Chương 7. Thể trí và các thể nhận biết và phúc lạc
Chương 7. Thể trí và các thể nhận biết và phúc lạc
Khi linh hồn,
hợp tác với hai thể này,
và qua trung gian của mười bốn công cụ,
quan niệm các sự vật như lời,
thì nó được gọi là manomay kosh, thể trí.
Khi linh hồn,
hợp tác với ba thể này,
trở thành ý thức tới mọi cảm nhận,
thì nó được gọi là vigyanamay kosh, thể nhận biết.
Khi linh hồn,
hợp tác với bốn thể này,
vẫn còn trong sự hồn nhiên về nguyên nhân của nó,
giống như hạt mầm của cây tre,
thì nó được gọi là anandamay kosh, thể phúc lạc.
Thể thứ nhất là thể thô - vật lí và được làm từ thức ăn. Thể thứ hai là thể năng lượng. Chúng ta đã nói về hai thể này trong buổi sáng. Người làm thuần khiết thể năng lượng đánh thức cho thể thứ ba; khi tầng này trở thành trong suốt, những thoáng nhìn về tầng tiếp bắt đầu tới.
Như chúng ta đã hiểu, thể thứ nhất được làm từ thức ăn, thể thứ hai được làm từ năng lượng sống, và thể thứ ba được làm từ sóng ý nghĩ. Ý nghĩ cũng là thức ăn. Ý nghĩ cũng là vật. Ý nghĩ cũng là năng lượng.
Phật đã nói: “Khi ông nghĩ vậy thì ông trở thành vậy. Ông là kết quả của việc nghĩ riêng của mình.” Điều này là đúng cho tới mức độ của thể trí. Phát biểu của Phật là đúng bởi vì những người ông ấy đang nói tới chẳng biết gì bên ngoài tâm trí. Nhưng chúng ta chưa bao giờ coi ý nghĩ như thức ăn cả - ý nghĩ cũng là thức ăn, ý nghĩ cũng đi vào bên trong và tạo ra một thể. Cố hiểu điều này.
Năm 1900, tại Calcutta, một đứa bé biến mất. Sau bẩy năm nó bị một người thợ săn dõi theo dấu vết trong rừng rậm và đem về. Nó đã bị bầy sói tha đi. Người ta đã cố gắng hết sức để làm cho đứa bé này thành con người, nhưng việc quả rất khó. Đứa bé này bò bằng bốn chi hệt như sói và nó phát ra âm thanh giống như sói. Nó đã trở nên dữ tợn như một con sói, nó chạy nhanh như sói, và rất khó để thử làm cho nó đứng thẳng dậy. Đứa bé này chết bởi vì những nỗ lực quá mức này. Tâm trí nó đã không phát triển bởi vì tâm trí này đã không nhận được thức ăn.
Điều này đã xảy ra ba hay bốn lần. Tại Uttar Pradesh, quãng mười năm trước đây, một đứa trẻ mười bốn tuổi đã được bắt đem về sau khi đã sống giữa bầy sói. Nhưng đến độ tuổi mười bốn thì quá trễ bởi vì nó không thể nói đến một lời. Sau sáu tháng nó chỉ được dạy nói “Ram.” Họ đã đặt tên cho đứa nhỏ này là Ram; sau sáu tháng chỉ có khả năng dạy nó thế thôi. Nó cũng chết. Nó là đứa trẻ lành mạnh nhưng cũng không thể nào cứu được nó mặc cho những nỗ lực tốt nhất. Bây giờ đã quá khó không thể nào phát triển được tâm trí nó và làm cho nó thành con người bởi vì thể trí đã không được phát triển.
Bạn nói một ngôn ngữ đặc biệt; đây là thức ăn bạn đã được trao cho từ thời thơ ấu. Nếu bạn mà sống trong một gia đình khác thì bạn sẽ nói một thứ tiếng khác. Ngôn ngữ tạo ra một tầng sâu.
Một trong những người bạn tôi rời Ấn Độ từ thời còn thơ ấu và sống hai mươi năm ở Đức. Tiếng mẹ đẻ của anh ta là Marathi, nhưng anh ta đã quên mất nó. Sau khi nói tiếng Đức hai mươi năm anh ta không còn nhớ tới tiếng Marathi - anh ta không thể đọc nó được, anh ta thậm chí không thể nói nó được, nói chi tới hiểu được nó. Thế rồi bỗng nhiên do tai nạn, anh ta bị bệnh. Người em của anh ta từ Ấn Độ sang Đức. Nhân viên bệnh viện yêu cầu anh này ở lại trong bệnh viện với người anh ốm yếu cho dù điều đó đi ngược lại các qui tắc của bệnh viện không được ở qua đêm. Nhưng anh ta phải ở lại, bởi vì bất kì ngôn ngữ nào người anh nói trong trạng thái vô thức của mình thì các nhân viên bệnh viện đều không biết. Chỉ khi anh ta có ý thức thì anh ta mới nói tiếng Đức. Và người em lấy làm ngạc nhiên rằng khi người anh ốm yếu và vô thức thì anh ta nói tiếng Marathi; khi có ý thức anh ta thậm chí không thể nào hiểu được tiếng Marathi, nhưng trong khi vô thức thì anh ta chỉ nói tiếng Marathi và không thể nói lấy một lời tiếng Đức. Trong trạng thái vô thức anh ta không thể hiểu được tiếng Đức chút nào.
Thức ăn, cái tạo ra chính tầng thứ nhất của thể trí, là sâu nhất. Cho nên người ta về sau có thể học ngôn ngữ khác nhưng nó không thể có chiều sâu của tiếng mẹ đẻ. Điều đó là không thể được, không có cách nào, bởi vì tầng thứ nhất được tạo ra trong thể trí bao giờ cũng vẫn còn là tầng thứ nhất, các tầng khác sẽ được tạo ra từ đó trở đi.
Ngôn ngữ, lời, ý nghĩ, tất cả những cái này tạo ra một thể bên trong chúng ta. Ai đó càng được giáo dục và có văn hoá, thể trí này càng lớn hơn. Nhưng thể này là không thấy được với chúng ta như một thân thể; do đó chúng ta cứ ném mọi loại ý nghĩ vào thể trí mà chẳng chú ý gì. Một người đọc báo vào buổi sáng không hiểu rằng tờ báo này cũng đang tạo ra thể trí của mình. Bước đi trên phố đọc các tờ quảng cáo trên tường, người đó thậm chí không thể nào quan niệm được rằng những lời này đang đi vào người đó và tạo ra tâm trí người đó.
Chúng ta hoàn toàn không nhận biết về cách chúng ta đang tạo ra tâm trí mình, do đó cuộc sống của chúng ta là hỗn loạn. Nếu chúng ta không nhận biết trong việc tạo ra thể vật lí của mình như chúng ta không nhận biết để tạo ra tâm trí mình, thì ngay cả thể vật lí cũng trở thành vấn đề. Chúng ta không chọn ăn sỏi và đá cuội, nhưng khi có liên quan tới tâm trí, cái chúng ta ăn còn tồi tệ hơn thế nhiều. Tất cả những cái đó do tâm trí tạo ra, bất kì cái gì đi vào trong tâm trí một cách có chủ ý hay vô ý, đều trở thành một phần của nó. Nhưng chúng ta không nhận biết rằng thể trí của chúng ta đang được tạo ra từng khoảnh khắc; bất kì cái gì chúng ta nghe thấy, bất kì cái gì chúng ta đọc, bất kì cái gì chúng ta nghĩ, bất kì lời nào dội bên trong chúng ta cũng đều tạo ra thể trí của chúng ta. Nếu hàng xóm bạn bảo bạn điều gì đó vô nghĩa, bạn chẳng bao giờ nói, “Dạ, xin đừng đổ mọi rác rưởi này lên tôi.” Mặc dầu bạn có thể hay không thể nhận biết, việc hấp thu nó cũng dễ dàng thế, vậy mà lại rất khó tống nó ra.
Nếu tôi trút một lời vào bạn, không dễ mà tống nó ra đâu. Bạn cứ thử điều đó mà xem và bạn sẽ biết. Tôi có thể nói từ ‘Ram’ cho bạn; bây giờ dù bạn cố gắng thế nào, bạn sẽ không có khả năng vứt bỏ nó mọi đêm, thay vì thế nó thậm chí sẽ còn đi sâu hơn và lắng đọng bên trong bởi vì bạn càng cố gắng vứt bỏ nó, bạn lại sẽ càng nhớ nó nhiều hơn. Điều mà chúng ta muốn quên đi, trước hết phải được nhớ để mà quên nó. Và mọi lúc chúng ta nhớ nó, chúng ta lại làm mạnh thêm nó.
Đó là lí do tại sao khi bạn muốn quên ai đó đi, điều đó trở thành không thể được. Bạn có thể quên ai đó, đấy là vấn đề khác, nhưng rất khó quên ai đó một cách có ý thức, và cho dù thế thì việc quên cũng sẽ chỉ là hời hợt, nó sẽ không bị xoá từ bên trong. Tâm trí không đánh mất cái gì cả, nó là kẻ thu thập lớn. Thể trí cứ thu thập theo mọi cách tinh tế. Bất kì cái gì nó nhận được như một sóng ý nghĩ, ngay cả trong kiếp quá khứ, cũng đều được thu thập. Đây là điều bản chất để hiểu thể trí này - bởi vì chỉ thế thì nó mới có thể được siêu việt lên.
Nhớ hai điều. Thứ nhất, tôi bảo bạn rằng thể vật lí là thể thô; đằng sau nó tồn tại thể năng lượng, và đằng sau đó tồn tại thể trí. Thể năng lượng là cây cầu giữa thể vật lí và thể trí. Prana, hơi thở, là mối nối giữa hai thể này. Đó là lí do tại sao khi việc thở dừng lại, thể vật lí bị bỏ ở đây và thể trí bắt đầu cuộc hành trình mới. Trong cái chết chỉ thể vật lí là tan rã, không phải thể trí. Chỉ khi một người đã chứng ngộ, thể trí mới tan biến. Khi một người chết, chỉ thể vật lí của người đó chết, không phải thể trí của người đó; và thể trí đó bắt đầu cuộc hành trình mới với mọi mẫu hình cũ của nó. Tâm trí tìm một thân thể mới và lại tìm thấy một bụng mẹ, và nó nhận thân thể mới theo cùng cách và tạo ra gần như cùng cấu trúc cũ.
Mối nối giữa hai thể này là hơi thở sống. Do đó khi một người trở nên vô ý thức, thế thì chúng ta không nói người đó chết - cho dù người đó còn trong cơn mê vài tháng chúng ta cũng không nói rằng người đó chết. Nhưng nếu việc thở dừng lại, chúng ta lập tức coi người đó là chết bởi vì mối nối giữa thân thể và tâm trí bị phá vỡ.
Và nhớ, với việc thở mối quan hệ giữa tâm trí và thân thể thay đổi mọi khoảnh khắc. Khi bạn giận dữ, nhịp thở của bạn thay đổi ngay lập tức; khi bạn có ham muốn dục, nhịp thở của bạn thay đổi; khi bạn thảnh thơi, nhịp thở của bạn thay đổi. Nếu tâm trí bạn bị rối loạn, thế nữa nhịp thở của bạn cũng thay đổi. Nhịp thở của bạn đang thay đổi liên tục với sự thay đổi của thân thể hay tâm trí. Đó là lí do tại sao những người có thể làm chủ thực sự nhịp thở đều đạt tới việc làm chủ sâu sắc với tâm trí và thân thể.
Tại Nhật Bản, trẻ nhỏ đều được dạy thả lỏng việc thở của mình bất kì khi nào giận dữ phát sinh, bởi vì giận dữ không thể được thả lỏng một cách trực tiếp. Bạn có thể kìm nén nó nhưng bạn không thể thả lỏng nó, và giận dữ mà bị kìm nén sẽ lại bùng phát một ngày nào đó, hôm nay hay ngày mai, và có lẽ còn độc hơn trong nó. Tại Nhật Bản, trẻ con được bảo thả lỏng việc thở của chúng nếu chúng cảm thấy giận dữ, bởi vì khi việc thở trở nên được thả lỏng, giận dữ đã nảy sinh trong tâm trí sẽ không đạt tới thể vật lí; không có cây cầu của việc thở thì điều đó là không thể được. Và nếu nó không đạt tới thể vật lí, chẳng cần kìm nén lẫn bầy tỏ. Nếu nó vẫn còn trong tâm trí, nó sẽ dần dần tiêu tan, nếu nó đạt tới thể vật lí, nó vượt ra ngoài kiểm soát của bạn. Có những cách làm tiêu tan nó trong tâm trí. Nhưng thể vật lí là một thứ rất thô. Nếu nó bắt được cái gì đó, điều đó chỉ có thể hoặc bị kìm nén hoặc được bầy tỏ. Nếu bạn bầy tỏ nó, điều đó tạo ra vấn đề, nếu bạn kìm nén nó, nó tạo ra phức tạp bên trong thân thể.
Một nhà tâm lí lớn người Mĩ tên là Wilhelm Reich đã chết một thời gian trước đây. Sau những thực nghiệm cả đời với bệnh nhân của mình, ông ấy thấy rằng khi người ta định kìm nén giận dữ, giận dữ lắng đọng vào trong thân thể vật lí dưới dạng các nốt sần. Và cũng khá kì lạ là ông ấy đã phát hiện ra rằng ông ấy có thể làm ai đó giận dữ chỉ bằng việc ấn vào những nốt đó. Sau nghiên cứu cả đời về thân thể bệnh nhân, nếu ông ấy cảm thấy rằng bệnh tật mà họ mang là do giận dữ bị kìm nén, ông ấy sẽ ấn vào những phần đó trên thân thể nơi ông ấy cho rằng giận dữ có thể đã tích luỹ lại và người này sẽ ngay lập tức trở nên phát rồ. Ai đó khác có thể chẳng bao giờ trở nên giận dữ nếu cùng chỗ đó bị ấn vào, nhưng bệnh nhân đặc biệt kia sẽ bùng phát giận dữ mà chẳng lí do gì cả; không có việc khêu gợi từ bên ngoài, và không lí do rõ ràng.
Khi bạn kìm nén cảm giác, các nốt sần được tạo ra trong thân thể vật lí, mớ phức tạp được hình thành. Chín mươi phần trăm bệnh tật đều là do kết quả của xúc động bị kìm nén. Đó là lí do tại sao bác sĩ trị liệu chỉ có thể thay đổi chúng chứ không chữa chúng. Hôm nay có một bệnh, và bác sĩ trị liệu kìm nén nó, kiểm soát nó, nhưng ngày mai nó sẽ bắt đầu xuất hiện dưới dạng khác. Bác sĩ trị liệu chỉ chuyển bệnh đi đâu đó khác. Bệnh nhân cảm thấy chút ít giảm nhẹ. Bệnh này được chữa, bệnh khác sẽ mất thêm chút thời gian để bùng ra.
Mớ phức tạp được tạo ra bên trong, chất độc được tích luỹ bên trong, đã trở thành nốt tinh tế, cần phải được tống ra. Nếu chúng còn chưa ảnh hưởng tới thể vật lí, có cách để làm cho chúng tan biến khỏi tâm trí.
Việc thở là cây cầu. Bất kì cái gì được truyền đạt cho thân thể, đều được truyền qua việc thở. Nếu tâm trí bạn đầy những ham muốn dục và việc thở của bạn vẫn còn không bị rối loạn, khó cho ham muốn này đạt tới thể vật lí; chỉ qua việc thở mà nó mới đạt tới thể vật lí.
Có một đạo diễn phim vĩ đại người Nga, Stanislavski, một trong những đạo diễn thông minh nhất của thế kỉ hai mươi. Stanislavski đã đưa ra những phát hiện rất sâu sắc về diễn xuất, và những phát hiện đó là rất có ích, có ích cho mọi người. Phát hiện sâu sắc nhất của ông ấy là việc dùng các nhịp thở khác nhau, điều ông ấy dạy cho các diễn viên. Ông ấy nói: “Nếu bạn phải giận dữ, đừng bận tâm về việc cố gắng giận dữ, chấp nhận một nhịp thở đặc biệt và giận dữ sẽ tới theo cách của nó. Nếu bạn phải bầy tỏ tình yêu, đừng cố gắng bầy tỏ nó, bởi vì chính nỗ lực đó làm cho nó thành không thật và phá huỷ diễn xuất. Thu xếp việc thở bên trong bạn và thế rồi thở theo nhịp đó - tình yêu bạn muốn sẽ xuất hiện ngay trên khuôn mặt bạn. Và điều này sẽ xuất hiện rất gần với thực tại, nó sẽ không giống như diễn xuất.”
Stanislavski hay nói rằng một nghệ sĩ phải là người chủ của cả thể vật lí và thể năng lượng - người đó phải đặc biệt là người chủ thể năng lượng của mình, chỉ thế thì người đó mới có thể trở thành một chuyên gia trong diễn xuất, không có điều khác.
Nijinsky là một vũ công người Nga. Khi Nijinsky múa, mọi người đều cảm thấy rằng họ đang thấy một ảo cảnh... và điều đó là một phần trong trường hợp này. Mặc dầu đã có nhiều vũ công lớn với cùng tầm cỡ, phải nói rằng chưa bao giờ có và có lẽ chẳng bao giờ có một vũ công như Nijinsky. Điều kì lạ là ở chỗ khi ông ấy múa và ông ấy nhảy, ông ấy ở trong không trung lâu đến bất thường rồi mới xuống. Không vũ công nào khác làm lâu như vậy; cứ dường như trọng lực ít ảnh hưởng tới ông ấy. Khi ông ấy nhảy lên, cứ dường như là ông ấy chỉ nổi trong không trung và kéo dài thời gian ở đó theo ý mình rồi mới xuống. Những người khác nhảy cùng ông ấy đều đã xuống sàn từ lâu trước khi ông ấy xuống.
Bí mật nào ở đằng sau điều đó? Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng đã có một nét đặc biệt trong nhịp thở của ông ấy mà hoàn toàn khác với những người khác. Điều đó là khác thường.
Trong năm mươi năm qua đã có những báo cáo về những người bay lên. Chẳng hạn, có một phụ nữ ở Bolivia nâng mình lên cao trên mặt đất một mét, một mét rưỡi quãng bốn năm lần trong năm. Cô ấy đã được nghiên cứu một cách rất khoa học, được quay phim, nhiều công trình đã được tiến hành, và bây giờ không có hoài nghi gì về điều đó nữa. Người ta đã phát hiện ra rằng nhịp thở của cô ấy là hệt như của Nijinsky. Cô ấy thở theo cùng cách.
Nhiều nhịp thở đã được phát hiện ra trong lĩnh vực pranayama, khoa học về thở sống. Khi những nhịp điệu khác nhau này được dùng, thay đổi xuất hiện trong thể trí và thể vật lí. Việc thở là cây cầu giữa thể trí và thể vật lí: thể vật lí tồn tại phía bên này còn thể trí tồn tại ở phía bên kia.
Ý nghĩ là đối tượng tinh tế nhất trong kinh nghiệm của chúng ta, nhưng ngay cả ý nghĩ thực tế cũng tồn tại. Ý tưởng là ý nghĩ không có sự tồn tại vật chất bây giờ đã được chứng minh là sai. Chúng có sự tồn tại vật chất.
Eddington đã viết trong cuốn tiểu sử của mình: “Nhiều lần tôi bị tràn ngập bởi quan niệm rằng ý nghĩ là vật.” Vào thời đó đấy chỉ là một ý tưởng, không có chứng minh, nhưng bây giờ bằng chứng khoa học là sẵn có. Trong mười năm qua người ta đã làm ra những cái máy có thể bắt lấy sóng ý nghĩ của bạn. Nếu bạn đứng trước một cái máy như vậy và tập trung vào một ý nghĩ, nó ghi lại rằng bạn đang tập trung - bạn chỉ phải đứng trước chiếc máy đó theo cùng cách như bạn đứng trước máy chụp tia X. Nếu bạn thảnh thơi và buông bỏ ý nghĩ, máy này chỉ ra rằng bạn đã thảnh thơi.
Có một người ở Mĩ tên là Ted Serios. Có lẽ trong thế giới ngày nay bằng chứng của ông ấy là bằng chứng lớn lao nhất trên trái đất chứng minh rằng ý nghĩ là vật chất. Một quyền năng đặc biệt bỗng nhiên xuất hiện trong Ted Serios. Ông ta sẽ tập trung vào ý nghĩ nào đó, và hình ảnh của ý nghĩ đó sẽ xuất hiện trong mắt ông ấy và hình ảnh này có thể được chụp lại bằng máy ảnh. Chẳng hạn, nếu ông ấy tập trung một cách an bình vào một ý nghĩ về Taj Mahal thì hình ảnh của nó sẽ xuất hiện trong mắt ông ấy, và cho dù ông ấy chưa bao giờ thực tế thấy Taj Mahal và nó sẽ chỉ nổi lên trong tưởng tượng của ông ấy, nó có thể được chụp hình lại. Ted đã được chụp ảnh ít nhất cũng mười nghìn lần. Thường những quan sát rất thú vị đã được thực hiện; và ảnh chụp đã được xuất bản. Hàng trăm nhà nghiên cứu đã làm việc vất vả bằng việc dùng nhiều cách tiếp cận khác nhau cố gắng phát hiện ra có lừa dối nào không. Nhưng điều đó thực tế là không thể được, bởi vì trong khi các nhà nghiên cứu có thể thấy Taj Mahal trong mắt ông ấy và mặc dầu nhà nghiên cứu có thể bị lừa, rất khó lừa máy ảnh. Bức ảnh trong máy ảnh đã chứng minh cái gì? Nó đã chứng minh rằng nếu một ý nghĩ có thể trở nên đậm đặc và lấy hình dạng của Taj Mahal trong mắt, nó không chỉ là ý nghĩ, nó còn là vật nữa; nó là vật chất, nó là vật liệu, bởi vì chỉ vật chất mới có thể được chụp hình, ý nghĩ không thể được chụp hình. Một vật có thể được chụp hình thì mang tính vật chất nhiều hơn, mang tính chất liệu hơn.
Thường những điều thực sự đáng ngạc nhiên lại xảy ra. Có lần, khi Ted Serios đang cố gắng đưa Taj Mahal vào mắt mình, ông ấy nhắm mắt lại và xác nhận rằng ông ấy đã bắt được hình ảnh đó và yêu cầu máy ảnh sẵn sàng. Thế rồi ông ấy mở mắt ra, máy ảnh nháy, và Ted nói, “Xin lỗi, Tôi làm lỡ nó rồi. Bây giờ tôi bắt Khách sạn Hilton - ý nghĩ đã thay đổi bên trong. Xin lỗi, tha thứ cho tôi.” Điều làm sửng sốt là máy ảnh đã không bắt hình của Taj Mahal, thay vào đó nó đã bắt hình của Khách sạn Hilton. Chuyện xảy ra vài lần là Khách sạn Hilton đã chồng lên Taj Mahal, cả hai đều bị bắt lại - Taj Mahal đi ra, còn Khách sạn Hilton đi vào.
Ý nghĩ cũng là chất liệu, mặc dầu rất tinh tế. Và chúng ta đang 'ăn' chúng nữa, chúng ta ăn chúng trong mọi khoảnh khắc. Những ý nghĩ này đang tạo ra một thể bên trong chúng ta. Do đó kiểu ý nghĩ bạn lấy vào sẽ tạo ra kiểu thể trí bạn sẽ có.
Con người là rất mong manh theo cách này. Ít nhất trong thế kỉ này con người đã trở nên rất mong manh. Đài phát thanh đang đặt các ý tưởng vào đầu bạn, báo chí, chính khách, nhà quảng cáo tất cả đều đang đặt những ý tưởng vào bạn; con người bị nhồi nhét bằng những ý nghĩ từ mọi nơi. Và bạn vẫn nghĩ rằng bạn ra quyết định riêng của mình sao? - bạn lầm rồi.
Vance Packard đã viết một cuốn sách tựa đề Người khuyên nhủ ẩn kín. Khi bạn tới của hiệu và hỏi mua thuốc lá Berkeley - bạn cho rằng chọn lựa đó là của bạn chứ? Bạn lầm rồi. Có những người khuyên nhủ ẩn kín khắp xung quanh bạn, nói cho bạn qua báo chí, qua dấu hiệu trên cửa tiệm, trên tường, trên ti vi, radio - bất kì chỗ nào bạn nhìn - bảo bạn hãy 'mua thuốc lá Berkeley.” ‘Berkeley’ đã được cấy vào trong tâm trí bạn.
Các nhà quảng cáo Mĩ nói: “Bất kì ai mua bất kì cái gì, chúng ta đã tạo ra chín mươi phần trăm quyết định mua của người đó. Mười phần trăm còn lại cũng không phải là sự chọn lựa của người đó, đấy chỉ là vì nghệ thuật quảng cáo còn chưa được phát triển hoàn thiện. Cá nhân không có tự do trong việc này. Khi chúng ta phát triển nó thành một trăm phần trăm, chúng ta sẽ biết trước chúng ta sẽ làm cho người đó mua gì, chúng ta sẽ biết người đó sẽ mua gì.”
Cần nhận biết về điều này, bằng không thì bạn không tự do. Nếu người khác đang tạo ra tâm trí bạn thì bạn không tự do. Bố mẹ bạn truyền tôn giáo của họ cho bạn; thầy giáo bạn cho bạn tri thức trong trường phổ thông; các nhà quảng cáo, báo chí và mạng lưới tiếp thị cho bạn lời gợi mua mọi thứ. Bạn đang bị thao túng bởi những lời gợi ý này cả đời mình.
Bây giờ, ở Mĩ, trong khi việc sản xuất xe đã tăng lên, nhu cầu lại giảm bởi vì gần như mọi người đều đã có một xe. Các nhà chế tạo lo nghĩ điều cần làm. Cho nên năm năm qua một ý tưởng mới đã được đề xướng ra: rằng bạn là giầu nếu bạn sở hữu hai xe. Bây giờ mọi người bắt đầu sở hữu hai xe. Việc sở hữu một xe chứng tỏ cái nghèo của người ta, chỉ có một xe chứng tỏ rằng bạn là nghèo. Và một khi bạn đã gắn việc sở hữu mỗi một xe với nghèo kém, cuộc sống là địa ngục nếu không có hai xe. Người giầu phải có hai nhà - một nhà ở thành phố và nhà kia ở bờ biển hay trên núi - chỉ người nghèo mới sở hữu một nhà. Chỉ cấy một ý tưởng và mọi người chạy phát rồ vì nó... và họ bao giờ cũng tin rằng chính họ mới đang quyết định. Họ đang sống trong ảo tưởng.
Thể trí là sáng tạo của lời. Tất cả các bạn đều biết về việc tụng niệm tên Thượng thế, và bạn phải đã thấy những người khác làm điều đó, nhưng bạn có nhận biết rằng đấy đơn giản là một biện pháp bảo vệ chứ không gì khác không? Tụng niệm là một phương cách an toàn. Nếu bạn tham gia vào việc tụng niệm trong khi bạn đang bước đi trên đường thì không lời nào khác đi vào bạn được, bởi vì cần chỗ nào đó cho lời có thể đi vào.
Nếu ai đó đang tụng niệm “Rama, Rama” hai mươi bốn giờ một ngày, dù là đang khóc hay đang ăn hay ở cửa hiệu hay đang nói với ai đó khác, bao giờ cũng tụng niệm “Rama, Rama” cho chính mình, đây là biện pháp bảo vệ; bây giờ bạn không thể áp đặt cái gì vào người đó được. Bây giờ một tầng dầy, bức tường Rama đã dựng lên bên trong, và không dễ thấm qua bức tường Rama này. Một người như vậy đang cố gắng tạo ra một dạng và đặc tính đặc biệt cho thể trí của mình.
Và điều rất thú vị là nếu cái gì đó mà thấm qua bức tường Rama này, nó chỉ thấm qua nếu nó tương hợp với khái niệm về Rama, không có trường hợp khác. Sự gần gũi với Rama là cần có để cho nó thấm vào. Chẳng hạn, nếu ai đó hô lên “Ravana” ở gần người này, từ đó sẽ bật lại khỏi bức tường, nhưng nếu ai đó nói “Sita” thì nó sẽ xuyên thấu qua. Tầng này vậy là sự bảo vệ chống lại cái không mong muốn và mở ra với cái mong muốn. Theo một nghĩa nào đó, người này sẽ bắt đầu trở thành người chủ của thể trí của mình; người đó cho phép những ý nghĩ mà người đó muốn và loại bỏ những ý nghĩ mà người đó không muốn.
Và nếu chúng ta thậm chí không là người chủ của tâm trí riêng của mình, chúng ta là chủ cho cái gì? Tâm trí chúng ta gần như điên bởi vì chúng ta đồng thời chấp nhận những điều hoàn toàn mâu thuẫn - hàng nghìn điều mâu thuẫn. Mọi người phàn nàn về tâm trí họ bất ổn, bối rối, lẫn lộn. Cũng đáng ngạc nhiên là họ nghĩ rằng đây là bệnh tật cần được chữa chạy. Không, đây là sáng tạo riêng của bạn, bạn đang thực hành nó hai mươi bốn giờ một ngày; bạn đang nhận đủ mọi loại điều mâu thẫn. Bạn nhận ý nghĩ này, thế rồi bạn bắt một ý nghĩ khác hoàn toàn mâu thuẫn. Điều này tạo ra sự không yên. Có phân cực giữa hai ý nghĩ này; chúng đánh nhau và vật lộn với nhau và bạn phải chịu đựng.
Không phải là bạn đang trong vật lộn, mà là các ý nghĩ bên trong bạn. Có vô hạn ý nghĩ bên trong bạn, và chúng tất cả đều mâu thuẫn nhau. Một số ý nghĩ muốn đi về phương đông, số khác muốn đi về phương tây, số khác không muốn đi chút nào, và tất cả chúng đều trong xung đột cực kì, cứ dường như bạn đã thắng ách các con bò vào chiếc xe theo cả bốn hướng đồng thời. Đấy là tình huống của bạn đấy. Đôi khi chiếc xe đi chút ít về phương đông. Đôi khi con bò theo hướng này mạnh hơn, đôi khi con bò theo hướng khác lại lờ phờ... nhưng cuộc giằng co tiếp diễn và chiếc xe chẳng đạt tới đâu cả. Chung cuộc nó sẽ tan tành và sẽ chẳng đưa bạn tới đâu cả. Chúng ta tất cả đều trong cùng tình huống khó xử. Có lẫn lộn bên trong, xung đột bên trong.
Một người tới tôi và nói, “Tôi muốn mãn nguyện trong cuộc đời mình, tôi muốn thoả mãn trong cuộc đời mình, nhưng tôi không thể tin cậy vào bất kì ai được cho nên tôi phải tới thầy - cho dù tôi không có niềm tin nào vào thầy cả, xin nói cho tôi cách tìm ra mãn nguyện.”
Tôi bảo anh ta, “Tôi sẽ nói cho bạn cách thức, nhưng bạn sẽ không tin cậy vào phương pháp này. Vứt bỏ tìm kiếm này về mãn nguyện đi, bởi vì trong thực tế bạn đang tìm kiếm sự không bằng lòng. Một người không tin cậy vào ai cả thì không thể kinh nghiệm mãn nguyện” - bởi vì bất kì ai không tin cậy thì đều phải tỉnh táo; người đó bao giờ cũng sợ sệt, bao giờ cũng trong nguy hiểm. Bởi vì người đó không tin cậy vào ai quanh mình nên người đó không có tin cậy nào cả. Nếu không tin cậy của người đó trở nên mạnh hơn, người đó sẽ không có khả năng ở trong nhà mình nữa bởi vì, ai mà biết được? - ngôi nhà có thể sập đổ vào bất kì lúc nào. Và người đó sẽ không thể ở bên ngoài được bởi vì tai nạn nào đó có thể xảy ra. Nếu không tin cậy của người đó cứ tiếp tục phát triển, cuối cùng người đó sẽ chấm dứt với việc không tin cậy vào bản thân mình nữa.
Có thời tôi biết một vị giáo sư đại học, người trong thực tế rất thông minh. Cuối cùng ông ta tới trạng thái không thể nào tin cậy được ngay cả vào bản thân mình. Ông ta chưa bao giờ giữ dao hay dĩa trong phòng mình trong đêm vì ông ta có thể cắt vào mình vào bất kì lúc nào. Ông ta không có niềm tin, không tin cậy vào bản thân mình. Điều này có nghĩa là ai đó phải ở cùng ông ấy trong phòng của ông ấy vào ban đêm - nhưng ông ta không thể nào tin cậy được vào họ. Hay ai đó phải ở bên ngoài, nhưng thế thì chẳng cái gì nguy hiểm có thể bị bỏ lại bên trong phòng bởi vì ông ấy không tin cậy vào chính mình.
Trong thực tế, với ai đó không có tin cậy vào người khác, một ngày sẽ tới khi người đó cũng mất luôn tin cậy vào bản thân mình. Sự kiện là ở chỗ người đó không thể nào tin cậy được vào tất cả; vấn đề chính là về tin cậy... vấn đề không phải là tin cậy vào người khác hay bản thân mình. Thế thì mãn nguyện là không thể được. Mãn nguyện tới với người giữ tin cậy của mình luôn sống động mặc cho hoàn cảnh mâu thuẫn, mặc cho tình huống không tin cậy.
Một cậu bé đang đi cùng bố, cầm tay bố; nó hoàn toàn thảnh thơi, trong tin cậy. Tuy nhiên, chẳng có gì chắc chắn rằng người bố lại không thể đẩy nó ngã xuống, chẳng có gì chắc chắn rằng bản thân người bố lại không ngã, và cũng có thể là người bố đang cầm tay con để lấy làm chỗ dựa cho mình. Nhưng đứa trẻ thì thoả mãn.
Tôi đã nghe:
Mulla Nasruddin bảo con mình trèo lên thang. Đứa trẻ mới mười tuổi. Mulla đứng dưới chân thang dang rộng cánh tay ra và bảo đứa con nhảy xuống.
Đứa bé ngần ngại: “Nhỡ con ngã thì sao?”
Nasruddin nói, “Con ngu lắm! Bố con ở đây để đón bắt lấy con trong cánh tay này, sao con ngã được?”
“Con sợ lắm,” đứa trẻ nói.
Nasruddin bảo nó, “Sao con lại sợ khi bố đang đứng đây?”
Đứa con ngần ngại, nhưng người bố cứ thuyết phục mãi và đứa bé nhảy xuống. Nasruddin lánh xa. Đứa bé ngã và bị đau đầu gối.
Nó hỏi bố nó, “Sao bố làm thế?”
Nasruddin nói, “Bố cho con một bài học về cuộc sống: đừng tin ngay cả bố mình. Thế giới này không phải là để được tin cậy; chỉ những kẻ lừa dối mới sống trong thế giới này chứ không ai khác cả.”
Mãn nguyện là không thể có được với một tâm tính như vậy. Mãn nguyện là có thể chỉ trong một trạng thái tâm trí nào đó, và trạng thái đó là thái độ tràn đầy tin cậy. Không mãn nguyện là thái độ của hoài nghi. Nếu bạn muốn cả hai, rắc rối nảy sinh.
Một người bạn tới và nói, “Tôi sợ chết lắm, và tôi không có tin cậy nào vào sự tồn tại của linh hồn cả.”
Tôi nói, “Nếu linh hồn không tồn tại, sao sợ chết? Thế thì khi bạn đã chết rồi, cái gì còn lại để chết? Còn nếu bạn có tin cậy rằng linh hồn quả tồn tại, chẳng cần sợ chết bởi vì nó sẽ không chết. Chọn một trong hai điều này. Nếu bạn chắc chắn rằng linh hồn không tồn tại, sợ chết là hoàn toàn điên khùng - làm sao cái gì đó có thể chết mà lại không tồn tại? Thế thì bạn chỉ là sự lắp ráp lại và bạn sẽ chỉ tan rã ra. Ai sẽ cảm thấy đau đớn về sự tan rã đó? - chẳng ai cả. Ai có đó để cảm thấy cái đau khi chiếc đồng hồ bị tháo ra? - chẳng ai cả. Nó chỉ là sự lắp ráp mà bây giờ bị tháo ra. Không ai còn lại để cảm thấy đau đớn. Chắc rằng linh hồn không tồn tại đi, và thế thì bạn chẳng có lí do gì để sợ chết cả.”
Anh ta hỏi, “Thế nếu linh hồn quả tồn tại thì sao?”
Nếu! Nếu linh hồn tồn tại! - điều đó là vô nghĩa. Điều đó chỉ có nghĩa là bạn muốn duy trì sợ chết của mình.
Nếu linh hồn tồn tại!... anh ta muốn sợ chết vẫn còn lại. Nếu phủ nhận linh hồn xua đi nỗi sợ, anh ta thậm chí sẵn lòng chấp nhận sự tồn tại của linh hồn - nhưng thế thì lần nữa phải làm gì với nỗi sợ? Tôi nói, “Nếu linh hồn tồn tại, không cần sợ bởi vì thế thì sự tồn tại của linh hồn có nghĩa là cái chết không tồn tại.”
Nhưng vấn đề của anh ta là gì? Vấn đề của anh ta là ở chỗ sâu bên dưới anh ta muốn tồn tại và sống vĩnh viễn, nhưng vấn đề là ở chỗ anh ta cũng không có niềm tin rằng cuộc sống vĩnh hằng là có thể có. Anh ta tự mâu thuẫn. Một người như vậy cứ tự mâu thuẫn với mình. Tâm trí trở thành đống lộn xộn bởi vì chúng ta thu thập đủ mọi ý nghĩ mâu thuẫn. Nếu thể trí được làm thuần khiết thế thì chỉ có một cách, và đó là những ý nghĩ kia phải có sự phối hợp, có nhịp điệu, có hài hoà. Thế thì thể trí được làm thuần khiết và người ta đi vào bên trong.
Thể thứ tư là vigyanamay kosh, thể nhận biết. Thể thứ ba được tạo ra bởi ý nghĩ, thể thứ tư được tạo ra bởi ý thức, bởi nhận biết; đó là thể nhận biết. Khi chúng ta trở nên có khả năng quan sát ý nghĩ của mình, cách chúng ta quan sát mây trắng lang thang trên bầu trời, hay đàn sếu bay, khi chúng ta có khả năng quan sát các ý nghĩ của chúng ta từ một khoảng cách, để thấy chúng bay trong bầu trời tâm thức - thế thì chúng ta có khả năng biết tới thể thứ tư.
Nhưng chúng ta bị gắn bó quá lớn với thể thứ nhất đến mức thậm chí chẳng biết tới thể thứ hai. Và thế rồi chúng ta lại bị thể thứ ba bắt giữ, cho nên bị nhấn sâu vào trong tâm trí đến mức chúng ta thậm chí không thể nào quan niệm nổi việc siêu việt lên trên nó.
Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc quãng một nghìn bốn trăm năm trước đây. Lương Vũ đế, hoàng đế Trung Quốc, hỏi ông ấy, “Tâm trí quả nhân rất bất ổn. Liệu có cách nào tìm lối ra khỏi nó không?”
Bồ đề đạt ma nói, “Ông nói tâm trí ông không bình lặng, nhưng ông đã bao giờ biết tới tâm trí bình lặng chưa?”
Vũ ngạc nhiên. Ông ta nói, “Không, quả nhân chưa bao giờ biết tới tâm trí bình lặng cả.”
Bồ đề đạt ma nói, “Thế thì tại sao ông lại nói 'tâm trí bất ổn'? Thực sự, tâm trí là bất ổn. ‘Tâm trí bất ổn’...sao ông dùng hai từ này? Bất ổn là tâm trí, còn ông lại muốn làm bình lặng tâm trí sao? Ông sẽ phát điên, nhưng bản thân tâm trí thì không bao giờ có thể bình lặng được.”
Vũ đế nói, “Điều đó có nghĩa là quả nhân sẽ chết với bất ổn này sao?”
Bồ đề đạt ma nói, “Không, ông có thể vượt ra ngoài tâm trí này, và bên ngoài tâm trí này có an bình. Ông không thể bình định được tâm trí đâu, nhưng nếu ông vượt ra ngoài tâm trí thì cái còn lại là an bình; và nếu điều đó đạt được, thế thì tâm trí trở nên bình lặng.”
Trong thực tế 'tâm trí' như vậy biến mất. Ngay khi thể thứ tư phát triển, thể thứ ba bắt đầu tàn lụi đi. Và ngay khi thể thứ tư phát triển lên, thể thứ ba, thể trí, còn chỉ như một vật tiện dụng.
Người đã phát triển thể thứ tư của mình, không bị ý nghĩ bao quanh nữa; khi cần tới nó người đó dùng quá trình suy nghĩ - cũng giống như với chân của chúng ta vậy: khi chúng ta cần chúng thì chúng ta sẽ dùng chúng. Bạn không nói, “Tôi sẽ cứ bước, cứ di chuyển chân ngay cả khi tôi đang ngồi trong ghế.” Mặc dầu vài người thậm chí vẫn làm điều đó. Vài người làm điều đó bởi vì nếu họ không để cho chân chuyển động khi họ đang ngồi, làm sao họ sẽ bước đi được? - họ phải tiếp tục thực hành! Hay là họ không nhận biết về điều đó? Phần lớn các trường hợp đều là ở chỗ họ không nhận biết rằng chân họ đang chuyển động. Khi người chủ vắng nhà, ai sẽ nhận biết? Nếu chân muốn di chuyển, chúng di chuyển; nếu đầu muốn làm điều gì đó, nó làm điều đó theo ý nó; tất cả đều là nô lệ mà không ai là chủ cả. Và không phần nào sẵn sàng vâng lời, chịu nghe bất kì ai khác.
Với kinh nghiệm về thể thứ tư, các ý nghĩ chỉ có chức năng tiện dụng - khi bạn cần nghĩ thì bạn nghĩ, khi không cần nó thì bạn không nghĩ. Nếu bạn nghĩ khi bạn không cần nghĩ, sẽ khó kinh nghiệm thể thứ tư. Sẽ khó bởi vì việc suy nghĩ của bạn sẽ tiếp tục, nó sẽ không vâng lời lệnh dừng của bạn.
Có lí do đấy. Bạn đã bao giờ để ý rằng các ý nghĩ không dừng lại, chúng không dừng mặc cho bạn đã cố gắng hết sức không? Nhưng bạn không nhận biết rằng ngay cả ham muốn của bạn để dừng ý nghĩ của mình cũng là một ý nghĩ; bằng không thì chúng sẽ dừng ngay lập tức. Một ý nghĩ này không thể làm dừng một ý nghĩ khác, chúng cả hai đều có cùng sức mạnh như nhau. Thay vì thế, khi ý nghĩ này cố gắng dừng ý nghĩ kia, ý nghĩ kia sẽ tự khẳng định đó mạnh mẽ hơn: “Mày là ai mà dừng tao lại?” Nếu nô lệ này yêu cầu nô lệ kia dừng lại, nô lệ kia sẽ nói, “Tao muốn chạy đấy. Mày là ai mà dừng tao lại? Tao là chủ đây.” Chính nỗ lực của bạn để dừng ý nghĩ này lại chỉ đơn thuần là một ý nghĩ. Một ý nghĩ này không thể dừng ý nghĩ khác lại được.
Trong thực tế việc dừng lại chỉ có tác dụng khi mệnh lệnh tới từ mức cao hơn, không có điều ngược lại. Khi mệnh lệnh dừng suy nghĩ tới từ vigyanamay kosh, thể nhận biết, không ý nghĩ nào dám nhúc nhích, nó dừng lại đó ngay. Nhưng mệnh lệnh phải tới từ mức cao hơn, nó sẽ không có tác dụng nếu nó tới từ cùng mức.
Đây là thể thứ tư - bạn sẽ trở nên nhận biết về nó chỉ nếu bạn cho phép sự trưởng thành của nó. Thế thì sẽ không khó dừng ý nghĩ của bạn lại. Cứ dường như là người chủ đã quay lại và kẻ hầu ngay lập tức cúi đầu dưới chân người chủ, sắp hàng và chờ đợi lệnh của ông chủ. Chỉ mới tí chút trước đây thôi chúng còn đòi là ông chủ, nhưng với sự trở lại của ông chủ, chúng đứng khoanh tay chờ lệnh ông chủ.
Ngay khi thể nhận biết đã thực sự trưởng thành, các ý nghĩ chờ đợi như nô lệ - làm việc của chúng khi được mời làm, bằng không thì bị bỏ qua. Chúng nằm được bảo quản trong bộ nhớ, và không đưa bạn tới phát khùng hai mươi bốn giờ một ngày để cho đến tối bạn phải cầu xin chúng, “Tha cho tôi đi. Dừng lại đi, cho phép tôi ngủ một chút.” Nhưng chúng không nghe lời bạn chút nào. Ngay bây giờ bạn không hiện diện, vậy chúng phải nghe lời ai? Bạn sẽ bắt đầu hiện diện khi bạn bắt đầu có những thoáng nhìn về thể nhận biết.
Nếu bạn muốn siêu việt lên trên tâm trí, đừng cố gắng dừng nó lại. Bạn không thể dừng nó lại được... nhưng bạn có thể làm cho nó thành hài hoà, bạn có thể làm cho nó thành nhịp điệu. Bản thân tâm trí là lẫn lộn; nhưng nó ở trong tay bạn, bạn có thể làm cho nó thành lành mạnh. Và ngay khi tâm trí trở nên lành mạnh thì bạn sẽ bắt đầu thấy các tầng đằng sau nó - hay bạn có thể định tạo ra tầng thứ tư. Cho nên đừng yêu cầu tâm trí dừng lại. Làm điều gì đó gây cho tâm trí dừng lại.
Thiền là cách thức tỉnh thể thứ tư bởi vì thiền làm tăng tâm thức, thiền làm tăng hiểu biết, thiền làm tăng nhận biết. Cho nên thiền là cách để làm tăng tiến, để làm phát triển thể thứ tư.
Tôi bảo bạn... thể thứ tư là nhận biết; thiền là chất nuôi dưỡng nó. Các ý nghĩ là thức ăn cho thể thứ ba, còn thiền là thức ăn cho thể thứ tư. Thiền cũng là năng lượng, thiền cũng là một lực; nó là một lực giống như các lực khác... nhưng rất tinh tế. Bạn có thể hiểu nó bằng việc làm một thực nghiệm nhỏ. Đôi khi cảm thấy mạch của mình, kiểm tra tốc độ của nó. Thế rồi nhắm mắt lại và thiền về mạch của mình trong năm phút... chỉ là nhận biết - và kiểm tra lại nó lần nữa. Bạn sẽ thấy sự thay đổi trong mạch đập, nó không còn như trước nữa. Thiền đã làm gì vậy? Năng lượng của thiền chảy xuống hướng tới mạch đập và làm tăng tốc nó lên. Thiền là năng lượng.
Một người đang bước... theo người đó, tập trung nhận biết của bạn vào cổ người đó, nhìn thẳng vào gáy người đó; không làm gì khác cả, chỉ tập trung. Trong vài giây bạn sẽ thấy rằng người đó cảm thấy không thoải mái. Có chín mươi phần trăm cơ hội là trong vòng hai phút người đó sẽ nhìn lại để xem có vấn đề gì. Bạn đã chẳng làm gì cả, nhưng chỉ với nhận biết, chỉ với thiền... một năng lượng rất tinh tế đã đi ra khỏi thân thể bạn và chạm vào người đó.
Thiền là năng lượng tinh tế nhất. Tại Nga họ đang quan tâm tới thiền bởi vì họ sẽ phải xem xét tới nó khi cuộc du hành không gian của họ mở rộng... bởi các lí do khoa học, bởi vì máy móc là không tin cậy.
Gần đây một số nhà du hành vũ trụ đã chết bởi vì những hỏng hóc kĩ thuật nào đó. Nếu liên lạc radio bị ngắt, nhà du hành vũ trụ không thể liên lạc được với chúng ta mà chúng ta cũng chẳng trao được cho họ tin tức gì. Và nếu con tầu của họ bị lạc trong không gian bên ngoài, chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được nó đã đi đâu, liệu họ còn sống hay không. Chúng ta sẽ không có khả năng nói điều gì về họ cả.
Một công ti bảo hiểm Mĩ đã quảng cáo bảo hiểm cho các nhà du hành không gian, với điều kiện là việc thanh toán sẽ chỉ được thực hiện khi có bằng chứng chắc chắn về cái chết. Bằng không thì họ có thể bị lạc nhưng vẫn sống. Việc thanh toán sẽ được thực hiện chỉ khi có bằng chứng về cái chết. Nhưng nếu con tầu không gian bị lạc và tín hiệu radio của họ không kiểm soát được, sẽ không có tin tức gì về liệu họ chết hay sống.
Nước Nga đang làm việc cần mẫn về những khả năng của thiền để cho máy móc có thể được hỗ trợ bởi biện pháp khác - và trong chừng mực nào đó thì những cố gắng này đã thành công. Ý tưởng là nhà du hành vũ trụ nên là một thiền nhân, để cho người đó có thể liên lạc qua năng lượng thiền nếu tín hiệu radio bị mất kiểm soát. Và họ đã rất thành công - việc liên lạc là có thể được qua năng lượng thiền. Và sự kiện đáng ngạc nhiên là bất kì khi nào kiểu liên lạc này là có thể thì nó một trăm phần trăm tin cậy, không lỗi nào; còn nếu nó là không thể được thì sẽ không thể liên lạc được theo mọi cách.
Thiền cũng là năng lượng, có thể là năng lượng tinh tế nhất. Ngay cả các nhà vật lí cũng cảm thấy rằng thiền phải là một dạng năng lượng. Không chỉ các nhà sinh lí và nhà tâm lí mà ngay cả các nhà vật lí cũng cảm thấy rằng thiền là năng lượng, bởi vì vấn đề đang dần trở nên rõ ràng rằng nếu chúng ta nhìn vào cái gì đó một cách thiền thì đối tượng đó được biến đổi; chỉ bởi việc quan sát đối tượng mà nó trở nên được biến đổi.
Nếu chúng ta quan sát một nguyên tử, nguyên tử đó không hành xử hệt như cách nó vẫn hành xử khi không bị quan sát; việc quan sát của chúng ta làm thay đổi hành vi của nó. Chẳng hạn, nếu một người đang bước đi một mình trên phố thế thì người đó bước đi theo một cách đặc biệt, và nếu bỗng nhiên ai đó khác đi trên phố, thế thì dáng đi của người đó thay đổi ngay lập tức. Sự thay đổi có thể là tinh tế nhưng nó có đó.
Bạn đang tắm trong phòng tắm và nếu bỗng nhiên bạn thấy ai đó nhòm qua lỗ khoá, hành vi của bạn thay đổi. Điều gì đã xảy ra vậy? Sự thay đổi này trong hành vi của con người là có thể hiểu được, nhưng các nhà khoa học nói rằng sự thay đổi đó xảy ra ngay cả trong các sự vật; ngay cả sự vật cũng chuyển khác đi.
Các thực nghiệm với thiền đã được thực hiện trên hoa trong phòng thí nghiệm de la Barr của Oxford. Ai đó thiền một cách yêu mến với một đoá hoa, trong khi đoá hoa khác cũng cùng loại thì bị bỏ không được đoái hoài tới. Không ai thiền về đoá hoa thứ hai; mặc dầu hoa này vẫn được tưới nước, mặt trời chiếu sáng lên nó, mọi sự thu xếp đều như nhau, nhưng bởi vì việc thiền mà đoá hoa thứ nhất phát triển và nở ra nhiều hơn còn đoá hoa thứ hai vẫn còn còi cọc. Hạt mầm được gieo có tính thiền thì mọc nhanh hơn hạt mầm được gieo không có thiền. Điều gì đã tạo ra sự khác biệt cho các hạt mầm này? Hoa có bị ảnh hưởng bởi năng lượng thiền không? Không có mối nối hiển nhiên, nhưng dứt khoát có năng lượng nào đó làm việc ở mức nào đó.
Thiền là thức ăn cho thể thứ tư. Việc thiền chúng ta thực hiện là một nỗ lực để đánh thức thể thứ tư. Bên ngoài bốn thể này còn thể thứ năm, điều các hiền nhân gọi là thể phúc lạc. Khi người ta đạt tới thể nhận biết và làm thuần khiết nó bằng thiền, thể trong suốt nhất nổi ra.
Thể vật lí không bao giờ có thể trong suốt bởi vì chính vật chất tạo nên nó là thô thế; dù bạn có làm thuần khiết nó đến đâu, bởi chính bản chất của nó mà nó không thể nào trở nên trong suốt toàn bộ được. Năng lượng prana là trong suốt hơn, nhưng cũng không toàn bộ. Thể trí có thể được làm trong suốt hơn thể năng lượng, nhưng nó vẫn không toàn bộ. Trong suốt nhất là thể nhận biết - hoàn toàn trong suốt. Nó trong suốt tới mức bạn không thể chỉ thấy qua nó, bạn thậm chí có thể bước qua nó. Nó trong suốt tới mức nó không có sự ngăn cản nào.
Thiền là năng lượng thuần khiết nhất, năng lượng được làm thuần khiết nhất. Nếu bạn đi qua nó, bạn thậm chí không cảm thấy nó - không kháng cự, không cản trở. Nếu bạn đang trong năng lượng thuần khiết nhất của nhận biết, bạn thậm chí sẽ không biết tới thể thứ tư. Và điều thú vị là ngay khi bạn đi vào thể nhận biết, bạn không cảm thấy thể này, bạn cảm thấy thể phúc lạc.
Cố hiểu điều này. Thể thứ tư là thuần khiết tới mức nó không thấy được một cách tách biệt như là thể thứ tư. Nó giống như cái kính trong nhất, dường như là vô hình. Nếu nó là thấy được, điều đó có nghĩa là vẫn còn cái không thuần khiết nào đó; nếu nó là thuần khiết, chỉ thế thì nó mới hoàn toàn vô hình. Nhưng ngay cả kính cũng là vật chất... nó không thể nào thấy được, không tạo ra chướng ngại gì cho mắt, nhưng nếu bạn bước qua nó, bạn sẽ đụng vào nó.
Nhưng nhận biết là năng lượng thuần khiết nhất đã từng được biết tới, đã từng được nhận ra. Năng lượng tinh tế nhất có sẵn qua yoga, qua thiền là nhận biết, ý thức. Cho nên khi bạn thức tỉnh toàn bộ, bạn không nhận biết về việc nhận biết này, bạn trở nên nhận biết về phúc lạc; bên ngoài thể nhận biết là thể phúc lạc - chỉ thể phúc lạc mới được kinh nghiệm. Thể thứ năm là thể phúc lạc. Và các hiền nhân cũng đã gọi nó là một thể; đây không phải là cái ta, đây cũng là một thể. Các hiền nhân nói phúc lạc cũng là một thể.
Cố hiểu vài sự việc về điều này. Trước hết, như tôi đã nói với các bạn, thể thứ tư là thể thuần khiết nhất, nhưng nó cũng có thể không thuần khiết; mặc dầu nó là thuần khiết nhất, nó có thể trở thành không thuần khiết. Trong chúng ta nó là không thuần khiết, nó là không thuần khiết toàn bộ. Nó được làm thuần khiết qua thiền, nó trở thành không thuần khiết do vô nhận biết; nó trở nên thuần khiết bởi việc có ý thức, nó trở thành không thuần khiết bởi việc vô ý thức. Cho nên tất cả những chất gây say về cơ bản đều làm hại cho thể nhận biết. Chúng có thể làm hại các thể khác nữa, nhưng đó là chuyện khác. Cũng có thể là chất gây say có thể có lợi cho các thể khác, nhưng chúng là hại cho thể nhận biết. Rượu đôi khi có thể tỏ ra có ích cho thể vật lí, tới chừng mực nào đó. Và cũng có thể xảy ra việc rượu có thể kích hoạt mạnh năng lượng sống của bạn. Cho nên niềm vui và sức mạnh bạn cảm thấy sau khi uống rượu thuộc vào năng lượng sống của bạn.
Rượu có thể có ích cho quá trình suy nghĩ nữa theo cách thức nào đó. Dường như là nó giúp cho những người sống trong ý nghĩ - nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ, nhà điêu khắc - những người sống bằng tưởng tượng, tạo nên hình dạng cho ý nghĩ của họ, tại đây nó có thể có ích tới chừng mực nào đó. Nhưng chắc chắn nó làm hại cho thể thứ tư và không bao giờ có lợi cho thể thứ tư cả, bởi vì vô ý thức là không thuần khiết, và có ý thức là thuần khiết cho thể thứ tư. Mọi loại vô ý thức đều gây hại cho nó. Thể thứ tư có thể là thuần khiết nhất trong tất cả các thể, nhưng nó có thể trở thành không thuần khiết nữa; cả hai khả năng đều tồn tại.
Điều đặc biệt về thể thứ năm là ở chỗ nó là thuần khiết nhất. Nó không thể nào trở thành không thuần khiết được. Đó là lí do tại sao không có từ nào là từ đối lập với phúc lạc. Niềm vui là đối lập với nỗi buồn, an bình là đối lập với rối loạn, yêu là đối lập với ghét, có ý thức là đối lập với vô ý thức; nhưng phúc lạc không có cái đối lập. Phúc lạc là từ duy nhất không có đối lập. Nếu ai đó mà nói 'vô - phúc lạc', điều đó chỉ có nghĩa là thiếu vắng phúc lạc, nó không phải là đối lập của phúc lạc. ‘Vô-phúc lạc’ không có hình dạng, không vị trí, không sự tồn tại.
Không có năng lượng đối lập với phúc lạc; do đó, thể thứ năm là thuần khiết. Cho nên chẳng cần phải làm gì với thể thứ năm. Khi thể thứ tư được làm thuần khiết, thể thứ năm thành sẵn có. Thể thứ năm bao giờ cũng hiện diện. Và đó là lí do tại sao mọi người đều cảm thấy rằng phúc lạc là quyền tập ấm của mình, rằng bạn phải có phúc lạc - đó là lí do tại sao bạn tìm kiếm nó. Không ai hỏi tại sao người ta lại tìm kiếm phúc lạc cả: “Có nhu cầu gì mà đi tìm phúc lạc? Mục đích của điều đó là gì?” Mọi việc tìm kiếm đều có thể được hỏi bởi, “Phỏng có ích gì?” Tìm kiếm phúc lạc là điều duy nhất mà không thể được hỏi. Việc hỏi dường như vô nghĩa.
Mọi người tới và hỏi tôi, “Sao chúng tôi phải đi tìm điều thiêng liêng? Sao phải đi tìm chân lí? Mục đích của cuộc sống là gì?” Nhưng không ai tới và hỏi tôi, “Sao tôi phải tìm kiếm phúc lạc? Mục đích của phúc lạc là gì?” Phúc lạc được coi như cho không. Ngay cả việc tìm kiếm điều thiêng liêng thì về chung cuộc cũng là việc tìm kiếm phúc lạc: không có mục đích khác. Việc tìm kiếm chân lí chung cuộc là việc tìm kiếm phúc lạc. Nếu bạn đã biết chắc rằng không có phúc lạc sau khi đạt tới chân lí, bạn sẽ chìm ngập trong buồn bã, thế thì bạn đã chấm dứt việc tìm kiếm ngay rồi. Bạn chẳng cần gì làm một việc tìm kiếm vô ích thế.
Nietzsche đã đưa ra một câu hỏi. Ông ấy thường đưa ra những câu hỏi sâu sắc mà ngay cả vị phật cũng gặp rắc rối khi trả lời. Nietzsche đã hỏi: “Nếu phúc lạc là mục đích của cuộc sống, và nếu bạn cảm thấy hạnh phúc trong khi nói dối, trong khi không thực, điều đó có gì xấu? Nếu phúc lạc là mục đích của cuộc sống, và nếu bạn tìm ra trong nó những mơ của mình, sao lại đi tìm thêm nữa về chân lí hay thực tại? Nếu phúc lạc là mục đích của cuộc sống, gạt Thượng đế sang bên. Nếu phúc lạc đạt được qua ảo tưởng, cái gì có đó để mà lo nghĩ? Chỉ có một quyết định để làm: liệu phúc lạc có phải là mục đích của cuộc sống hay không.”
Các nhà đạo đức và các nhà thần học lúng túng khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của Nietzsche. Và Nietzsche đã hỏi: “Các ông có thể chắc chắn rằng chân lí sẽ không đem lại buồn không? Làm sao các ông có thể chắc chắn được rằng chân lí sẽ không đem tới buồn?” “Bởi vì,” Nietzche nói, “kinh nghiệm của chúng ta nói rằng chân lí là rất cay đắng và rằng điều đó tạo ra nhiều rắc rối. Các ông có cả quyết rằng ảo tưởng bao giờ cũng đem lại rắc rối và đau khổ không? Kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta là ở chỗ ảo tưởng là rất dễ chịu! Tại sao các ông cố gắng phá huỷ mơ của mọi người? - bởi vì những mơ đó cũng có thể đẹp và dễ chịu. Tất nhiên chúng là ác mộng, nhưng các ông bao giờ cũng có thể gạt bỏ ác mộng và làm các giấc mơ vui vẻ thành vĩnh hằng, không bao giờ bị tan vỡ. Thế thì cần gì mà phải tìm kiếm?”
Điều này tạo ra vấn đề cho các nhà thượng đế học - các nhà thượng đế học, không phải con người của trí huệ. Con người của trí huệ nói: “Mơ là những thứ không bao giờ có thể được làm thành vĩnh hằng. Chỗ có niềm vui thì chúng sẽ có sau đó là nỗi buồn, chúng là gắn liền với nhau. Nếu bạn đôi khi có được niềm vui từ cái giả, đấy là vì cái giả cho bạn ảo tưởng là cái thực. Nếu bạn đôi khi có những thoáng nhìn về hạnh phúc từ cái giả, đấy là vì cái giả công bố mình là thực. Đó là lí do tại sao không kẻ nói dối nào thừa nhận mình là kẻ dối trá, người đó bao giờ cũng công bố mình là chân lí. Trong thực tế chỉ kẻ dối trá mới công bố là chân lí, trong khi chân lí không cần công bố.” Dối trá phải dùng mặt nạ của chân lí. Nếu mơ mà tồn tại, chúng phải tạo ra ảo tưởng về việc là thực và công bố rằng chúng không phải là mơ.
Phúc lạc không phải là niềm vui, bởi vì niềm vui về bản chất được nối với nỗi buồn. Phúc lạc không phải là mơ, bởi vì mơ nhất định bị phá rối. Và cái có thể bị quấy rối thì không phải là phúc lạc, bởi vì không có đối lập cho phúc lạc, cái có thể gây rối loạn cho phúc lạc. Phúc lạc là bất nhị và một mình. Do đó, tìm kiếm phúc lạc tồn tại bởi vì nó là thể tối thượng - nhưng nó vẫn là một thể.
Việc tìm kiếm của các hiền nhân này là tinh tế tới mức nó không có so sánh. Thậm chí họ gọi phúc lạc là thể. Tại sao vậy? Họ nói: 'Chừng nào mà bạn còn chưa biết tới phúc lạc, bạn vẫn còn chưa đạt tới được cái đáng đạt tới; và chừng nào mà bạn ý thức tới việc biết của mình, nhị nguyên vẫn tiếp tục hiện diện - người biết vẫn còn tách rời với cái biết.”
Bạn nói, “Tôi phúc lạc.” Bây giờ hai điều là hiển nhiên: một người cảm và bản thân sự vật được cảm. Cho nên phúc lạc này cũng là vỏ bọc ngoài quanh bạn và bạn đang đứng tại trung tâm, nhận biết về phúc lạc này. Ngay khi thức tỉnh này tới... và thức tỉnh này còn tinh tế hơn và khó hơn thức tỉnh thứ nhất... tôi bảo bạn rằng thiền là thức ăn cho thể nhận biết; tự do khỏi tâm trí tới từ nhận biết. Nếu ai đó trở nên nhận biết về thể phúc lạc này, người đó cũng siêu việt lên trên phúc lạc và đạt tới cái mà người đó đang là. Thế thì người đó không phải là thân thể, người đó là cái ta.
Nhưng thức tỉnh khỏi tâm trí - mặc dầu rất khó - vẫn còn dễ nếu so sánh với thức tỉnh khỏi phúc lạc. Có một khó khăn cố hữu trong thức tỉnh khỏi phúc lạc, bởi vì chúng ta không ham muốn thức tỉnh khỏi nó. Ai muốn thức tỉnh khỏi phúc lạc? Phúc lạc đã là cảm hứng của cả đời - trong nhiều kiếp. Ai sẽ muốn ra đi khỏi phúc lạc? Người ta có thể muốn vứt bỏ gông cùm của mình, xiềng xích sắt, nhưng không ai lại muốn vứt xiềng xích bằng vàng cả. Và phúc lạc không có vẻ gì là xiềng xích cả, nó có vẻ như là bộ đồ trang sức bằng đá quí, bởi vì bản thân tù nhân không muốn vứt bỏ xiềng xích bằng vàng này. Chính cái này làm cho xiềng xích bằng vàng còn mạnh hơn.
Thể phúc lạc là điều cuối cùng. Do đó khi mọi người hỏi Phật, “Cái gì sẽ xảy ra trong niết bàn? ít nhất thì cũng có phúc lạc ở đó chứ?” Phật đã trả lời, “Ông sẽ không có đó, cho nên làm sao phúc lạc có thể có đó được? Cả ông lẫn phúc lạc đều sẽ không có đó.”
Điều này rất thú vị, rằng nhị nguyên là cần để cảm thấy phúc lạc, rằng cần ai đó bên trong để kinh nghiệm phúc lạc. Mọi kinh nghiệm đều là bên ngoài - mọi kinh nghiệm; người kinh nghiệm là ở bên trong. Nhưng thế thì chúng ta có thể nói về 'người kinh nghiệm' khi có thiếu vắng của kinh nghiệm không? Khi không có kinh nghiệm, làm sao bạn có thể gọi ai đó là người kinh nghiệm được? Cho nên Phật nói, “Cả hai đều biến mất - cái gì đó còn lại, nhưng không phải là ông; cái gì đó còn lại, nhưng không phải là phúc lạc.”
Nếu thể phúc lạc còn lại, người ta được sinh ra trong phúc lạc - nhưng người ta được sinh ra, cuộc sống không chấm dứt. Người ta được sinh ra một cách phúc lạc. Cuộc sống là điệu vũ, cuộc sống là phúc lạc - nhưng cuộc sống có đó. Niết bàn tới với việc triệt tiêu thể phúc lạc.
Làm sao thức tỉnh khỏi phúc lạc được? Ngay bây giờ chúng ta không biết phúc lạc, và khó mà hiểu được từ bỏ cái mà chúng ta không biết. Làm sao chúng ta buông bỏ cái mà chúng ta không có? Điều đó cũng giống như yêu cầu kẻ ăn mày từ bỏ ngai vàng. Kẻ ăn mày sẽ hỏi, “Ngai vàng đâu mà tôi phải từ bỏ? Chúng ta có thể nói tới từ bỏ về sau, trước hết chỉ cho tôi ngai vàng ở đâu. Trước hết tôi muốn tận hưởng nó, tôi muốn ngồi lên nó.”
Nhưng nói về từ bỏ phúc lạc này ngay từ đầu cũng có ích theo một cách nào đó. Nếu bạn nhận biết ngay trước khi đạt tới ngai vàng rằng nó sẽ phải bị từ bỏ, ngai vàng sẽ không có cái dáng vẻ thôi miên nữa. Sau rốt, nó sẽ phải bị từ bỏ.
Bayazid là một nhà huyền môn Sufi. Ông ấy hay bảo đệ tử của mình, “Bao giờ cũng nhớ câu mật chú này: rằng các ông phải từ bỏ mọi kinh nghiệm, dù nó là cái gì.”
Hassan, một đệ tử của Bayazid, hỏi ông ấy, “Kể cả kinh nghiệm về Thượng đế sao?”
Bayazid trả lời, “Nhớ lấy, ngay cả điều đó cũng phải bị từ bỏ. Ông phải tiếp tục từ bỏ mọi thứ cho tới khi không còn lại gì, đừng dừng lại chừng nào vẫn còn thứ để bỏ, bởi vì ta có thể nói cho ông rằng nơi không cái gì còn lại, có Thượng đế. Trước đó, Thượng đế phải là bịa đặt của riêng ông. Cứ từ bỏ mọi thứ đi.”
Thế giới còn tồn tại chừng nào còn các kinh nghiệm. Mọi kinh nghiệm, cho dù là kinh nghiệm tinh tế nhất, đều thuộc vào thế giới này. Kinh nghiệm về phúc lạc cũng là một phần của thế giới này.
Hiền nhân này đã đưa ra một phát biểu rất tuyệt vời. Thật ngạc nhiên khi biết con người dũng cảm như thế đã sống trong thế giới này. Những người dũng cảm đó đã mô tả những kinh nghiệm cách mạng thế - và điều kì lạ đã xảy ra: những người không mang tính cách mạng lại tụ tập quanh họ! Điều đó là kì lạ, bởi vì dường như là họ thậm chí đã không hiểu được.
Hiền nhân này nói:
Khi linh hồn,
hợp tác với bốn thể này,
vẫn còn trong sự hồn nhiên về nguyên nhân của nó,
giống như hạt mầm của cây tre,
Sự hồn nhiên đó về bất kì nguyên nhân cố hữu nào được gọi là thể phúc lạc. Điều này được gọi là sự hồn nhiên cơ sở. Cây tre ẩn kín trong hạt mầm, và chừng nào hạt mầm còn chưa bị vỡ ra thì cây sẽ không được sinh ra. Tương tự, tầng gần nhất với cái ta, tầng sâu nhất và thứ nhất, là thể phúc lạc. Nhưng họ lại ngạc nhiên, những người nói: ...vẫn còn trong sự hồn nhiên về nguyên nhân của nó - và sự hồn nhiên đó được gọi là thể phúc lạc này.
Thể phúc lạc này là lớp vỏ của cái ta, giống như lớp vỏ của hạt mầm. Và chừng nào mà phúc lạc đó còn chưa được siêu việt lên, linh hồn, cái ta vẫn còn chưa được đạt tới; chừng nào hạt mầm còn chưa vỡ ra, vẫn chưa thể có cây được. Những người nghĩ rằng người trí huệ ở Ấn Độ đang tìm kiếm phúc lạc đều sai lầm cả. Người trí huệ ở Ấn Độ đang tìm kiếm trạng thái mà phúc lạc nữa cũng phải bị gạt bỏ như vật vô giá trị, không còn cần thêm nữa. Chừng nào mà phúc lạc vẫn còn được cần tới, chừng nào mà vẫn có ham muốn về phúc lạc, chừng nào mà phúc lạc vẫn làm bạn quan tâm, cái nghèo của bạn vẫn còn tiếp diễn. Bạn là hoàng đế chỉ khi bạn từ bỏ phúc lạc như cách hạt mầm từ bỏ lớp vỏ của nó.
Đây là năm thể. Đạt tới thể thứ năm là siêu việt, bởi vì ngay khi bạn đạt tới thể thứ năm, bạn đang đứng gần với điều thiêng liêng đến mức bạn bị kéo vào. Thế thì chẳng phải làm gì cả. Cũng giống như khi hoa nổi gần xoáy nước: dần dần nó tới gần xoáy nước hơn, và khi nó chạm vào tầng thứ nhất của ngoại vi xoáy nước thì nó bị kéo xuống vực, nó chìm sâu.
Nỗ lực của con người là cần để đạt tới thể thứ năm, nhưng không nỗ lực nào được cần tới để vượt ra ngoài điều đó. Do đó người còn nhớ được khi nỗ lực để đạt tới thể thứ năm rằng chính ân huệ, lòng nhân từ, lòng tốt và từ bi của điều thiêng liêng đã kéo mình từ đó đi tiếp, người này được ân huệ giúp cho. Nhưng nếu ai đó, trong nỗ lực để đạt tới thể thứ năm bắt đầu nghĩ rằng tự mình có thể làm được, thế thì bắt đầu với điều đó đã là khó để đạt tới thể thứ năm. Và cho dù người đó có đạt tới thể thứ năm, trong tính kiêu căng của mình người đó có thể đứng đó mà nghĩ, “Nếu mình đã làm nhiều đến thế, mình cũng có thể vượt ra ngoài thể thứ năm. Nếu mình đã có thể đến nơi xa xôi này, sao mình phải cần ân huệ của điều thiêng liêng?” Thế thì có thể là người đó vẫn đứng ở ngưỡng cửa và lực hấp dẫn có thể không chạm vào người đó, có thể không có tác dụng cho người đó, bởi vì cảm nhận của người đó là phần bản chất trong đó để điều đó có tác dụng - người đó phải sẵn sàng bị hút vào, chỉ thế thì việc này mới vận hành.
Do đó chúng ta không gọi nó là lực hấp dẫn, chúng ta gọi nó là ân huệ. Có lí do cho điều này. Lực hấp dẫn hoàn toàn mang tính cơ giới, lực hấp dẫn hoàn toàn máy móc. Thanh nam châm không phải tự nó sẵn sàng trước một thanh nam châm lớn hơn sẽ hút nó. Không sự sẵn sàng nào là cần tới về phần của thanh nam châm nhỏ. Hòn đá có thể không muốn bị hút xuống, nhưng nếu bạn thả nó thì đất sẽ hút nó xuống.
Do đó chúng ta đã gọi lực này là ân huệ; nó không phải là cơ giới.
Chuẩn bị là cần thiết để nhận ân huệ này... bàn tay người ta cần phải để mở, giang ra để đón nhận; chỉ thế thì ân huệ này mới có thể xảy ra.
Việc hiểu về ân huệ là chìa khoá để siêu việt lên trên thể thứ năm, để đi vào cái ta vô thể.
Đủ cho hôm nay.
Bây giờ chúng ta nên cố gắng đạt tới thể thứ năm. Nhớ tới ân huệ của điều thiêng liêng. Có thể là bạn lại rơi vào trong trường hấp dẫn và bị hút vào.
Những người muốn tham gia một cách sôi nổi có thể tới vùng nền cao này còn những người đi chậm nên đứng sang hai bên. Không người nào nên còn lười biếng trong vùng nền cao. Nếu bạn muốn đi chậm, cho dù chỉ hơi chút, đứng sang hai bên.
Nhận xét
Đăng nhận xét