạn - phong trào này dường như xảy ra trên khắp thế giới. Nếu phong trào thanh niên, người hippy và những người khác mà thành công, các đại học sẽ không hoạt động nữa và các thư viện sẽ bị đốt; chẳng mấy chốc mọi thứ sẽ kết thúc. Nhưng sẽ không có hại gì được làm đối với brahmangyan, việc biết về brahman, việc kinh nghiệm brahman. Tất cả các Veda có thể bị đốt, Kinh Thánh và kinh Koran có thể bị phá huỷ, nhưng việc biết về brahman sẽ không bị ảnh hưởng bởi vì nó chưa bao giờ được đạt tới qua chúng. Chúng chẳng có liên quan gì tới nó. Bất kì khi nào việc biết về brahman xảy ra, nó đều tới từ bên trong. Nó có thể đã được diễn đạt ở bên ngoài, nhưng việc đạt tới nó chưa bao giờ là từ bên ngoài.

Veda có thể đã cố gắng nói điều về việc nhận biết brahman là gì, nhưng điều đó chưa bao giờ được đón nhận từ Veda. Chúng có thể chứa cách diễn đạt - mọi người đã biết tới trạng thái này đều đã cố gắng truyền đạt nó, và việc biên soạn tất cả những điều này đã tạo ra Veda - nhưng bất kì ai đã biết tới trạng thái này thì đều đã không biết nó qua Veda, người đó đã biết nó bởi vedanta, bằng việc đi ra ngoài tri thức. Và khi tôi nói ‘trạng thái bên ngoài tri thức’, tôi ngụ ý việc kết thúc của tri thức - khi tri thức được siêu việt lên, khi người đó buông bỏ tri thức.

Một người như vậy nói: “Tôi đã biết mọi điều, nhưng tất cả những tri thức đó đã tới từ bên ngoài. Bây giờ tôi từ bỏ tất cả nó và muốn biết cái ở bên trong, cái chưa bao giờ tới từ bên ngoài. Bây giờ tôi muốn tìm kiếm và biết rằng thực tại thuần khiết mà chưa bao giờ có sẵn từ bên ngoài thì bao giờ cũng hiện diện ở bên trong.”

Do đó hiền nhân này nói:

... được biết tới bởi mọi vedanta,

trạng thái bên ngoài tri thức.

Điều này cần được hiểu. Nếu hiền nhân này đã chỉ nói rằng “cái đã được biết tới bởi vedanta,” thì điều đó có hơi sai. Nhưng hiền nhân này nói “cái đã được biết tới bởi mọi vedanta.” Bởi vì không phải là hiểu biết về vedanta được sinh ra chỉ ở Ấn Độ, không. Bất kì chỗ nào nó xảy ra, bất kì chỗ nào trạng thái bên ngoài tri thức này xảy ra, tất cả đều được bao hàm.

Điều Jesus đã hiểu ra cũng là vedanta, trạng thái bên ngoài tri thức này, mặc dầu ông ấy đã không nhận biết về Upanishads - điều đó là không cần thiết. Khi Lão Tử tới hiểu ra điều đó, đó là qua vedanta; khi Eckhart tới hiểu ra điều đó, đó là qua vedanta - bất kì khi nào bất kì ai trên thế giới đã hiểu rõ điều đó, điều đó xảy ra qua vedanta, trạng thái bên ngoài tri thức. Bất kì tuyển tập tri thức nào họ có, chỉ qua việc vứt bỏ nó mà họ mới đi tới hiểu rõ thực tại tối thượng.

Cho nên hiền nhân này nói:

... bởi mọi vedanta,

Bất kì chỗ nào, vào bất kì thời đại nào, tại bất kì chỗ nào, và trong bất kì hoàn cảnh nào nó bao giờ cũng được hiểu qua vedanta, trạng thái vượt ra ngoài tri thức, chỗ dừng lại của tri thức. Đây là ý nghĩa toàn diện của vedanta, trạng thái vượt ra ngoài tri thức.

Nhưng như con người hiện hữu, và như tâm trí con người hiện hữu, chúng ta vẫn bắt gặp những người cứ khoe khoang là vedantins - người ủng hộ vedanta. Không ai có thể là vedantin, điều này cực kì ngu xuẩn. Không ai có thể là một vedantin bởi vì vedanta không phải là 'chủ thuyết', học thuyết, giáo điều. Bất kì 'chủ thuyết' nào thì cũng lại là kinh sách, lại là Veda. Cho nên nếu ai đó nói người đó theo vedanta thì người đó hoàn toàn sai lầm, bởi vì nơi vẫn có việc đi theo, làm sao tri thức có thể được loại bỏ? Là người theo sau là thuộc vào tri thức, cho nên không ai là vedantin cả, người theo sau vedanta. Và khi tôi nói điều này, điều tôi ngụ ý là ở chỗ không ai có thể làm ra 'chủ thuyết', lí thuyết từ nó được. Bất kì ai cố gắng làm điều đó thì đều đã không hiểu biết về nó, người đó đã bỏ lỡ vấn đề; người đó đã bỏ lỡ điều thực. Chính ý nghĩa của vedanta là: không 'chủ thuyết', không lí thuyết, không kinh sách, không tri thức. Vậy thì làm sao bạn có thể trở thành người theo của nó được?

Trong thực tế để đi vào trạng thái này, mọi lí thuyết, mọi kinh sách, mọi nguyên tắc đều phải bị bỏ lại đằng sau. Ngay cả những kinh sách cổ đại nhất cũng phải bị bỏ đi. Thế thì chúng ta có thể nói rằng một người như vậy là trong trạng thái của vedanta - nhưng người đó không phải là vedantin, người theo sau. Người đó đã đi vào trong trạng thái bên ngoài tri thức, điều nhiều nhất có thể nói ra được, nhưng người đó không thể nói rằng mình là người theo nó. Điều này sẽ là không nhất quán, chính ý nghĩa của từ này sẽ bị mất.

Ta là brahman này được biết tới bởi mọi vedanta,

trạng thái bên ngoài tri thức.

“Ta là cái mà các hiền nhân này đã hiểu ra khi họ vứt bỏ mọi tri thức của mình.” Điều hiền nhân này đang tuyên bố là lời tuyên ngôn từ thực tại tối thượng. Người ta có thể nghĩ rằng tuyên bố này là rất bản ngã: “Ta là cái đó, cái đã được mọi vedanta biết tới, trạng thái bên ngoài tri thức!' Không, không chút nào, không có dấu vết nào của bản ngã ở đâu cả. Hiền nhân này chỉ đang nói: “Bây giờ ta đang nói về thực tại đó, thực tại tối thượng đó mà không thể được tiếp cận tới qua tri thức. Ta cư ngụ là có thể, nơi chỉ 'sự hiện diện' thuần khiết mới có thể vào; nơi tri thức trở thành rào chắn, nơi tri thức là bệnh tật, nơi tri thức tạo ra bất ổn - ta ngụ ở đó, nơi thậm chí không có một gợn tri thức tồn tại.”

Chúng ta tất cả đều đã nghe nói rằng nếu ý nghĩ dừng lại, thiền xảy ra. Nhưng bây giờ cố hiểu điều gì đó sâu sắc hơn - khi việc biết dừng lại, brahman xảy ra. Với việc dừng lại của ý nghĩ thì thiền xảy ra, nhưng khái niệm về việc biết vẫn còn trong thiền này. Khi khái niệm về biết cũng biến mất, khi không có một gợn biết, khi tất cả tri thức biến mất, brahman, thực tại tối thượng xảy ra.

Ta không hình dạng không tên tuổi không hành động.

Ta là brahman này, thực tại tối thượng:

chỗ cư ngụ của sat, chit, anand - chân lí, tâm thức, phúc lạc.

Ta không là thân thể...

Phần cuối là phát biểu rất quí giá, cực kì quí giá.

Ta không là thân thể -

làm sao có thể có sinh và tử cho ta?

Ta không là hơi thở sống -

làm sao có thể có đói hay khát cho ta?

Ta không là tâm trí -

làm sao có thể có buồn rầu hay vui thích cho ta?

Phát biểu cuối là lời đáp lại cho việc hỏi ban đầu này, nơi Upanishad này đã bắt đầu. Câu trả lời đã tới sau một cuộc hành trình dài như vậy quả là lạ lùng. Lời đáp là:

Ta không là người làm -

làm sao có thể có tù túng hay giải thoát cho ta?

Upanishad này đã bắt đầu với: Tù túng là gì? Giải thoát là gì? Đây là những câu hỏi đầu tiên. Hiền nhân này đã thảo luận mọi điều chi tiết, đi sâu vào trong thực tại của cuộc sống, đến mức bạn không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng đây sẽ là lời đáp cuối cùng mà ông ấy đưa ra. Ông ấy đáng phải nói như vậy ngay từ đầu!

Điều hiền nhân này bây giờ mới nói là “Khi không có tù túng ngay chỗ đầu tiên, làm sao có thể có bất kì giải thoát nào được? Ta không là cái gì đó có thể bị giới hạn, ta không thể bị giới hạn được; tự do là bản tính của ta, cho nên ai có thể đặt ta vào tù túng được? Làm sao ta có thể bị giới hạn? Làm sao bất kì tù túng nào lại có thể dính vào ta được? Ta thậm chí không có sự tồn tại này mà để có thể bị gắn bó với. Thân thể có thể bị gắn bó với là ở đâu? Hình dạng có thể bị cầm tù là ở đâu? Đường nét của nó ở đâu?' Chỉ sau khi đi ra ngoài tất cả các giới hạn, đã thảo luận về tự do từ mọi hình dạng đầy đủ chi tiết... Có lẽ đến giờ bản thân người tìm kiếm có thể đã quên mất rằng việc truy tìm nguyên thuỷ của mình đã là: Tù túng là gì? Giải thoát là gì? Việc truy tìm đó đã rút lui xa đến mức có lẽ bạn đã không nhớ đến nó nữa! Việc truy tìm này đã bị bỏ lại đằng sau xa tới mức, việc thảo luận đã đi sâu tới mức bây giờ hiền nhân này nói:

Ta không là người làm -

làm sao có thể có tù túng hay giải thoát cho ta?

“Nếu tù túng không tồn tại, ý nghĩa gì có đó trong giải thoát? Nếu tù túng là không thể có với ta, vấn đề giải thoát nảy sinh ở đâu?”

Upanishad này bắt đầu với một câu hỏi và nó kết thúc với một câu hỏi. Hiền nhân này nói, “Làm sao có thể có tù túng được - và do đó làm sao có thể có giải thoát được? Nơi ta hiện hữu, tù túng và giải thoát không thể tồn tại được.” Nhưng nếu đây là câu trả lời, ông ấy có thể đã nói điều này từ ngay lúc bắt đầu!

Tôi nhớ tới một câu chuyện Sufi. Hassan, một fakir, bỏ làng mình lên đường tìm kiếm thầy. Một thầy tu già đang ngồi bên tảng đá và Hassan nói với ông ấy, “Tôi khởi hành đi tìm thầy đây. Tôi không có hi vọng nào đạt tới chân lí trong làng này” - trong làng của riêng người ta không ai có hi vọng như vậy - “và nếu những người tôi biết có bất kì chân lí nào trong họ thì điều đó ở ngoài tưởng tượng của tôi, điều này là chắc chắn. Đó là lí do tại sao tôi lại rời bỏ chỗ này. Xin ông hãy hướng dẫn tôi xem tôi phải đi đâu, tôi nên tìm kiếm ở đâu?”

Ông thầy tu già nói, “Con đường này là rất khó, nó rất gian nan. Nhưng vì anh đã hỏi, ta sẽ bảo anh. Nếu anh tìm thấy một người có khuôn mặt như thế nào đó và người khớp với mô tả như thế nào đó, đừng buông bỏ người đó, theo người đó bằng mọi giá; một người với khuôn mặt và đôi mắt như thế nào đó, với kiểu khăn chít đầu như thế nào đó trên đầu, mặc loại áo choàng như thế nào đó, ngồi theo tư thế như thế nào đó trên một tảng đá như thế nào đó, dưới gốc cây như thế nào đó - nếu anh tìm thấy con người này, đừng từ bỏ người đó.”

Hassan tiếp tục tìm kiếm mãi con người này. Tương truyền ông ấy tới mọi thị trấn và làng mạc nhưng ông ấy không thể nào tìm được cái cây, tảng đá lẫn con người này. Ông ấy đã lang thang trong ba mươi năm. Ông ấy đã lang thang cho tới khi trở nên bị mệt mỏi, hoàn toàn chán ngán, cạn kiệt, mòn mỏi. Ông ấy đã không tìm thấy dù chỉ một thoáng chân lí và chính khát khao của ông ấy về chân lí gần như đã bị phai nhoà và nó mất mọi mãnh liệt. Bây giờ ông ấy thậm chí bắt đầu hoài nghi rằng có điều như vậy rằng chân lí ở khắp mọi nơi, cho nên làm sao ông ấy có thể tìm thấy nó?

Ông ấy đã trở nên giận dữ với ông già kia: “Vô nghĩa làm sao! Ông ấy đã đẩy ta vào nhiều rắc rối thế, bảo ta đi tìm một người với mô tả thế này, tại chỗ đặc biệt này. Giá mà ông ấy đã không làm như vậy, có lẽ ta đã thành công trong việc tìm kiếm của mình. Ta đã bị tàn tạ đi bởi việc tìm kiếm con người này, bởi việc tìm kiếm này, mà ta không tìm thấy chỗ ông ấy tả, cũng chẳng thấy người đó.”

Hassan trở về làng mình. Ông già đó vẫn ngồi tại lối vào của làng. Thấy điều này, Hassan ngạc nhiên - cây trông giống như cây ông ấy đã nói, đá trông cũng giống hệt. Ông ấy tới gần và thấy rằng mắt cũng là một. Hassan sụp xuống dưới chân ông già và khóc, “Thầy có điên không? Nếu thầy là người mà tôi đã tìm kiếm, sao thầy không bảo tôi ngay từ đầu? Sao thầy lại làm cho tôi cứ lang thang suốt ba mươi năm qua?”

Ông thầy tu già đáp, “Ta đã bảo ông điều đó vào chính ngày đó, nhưng ba mươi năm lang thang là cần thiết để ông nhận ra ta. Ta đã bảo ông mọi điều vào chính cái ngày đó nhưng ông đã không nhìn vào ta, ông cũng chẳng nhìn vào tảng đá hay nhìn vào cây. Ông đang vội vã thế, tất cả đều sẵn sàng và hăm hở đi tìm kiếm. Ông đã coi là đương nhiên rằng chân lí không thể được tìm thấy tại chỗ này mà ông đã bỏ lại sau. Ta đã tả đôi mắt - ông đã thậm chí chẳng nhìn vào mắt ta. Ta đã tả nét mặt nữa. Không chỉ ông đã gây ra nhiều rắc rối, còn ta thì sao? - Ta đã không thể rời khỏi tảng đá này trong ba mươi năm! Ta đã phải đợi ông, cho tới khi ông quay lại.

“Điều này là chắc chắn, rằng ông sẽ quay lại; ông còn có thể đi đâu khác được? Tất cả mọi mô tả ta đã nêu ra không sánh được ở bất kì đâu khác ngoại trừ tảng đá này, cái cây này. Cho nên ông cũng đã tạo ra rắc rối cho ta. Nhưng ba mươi năm lang thang của ông là cần thiết; việc ông trải qua chịu đựng này là rất bản chất. Phiền não này là kỉ luật tâm linh cho ông.”

Hiền nhân này cũng đã có thể trao cho anh ta câu trả lời ngay từ đầu. Ông ấy có thể đã nói, “Tù túng gì? - ai có đó mà bị giam cầm? Và khi không có tù túng, giải thoát có nghĩa lí gì? Ai để mà được tự do?” Nhưng thế thì không cuộc hành trình nào để đi tìm kiếm là có thể và có lẽ người tìm kiếm có thể đã im lặng quay về, nhưng không an bình.

Có lẽ người đó có thể đã ngậm miệng, có lẽ người đó có thể đã không có khả năng nói ra một lời để đáp lại, nhưng điều này không phải là giải pháp; điều đó sẽ không ích gì cho người đó cả. Hiền nhân này phải đợi. Đó là cuộc hành trình dài. Từng li một trên cuộc hành trình dài này người đó xoá dần người tìm kiếm đi.

Điều đáng lưu ý là hiền nhân này hoàn toàn bỏ qua việc truy tìm ban đầu. Ông ấy đã không chú ý gì tới điều người tìm kiếm đã hỏi và thay vì thế chỉ bắt đầu xoá bỏ đi người tìm kiếm bằng việc nói: “... không là thân thể, không là giác quan, không là tâm trí, không là trí tuệ, không tôi, không bạn, không cái đó, cũng chẳng kinh sách, chẳng tri thức - bên ngoài tất cả và mọi thứ.” Hiền nhân này cứ tháo dỡ người đó, làm tan biến người đó. Và bây giờ, khi quá trình làm tan biến đã hoàn tất và ông ấy đã thấy rằng tảng băng, tới như một người tìm kiếm, đã tan ra và trở thành một với đại dương, ông ấy hỏi người tìm kiếm , “Tù túng là gì? Tù túng cho ai? Anh nghĩ anh là ai mà có thể bị trói buộc? Anh ở đâu mà có thể bị trói buộc? Và khi thực tại là ở chỗ anh chưa bao giờ bị trói buộc, giải thoát này là gì mà anh đi tìm kiếm? Ai là người anh muốn giải phóng? Ai sẽ đạt tới việc giải thoát này?”

Upanishad này là tuyệt diệu theo khía cạnh này. Nó bắt đầu với một câu hỏi và nó kết thúc với một câu hỏi, nhưng hình dạng của câu hỏi, ngữ cảnh của câu hỏi, phẩm chất của câu hỏi đã thay đổi. Lúc ban đầu đệ tử này đã hỏi câu hỏi đó, và bây giờ đến cuối thầy đang hỏi câu hỏi này. Và đâu đó ở giữa hai điều này, câu trả lời nằm đó. Đó là lí do tại sao cả hai đã cầu nguyện : ... bảo vệ cả hai chúng ta. Cầu cho điều đó chăm sóc cả hai chúng ta. Cùng nhau chúng ta có thể cố gắng...“bảo vệ cả hai chúng, để chúng ta chìm ngập ở giữa.”

Chỉ trao một câu trả lời sẽ là rất dễ dàng, nhưng để giúp ai đó đạt tới giải pháp, tới trạng thái không câu hỏi, là rất khó. Bất kì ai cũng đều có thể cho câu trả lời, cho câu trả lời không làm cho người ta thành thầy; người ta có thể trở thành thầy giáo, nhưng người đó sẽ không là thầy.

Đây là khác biệt giữa thầy và thầy giáo. Thầy cho giải pháp: trạng thái không câu hỏi; thầy giáo cho câu trả lời. Bạn có thể hỏi thầy giáo cái gì là cái gì và ông ấy sẽ nói cho bạn. Nhưng ngay cả câu trả lời này cũng có thể không nhất thiết là câu trả lời của riêng ông ấy, ông ấy có thể đã nhận được nó từ ai đó khác. Cũng không nhất thiết là câu trả lời ông ấy trao sẽ giải quyết cho vấn đề của riêng người ấy. Điều này nữa cũng không phải là cần thiết. Nó là câu trả lời cố định, nó là truyền thống; thầy giáo chỉ truyền nó cho học trò. Nhưng thầy không trao câu trả lời, thầy chỉ cho giải pháp. Và giải pháp chỉ có thể được cho qua chứng ngộ của bạn - không có cách khác. Trong thực tế chỉ chứng ngộ mới đem tới giải pháp, trạng thái vô câu hỏi.

Toàn bộ quá trình được Upanishad này mô tả là quá trình của chứng ngộ. Nếu bạn đi dần từng bước qua quá trình này, bạn sẽ đạt tới chứng ngộ. Chứng ngộ là giải pháp.

Cái ngày giải pháp được đạt tới, thầy đặt câu hỏi ngược trở lại cho đệ tử: “Bây giờ ta hỏi ông!” Bởi vì tất cả mọi việc hỏi này đều, như tôi đã nói trước đây, giống như ảo tưởng khi bạn thấy rắn trong dây thừng vào lúc chạng vạng, và thế rồi bạn bỏ chạy tới tôi nói với tôi về rắn và hỏi tôi cách xua nó đi, cách loại bỏ nó. Phải giết nó bằng gậy hay bằng đạn - hay không đi đường đó nữa?

Nếu tôi chỉ nói với bạn rằng không có chuyện rắn ở đó, rằng bạn đang dưới ảo tưởng, rằng đấy là phóng chiếu tâm trí của bạn và rằng bạn lầm, thế thì không thể trông đợi bạn chấp nhận phát biểu của tôi được. Bạn có thể im lặng, nhưng rắn với bạn còn thực hơn phát biểu của tôi. Tôi chỉ nêu ra một phát biểu! Rắn còn thực hơn. Không, tôi có thể cho bạn câu trả lời, nhưng điều đó sẽ không giải quyết được vấn đề. Thích hợp hơn cả là đem chiếc đèn tới với bạn và nói, “Chúng ta xem con rắn to chừng nào để chúng ta đem kiếm hay gậy với kích thước thích hợp tới, hay chúng ta sẽ làm việc thu xếp thích hợp để giết nó - nhưng trước hết, chúng ta tới và xem kích cỡ của con rắn này.”

Ai đó biết rằng không có rắn và vậy mà vẫn cầm đèn và tới với bạn, không phải là thầy giáo. Thầy giáo sẽ chỉ trao cho bạn câu trả lời. Có thể là ông ấy đã giải thích cho bạn thỉnh thoảng mọi người cũng lầm dây thừng là rắn. Ông ấy có thể đã giải thích mọi thứ, nhưng nếu bạn yêu cầu ông ấy tới và đi cùng đường với bạn thì ông ấy sẽ nói, “Câu trả lời của ta chỉ là điều ta đã nghe nói. Ta không muốn dính vào rắc rối nào - có thể có rắn ở đó, ta không muốn dính líu với nó. Câu trả lời của ta được lấy từ kinh sách. Ta biết nó. Thầy giáo ta đã nói cho ta về nó, thầy giáo của thầy đã nói điều đó cho thầy; ta biết nó rõ lắm. Ta sẵn sàng nói cho ông mọi điều nhưng ta không định đi tới đó.”

Thầy sẽ đi cùng bạn - vẫn biết rõ rằng không có rắn. Nhưng thực tại không có rắn đó phải trở thành kinh nghiệm riêng của bạn. Thầy sẽ tới với bạn, mang theo cây đèn. Toàn bộ Upanishad này đi phía trước bạn, mang theo cây đèn. Từng li một con đường được chiếu sáng lên, bóng tối bị xua đi, và chẳng mấy chốc thầy đi tới cái dây thừng. Bạn có thể vẫn thấy rắn nhưng thầy nói, 'Nhìn đây, rắn đâu nào? Đây không phải là đuôi rắn, đây là dây thừng; đây không phải là thân rắn, đây là dây thừng; đây không phải là đầu rắn, đây là dây thừng.”

Điều này là điều đã được thảo luận ở đây, rằng bạn không thế này cũng chẳng thế nọ - không là cái gì ngoài việc khử bỏ đi con rắn. Khi cái tôi đã hoàn toàn bị xoá bỏ và chỉ dây thừng còn lại, thầy hỏi đệ tử, “Bây giờ làm sao giết con rắn này? Con rắn nào cần phải bị giết? Và nếu không có rắn, gươm giết cái gì? Và nếu không có rắn, ta có thể trao cho ông lời khuyên gì để được an toàn với nó? Ông nói cho ta hay!” Và với câu hỏi này, Upanishad kết thúc.

Tại đây kết thúc Upanishad.

Không có đến một câu trả lời từ đệ tử. Đệ tử này bây giờ nên nói điều gì đó; ít nhất thì cũng một lời cám ơn - ít nhất cũng một thái độ biết ơn nào đó, ít nhất cũng bầy tỏ cách diễn đạt về sùng kính và vui sướng... cái gì đó! Đệ tử nên nói điều gì đó! Nhưng đệ tử này hoàn toàn im lặng. Đệ tử này im lặng bởi vì theo một nghĩa nào đó anh ta không còn tồn tại nữa, nói gì tới việc nói ra. Không chỉ rắn đã bị xoá bỏ đi, mà đệ tử này nữa cũng đã bị xoá bỏ đi. Người đã tới để hỏi không còn nữa, tâm trí đã tới hỏi nay không còn nữa, bản ngã đã có câu hỏi và muốn câu trả lời nay không còn nữa. Trong thực tế người đã tới không còn nữa và người bây giờ còn lại thì chưa bao giờ tồn tại trước đây, cho nên ai đưa ra lời cám ơn? đưa lời cám ơn cho ai? Câu trả lời nào có thể có đó?

Thiền sư Lin Chi quen nói với đệ tử của mình, “Nếu ông không trả lời câu hỏi của ta thì cây thiền trượng này sẽ đánh vào đầu ông; còn nếu ông trả lời, thế nữa cây thiền trượng này cũng đánh vào đầu ông.”

Chắc chắn rồi, đấy là một công án bởi vì ông ấy đã chẳng để đường ra nào cả. Và đó là thực hành của Lin Chi để hỏi các đệ tử mình những câu nói. Ông ấy hay nói, “Ông có thể hỏi ta câu hỏi chỉ nếu ông trước hết trả lời câu hỏi của ta, đây là điều kiện.”

Thầy hay bảo đệ tử trả lời câu hỏi của mình trước, và chỉ thế thì thầy mới trả lời câu hỏi của họ. Và Lin Chi cầm cây thiền trượng trong tay. Thế rồi ông ấy sẽ nói, “Ta sẽ đánh ông nếu ông trả lời và nếu ông không trả lời, thế nữa ta cũng sẽ đánh ông.' Thường mọi người đều chạy mất tăm, nhưng những người biết cách thức của ông ấy thì ở lại.

Khi Bokuju tới gặp ông ấy lần đầu tiên, ông ấy nói với Lin Chi, “Chúng ta làm điều đó theo cách này - trước hết hoàn thành việc đánh của thầy đi, để cho việc đó qua đi, thế rồi câu hỏi và câu trả lời có thể xảy ra tiếp sau. Bằng không thì điều này sẽ tạo ra phân tán và rối loạn không cần thiết. Đây là việc dễ dàng, chúng ta để cho nó xong đi với điều thứ nhất; câu hỏi và câu trả lời là vấn đề khó. Trước hết làm việc đánh của thầy đi - đầu tôi đây.”

Và Lin Chi nói, “Vậy là người đã tới. Ta sẽ không hỏi ông các câu hỏi - ông có thể hỏi ta.”

Nếu việc hỏi của bạn chỉ là từ tò mò, điều đó là vấn đề khác, nó không có giá trị. Nhưng nếu việc hỏi là một phần của việc truy tìm của bạn thế thì đó là việc mạo hiểm, đó là việc mạo hiểm lớn, bởi vì để hỏi những câu hỏi như: Tù túng là gì? Giải thoát là gì? là đặt cuộc sống của người ta vào nguy cơ. Sau khi xoá bỏ đi mọi thứ, sau khi chùi sạch toàn bộ thiên kiến đến mức thậm chí không lời nào còn lại trên nó, đến cuối thầy đẩy câu hỏi lại cho đệ tử. Đến mức thậm chí không việc biết nào có thể còn lại, cuối cùng thầy chùi nốt điều đó nữa và nói, “Không kinh sách và không ý nghĩa nào của việc biết có bất kì lối vào nào ở đó.”

Thầy đã phá huỷ mọi thứ, thiêu đốt mọi thứ thành tro, đốt cháy chính bản thân hạt mầm. Và thế rồi thầy hỏi, “Tù túng là gì? Ai có đó để mà bị trói buộc? Giải thoát là gì? Khi người ta chưa bao giờ bị trói buộc ngay chỗ đầu tiên, giải thoát nào là cần tới?”

Giá mà đệ tử đã nói, cho dù nói “Cám ơn,” thì toàn bộ Upanishad này sẽ phải bắt đầu lại lần nữa, bởi vì điều đó sẽ có nghĩa là trong khi rắn có thể không còn ở đó nữa thì đệ tử này vẫn còn ở đó. Đệ tử vẫn nói, đệ tử vẫn có đó để nói, “Lòng từ bi của thầy thật vĩ đại. Thầy đã giải thích mọi điều, con đã hiểu tất cả điều đó. Con đã đạt tới việc biết.”

Nếu bạn trở về từ thầy như người biết, điều đó đã là phí phạm thời gian đi tới thầy. Thây là người phá huỷ bạn, từ thầy bạn không thể trở về được bởi vì bạn không còn tồn tại nữa; chỉ thế thì việc đi của bạn tới thầy mới có nghĩa.

Tôn giáo là nghệ thuật chết, nghệ thuật triệt tiêu; nó là khoa học của việc làm tiêu tan cái ta của bạn theo thoả thuận riêng của bạn. Điều đó cũng giống như khi ai đó thổi tắt ngọn đèn và ngọn lửa biến mất: tương tự, bản ngã chúng ta, cái tôi của chúng ta, phải biến mất theo cách mà nó không bao giờ có thể được tìm thấy lại, sao cho chỉ cái trống rỗng là còn lại đằng sau - hư không. Chỉ duy nhất trong cái trống rỗng đó mà chúng ta mới có thể nhận ra sự hiện hữu thực của mình. Do đó phát biểu cuối cùng: Như thế là bí ẩn này....

Như thế là bí ẩn này....

Tại đây kết thúc Upanishad.

‘Upanishad’ nghĩa là bí ẩn, và 'bí ẩn' nghĩa là cái mà thậm chí chúng ta hiểu, nó vẫn còn ở bên ngoài việc hiểu của chúng ta, hoặc cái mà chúng ta có thể không hiểu và vậy mà lại dường như đã hiểu rồi. Đây là điều bí ẩn nghĩa là gì. Những người không hiểu mang một khái niệm sai lầm là họ đã hiểu, còn những người hiểu thì biết rằng điều đó ở bên ngoài nhận thức; đây là ý nghĩa của bí ẩn. Nếu cái gì đó được hiểu qua việc hiểu biết của bạn thì nó không phải là bí ẩn, nếu cái gì đó không được hiểu chỉ bởi vì bạn đã không hiểu thì thế nữa nó cũng không là bí ẩn. 'Bí ẩn' hàm ý rằng những người không biết, cảm thấy rằng họ biết; còn những người biết lại cảm thấy rằng họ không thực sự biết.

Trong những ngày cuối đời mình Socrates nói, “Điều đó là tốt trong khi tôi không biết; ít nhất thì cũng là ảo tưởng về việc biết có đó. Nhưng bây giờ sự việc đã trở thành khó khăn bởi vì từ khi tôi đã biết, tôi biết rằng mình không biết.”

Đây là điều được gọi là bí ẩn.

Nhà tiên tri của Delphi đã công bố rằng Socrates là người trí huệ nhất ở Hi Lạp. Mọi người chạy tới Socrates nói, “Thầy có biết rằng nhà tiên tri của Delphi đã công bố rằng thầy là người trí huệ nhất không?”

Socrates đáp, “Nhà tiên tri bị muộn trong lời công bố của bà ấy; khi tôi còn trí huệ, chẳng ai tới nói cho tôi về điều này. Đã có thời tôi trí huệ, nhưng thế thì chẳng ai công bố điều đó. Vào lúc đó, bản thân tôi đã nghĩ lan man quanh việc công bố nó! Còn bây giờ, khi tôi đi tới biết rằng tôi chẳng biết gì, bây giờ ý nghĩ kì lạ này lại len vào tâm trí nhà tiên tri này. Phải có sai lầm ở đâu đó. Các bạn đi và hỏi lại bà ta lần nữa xem sao.”

Họ quay lại. Họ sung sướng quay lại bởi vì họ bị tổn thương khi nghe nói rằng Socrates là người trí huệ. Nếu Socrates mà nói, “Vâng, tôi là người trí huệ,” họ sẽ không tin ông ấy về điều đó. Nhưng ông ấy nói, “Tôi là người dốt nát nhất.” Họ nói, “Socrates phải đúng rồi, và nhà tiên tri kia phải nhầm lẫn.”

Họ quay lại và hỏi lại: “Dường như có sai lầm gì đó....”

Nhưng nhà tiên tri đáp, “Tôi chưa bao giờ lầm cả.”

Thế là họ nói, “Phải có nhầm lẫn bởi vì đích thân Socrates nói, ‘Ta là người dốt nát.’”

Nhà tiên tri đáp, “Đó là lí do tại sao ta lại công bố ông ấy là người trí huệ - đây là lí do. Chừng nào mà ông ấy còn là người trí huệ, ta không thể công bố điều đó.”

Đây là điều được gọi là bí ẩn. ‘Upanishad’ nghĩa là bí ẩn. Bằng không thì từ upanishad về từng chữ có nghĩa rằng cái đã được hiểu ra bằng việc ngồi gần thầy - không phải bởi việc nghe thầy mà bởi việc ngồi gần thầy; bởi vì trong việc nghe người ta chỉ nhận được lời, nhưng bằng việc ngồi gần thầy người ta nhận được cái gì đó nhiều hơn. Nhưng ngồi gần thầy là nghệ thuật. Nghe là rất dễ, ngồi gần thầy là rất khó.

Từ ‘upanishad’ nghĩa là cái người ta đạt tới bằng việc ngồi gần thầy - đơn giản bằng việc ngồi gần thầy, bằng việc tới gần thầy hơn, bằng việc buông xuôi theo thầy, bằng việc hiện hữu trong tình yêu với thầy, bằng việc hiện hữu như cái không gần thầy, quên đi bản thân mình khi ở gần thầy. Trong thực tế đó là lí do tại sao điều thầy nói là không quan trọng như điều thầy là gì, bởi vì điều thầy nói là được nghe thấy, nhưng điều thầy là, được nhận bởi việc ngồi gần thầy.

Điều thường xảy ra là khi Gurdjieff có một đệ tử ngồi gần mình, ông ấy sẽ nhìn vào đệ tử đó với giận dữ tới mức trái tim của đệ tử này sẽ run lên. Nhiều đệ tử đơn giản trốn khỏi ông ấy. Gurdjieff là chuyên gia về điều đó; ông ấy giỏi tới mức những người ở gần ông ấy nói rằng những người ngồi phía bên này của ông ấy sẽ thấy giận dữ trong mắt này, trong khi ông ấy lại đang diễn đạt tình yêu qua con mắt kia cho những người ngồi phía bên kia ông ấy. Và những người ngồi phía đối diện đôi khi lâm vào biện luận với những người quan sát của họ về việc Gurdjieff thuộc loại người gì.

Người này nói, “Gurdjieff là người đáng yêu làm sao - có tình yêu thuần khiết tuôn ra từ đôi mắt ông ấy.” Người khác sẽ nói, “Anh có điên hay thế nào không đấy? Tôi cũng ở đó, và mắt ông ấy biểu lộ chỉ toàn độc ác và dữ tợn chứ không gì khác.”

Alan Watts, một nhà tư tưởng phương Tây lớn, đã gọi ông ấy là ‘thánh nhân bất lương’ - vị thánh mà vẫn là kẻ bất lương. Nhưng Gurdjieff là một người tuyệt diệu. Rất dễ dàng là vị thánh thông thường hay là kẻ bất lương thông thường. Nhưng những người biết ông ấy, người đã ngồi gần ông ấy, bao giờ cũng nói với người khác đừng lo nghĩ về điều ông ấy làm, điều ông ấy nói, cách ông ấy chuyển động mắt, nhưng quan tâm tới bản thân mình về việc hiện hữu trong toán của ông ấy, ở gần ông ấy. “Điều ông ấy nói qua mắt ông ấy, qua lời ông ấy hay qua điệu bộ nét mặt không cần là mối bận tâm của bạn, bởi vì để học cái gì đó từ ông ấy thì chỉ cần hiện hữu với ông ấy, ở gần ông ấy là đủ.' Họ nói, “Đừng lo nghĩ về cách diễn đạt của ông ấy hay liệu ông ấy đang gọi bạn bằng tên, bầy tỏ giận dữ hay bầy tỏ tình yêu; đừng chú ý tới tất cả những điều đó, đây tất cả đều là cách thức của ông ấy. Qua chúng ông ấy tìm ra liệu bạn tới chỉ để nghe ông ấy hay để hiện hữu với ông ấy.”

Nếu bạn đã tới chỉ để nghe và hiểu ông ấy, ông ấy gạt bỏ bạn, bởi vì ông ấy nói rằng một người tới chỉ để nghe ông ấy thì không thể đi xa được. Người ta phải đến gần ông ấy - thân mật, gần gũi, gắn bó là cần thiết. Trong gần gũi đó, tâm thức bắt đầu hội nhập lại với nhau - những cánh cửa giữa các bạn mở ra và tâm thức bắt đầu đi vào lẫn nhau.

Cái ngày luồng tâm thức bên trong này xảy ra, upanishad xảy ra. Vào ngày đó... chỉ vào ngày đó, và không trước ngày đó.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho