Chương 10. Sannyas - Đi vào dòng suối
Chương 10. Sannyas - Đi vào dòng suối
Câu hỏi thứ nhất:
Osho kính yêu,
Cái gì là phẩm chất của sannyasin?
Rất khó định nghĩa sannyasin, và lại càng khó hơn thế nếu bạn định định nghĩa sannyasin của tôi. Tính chất sannyas về cơ bản là nổi dậy với mọi cấu trúc, do đó khó định nghĩa. Sannyas là cách sống cuộc sống theo kiểu không cấu trúc. Sannyas là có tính cách mà lại là phi tính cách. Bởi ‘phi tính cách’ tôi muốn nói bạn không phụ thuộc gì thêm nữa vào quá khứ. Tính cách có nghĩa là quá khứ, cách thức bạn đã sống trong quá khứ, cách thức bạn đã trở thành quen sống - tất cả những thói quen và ước định cùng niềm tin và kinh nghiệm của bạn - đó chính là tính cách của bạn là gì. Sannyasin là người không còn sống trong quá khứ hay qua quá khứ nữa; người sống trong khoảnh khắc này, do đó, là không thể dự đoán được.
Người có tính cách là dự đoán được; sannyasin là không dự đoán được bởi vì sannyasin là tự do. Sannyasin không chỉ là tự do, người đó là sự tự do. Đó là nổi dậy trong cách sống. Dẫu thế, tôi cũng vẫn cố gắng: một vài hướng dẫn có thể nêu ra, không phải là các định nghĩa chính xác, chỉ vài chỉ dẫn thôi, ngón tay chỉ trăng. Bạn đừng bị dính với ngón tay. Ngón tay không xác định ra mặt trăng, chúng chỉ chỉ hướng. Ngón tay chẳng liên quan gì tới mặt trăng. Chúng có thể dài, chúng có thể ngắn, chúng có thể khéo léo, chúng có thể xấu xí, chúng có thể trắng, chúng có thể đen, chúng có thể mạnh khoẻ, chúng có thể ốm yếu - điều đó chẳng thành vấn đề. Chúng đơn giản chỉ hướng. Quên ngón tay đi và nhìn vào mặt trăng.
Điều tôi đang định đưa ra không phải là định nghĩa; điều đó là không thể có trong trường hợp này. Và, trong thực tế, chẳng bao giờ có thể có định nghĩa về cái gì đó đang sống động. Định nghĩa chỉ có thể có cho những thứ chết, thứ không phát triển nữa, thứ không nở hoa nữa, thứ không có khả năng nào, tiềm năng nào nữa, thứ đã cạn kiệt và tàn lụi. Thế thì định nghĩa là có thể. Bạn có thể định nghĩa người chết, bạn không thể nào định nghĩa người sống.
Sống về cơ bản nghĩa là cái mới vẫn còn có thể có. Cho nên đây không phải là các định nghĩa. Sannyasin cũ có một định nghĩa, rất rõ ràng: đó là lí do tại sao người đó chết. Tôi gọi tính chất sannyas của mình là ‘sannyas mới’ bởi lí do đặc biệt: sannyas của tôi là việc mở đầu, cuộc hành trình, điệu vũ, chuyện tình với cái chưa biết, chuyện lãng mạn với bản thân sự tồn tại, trong tìm kiếm mối quan hệ cực thích với cái toàn thể. Và mọi thứ khác đều thất bại trong thế giới. Mọi thứ định nghĩa được, rõ ràng, logic, đều thất bại cả. Các tôn giáo đã thất bại, chính trị đã thất bại, ý thức hệ đã thất bại - và chúng đều rất rõ ràng. Chúng là bản kế hoạch tổng thể cho tương lai của con người. Tất cả chúng đều thất bại. Tất cả các chương trình đều thất bại.
Sannyas không còn là chương trình nữa. Đấy là thám hiểm, không phải chương trình. Khi bạn trở thành một sannyasin, tôi điểm đạo cho bạn vào tự do, và không vào cái gì khác cả. Được tự do là trách nhiệm lớn, bởi vì thế thì bạn chẳng có gì để mà dựa vào cả. Ngoại trừ bản thể bên trong của bạn, tâm thức riêng của bạn, bạn chẳng có gì làm chỗ chống đỡ, chỗ tựa. Tôi lấy đi tất cả những chỗ chống, chỗ dựa của bạn; tôi để bạn đơn độc, tôi để bạn hoàn toàn đơn độc. Trong đơn độc đó... là đoá hoa của sannyas. Đơn độc đó nở ra theo cách riêng của nó thành đoá hoa sannyas.
Sannyas là phi tính cách. Nó không phải là đạo đức; không phải là vô đạo đức, nó là phi đạo đức. Hay, nó có đạo đức cao hơn chưa bao giờ tới từ bên ngoài và chỉ tới từ bên trong. Nó không cho phép bất kì lừa gạt nào từ bên ngoài, bởi vì tất cả những lừa gạt từ bên ngoài đều bao phủ bạn trong thân trâu ngựa, trong nô lệ. Và nỗ lực của tôi là để trao cho bạn phẩm giá, niềm vinh quang. Nỗ lực của tôi ở đây là để trao cho bạn sự huy hoàng.
Tất cả các nỗ lực khác đều thất bại. Điều đó là không tránh khỏi, bởi vì thất bạn là có sẵn đó rồi. Chúng là tất cả những gì hướng cấu trúc, và mọi loại cấu trúc đều trở thành nặng nề trên trái tim con người, chẳng chóng thì chầy. Mọi cấu trúc đều trở thành nhà tù, và rồi ngày nọ hay ngày kia bạn phải nổi dậy chống lại nó. Bạn chẳng từng quan sát nó trong suốt lịch sử đó sao? - mỗi cuộc cách mạng đến lượt nó đều trở thành áp bức. Tại Nga điều đó đã xảy ra, tại Trung quốc điều đó đã xảy ra. Sau mọi cuộc cách mạng, người cách mạng lại trở thành phản cách mạng. Một khi người đó nắm lấy quyền lực, người ấy có cấu trúc riêng của mình để áp đặt lên xã hội. Và một khi người ấy bắt đầu áp đặt cấu trúc của mình, việc nô lệ đổi thành một loại nô lệ mới, nhưng chẳng bao giờ có tự do cả. Tất cả các cuộc cách mạng đều thất bại.
Đây không phải là cách mạng, đây là nổi dậy. Cách mạng mang tính xã hội, tập thể; nổi dậy mang tính cá nhân. Chúng ta không quan tâm tới việc trao bất kì cấu trúc nào cho xã hội. Cấu trúc thế là đủ rồi! Để cho tất cả các cấu trúc ra đi. Chúng ta muốn các cá nhân trên thế giới - di chuyển tự do, di chuyển có ý thức, tất nhiên. Và trách nhiệm của họ tới qua tâm thức riêng của họ. Họ hành xử đúng không phải bởi vì họ cố gắng theo đuổi những mệnh lệnh nào đó; họ hành xử đúng, họ hành xử chuẩn xác, bởi vì họ chăm chú.
Bạn có biết từ chuẩn xác (accuracy) này bắt nguồn từ chăm chú (care) không. Từ chuẩn xác theo nguyên gốc của nó có nghĩa là chăm chú về. Khi bạn chăm chú về cái gì đó, bạn chuẩn xác. Nếu bạn chăm chú về ai đó, bạn chuẩn xác trong mối quan hệ của mình.
Một sannyasin là người chăm chú về chính mình, và một cách tự nhiên chăm chú tới mọi người khác nữa - bởi vì bạn không thể hạnh phúc một mình được. Bạn chỉ có thể hạnh phúc trong một thế giới hạnh phúc, trong một hoàn cảnh hạnh phúc. Nếu mọi người đang kêu khóc và khổ, thì rất, rất khó cho bạn hạnh phúc được. Cho nên người chăm chú về hạnh phúc - về hạnh phúc của riêng mình - trở nên chăm chú tới hạnh phúc của mọi người khác, bởi vì hạnh phúc xảy ra chỉ trong hoàn cảnh hạnh phúc. Nhưng chăm chú này không phải bởi vì bất kì học thuyết nào. Nó có đó bởi vì bạn yêu, và tình yêu đầu tiên, tự nhiên, là tình yêu cho chính mình. Thế thì việc yêu người khác mới theo sau.
Các nỗ lực khác đã thất bại bởi vì chúng là hướng tâm trí. Chúng đã dựa vào quá trình suy nghĩ, chúng là kết luận của tâm trí. Sannyas không phải là kết luận của tâm trí. Sannyas không phải là hướng suy nghĩ; nó không có gốc rễ trong suy nghĩ. Sannyas là sáng suốt; nó là thiền, không phải là tâm trí. Nó bắt rễ trong vui vẻ, không trong ý nghĩ. Nó bắt rễ trong lễ hội, không trong suy nghĩ. Nó bắt rễ trong nhận biết nơi mà ý nghĩ không còn tìm thấy nữa. Nó không phải là chọn lựa; nó không phải là chọn lựa giữa hai ý nghĩ, nó là loại bỏ tất cả các ý nghĩ. Nó là việc sống bắt nguồn từ cái không.
Do đó, này Sariputra,
hình dạng là cái không
cái không là hình dạng;
Sannyas là điều chúng ta đã nói tới ngày hôm nọ - svaha, alleluia! Nó là vui vẻ trong hiện hữu. Bây giờ làm sao bạn định nghĩa được vui vẻ trong hiện hữu? Điều đó không thể nào định nghĩa nổi, bởi vì vui vẻ của mỗi người đều khác nhau. Vui vẻ của tôi trong hiện hữu khác với vui vẻ của bạn trong hiện hữu. Vui vẻ sẽ là như nhau, hương vị của nó sẽ là như nhau, nhưng việc nở hoa sẽ khác nhau. Hoa sen nở hoa, hoa hồng nở hoa, hoa cúc vạn thọ nở hoa - tất cả chúng đều nở hoa, và quá trình nở hoa là như nhau. Nhưng cúc vạn thọ nở hoa theo cách riêng của nó, hoa hồng theo cách của nó, và hoa sen theo cách riêng của nó. Mầu sắc của chúng khác nhau, cách bầy tỏ của chúng khác nhau, mặc dầu tinh thần thì như nhau. Và khi chúng nở ra, và khi chúng có thể thì thào với gió, và khi chúng có thể chia sẻ hương thơm với bầu trời, tất cả chúng đều vui vẻ.
Mỗi sannyasin sẽ là một con người hoàn toàn duy nhất. Tôi không quan tâm mấy tới xã hội. Tôi không quan tâm tới tập thể. Mối quan tâm của tôi hoàn toàn là về cá nhân - trong bạn! Và thiền có thể thành công ở nơi mà tâm trí thất bại, bởi vì thiền là cuộc cách mạng triệt để trong bản thể bạn - không phải là cuộc cách mạng làm thay đổi chính phủ, không phải là cách mạng làm thay đổi nền kinh tế, mà là cuộc cách mạng làm thay đổi tâm thức của bạn, làm biến đổi bạn từ trí quyển sang christ quyển, làm thay đổi bạn từ người ngủ thành linh hồn tỉnh thức. Và khi bạn đã thức tỉnh, tất cả mọi điều bạn làm đều tốt.
Đó là định nghĩa của tôi về ‘tốt’ và ‘đức hạnh’: hành động của một người đã thức tỉnh là đức hạnh, còn hành động của người chưa thức tỉnh là tội lỗi. Không có định nghĩa nào khác về tội lỗi và đức hạnh. Nó phụ thuộc vào con người - tâm thức người ấy, phẩm chất mà người ấy đem vào trong hành động. Cho nên đôi khi sự việc có thể xảy ra là cùng hành động có thể là đức hạnh và cùng hành động đó có thể là tội lỗi. Hành động có thể dường như là hệt nhau, nhưng người đứng sau hành động đó có thể khác.
Chẳng hạn, Jesus đi vào trong đền thờ ở Jerusalem với chiếc roi trong tay quất vào những kẻ đổi tiền. Ông ấy lật sấp các bàn đổi tiền của họ. Một mình, một tay, ông ấy tống tất cả những kẻ đổi tiền ra khỏi ngôi đền. Trông có vẻ rất hung tợn - Jesus với chiếc roi, tống mọi người ra khỏi đền. Nhưng ông ấy lại không hung tợn.
Lenin làm cùng việc đó thì sẽ là hung tợn, và hành động này sẽ là tội lỗi. Jesus làm cùng hành động thì lại đức hạnh. Ông ấy hành động từ tình yêu; ông ấy chăm chú. Ông ấy chăm chú tới cả những kẻ đổi tiền này nữa! Chính là từ chăm chú của ông ấy, từ mối quan tâm, từ tình yêu, từ nhận biết mà ông ấy hành động. Ông ấy đang hành động quyết liệt bởi vì chỉ có thế thì mới gây cho họ sự choáng váng và sẽ tạo ra tình huống trong đó thay đổi nào đó là có thể.
Hành động có thể là một, nhưng nếu một người đang tỉnh thức, phẩm chất của hành động đó thay đổi. Sannyasin là người sống ngày càng nhiều trong tỉnh táo. Và càng có nhiều người tồn tại trong nhận biết thì thế giới được tạo ra sẽ càng tốt hơn. Văn minh vẫn còn chưa xảy ra.
Người ta nói rằng ai đó hỏi hoàng tử xứ Wales, “Ngài nghĩ gì về nền văn minh?” Còn hoàng tử xứ Wales được kể lại là đã nói, “Đấy là một ý tưởng tốt. Cần có ai đó để thử nó. Điều đó còn chưa xảy ra đâu.”
Sannyas chỉ mới là bắt đầu, hạt mầm của một loại thế giới hoàn toàn khác, nơi mọi người được tự do là chính mình, nơi mọi người không bị ràng buộc, không bị làm què quặt, tê liệt, nơi mọi người không bị đè nén, không bị làm cho mặc cảm, nơi vui vẻ được chấp nhận, nơi phấn khởi là qui tắc, nơi nghiêm trang đã biến mất, nơi chân thành không long trọng, vui đùa đã đi vào. Đây là những chỉ dẫn, ngón tay chỉ trăng.
Trước hết: cởi mở để kinh nghiệm. Mọi người thường là đóng kín; họ không cởi mở để kinh nghiệm. Trước khi họ kinh nghiệm bất kì điều gì, họ đã có định kiến về nó rồi. Họ không muốn kinh nghiệm, họ không muốn thám hiểm. Điều này cực kì xuẩn ngốc!
Một người tới và muốn thiền, và nếu tôi bảo anh ta đi và nhảy múa, anh ta nói, “Ích gì mà nhảy múa? Làm sao thiền bắt nguồn từ nhảy múa được?” Tôi hỏi anh ta, “Bạn đã bao giờ nhảy múa chưa?” Anh ta nói “Chưa, chưa bao giờ.” Bây giờ đây là tâm trí đóng kín. Tâm trí cởi mở sẽ nói, “Được thôi, mình sẽ đi vào nó và xem. Có thể qua nhảy múa mà điều đó có thể xảy ra.” Người ấy sẽ có tâm trí cởi mở để đi vào trong nó, không định kiến gì. Người nói, “Làm sao thiền có thể xảy ra từ nhảy múa?” – ngay cả khi người ấy được thuyết phục để đi vào thiền, người ấy sẽ mang cái ý tưởng này trong đầu: “Làm sao thiền xảy ra được từ nhảy múa?” Và điều đó sẽ không xảy ra cho người ấy. Và khi điều đó không xảy ra, định kiến cũ của người ấy sẽ được làm mạnh thêm nữa. Và điều đó đã không xảy ra bởi vì định kiến này.
Đây là cái vòng luẩn quẩn của tâm trí đóng. Người đó tới với đầy những ý tưởng, người đó tới với cái đã làm sẵn. Người ấy không sẵn có cho các sự kiện mới, và thế giới liên tục bị công kích bởi các sự kiện mới. Thế giới cứ liên tục thay đổi và tâm trí đóng vẫn cứ bị kẹt trong quá khứ. Còn thế giới thì cứ thay đổi, và mọi khoảnh khắc cái gì đó mới lại hạ xuống thế giới này. Thượng đế cứ vẽ ra thế giới mới mãi, còn bạn cứ mang những ý thức hệ chết, cũ rích của mình trong đầu.
Cho nên phẩm chất đầu tiên của một sannyasin là cởi mở để kinh nghiệm. Người ấy sẽ không quyết định trước khi người ấy kinh nghiệm qua. Người ấy sẽ không bao giờ quyết định trước khi mình đã kinh nghiệm qua. Người ấy sẽ không có bất kì hệ thống niềm tin nào. Người ấy sẽ không nói, “Điều này là như vậy bởi vì Phật nói điều đó.” Người đó sẽ không nói, “Điều này là như vậy bởi vì nó đã được viết trong Veda.” Người ấy sẽ nói, “Mình sẵn sàng đi vào trong nó và xem liệu nó là thế hay là khác.”
Thông điệp khi ra đi của Phật dành cho các đệ tử của ông ấy là thế này: “Nhớ lấy”... và điều này ông ấy đã lặp lại trong cả cuộc đời mình, lặp đi lặp lại; thông điệp cuối cùng cũng là thế này - “Nhớ lấy, đừng tin vào bất kì cái gì bởi vì ta đã nói về nó. Đừng bao giờ tin vào bất kì cái gì chừng nào ông còn chưa kinh nghiệm nó.”
Sannyasin sẽ không mang nhiều niềm tin; trong thực tế, không có niềm tin nào cả. Người ấy sẽ chỉ mang kinh nghiệm của riêng mình. Và cái đẹp của kinh nghiệm là ở chỗ kinh nghiệm bao giờ cũng cởi mở, bởi vì việc thám hiểm thêm nữa là điều có thể. Và niềm tin bao giờ cũng đóng; nó tới chấm hết. Niềm tin bao giờ cũng kết thúc. Kinh nghiệm chẳng bao giờ kết thúc, nó vẫn còn chưa kết thúc. Trong khi bạn đang sống, làm sao kinh nghiệm của bạn có thể bị kết thúc được? Kinh nghiệm của bạn vẫn trưởng thành, nó vẫn đang thay đổi, nó vẫn đang chuyển vận. Nó liên tục chuyển vận từ cái biết vào cái cái chưa biết và từ cái chưa biết vào cái không thể biết. Và nhớ lấy, kinh nghiệm có cái đẹp bởi vì nó là không kết thúc. Một số trong những bài ca vĩ đại nhất là những bài ca không kết thúc. Một số trong những cuốn sách vĩ đại nhất là những cuốn sách không kết thúc. Một số trong những bản nhạc vĩ đại nhất là những bản nhạc không kết thúc. Cái không kết thúc có cái đẹp.
Tôi đã từng nghe một chuyện ngụ ngôn thiền: Nhà vua tới gặp một thiền sư để học cách làm vườn. Thầy này dạy cho vua trong ba năm, và vua có một khu vườn rộng, đẹp - hàng nghìn người làm vườn làm việc ở đó - và bất kì điều gì thầy nói, vua đều làm và kinh nghiệm trong khu vườn mình. Sau ba năm vườn đã hoàn toàn sẵn sàng, và nhà vua mời thầy tới xem vườn. Nhà vua rất bồn chồn, bởi vì thầy rất nghiêm khắc: “Thầy có đánh giá tốt không?” - đây là một loại thi cử - “Liệu thầy có nói, ‘Được đấy, anh đã hiểu ta’?”
Mọi chăm nom đều được tiến hành. Khu vườn mới hoàn chỉnh đẹp làm sao; chẳng thiếu thứ gì. Chỉ thế thì nhà vua mới đưa thầy tới thăm. Nhưng thầy lại buồn ngay từ đầu. Ông ấy nhìn quanh, ông ấy đi lại trong vườn từ phía này sang phía kia, ông ấy trở nên ngày một nghiêm nghị hơn. Nhà vua thấy sợ. Nhà vua chưa bao giờ thấy thầy nghiêm nghị đến thế: “Tại sao thầy lại trông buồn thế? Có điều gì đó sai chăng?”
Và thầy thì cứ gật đầu hoài, và nói bên trong “Không.”
Còn nhà vua hỏi, “Thưa thầy có vấn đề gì vậy? Có gì sai chăng? Sao thầy không nói cho tôi? Thầy đang trở nên ngày một nghiêm nghị và buồn, và thầy cứ gật đầu theo dấu phủ định. Sao vậy? Cái gì sai? Tôi không thấy cái gì sai cả? Đây là những điều thầy đã dậy tôi, và tôi đã thực hành nó trong khu vườn này.”
Thầy nói, “Nó hoàn hảo đến mức nó thành chết. Nó hoàn chỉnh quá - đó là lí do tại sao ta gật đầu và ta nói không. Nó phải vẫn còn chưa hoàn thành chứ. Lá rụng đâu rồi? Lá khô đâu rồi? Ta không thấy đến một chiếc lá khô!” Tất cả lá khô đều đã bị loại bỏ - trên đường đi không còn lá khô nào; trên cây cối không còn lá khô nào, không lá úa nào đã ngả sang mầu vàng. “Những chiếc lá đó đâu rồi?”
Còn nhà vua nói, “Tôi đã bảo người làm vườn vứt bỏ mọi thứ. Làm cho vườn thành tuyệt đối nhất có thể được.”
Và thầy nói, “Đó là lí do tại sao vườn trông đờ đẫn thế, nhân tạo thế. Mọi thứ của Thượng đế chẳng bao giờ kết thúc cả.” Rồi thầy chạy xô ra, ra ngoài vườn. Tất cả các lá khô đều được vun đống lại: ông ấy lấy vài chiếc lá khô trong thùng, ném chúng đi theo gió, và gió đưa chúng đi, bắt đầu chơi đùa với lá khô, và chúng bắt đầu lăn lóc trên đường. Ông ấy thích thú, và ông ấy nói, “Nhìn kìa, trông nó sống động làm sao!” Và âm thanh đã đi vào cùng lá khô - âm nhạc của lá khô, gió chơi đùa với lá khô. Bây giờ vườn đã có tiếng thì thào; nếu không thì nó đờ đẫn và chết giống như nghĩa địa. Im lặng đó không sống.
Tôi thích câu chuyện này. Thầy nói, “Nó hoàn chỉnh thế, đó là lí do tại sao nó sai.”
Mới đêm hôm nọ Savita còn ở đây. Cô ấy đã kể cho tôi rằng cô ấy đang viết một tiểu thuyết, và cô ấy rất phân vân về điều phải làm. Đã tới điểm cần phải kết thúc nó, nhưng khả năng là ở chỗ nó có thể được kéo dài; nó vẫn còn chưa hoàn chỉnh. Tôi bảo cô ấy, “Bạn kết thúc nó đi. Kết thúc nó trong khi nó còn chưa kết thúc - thế thì nó có điều gì đó bí ẩn quanh nó - cái không kết thúc đó'... và tôi bảo cô ấy, “Nếu nhân vật chính của bạn vẫn còn muốn làm điều gì đó, thì để cho người đó trở thành sannyasin. Và thế thì mọi sự vượt ra ngoài khả năng của bạn. Thế thì bạn có thể làm được gì? Thế thì nó đi tới chỗ kết thúc, vậy mà mọi thứ vẫn còn tiếp tục phát triển.”
Không câu chuyện nào có thể hay nếu nó kết thúc hoàn toàn. Nó sẽ chết hoàn toàn. Kinh nghiệm bao giờ cũng còn để mở - điều đó nghĩa là không kết thúc. Niềm tin bao giờ cũng đầy đủ và kết thúc. Phẩm chất đầu tiên là việc cởi mở để kinh nghiệm.
Tâm trí chính là tất cả những niềm tin của bạn gắn lại với nhau. Cởi mở nghĩa là vô trí; cởi mở nghĩa là bạn đẩy tâm trí sang bên và bạn sẵn sàng nhìn vào cuộc sống lần nữa theo cách mới, không theo con mắt cũ. Tâm trí cho bạn con mắt cũ, nó cho bạn các ý tưởng: “Nhìn qua điều này.” Nhưng thế thì sự việc trở thành bị tô mầu; thế thì bạn chẳng nhìn vào nó, thế thì bạn phóng chiếu ý tưởng lên nó. Thế thì chân lí trở thành màn ảnh mà trên đó bạn cứ tiếp tục phóng chiếu. Nhìn qua vô trí, nhìn qua cái không - shunyata đi. Khi bạn nhìn qua vô trí, cảm nhận của bạn là hiệu quả, bởi vì thế thì bạn thấy cái đang đấy. Và chân lí tạo ra tự do. Mọi thứ khác đều tạo nên tù túng, chỉ chân lí mới đem lại tự do.
Trong những khoảnh khắc vô trí, chân lí bắt đầu thấm vào trong bạn tựa như ánh sáng. Bạn càng tận hưởng ánh sáng này, chân lí này, bạn càng trở nên có khả năng và dũng cảm loại bỏ tâm trí mình. Chẳng chóng thì chầy một ngày sẽ tới khi bạn nhìn và bạn không có tâm trí nào. Bạn không tìm kiếm bất kì cái gì, bạn đơn giản nhìn. Cái nhìn của bạn là thuần khiết. Trong khoảnh khắc đó bạn trở thành avalokita, người nhìn với con mắt thuần khiết. Đó là một trong những cái tên của Phật – Avalokita Quán thế âm: ông ấy nhìn mà không có ý tưởng nào, ông ấy đơn giản nhìn.
Có lần đã xảy ra việc một người nhổ vào mặt Phật. Ông ấy lau mặt rồi hỏi người này, “Ông còn gì nữa cần nói không?”
Các đệ tử của ông ấy bị chấn động và rất giận dữ. Đại đệ tử của ông ấy, Ananda, nói với ông ấy, “Thế này thì quá lắm! Chúng tôi không thể nào làm được gì bởi vì thầy đang ở đây; nếu không thì chúng tôi sẽ giết chết người này. Người này đã phỉ nhổ vào thầy, còn thầy lại hỏi, “Ông còn gì nữa cần nói không?”
Phật nói, “Có đấy, bởi vì đây là cách nói điều gì đó - phỉ nhổ. Có thể người này giận dữ quá đến mức lời nói không còn thích hợp nữa; đó là lí do tại sao người ấy phỉ nhổ.” Khi lời không còn thích hợp, bạn phải làm gì? Bạn cười, bạn khóc, nước mắt trào ra, bạn ôm ghì, bạn tát - bạn làm điều gì đó. Nếu có quá nhiều giận dữ, bạn sẽ làm gì? Bạn không thể nào tìm ra lời đủ mãnh liệt, mạnh bạo.
Bạn sẽ làm gì - bạn phỉ nhổ. Bây giờ đây là cái nhìn của Phật - không có tâm trí. Ông ấy nhìn vào trong người này: “Vấn đề là gì? Tại sao ông ta nhổ vào mình?” Ông ấy không dính líu đến nó chút nào. Ông ấy không đem kinh nghiệm hay ý tưởng quá khứ rằng phỉ nhổ là xấu, rằng đây là việc xúc phạm và bẽ mặt. Không ý tưởng nào chen vào. Ông ấy đơn giản nhìn vào trong thực tại của người này, người đang phỉ nhổ vào ông ấy. Ông ấy hoàn toàn bận tâm: “Sao vậy? Người này phải đang trong rối loạn, rối loạn về ngôn ngữ. Người này muốn nói điều gì đó nhưng không có đúng từ để diễn đạt nó. Do đó, một cách vụng về ông ta phỉ nhổ.”
Phật nói, “Đấy là lí do tại sao ta hỏi liệu ông ta còn điều gì cần nói nữa không?” Bản thân người đó bị chững lại bởi vì điều này không nằm trong trông đợi của người đó. Người đó phải đến để làm bẽ mặt Phật, nhưng Phật không bị bẽ mặt. Từ bi của Phật tuôn trào lên người đó. Người đó cả đêm đó không ngủ được. Người đó cứ phải nghĩ đi nghĩ lại về điều đó. Thật là khó cho người đó hấp thu điều này: “Đây là loại người gì thế nhỉ? Đây là kiểu cách người gì thế nhỉ? Mình đã phỉ nhổ, mà ông ấy lại đơn giản hỏi - và với tình yêu vô biên - ‘Ông còn gì nữa cần nói không?’”
Sáng sớm hôm sau người đó quay lại, sụp xuống dưới chân Phật và nói, “Thưa thầy, tôi xin lỗi thầy, xin thầy tha thứ cho tôi. Tôi không thể nào ngủ được cả đêm.”
Còn Phật cười to, và ông ấy nói, “Ông đần thế! Sao vậy? Ta ngủ ngon lành. Sao ông bị điều nhỏ nhặt thế quấy rối? Điều đó đâu có gây tổn thương cho ta. Ông thấy mặt ta vẫn như nó trước đây đấy thôi. Sao ông phải lo lắng thế?”
Còn người đó nói, “Tôi phải trở thành đệ tử của thầy. Xin thầy điểm đạo cho tôi. Tôi muốn được ở với thầy. Tôi đã thấy điều gì đó duy nhất, siêu nhân. Nhưng trước hết, xin thầy tha thứ cho tôi.”
Còn Phật nói, “Điều này là vô nghĩa. Làm sao ta có thể tha thứ cho ông được? - vì ta thậm chí còn không để ý gì tới nó. Ta không giận dữ, cho nên làm sao ta có thể tha thứ được cho ông?” Hai mươi bốn giờ đã qua, và họ đã ngồi trên bờ sông Hằng. Rồi Phật nói, “Nhìn biết bao nhiêu nước đã trôi qua sông Hằng trong hai mươi bốn giờ: nhiều cuộc sống như thế đã trôi qua trong ông, nhiều cuộc sống như thế đã trôi qua trong ta. Sông Hằng không còn là sông Hằng nữa. Ta không còn là cùng người cũ nữa. Trong thực tế, ông chưa bao giờ phỉ nhổ vào ta, đấy đã là một ai đó khác; hai mươi bốn giờ đã qua rồi. Và ông cũng không là cùng cái người đã phỉ nhổ... cho nên ai có thể tha thứ cho ai? Để những cái đã qua là qua đi.”
Đây là cái nhìn của vô trí. Nó có thể làm ra phép mầu. Sannyasin sống trong cởi mở với mọi thứ. Phẩm chất thứ hai là việc sống với sự tồn tại. Người đó không sống theo lí tưởng: rằng người ta phải giống thế này, người ta phải giống thế nọ, người ta phải hành xử theo cách này, người ta không nên hành xử theo cách này. Người đó không sống theo lí tưởng, người đó đáp ứng với sự tồn tại. Người đó đáp ứng với toàn bộ trái tim mình, dù bất kì cái gì. Hiện hữu của người đó là ở đây và bây giờ. Tự phát, đơn giản, tự nhiên - đấy là các phẩm chất của người đó.
Người đó không sống cuộc sống dựng sẵn. Người đó không mang bản đồ - cách sống, cách không sống. Người đó cho phép cuộc sống; dù nó dẫn đến đâu, người đó sẽ đi theo đến đó. Sannyasin không phải là vận động viên bơi lội, và người đó cũng không cố gắng bơi ngược dòng. Người đó đi cùng với cái toàn thể, người đó trôi theo dòng nước. Người đó trôi một cách toàn bộ với dòng nước đến mức dần dần người đó không còn tách biệt với dòng nước nữa, người đó trở thành dòng nước. Đó là điều Phật gọi là srotapanna nhập lưu - người đã đi vào dòng nước. Đó là bắt đầu tính chất sannyas của Phật nữa - người đã đi vào dòng nước, người đã đi tới chỗ thảnh thơi trong sự tồn tại. Người đó không mang các giá trị nào, người đó không đánh giá.
Sống theo sự tồn tại nghĩa là từng khoảnh khắc đều phải quyết định theo cách riêng của mình. Cuộc sống là nguyên tử! Bạn không quyết định trước, bạn không diễn tập, bạn không chuẩn bị cách sống. Mỗi khoảnh khắc tới, đem lại một tình huống; bạn có đó để đáp ứng cho nó - bạn đáp ứng. Thông thường mọi người sống một kiểu cuộc sống rất kì lạ. Nếu bạn định đi dự buổi phỏng vấn, bạn chuẩn bị, bạn nghĩ về cái sắp được hỏi và cách thức bạn định trả lời điều đó, cách thức bạn sẽ ngồi và cách thức bạn định đứng. Mọi thứ đều trở thành giả bởi vì nó đã được diễn tập. Và thế thì điều gì xảy ra? Khi bạn làm cùng một diễn tập như vậy, bạn chẳng bao giờ là toàn bộ ở đó. Cái gì đó đang được yêu cầu, còn bạn thì đi lục lọi trong kí ức của mình, vì bạn đang mang một câu trả lời chuẩn bị sẵn - dù cho câu trả lời đó có thích hợp với nó hay không, dù cho điều này có xảy ra hay không. Bạn cứ làm lỡ vấn đề. Bạn không có mặt toàn bộ ở đó; bạn không thể là toàn bộ ở đó được, bạn dính líu vào với kí ức. Và thế thì điều tiếp đó xảy ra: khi bạn đi ra, bạn bắt đầu nghĩ bạn đáng phải trả lời theo cách này. Điều này được gọi là ‘hóm hỉnh cầu thang’: khi bạn đi xuống cầu thang, và bạn bắt đầu nghĩ, “Mình nên trả lời điều này, mình nên nói điều này.” Bạn trở nên rất khôn ngoan. Trước đấy bạn khôn ngoan, sau đấy bạn khôn ngoan; tại chỗ giữa bạn khác đi! Và ở giữa là cuộc sống. Sự tồn tại có đó.
Phẩm chất thứ ba của sannyasin là ở sự tin cậy vào con người riêng của mình. Mọi người tin cậy vào người khác, sannyasin tin cậy vào con người riêng của mình. Thân thể, tâm trí, linh hồn, tất cả đều được bao hàm. Nếu người ấy cảm thấy thích yêu người ấy tuôn chảy trong tình yêu. Nếu người ấy không thích yêu, người ấy nói “rất tiếc” - nhưng người ấy không bao giờ giả vờ.
Người không có tính chất sannyas cứ giả vờ. Cuộc sống của anh ta là cuộc sống qua mặt nạ. Anh ta về nhà, anh ta ôm lấy vợ, và anh ta không muốn ôm lấy phụ nữ. Và anh ta nói, “Anh yêu em,” nhưng những lời ấy giả tạo làm sao vì chúng không tới từ trái tim. Chúng tới từ Dale Carnegie. Anh ta đã đọc Cách thu phục nhân tâm và ảnh hưởng tới mọi người và những loại vô nghĩa ấy. Và anh ta tràn đầy với những cái vô nghĩa đó, và anh ta mang nó và thực hành nó. Toàn bộ cuộc sống anh ta trở thành cuộc sống giả tạo, giả dối, nhái lại. Mà anh ta chẳng bao giờ được thoả mãn cả, một cách tự nhiên; anh ta không thể thế được, bởi vì thoả mãn tới chỉ từ việc sống chân thực. Nếu bạn không cảm thấy yêu, bạn phải nói như thế; không cần phải giả vờ. Nếu bạn cảm thấy giận dữ, bạn phải nói như vậy. Bạn phải đúng với con người mình, bạn phải tin cậy vào con người mình. Và bạn sẽ ngạc nhiên: bạn càng tin cậy, trí huệ của con người bạn càng trở nên rất rất rõ ràng cho bạn.
Thân thể bạn có trí huệ của nó - nó mang trí huệ của hàng thế kỉ trong các tế bào. Thân thể bạn cảm thấy đói và bạn đang nhịn ăn, bởi vì tôn giáo của bạn nói rằng ngày này bạn phải nhịn ăn - và thân thể bạn đang cảm thấy đói. Bạn không tin cậy vào con người mình, bạn tin cậy vào kinh sách chết, bởi vì trong sách nào đó ai đó đã viết rằng ngày này bạn phải tiếp tục nhịn ăn, cho nên bạn cứ nhịn ăn. Lắng nghe thân thể mình đi. Đúng đấy, có những ngày khi thân thể bảo, “Nhịn ăn đi!” - thế thì nhịn. Nhưng không cần phải nghe kinh sách. Người viết ra kinh sách đó đã không viết nó ra có tính tới bạn, chẳng tính tới ai cả. Người ấy không thể quan niệm được về bạn. Bạn đã không có mặt với người đó, người đó không viết về bạn. Cứ dường như là bạn bị ốm và bạn tới nhà một bác sĩ đã chết và nhìn vào trong các đơn thuốc của ông ấy, rồi tìm thấy một đơn thuốc và bắt đầu tuân theo đơn thuốc đó. Đơn thuốc đó đã được viết ra cho ai đó khác, cho bệnh nào đó khác, trong một tình huống nào đó khác.
Nhớ tin cậy vào con người riêng của mình. Khi bạn cảm thấy rằng thân thể đang nói không ăn, dừng lại ngay lập tức. Khi thân thể nói ăn, đừng bận tâm tới liệu kinh sách có nói phải nhịn ăn hay không. Nếu thân thể bạn nói ăn ba lần một ngày, hoàn toàn tốt. Nếu nó nói ăn một lần một ngày, hoàn toàn tốt. Bắt đầu học cách lắng nghe thân thể mình, vì nó là thân thể của bạn. Bạn đang trong nó; bạn phải kính trọng nó, và bạn phải tin cậy vào nó. Nó là ngôi đền của bạn; sẽ là phạm thượng mà áp đặt những điều này nọ vào thân thể bạn. Không nên áp đặt bất kì cái gì chỉ theo động cơ nào đó! Và điều này sẽ không chỉ dạy cho bạn tin cậy vào thân thể mình, điều này sẽ dạy cho bạn, dần dần, tin cậy vào cả sự tồn tại nữa - bởi vì thân thể bạn là một phần của sự tồn tại. Thế thì tin cậy của bạn sẽ trưởng thành, và bạn sẽ tin cậy vào cây cối cùng những vì sao và mặt trăng, mặt trời và đại dương: bạn sẽ tin cậy vào mọi người. Nhưng lúc đầu của tin cậy phải là tin cậy vào con người riêng của bạn. Tin cậy vào trái tim bạn đi.
Bây giờ ai đó đã hỏi một câu hỏi: anh ta đã quyết định sống với vợ bởi vì anh ta nghĩ rằng việc sống với vợ của mình và không bao giờ rời bỏ cô ta, không bao giờ chia lìa, và không bao giờ làm tình với người phụ nữ khác, là phẩm chất tâm linh lớn lao.
Có thể điều đó dành cho một số người, có thể không phải như vậy cho người khác. Điều đó còn tuỳ. Bây giờ người hỏi nói, “Tôi đã quyết định điều này, và vấn đề có đó. Tôi cảm thấy bị hấp dẫn tới phụ nữ khác: tôi thấy mặc cảm. Và tôi không cảm thấy hấp dẫn về phía vợ mình - thế nữa tôi cũng cảm thấy mặc cảm.
Tôi không muốn làm tình với vợ mình bởi vì ham muốn không phát sinh. Nhưng tôi phải làm tình với vợ tôi để thoả mãn cô ấy. Nếu tôi làm tình với cô ấy, thế thì tôi thấy mặc cảm với chính mình, rằng tôi đang không đúng cho chính mình. Và điều ấy có vẻ như chuyện miễn cưỡng.”
Khi bạn không muốn làm tình, thế thì tình yêu là cái xấu xa nhất trên thế giới. Chỉ cái đẹp nhất mới có thể là cái xấu nhất. Tình yêu là một trong những kinh nghiệm đẹp đẽ nhất, nhưng chỉ khi bạn tuôn chảy trong nó, khi nó là tự phát, khi nó là đam mê, khi bạn tràn đầy với nó, tràn ngập với nó, bị nó sở hữu, say sưa với nó, cuốn hút theo nó - chỉ thế thôi. Thế thì nó đưa bạn tới đỉnh cao nhất của vui vẻ. Nhưng nếu bạn không bị sở hữu trong nó, và bạn thậm chí còn không cảm thấy có tình yêu gì với vợ mình hay chồng mình, và bạn làm nó ... thế thì cách diễn đạt tiếng Anh là phải: làm tình. Thế thì bạn đang làm nó, nó không xảy ra. Nó là xấu, nó là mãi dâm.
Bạn làm điều đó với ai, đấy không phải là vấn đề; nó vẫn cứ là mãi dâm. Nó là tội phạm. Và điều này không làm cho bạn thành tâm linh theo bất kì cách nào. Bạn sẽ chỉ trở thành kìm nén dục, có thế thôi. Nếu bạn làm tình, bạn cảm thấy mặc cảm, nếu bạn không làm tình, bạn cũng cảm thấy mặc cảm.
Bây giờ người này có ý tưởng về cách thức chồng hay vợ phải thế nào. Bây giờ người vợ cũng phải chịu đựng. Cả hai bị mắc, cả hai đều chán lẫn nhau, cả hai đều muốn gạt bỏ lẫn nhau nhưng không thể nào gạt bỏ nhau bởi vì họ không tin cậy vào con người mình. Nếu con người bạn đang nói, “Ở với nhau, trưởng thành với nhau, tuôn chảy với nhau”; nếu con người bạn đang cảm thấy hạnh phúc và xúc động, kích động và có cực lạc, thì đi với người phụ nữ này trong một kiếp, hai kiếp, ba kiếp, bao nhiêu kiếp tuỳ bạn muốn ở với nhau, và bạn sẽ đi tới ngày càng gần hơn với Thượng đế. Và thân mật của bạn sẽ có phẩm chất tâm linh.
Nhưng thực tế không phải là loại thân mật này. Sự thân thiết bó buộc sẽ làm cho bạn ngày càng vô tâm linh hơn, và tâm trí bạn sẽ bắt đầu, một cách tự nhiên, tìm kiếm các cách thức nào đó: tâm trí bạn sẽ trở nên ngày càng bị ám ảnh về dục. Và khi quá nhiều ám ảnh có đó, làm sao bạn có thể trưởng thành về tâm linh được?
Lắng nghe con người mình, và đủ dũng cảm để làm điều mà con người bạn nói. Và tôi không nói phải li thân với vợ bạn. Nhưng nếu điều đó phải tới, điều đó sẽ tới. Và điều đó sẽ tốt cho cả hai bạn. Ít nhất bạn cũng mang nợ nhiều với vợ mình. Nếu bạn chăm nom mọi điều cho vợ, và bạn không yêu cô ấy thêm nữa, thế thì bạn phải nói điều đó. Trong nỗi buồn sâu sắc... sự ra đi sẽ thật là buồn, nhưng có thể làm gì được nào? Bạn bất lực. Bạn sẽ không ra đi trong giận dữ, bạn sẽ không ra đi trong hận thù và kiện cáo. Bạn sẽ ra đi với sự bất lực mênh mông trong tim. Bạn đã muốn ở lại với cô ấy, nhưng con người bạn nói không. Bạn có thể làm được gì nào? Bạn có thể bắt buộc con người mình, và con người ấy có thể tới đó, và vẫn tiếp tục trong mối quan hệ ấy, nhưng sẽ không có niềm vui. Và không có niềm vui, làm sao bạn có thể còn trong mối quan hệ được? Thế thì hôn nhân là giả dối; hợp pháp, nhưng ngoài ra thì giả dối.
Sannyasin là người tin cậy vào con người mình, và tin cậy đó giúp anh ta thảnh thơi trong sự hiện hữu của mình, và giúp cho anh ta thảnh thơi trong cái toàn bộ của sự tồn tại. Nó đem tới chấp nhận chung về bản thân mình và người khác. Nó cho một loại bén rễ, định tâm. Và thế thì có sức mạnh và quyền năng lớn, bởi vì bạn được định tâm trong thân thể riêng của mình, trong bản thể riêng của mình. Bạn bắt rễ trong đất. Không thế thì bạn sẽ thấy mọi người đều bị mất gốc, giống như cây cối đã bị kéo bật khỏi đất. Chúng đơn giản chết đi, chúng không sống nữa. Đó là lí do tại sao không có nhiều niềm vui trong cuộc sống. Bạn không thấy phẩm chất của tiếng cười; lễ hội bị thiếu đi. Và ngay cả nếu người ta có mở hội thì điều đó nữa cũng là giả.
Chẳng hạn, đấy là ngày sinh nhật của Krishna và mọi người mở hội. Làm sao bạn có thể mở hội ngày sinh của Krishna? Bạn thậm chí còn không mở hội ngày sinh của chính mình. Và một ai đó đã sinh ra cách đây năm nghìn năm - làm sao bạn có quan tâm tới điều đó, và làm sao bạn có thể mở hội điều đó được? Tất cả đấy là giả. Làm sao bạn có thể mở hội ngày sinh của Jesus Christ? Điều ấy không thể được. Bạn còn chưa mở hội Thượng đế đã tới với bạn, đang ở bên trong bạn. Làm sao bạn có thể mở hội một Thượng đế nào đó khác, người đã được sinh ra trong chuồng ngựa những hai nghìn năm trước đây?
Trong chính thân thể bạn, trong chính bản thể bạn, ngay khoảnh khắc này, Thượng đế đang có đó - và bạn không mở hội nó. Bạn không thể mở hội được. Việc mở hội trước hết phải xảy ra trong ngôi nhà riêng của bạn, ngay góc nhà bạn. Thế rồi nó trở thành ngọn sóng triều lớn và lan rộng khắp sự tồn tại.
Phẩm chất thứ tư là ý thức tự do. Sannyasin không chỉ tự do, anh ta còn là sự tự do. Anh ta bao giờ cũng sống theo một cách tự do. Sự tự do không có nghĩa là phóng túng. Phóng túng không phải là tự do, phóng túng chỉ là phản động chống lại cảnh nô lệ; cho nên bạn chuyển sang cực khác. Sự tự do không phải là cực điểm khác, nó không phải là phản động. Sự tự do là cái nhìn sáng suốt: “Ta phải là tự do nếu ta phải là tất cả. Không có cách nào khác để tự do. Nếu tôi bị nhà thờ, Hindu giáo, Ki tô giáo, Mô ha mét giáo sở hữu, thế thì tôi không thể là tự do được. Thế thì họ sẽ cứ cố gắng tạo nên các biên giới quanh tôi. Ho sẽ cứ buộc tôi vào bản thân tôi như một sinh linh què quặt. Tôi phải được tự do. Tôi phải dám nắm mạo hiểm này của việc được tự do. Tôi phải tận dụng mối nguy hiểm này.”
Tự do không phải là thuận tiện cho lắm, không phải là thoải mái cho lắm. Nó là mạo hiểm. Sannyasin nhận mạo hiểm đó. Điều đó không có nghĩa là người ấy cứ đi tranh đấu với từng người và mọi người. Điều đó không có nghĩa là khi luật pháp nói phải đi bên phải hay phải đi bên trái, thì người đó phải cứ đi ngược lại điều đó, không. Người ấy không bận tâm về những việc tầm thường. Nếu luật pháp nói đi bên trái, người ấy sẽ đi bên trái - bởi vì đấy không phải là nô lệ. Nhưng về những điều quan trọng, những điều bản chất... Nếu người bố nói, “Lấy người phụ nữ này vì cô ấy giầu có và nhiều tiền sẽ tới,” người đó sẽ nói, “Không. Làm sao con có thể cưới một người phụ nữ khi con không yêu cô ấy? Điều này sẽ là không tôn trọng người phụ nữ đó.” Nếu người bố nói, “Đi nhà thờ vào mọi chủ nhật bởi vì con được sinh ra trong gia đình Ki tô giáo,” người ấy sẽ nói, “Con sẽ đi nhà thờ nếu con cảm thấy muốn, con sẽ không đi nhà thờ bởi vì bố bảo.” Việc sinh ra là điều ngẫu nhiên; nó chẳng có vấn đề gì nhiều cả. Nhà thờ là điều rất bản chất... “Nếu con thấy thích nó, con sẽ tới.”
Tôi không nói đừng tới nhà thờ, nhưng tới chỉ khi cảm tình của bạn đã nảy sinh về nó. Thế thì sẽ có cảm thông. Ngoài ra, chẳng cần phải đi. Về những điều bản chất thì sannyasin bao giờ cũng giữ cho tự do của mình không bị động chạm tới. Và bởi vì người ấy tôn trọng tự do, nên người ấy sẽ tôn trọng cả tự do của người khác nữa. Người ấy sẽ không bao giờ can thiệp vào tự do của người khác, dù người kia là ai. Nếu vợ bạn yêu ai đó khác, bạn cảm thấy bị tổn thương, bạn sẽ kêu khóc vì buồn rầu, nhưng đó là vấn đề của bạn.
Bạn sẽ không can thiệp vào cô ấy. Bạn sẽ không nói, “Chấm dứt điều đó đi, bởi vì anh đang đau khổ!” Bạn sẽ nói, “Đây là tự do của em. Nếu anh đau khổ, đấy là vấn đề của anh. Anh phải vượt qua nó, anh phải đối mặt với nó. Nếu anh cảm thấy ghen tuông, anh phải loại bỏ cái ghen tuông của mình. Nhưng em đi con đường của em.
Mặc dầu điều đó làm đau anh, mặc dầu anh vẫn mong ước rằng em không đi với người khác, đó là vấn đề của anh. Anh không thể xâm phạm vào tự do của em.” Tình yêu tôn trọng nhiều đến mức nó đem lại tự do. Và nếu tình yêu không đem lại tự do thì nó không phải là tình yêu, nó là một cái gì đó khác.
Sannyasin có tôn trọng mênh mông về tự do của riêng mình, rất cẩn thận về tự do của riêng mình, và do vậy cũng rất cẩn thận về tự do của người khác nữa. Cảm giác tự do này cho anh ta tính cá nhân; anh ta không chỉ là một phần của tâm trí quần chúng. Anh ta có một tính duy nhất nào đó - cách sống của anh ta, phong cách của anh ta, phong thái của anh ta, cá nhân của anh ta. Anh ta tồn tại theo cách riêng của mình, anh ta yêu bài ca riêng của mình. Anh ta có cảm giác về căn cước: anh ta biết mình là ai, anh ta cứ phụ thuộc vào cảm giác của mình về việc mình là ai, và anh ta không bao giờ thoả hiệp.
Độc lập, nổi dậy - nhớ lấy, không phải là cách mạng mà là nổi dậy - đó là phẩm chất của sannyasin. Và có khác biệt lớn. Cách mạng thì không phải là cách mạng cho lắm. Cách mạng cũng cứ vận hành theo cùng cấu trúc cũ.
Chẳng hạn, ở Ấn Độ, trong hàng thế kỉ tiện dân, đẳng cấp thấp nhất, đã không được vào đền đài. Người brahmin không bao giờ cho phép họ được vào trong đền đài: “Ngôi đền sẽ bị ô uế nếu họ vào.” Trong hàng thế kỉ ở Ấn Độ, tiện dân không được đi vào đền thờ. Điều này là xấu. Thế rồi Mahatma Gandhi tới - ông ấy cố gắng vất vả, ông ấy tranh đấu vất vả. Ông ấy muốn tiện dân được phép vào đền thờ; toàn bộ cuộc đời ông ấy là một cuộc tranh đấu cho điều đó. Đấy là cách mạng nhưng không phải nổi dậy. Tại sao lại cách mạng? Thế thì nổi dậy là gì?
Ai đó hỏi J. Krishnamurti về cuộc tranh đấu của Gandhi cho tiện dân được phép vào đền thờ. Và bạn có biết J. Krishnamurti nói gì không? Ông ấy nói, “Nhưng Thượng đế không ở trong đền.” Đây là nổi dậy. Cách tiếp cận của Gandhi là cách mạng, nhưng ông ấy cũng vẫn tin rằng Thượng đế ở trong đền hệt như người brahmin tin vậy. Cấu trúc là một. Ông ấy tin điều rất, rất quan trọng cho mọi người là đi vào đền thờ; nếu họ không đi vào trong đền thờ, họ sẽ bỏ lỡ Thượng đế. Đó là ý tưởng của người brahmin, đó là ý tưởng của xã hội đã ngăn cản tiện dân không cho vào đền, ngăn cấm họ không được vào đền. Cái ý tưởng này là một: rằng Thượng đế sống trong đền, còn những ai định vào trong đền thì tất nhiên sẽ tới gần với Thượng đế. Còn những người không được phép vào, thì họ sẽ lỡ. Gandhi là cách mạng, nhưng cách mạng tin vào cùng cấu trúc. Đấy là phản động.
J. Krishnamurti là nổi dậy: Ông ấy nói, “Nhưng Thượng đế không ở trong đền, cho nên sao phải bận tâm? Người brahmin chẳng tới được Thượng đế ở đó, mà tiện dân cũng chẳng tới được. Sao phải bận tâm? Điều đó là ngu xuẩn.” Tất cả các cuộc cách mạng đều là phản cách mạng, phản động theo một mẫu hình nào đó. Bất kì khi nào bạn phản động lại, đấy cũng chẳng phải là cách mạng nhiều nhặn gì vì bạn tin vào cùng một khuôn mẫu. Tất nhiên bạn đi chống lại nó, nhưng bạn tin. Sâu phía dưới nền móng vẫn là một.
Gandhi đang nghĩ rằng người brahmin được hưởng nhiều lắm; họ được gần Thượng đế quá nhiều. Còn tiện dân? - họ bị tước đoạt. Nhưng ông ấy không nhìn vào người brahmin: trong nhiều thế kỉ họ đã tôn thờ trong đền đài mà họ chẳng được cái gì cả. Bây giờ điều này thật là đần độn! Những người ở bên trong đền chẳng được cái gì, vậy thì bận tâm làm gì? Và tại sao lại đưa mọi người chưa được ở bên trong vào? Chẳng có nghĩa gì cả.
Sannyasin là nổi dậy. Bởi nổi dậy tôi ngụ ý viễn kiến của người đó là hoàn toàn khác. Người ấy không vận hành theo cùng logic, theo cùng cấu trúc, theo cùng khuôn mẫu. Người ấy không chống lại khuôn mẫu – vì nếu bạn chống lại một khuôn mẫu nào đó thì bạn sẽ phải tạo ra một khuôn mẫu khác để đánh nhau với nó. Và các khuôn mẫu thì tất cả đều giống nhau. Sannyasin là người đơn giản đã thoát ra. Anh ta không chống lại khuôn mẫu, anh ta đã hiểu cái đần độn của tất cả các khuôn mẫu. Anh ta đã nhìn vào trong cái ngu đần của tất cả các khuôn mẫu và anh ta đã thoát ra ngoài. Anh ta là nổi dậy.
Phẩm chất thứ năm là sáng tạo. Sannyas cũ rất không sáng tạo. Người ta cứ nghĩ rằng ai đó trở thành một sannyasin và đi lên một hang động Himalaya rồi ngồi đó, và điều đó là hoàn toàn đúng. Chẳng cần gì nữa. Bạn có thể đến và xem các sư Jaina: họ vẫn đang ngồi trong ngôi đền của mình, chẳng làm gì cả - tuyệt đối không sáng tạo, trông đờ đẫn và đần độn, không có ngọn lửa của trí thông minh chút nào. Còn mọi người tôn thờ và chạm chân họ. Hỏi, “Tại sao bạn lại chạm chân họ?” và họ nói, “Con người này đã từ bỏ thế giới” - dường như là việc từ bỏ thế giới bản thân nó là có giá trị. “Ông ấy đã làm gì ở đây?” và họ sẽ nói, “Ông ấy nhịn ăn. Ông ấy nhịn ăn nhiều tháng trời.” - dường như là không ăn bản thân nó có một giá trị.
Nhưng hỏi ông ấy đã vẽ gì, ông ấy đã tạo ra cái đẹp gì trong thế giới, ông ấy đã soạn ra bài thơ nào, ông ấy đã đem vào sự tồn tại bài ca nào, âm nhạc nào, điệu vũ nào, phát minh nào - sáng tạo của ông ấy là gì? - và họ sẽ nói, “Anh đang nói cái gì vậy? Ông ấy là sannyasin!” Ông ấy đơn giản ngồi trong đền đài và cho phép mọi người chạm chân mình, có thế thôi. Và có biết bao nhiêu người ngồi giống thế này ở Ấn Độ.
Quan niệm của tôi về sannyasin là ở chỗ năng lượng của người ấy sẽ là sáng tạo, rằng người ấy sẽ đem một chút ít cái đẹp nữa vào thế giới, rằng người ấy sẽ đem thêm một chút ít niềm vui nữa vào thế giới, rằng người ấy sẽ tìm ra cách thức mới để đi vào điệu vũ, ca hát, âm nhạc, rằng người ấy sẽ đem tới những bài thơ hay. Người ấy sẽ sáng tạo cái gì đó, người ấy sẽ không phải là không sáng tạo. Thời kì của những sannyasin không sáng tạo đã qua rồi. Sannyasin mới có thể tồn tại chỉ nếu người ấy là sáng tạo.
Người ấy phải đóng góp cái gì đó. Vẫn còn không sáng tạo thì gần như là tội lỗi, bởi vì bạn tồn tại mà bạn chẳng đóng góp. Bạn ăn, bạn chiếm không gian, và bạn không đóng góp cái gì cả. Sannyasin của tôi phải là những người sáng tạo. Và khi bạn ở sâu trong sáng tạo, bạn ở gần Thượng đế. Đó là điều lời cầu nguyện thực sự là gì, đó là điều thiền là gì. Thượng đế là đấng sáng tạo, và nếu bạn không phải là người sáng tạo, bạn sẽ ở xa Thượng đế. Thượng đế chỉ biết một ngôn ngữ, ngôn ngữ của sáng tạo. Đó là lí do tại sao khi bạn soạn nhạc, khi bạn hoàn toàn mất đi trong nó, cái gì đó của điều thiêng liêng bắt đầu thấm ra từ bản thể bạn. Đó là niềm vui của sáng tạo, đó là cực lạc - svaha!
Phẩm chất thứ sáu là cảm giác khôi hài, cái cười, vui đùa, chân thành không nghiêm nghị. Sannyas cũ không cười, chết, đờ đẫn. Sannyasin mới phải đem ngày càng nhiều tiếng cười vào sự hiện hữu của mình. Anh ta phải là một sannyasin cười, bởi vì tiếng cười của bạn là sự thảnh thơi của bạn, và tiếng cười của bạn có thể tạo ra những tình huống cho người khác cũng thảnh thơi. Ngôi đền nên tràn đầy niềm vui và tiếng cười cùng điệu vũ. Nó không nên giống như nhà thờ Ki tô giáo. Nhà thờ giống nghĩa địa thế. Và với cây thập tự nó dường như gần là sự tôn thờ cái chết... chút ít ốm yếu. Bạn không thể cười trong nhà thờ. Tiếng cười to sẽ không được phép; mọi người sẽ nghĩ bạn là quái chiêu hay điều gì đó. Khi mọi người đi vào trong nhà thờ, họ trở thành nghiêm trang, cứng nhắc... mặt dài ra. Với tôi, tiếng cười là phẩm chất tôn giáo, rất bản chất. Nó phải là một phần của thế giới bên trong của một sannyasin: cảm giác khôi hài.
Phẩm chất thứ bẩy là thiền, đơn độc, những kinh nghiệm đỉnh huyền môn xảy ra khi bạn đơn độc, khi bạn tuyệt đối đơn độc bên trong bản thân mình. Sannyas làm cho bạn thành đơn độc; không phải cô độc, mà là đơn độc; không phải cô độc, nhưng nó cho bạn hiu quạnh. Bạn có thể hạnh phúc đơn độc, bạn không còn phụ thuộc vào người khác nữa. Bạn có thể ngồi đơn độc trong phòng mình và bạn có thể hoàn toàn hạnh phúc. Không cần phải tới câu lạc bộ, không cần phải bao giờ cũng có bạn bè quanh bạn, không cần phải đi xem phim. Bạn có thể nhắm mắt lại và bạn có thể rơi vào bên trong phúc lạc nội tâm: đó là điều thiền tất cả là gì.
Và phẩm chất thứ tám là tình yêu, mối thân thuộc, mối quan hệ. Nhớ lấy, bạn có thể quan hệ chỉ khi bạn đã học được cách đơn độc, không bao giờ trước đó. Chỉ hai cá nhân mới có thể quan hệ được. Chỉ hai sự tự do mới có thể tới gần và ôm choàng lẫn nhau. Chỉ hai cái không mới có thể thấm vào nhau và tan chảy vào nhau. Nếu bạn không có khả năng đơn độc, mối quan hệ của bạn là giả tạm. Nó chỉ là một trò mẹo để tránh né cô độc của bạn, không gì khác.
Và đó là điều mà hàng triệu người đang làm. Tình yêu của họ chẳng là gì ngoài việc thiếu khả năng của họ để trở thành đơn độc. Cho nên họ đi với ai đó, họ cầm tay, họ giả vờ rằng họ yêu, nhưng sâu bên trong vấn đề duy nhất là ở chỗ họ không thể đơn độc. Cho nên họ cần ai đó vây quanh, họ cần ai đó để bám vào, họ cần ai đó để dựa vào. Và người khác cũng dùng họ theo cùng cách ấy, bởi vì người khác cũng không thể đơn độc được, không có khả năng. Anh ấy hay cô ấy cũng tìm ở bạn một công cụ như sự giúp đỡ để trốn thoát khỏi bản thân mình.
Cho nên hai người mà bạn nói đang yêu nhau thì ít nhiều đang trong căm ghét chính mình. Và bởi vì sự căm ghét đó, họ đang trốn chạy. Người khác giúp cho họ trốn chạy, cho nên họ trở thành phụ thuộc vào người khác, họ trở thành nghiện người khác. Bạn không thể sống mà thiếu vợ mình, bạn không thể sống thiếu chồng mình bởi vì bạn đã nghiện. Nhưng sannyasin thì là một ... Đó là lí do tại sao tôi nói phẩm chất thứ bẩy là đơn độc và phẩm chất thứ tám là quan hệ-tình yêu.
Và đấy là hai khả năng: bạn có thể hạnh phúc đơn độc và bạn có thể hạnh phúc cùng nhau nữa. Đấy là hai loại cực lạc có thể có cho nhân loại. Bạn có thể đi vào trong samadhi khi đơn độc và bạn có thể đi vào Samadhi khi cùng với ai đó, trong tình yêu sâu sắc. Và có hai loại người: người hướng ngoại sẽ tìm thấy việc đạt đỉnh cao dễ hơn khi thông qua người khác, và người hướng nội sẽ thấy việc đạt tới đỉnh cao nhất dễ dàng hơn khi được đơn độc. Nhưng người kia không phải là đối kháng; họ có thể cả hai cùng đi với nhau. Một yếu tố sẽ lớn hơn, và điều đó sẽ là nhân tố quyết định trong việc liệu bạn là người hướng nội hay hướng ngoại. Con đường của Phật là con đường của người hướng nội; nó chỉ nói về thiền. Con đường của Christ là hướng ngoại; nó nói về tình yêu. Sannyasin của tôi phải là tổng hợp của cả hai. Nhấn mạnh sẽ có đó: ai đó sẽ nhấn mạnh nhiều hơn vào việc hài hoà với bản thân mình hơn là với người khác, và ai đó sẽ chính là cái đối lập - hoà hợp nhiều hơn với ai đó khác. Nhưng không cần phải bị mắc vào một loại kinh nghiệm. Cả hai kinh nghiệm đều có thể vẫn còn có sẵn. Và phẩm chất thứ chín là siêu việt. Đạo, không bản ngã, vô trí, không thân thể, cái không, trong hài hoà với cái toàn thể.
Đó là toàn bộ thông điệp của Prajnaparamita Sutra, Tâm Kinh: Gate gate paragate - vượt ra, vượt ra, vượt ra ngoài - parasamgate bodhi svaha - vượt tất cả ra ngoài. Cực lạc làm sao! Reo vui alleluia! Siêu việt là phẩm chất cuối cùng và cao nhất của sannyasin. Nhưng đấy chỉ là những chỉ dẫn, đấy không phải là định nghĩa. Xét chúng theo một cách thức rất linh động. Đừng bắt đầu coi theo cách cứng nhắc điều tôi đã nói ... rất linh động, theo một loại mông lung, theo cái nhìn mờ ảo - không giống như khi có mặt trời chói sáng trên bầu trời. Thế thì mọi thứ là rất xác định. Trong lúc chạng vạng, khi mặt trời đã xuống và màn đêm còn chưa buông xuống, nó là cả hai, hệt như ở chỗ giữa, khoảng giữa. Xem bất kì những gì tôi đã nói với bạn theo cách đó. Vẫn còn linh động, tuôn chảy. Đừng bao giờ tạo ra bất kì cứng ngắc nào quanh bạn. Đừng bao giờ trở thành xác định được.
Câu hỏi thứ hai:
Osho kính yêu,
Nếu Thầy là người lái xe taxi, tôi có thực nhận ra Thầy được không? Thứ nhất, thay vì đưa tôi thẳng tới đường MG, Thầy sẽ lái tôi thành mất trí đến cả tiếng rưỡi. Thứ hai, Thầy sẽ từ chối nhận tiền xe và thay vì thế đòi cả cuộc đời tôi. Thứ ba, khi để tôi trong hiểm nguy hoàn toàn, Thầy sẽ lái xe đi với nụ cười tuyệt trần và ra dấu của Thầy: ‘Đủ cho hôm nay.’ Tôi có thể vẫn bỏ lỡ người lái xe taxi này không? Thế thì tốt hơn cả là tôi đi bộ!
Câu hỏi này là của Swami Anand Adi. Adi cũng quái chiêu đến mức tôi không thể nào thật chắc chắn liệu anh ấy sẽ có thể nhận ra tôi hay không. Anh ấy có thể đấy! Người quái chiêu là những người quái chiêu. Về người quái chiêu thì bạn không thể nào chắc chắn đến thế được. Đúng Adi, điều ấy là có thể đấy: bạn có thể nhận ra tôi thậm chí như người lái taxi. Và bạn nói, “Thứ nhất, thay vì đưa tôi thẳng tới đường MG, Thầy sẽ lái tôi thành mất trí đến cả tiếng rưỡi.” Điều đó đúng.
Giúp tôi hướng bạn tới mất trí đi - bởi vì lành mạnh của bạn chẳng đáng giá. Lành mạnh của bạn chỉ giống như tảng đá chèn lên trái tim bạn. Để tôi bỏ nó ra khỏi bạn. Đây là một loại giải phẫu: nó gây đau, nó làm đau. Bạn sẽ muốn níu bám lấy tảng đá. Bạn sẽ muốn đi thẳng tới đường MG. Nhưng toàn bộ cách tiếp cận của tôi là ở chỗ chẳng có đâu mà đi cả, không có đường MG. Không có mục đích trong cuộc sống; cuộc sống là cuộc hành trình không đích. Cho nên tôi phải đưa bạn đi chữ chi, cứ đi và đi và đi, cho tới khi bạn thực sự mệt mỏi và bạn nói, “Đủ rồi! Đủ cho hôm nay!”
“Thứ hai, Thầy sẽ từ chối nhận tiền xe và thay vì thế lại đòi cả cuộc đời tôi.” Điều đó nữa cũng đúng, Adi. Ít hơn không có tác dụng đâu. Ít hơn không có giá trị. Đó là toàn bộ giáo huấn của tôi: rằng bạn chẳng có gì để mất ngoại trừ mọi thứ!
“Thứ ba, khi để tôi trong hiểm nguy hoàn toàn, Thầy sẽ lái xe đi với nụ cười tuyệt trần và ra dấu của Thầy: ‘Đủ cho hôm nay’!”
Điều đó phụ thuộc vào bạn. Bạn có thể tham dự với tôi trong ‘nụ cười tuyệt trần’. Dũng cảm là cần thiết. Bạn đã đầu tư quá nhiều vào cảnh khốn cùng của mình đến mức bạn cứ giữ nó mãi. Nhưng nhớ lấy, bạn càng giữ nó, đầu tư càng trở nên lớn hơn theo từng ngày. Bỏ nó đi!
Hôm nay điều ấy còn dễ dàng hơn: ngày mai nó sẽ khó khăn hơn, bởi vì bạn sẽ phải đầu tư hai mươi bốn giờ thêm nữa vào nó. Bỏ nó nhanh nhất có thể được đi. Đừng trì hoãn, bởi vì tất cả mọi trì hoãn đều nguy hiểm. Trong khi bạn cứ trì hoãn thì khốn quẫn của bạn càng trở nên mạnh hơn và tiếp tục lan rộng gốc rễ vào bản thể bạn.
Tôi biết tại sao bạn đang níu bám vào khốn quẫn của mình - bởi vì ý tưởng của bạn là ở chỗ, “Có cái gì đó còn tốt hơn là không có gì.” Và toàn bộ cách tiếp cận của tôi là: Không có gì chính là Thượng đế. Bạn cứ ôm giữ khốn quẫn của mình bởi vì nó cho bạn cảm giác rằng bạn có cái gì đó, ít nhất cũng một cái gì đó - có thể đó là khốn quẫn, lo âu, khổ, nhưng là một cái gì đó, ít nhất là một cái gì đó: “Mình không trống rỗng.” Bạn sợ cái trống rỗng thế, và chính chỉ qua cái trống rỗng Thượng đế tới.
Để tôi giúp bạn trở thành cái không. Và thế thì nụ cười tuyệt trần đó sẽ tới - nó tới từ cái không. Khi bên trong bạn là cái không, bạn sẽ có nụ cười trên khắp mình. Đấy không chỉ là nụ cười trên môi, đấy là trên toàn thể bạn. Đấy là nụ cười của cái không.
Thấy rằng bạn đang mang một tải trọng khốn quẫn lớn, và thấy rằng bạn đang mang nó. Và thấy rằng bạn chịu trách nhiệm cho việc mang hay không mang đó: bạn có thể vứt bỏ nó ngay chính khoảnh khắc này. Và việc vứt bỏ nó chính là điều sannyas tất cả nghĩa là gì. Tôi sẽ phải nói về Anand Adi: Tôi sợ anh ấy sẽ nhận ra tôi ngay cả khi tôi là người lái taxi. Có thể anh ấy sẽ nhận ra tôi còn rõ hơn là anh ấy nhận ra tôi bây giờ. Anh ấy thật quái chiêu. Có nhiều người nữa sẽ nhận ra tôi bằng cách nào đó, ở đâu đó. Chỉ những người cùng với tôi - người sẽ nhận ra tôi ở bất kì đâu.
Jesus chết. Xác ông ấy được để trong hang sau khi bị đóng đinh. Mary Magdalene tới thăm ông ấy vào ngày thứ ba, và cái xác không có đó. Cho nên cô ấy nhìn quanh để tìm, và cô ấy thấy một người làm vườn đang làm việc bên ngoài. Cho nên cô ấy tới người làm vườn và hỏi, “Ông có thấy xác Jesus đã bị bỏ đi đâu không?”
Người làm vườn phá lên cười, và ông ta nói, “Cô không nhận ra ta ư?” Ông ta là Jesus, đã phục sinh. Khi Jesus nói, thế thì, và chỉ thế thì Magdalene mới nhận ra ông ấy. Nhưng cô ấy là phụ nữ. Cô ấy nhận ra ngay - không thật ngay lắm, vì đầu tiên cô ấy nghĩ rằng ông ấy là người làm vườn. Nhưng mặc dù vậy, ngay lập tức, khoảnh khắc ông ấy thốt ra một lời, cô ấy nhìn vào trong mắt ông ấy, cô ấy nhận ra ông ấy.
Nhưng thế rồi Jesus đi tìm các đệ tử khác của mình. Ông ấy đã gặp hai đệ tử trên đường - họ đang đi sang thị trấn khác, và họ đang nói liên tục về điều đã xảy ra cho thầy mình: ông ấy đã bị đóng đinh, và tác động trở lại gì của việc đó đang sắp xảy ra, và không có phép mầu nào đã xảy ra, và họ đang chờ đợi phép mầu... Còn Jesus bước đi cùng họ, và họ đang nói về Jesus, cứ nghĩ rằng ông ấy là người lạ. Trong bốn dặm đường họ đã bước đi cùng nhau và họ không thể nào nhận ra Jesus: rồi ông ấy nói mà họ cũng không thể nào nhận ra ông ấy. Họ chưa bao giờ nhìn vào ông ấy. Thế rồi họ ngồi vào một quán ăn để ăn, và khoảnh khắc Jesus cắt bánh mì, họ nhận ra - bởi vì cách ông ấy quen cắt bánh mì đơn giản là của ông ấy, duy nhất. Cử chỉ đó là của ông ấy; không ai có thể bắt chước được điều đó: với kính trọng như thế, thành tâm như thế, với lời cầu nguyện như thế, dường như bánh mì là Thượng đế. Thế rồi họ nhận ra ông ấy, nhưng phải mất một thời gian lâu. Trong bốn dặm đường họ đã bước đi, trong bốn dặm đường họ đã nói, và họ đã không thể nhận ra ông ấy.
Nhiều người đang ở đây người sẽ nhận ra tôi dưới bất kì hình dạng nào. Nhưng nhiều người đang ở đây thậm chí không nhận ra tôi trong hình dạng này. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Nếu bạn đang mang những quan niệm nào đó thế thì sẽ rất khó khăn.
Ai đó đã viết cho tôi rằng anh ta là đệ tử của Sri Aurobindo; anh ta đang phân vân, và anh ta muốn chọn lựa. Và anh ta không thể nào chọn liệu anh ta nên ở lại với Aurobindo hay với tôi. Và anh ta hỏi tôi, “Thầy quyết định đi.”
Làm sao tôi có thể quyết được điều này? Và nếu tôi quyết định thì điều đó sẽ sai. Bạn sẽ phải nhìn vào nó. Và tôi không nói về chọn lựa, tôi nói nhìn vào trong nó. Nếu bạn thực sự yêu mến Sri Aurobindo, thế thì đến đây để làm gì? Nếu nó đã xảy ra qua ông ấy, nó đã xảy ra rồi; chẳng cần phải tới đây. Nếu nó chưa xảy ra và bạn đã tới tôi, thế thì nói tạm biệt ông ấy. Nhưng mọi người rất ranh mãnh: họ muốn bắt cá hai tay* . Bạn sẽ bị rắc rối đấy. Điều này xảy ra hàng ngày. Mọi người tới tôi và họ mắc ở đâu đó khác. Nếu họ bị mắc ở đâu đó, thế thì mắt của họ không sẵn sàng để thấy tôi. Bây giờ người này nói nói, “Nếu thầy có thể nói rằng bản thân Sri Aurobindo đã gửi tôi tới thầy, điều đó sẽ rất dễ dàng cho tôi để chấp nhận thầy” - qua Aurobindo. Bây giờ, tôi phải nói điều nói dối này. Tại sao Aurobindo lại gửi bạn tới tôi? Và tại sao tôi phải nói cho bạn điều này? - để cho bằng cách nào đó bạn có thể tạo ra thoả hiệp, để cho bạn có thể nói, “Tốt, vậy đấy là ý nguyện của Aurobindo. Vậy tôi không định phản lại Aurobindo.” Bạn hèn thế! Bạn sợ việc mất ôm giữ về bất kì cái gì làm sao! Nếu điều gì đó xảy ra, tôi không nói mất việc ôm giữ nó - bạn ra đi, đây không phải là chỗ cho bạn. Nếu không có gì xảy ra thế thì quên tất cả về Sri Aurobindo; chỉ thế thì bạn mới có thể ở với tôi được. Và để cho điều này, việc chọn lựa là không cần thiết, nhưng sáng suốt. Chỉ nhìn vào bên trong!
Câu hỏi cuối:
Osho kính yêu,
Khi tối qua tôi trở về phòng khách sạn, thì có một con thạch sùng nhỏ dưới gối.
Ma Anand Suneeta - bạn may mắn là đấy không phải là một con ếch đẹp, bởi vì con ếch đẹp ban đêm có khuynh hướng biến thành hoàng tử xấu. Con thạch sùng thì rất hồn nhiên; đừng lo gì.
Và thực sự, thực sự là câu hỏi cuối cùng:
Osho kính yêu,
Tôi bây giờ đã sáu mươi lăm mà tôi vẫn tiếp tục nghĩ về dục. Có gì sai với tôi vậy?
Chẳng có gì sai rằng bạn vẫn sống, rằng bạn vẫn trẻ trung! Chỉ một điều dường như sai - rằng bạn nghĩ cái gì đó là sai với dục. Chẳng có gì sai với bản thân dục. Nhưng bạn phải đã kìm nén, nếu không thì bạn sẽ vượt ra ngoài nó. Bây giờ đừng chờ đợi thêm nữa - kết thúc nó đi. Đi vào trong nó! Nếu không thì trong nấm mồ mình, bạn sẽ quay cuồng, trằn trọc và suy nghĩ về dục. Bạn vẫn đang sống; cái gì đó có thể làm được. Và đừng cảm thấy mặc cảm. Chẳng có gì trong nó để thấy mặc cảm; nó là năng lượng đẹp. Nó có thể trở thành bước chuyển, phương tiện cho Thượng đế. Đúng đấy, nó đã bị kết án trong nhiều thời đại, nhưng không cần phải tin vào những lời kết án đó. Đã thành một định ước bên trong bạn rằng nó là sai, nhưng bạn có thể loại bỏ định ước này. Bạn có thể lại trở thành tươi tắn, và bạn có thể bắt đầu đi vào trong nó. Và đừng lo lắng rằng bạn nay đã sáu mươi lăm xuân...
Một giáo sĩ Do Thái, mục sư và linh mục - ba giáo sĩ già - cùng uống trà buổi trưa hôm nọ, và cuộc hội thoại chuyển sang khoảnh khắc lúng túng nhất của họ. Khi tới lượt ông giáo sĩ Do Thái, ông này giải thích cách thức mẹ ông đã bắt quả tang ông đang nhìn trộn qua khe nhà tắm để xem cô giúp việc đang tắm.
Hai người kia cười khúc khích. “Đúng đấy,” ông linh mục nói, “chúng ta chắc chắn đã bày đặt ra mẹo mực nào đó hồi còn thanh niên.”
“Ông đang nói về cái gì vậy?” ông giáo sĩ Do Thái nói. “Việc ấy mới hôm qua thôi.”
Đừng lo nghĩ. Bạn đã kìm nén đủ rồi. Bây giờ đi vào trong nó. Chấp nhận nó như món quà của Thượng đế, nếu không thì kìm nén sẽ đưa tới truỵ lạc.
Câu chuyện nhỏ này... thiền về nó đi.
Có một ông già người Italia, người cai quản một xưởng làm món mì ống, và ba con gái của ông ta làm việc cho ông ta. Một hôm tất cả họ đang ngồi quanh để làm mì ống, và ông ấy nói với người con cả, “Agnes-a, ấy-a con không ở đây để làm món mì ống và bánh kẹp thịt, thế thì con thích thành người nào-a trên khắp-a thế giới này-a?”
“Ôi bố, con muốn-a là Sophia Loren-a. Cô ấy đẹp làm sao! Tất cả các đàn ông-a đều theo đuôi cô ấy-a.”
“Rất tốt-a,” người bố nói, “Còn con, Maria, nói cho bố biết, con không ở đây, làm bánh mì kẹp thịt, con muốn thành ai-a trên thế giới này-a?”
“Con muốn-a thành một Gina Lollobrigida. Cô ấy đẹp thế. Tất cả-a đàn ông đều chạy theo sau cô ấy. Cô ấy có-a Alfa Romeo và xe Cadillac!”
“Rất tốt-a,” người bố nói. Thế rồi ông ấy nói, quay về phía đứa con út, “Lucia! Bella! này-a, nói-a cho bố, con không-a ở đây-a bận tối mắt tối mũi làm mì ống, thì con sẽ muốn-a thành ai-a trên toàn-a thế giới này-a?”
“Con muốn là Veectoria Pepeleena!”
“Cái gì?” người bố kêu lên, “Veectoria Pepeleena là cái quỉ gì vậy?”
Cô ta rút ra một tờ báo cắt ra từ nịt vú và chỉ cho ông ấy: Victoria Pipeline đã ăn nằm với 400 đàn ông trong hai tuần lễ.
Đủ cho hôm nay.
* Nguyên văn: cưỡi hai con ngựa
Nhận xét
Đăng nhận xét