Chương 3. Hiền nhân trả lời

Con đường bên ngoài mọi con đường - Osho

Chương 3. Hiền nhân trả lời


Linh hồn là cả hai: vũ trụ và cá nhân.

Qua việc đồng nhất với thân thể,

vốn là của cái ta mà không phải là linh hồn,

linh hồn trở nên bị sở hữu

bằng cảm giác về bản ngã quanh thân thể.

Cảm giác về bản ngã này là sự tù túng

của cá nhân, linh hồn được hiện thân.

Khi cảm giác này về bản ngã dừng lại, thì nó được gọi là giải thoát.

Cái cho sinh thành ra cảm giác về bản ngã này

được gọi là avidya, việc biết giả,

còn cái dẫn tới việc dừng

của cảm giác bản ngã này được goi là vidya, việc biết thật.

Tù túng là gì? Giải thoát là gì? Bây giờ tới câu trả lời cho những câu hỏi này.

Có hai phương pháp, hai cách thức tìm kiếm để hiểu cuộc sống, để hiểu sự tồn tại. Một phương pháp là phương pháp phân tích, và phương pháp kia là phương pháp tổng hợp. Một phương pháp thuộc vào khoa học, phương pháp kia thuộc vào tôn giáo.

Khoa học qui mọi thứ về đơn vị nhỏ nhất của chúng, và qua điều này nó tích luỹ tri thức. Khoa học mổ xẻ các đối tượng thành những phần chi li, và chỉ qua mổ xẻ này mà tri thức của khoa học mới được sinh ra.

Quá trình tôn giáo là đối lập lại. Tôn giáo tổng hợp từng và mọi đơn vị bằng cái toàn thể tối thượng, tổng hợp các bộ phận bằng cái toàn thể, thống nhất cái phân chia được thành cái không phân chia được. Chỉ khi mọi thứ là một, tôn giáo mới trở thành tri thức tối thượng.

Hiểu điều đó như thế này. Có một đoá hoa: bạn có thể mổ xẻ nó ra. Nhà khoa học sẽ mổ xẻ nó; để nghiên cứu hoa ông ta sẽ phân tích nó ra thành các cấu phần hoá học, phân tích nó ra thành các yếu tố - nó chứa bao nhiêu chất khoáng, nó chứa bao nhiêu nước, nó chứa những hoá chất nào. Ông ta sẽ mổ xẻ và phân tích, và có khả năng mô tả các cấu phần của hoa. Nhưng không nhà thơ nào sẽ đồng ý với điều đó; người yêu cái đẹp sẽ gọi việc phân tích này là kẻ sát hại bởi vì trong chính việc phân tích đó đoá hoa bị phá huỷ. Điều chúng ta đã đi tới biết được không phải là đoá hoa. Điều chúng ta đã tìm thấy qua việc phân tích có thể rất đúng là những thành phần cấu tạo nên đoá hoa, nhưng bản thân đoá hoa là cái gì đó khác. Chúng ta đi tới biết các bộ phận của đoá hoa bằng việc phân tích chúng, nhưng bản thân đoá hoa vẫn còn không được biết tới; nó biến mất trong chính việc mổ xẻ và phân tích.

Cái đẹp của đoá hoa sẽ không có đó trong những chai dán nhãn chứa những bộ phận của đoá hoa sau khi nhà khoa học đã mổ xẻ nó; cái đẹp đó là ở tính toàn thể của đoá hoa, trong việc nở hoa toàn bộ của đoá hoa. Cái đẹp đó không có trong các bộ phận của nó, nó là ở trong tính toàn bộ của đoá hoa.

Hiểu điều đó như thế này: ai đó đã viết một bài ca - chúng ta có thể biết bài ca đó tốt hơn bằng việc mổ xẻ nó ra không? Nhà ngôn ngữ học, nếu được yêu cầu giải thích bài ca này, thì có thể giải thích cách bài ca được viết ra, những từ nào đã được dùng, những qui tắc văn phạm nào đã được áp dụng - nhưng bài ca sẽ bị mất đi, bởi vì bài ca không có trong văn phạm của nó. Bài ca, khi được hiểu sâu sắc, không chỉ là tổng cộng của các từ của nó... nó còn nhiều hơn thế, một cái gì đó thêm nữa. Cái thêm nữa đó bị mất đi.

Cho nên khoa học tìm kiếm đơn vị tinh vi nhất, những hạt tối thượng, nhưng nó lại không mô tả được cái toàn thể - nó bỏ lỡ điều thiêng liêng. Tôn giáo nói rằng cái nổi lên từ sự thống nhất hữu cơ của cái toàn thể là điều thiêng liêng. Hai loại tri thức này là hoàn toàn khác nhau, trong thực tế hoàn toàn mâu thuẫn. Nhưng đây lại là hai cách mà theo đó người ta có thể biết được.

Phân tích không bao giờ có thể đưa chúng ta vượt ra ngoài vật chất; nó sẽ không bao giờ làm được. Không, điều đó là không thể được. Thật vô ích mà đi hi vọng rằng một ngày nào đó khoa học sẽ tuyên bố sự tồn tại của Thượng đế. Nhà khoa học có thể nói về sự tồn tại của cái gì đó thiêng liêng, nhưng đó không phải là phát biểu của khoa học.

Trong những ngày cuối của mình Einstein đã bắt đầu kinh nghiệm về sự tồn tại của điều gì đó thiêng liêng - nhưng đó là phát biểu của một nhà khoa học, không phải là phát biểu của khoa học. Nó cũng giống thế này: nhà khoa học yêu ai đó và nói rằng cô ấy là người đàn bà đẹp nhất trên trái đất. Đây không phải là một phát biểu của khoa học mà là phát biểu của nhà khoa học đó. Nhà khoa học có thể cảm thấy phúc lạc khi ngắm một đoá hoa và có thể nhảy múa trong cực lạc, nhưng điều này lại không phải là điệu vũ của khoa học, nó là điệu vũ của nhà khoa học.

Nhưng những người tôn giáo lại thường nghĩ... nếu đôi khi một nhà khoa học thừa nhận sự tồn tại của Thượng đế - một Eddington nào đó, hay Oliver Lodge, hay một Einstein - những người tôn giáo lập tức bắt đầu nghĩ rằng bây giờ khoa học cũng đang nói về Thượng đế. Điều đó là hoàn toàn sai. Những phát biểu này là mang tính cá nhân, chúng chẳng liên quan gì tới khoa học cả.

Khoa học sẽ không bao giờ có khả năng nói về Thượng đế, về thực tại tối thượng, bởi vì chính phương pháp được khoa học sử dụng dẫn tới phân chia, nó không dẫn tới tổng hợp, tới cái toàn thể. Sẽ là vấn đề khác nếu một ngày nào đó khoa học sử dụng phương pháp của tôn giáo và thế thì nó có khả năng nói về điều thiêng liêng, nhưng thế thì nó sẽ không còn là khoa học nữa, nó đã trở thành tôn giáo rồi.

Câu trả lời của hiền nhân này bắt đầu bằng điều này:

Linh hồn là cả hai: vũ trụ và cá nhân.

Khả năng đó của nhận biết, của ý thức, người biết này bên trong con người, người quan sát, người chứng kiến, đây là điều Upanishads gọi là linh hồn.

Nhưng phát biểu này rất lạ. Nó nói: “Linh hồn, cái ta là Thượng đế. Không có Thượng đế nào khác hơn cái ta này.” Đây là cách thức tổng hợp. Cái ta cá nhân ở bên trong bạn, và cái ta vũ trụ là tên của toàn bộ sự tồn tại.

Bạn có một giọt nước... nếu bạn hỏi nhà khoa học, “Đại dương là gì?” ông ấy sẽ nói nó chẳng là gì khác hơn tổng của nhiều, nhiều giọt nước. Và ông ấy không sai. Nếu bạn chia đại dương ra, bạn thu được gì ngoài những giọt nước? Nhưng đại dương có thực chỉ là các giọt nước hay không? - bão và sóng không thể phát sinh trong giọt nước được. Đại dương là cái gì đó còn hơn nữa, còn hơn chỉ là một giọt nước. Nhưng thế thì khoa học sẽ hỏi, “Đại dương ở đâu? - nếu chúng ta lấy hết mọi giọt nước ra thì chẳng đại dương nào còn lại cả.” Và họ là phải.

Nếu bạn chặt cụt tay tôi, chân tôi, chặt đầu tôi, chặt mọi chi - thế thì cái gì của tôi còn lại? Vậy mà tôi còn nhiều hơn là chỉ tay và chân mình, và thậm chí khi chân tôi có bị chặt đi thì tôi vẫn còn nhận biết rằng tôi vẫn đang ở đây, rằng không phải là tôi đang bị chặt cắt. Ngay cả khi đầu tôi bị chặt thì tôi cũng vẫn hoàn toàn có ý thức... không chỉ những người khác đang quan sát cái đầu này bị chặt, tôi cũng sẽ quan sát nó bị chặt.

Khi họ giết chết Mansoor bằng việc chặt các chi của ông ấy từng cái một, ông ấy đã cười. Ai đó trong đám đông hỏi ông ấy, “Mansoor, ông có phát điên không đấy? Ông đang bị giết chết vậy mà ông lại cười.”

Mansoor đáp, “Trước đây ta đã điên; thế thì ngay cả cái nhức nhối của chiếc gai cũng làm cho ta phải khóc. Nhưng bây giờ ta không điên, bởi vì cũng như các ông đang quan sát đầu ta sắp bị chặt, ta cũng quan quan sát nó từ bên trong; nhưng chúng ta cả hai đều là người xem, người quan sát. Các ông đang quan sát thân thể này từ bên ngoài, ta đang quan sát nó từ bên trong.”

Nếu chúng ta hỏi một người tôn giáo, “Giọt nước là gì?” thì người đó sẽ nói, “Nó là bản thân đại dương.”

Các nhà khoa học qui đại dương về một giọt nước, người tôn giáo thấy đại dương trong một giọt nước. Và đây không phải là khác biệt nhỏ, đây là khác biệt hoàn toàn. Khoa học qui mọi thứ về mẫu số nhỏ nhất, tôn giáo gắn mọi thứ vào điểm cao nhất.

Đây không chỉ là việc chơi chữ thông thường để cho bạn có thể nói, “Có khác biệt gì khi nói một giọt nước là đại dương hay đại dương là giọt nước?” Điều đó quảcó khác biệt. Bởi vì khoa học phân tích, và sau phân tích này, nó chấp nhận mẫu số chung nhỏ nhất làm cơ sở cho mọi cuộc sống. Khi một người được giải phẫu, mọi điều có thể được tìm thấy đều là vật chất - xương, thịt - nhưng không phải linh hồn. Cho nên khoa học nói, “Không có linh hồn, con người chỉ là tổ hợp của xương, thịt và tuỷ - đây là tổng số; không gì hơn nữa.”

Tôn giáo nói rằng cái cao hơn không thể được hiểu qua cái thấp hơn, nhưng điều đối lập là có thể.... Đại dương không thể nào được hiểu qua những giọt nước, nhưng giọt nước lại có thể được hiểu qua đại dương; cái thấp hơn có thể được hiểu qua cái cao hơn, nhưng cái cao hơn không thể nào được hiểu qua cái thấp hơn. Có lí do cho điều này. Cố hiểu điều này một cách đúng đắn, thế thì bạn sẽ có khả năng hiểu ngôn ngữ của Upanishad.

Trẻ nhỏ không thể nào hiểu được ông già nhưng ông già lại có thể hiểu được trẻ nhỏ, bởi vì ông già đã sống cả hai hình thái. Đứa trẻ chỉ là đứa trẻ, nó vẫn còn chưa già. Qua đại dương chúng ta có thể hiểu đại dương cũng như giọt nước, nhưng qua giọt nước chúng ta không thể nào hiểu được đại dương. Qua vật chất chúng ta chỉ có thể giải thích về thân thể, qua điều thiêng liêng chúng ta có thể giải thích cả thân thể và linh hồn. Vũ trụ bao la chứa phân tử, nhưng phân tử không thể nào chứa được vũ trụ. Qua vũ trụ bao la mà mọi thứ có thể được giải thích, nhưng qua cái nhỏ vô cùng thì không thể nào giải thích được vũ trụ.

Hiểu điều đó theo cách này: khoa học bao giờ cũng hội tụ sự chú ý của nó vào cái đầu tiên còn tôn giáo bao giờ cũng hội tụ vào cái cuối cùng. Khoa học hội tụ vào bước đầu tiên còn tôn giáo hội tụ vào chỗ tới tối thượng - bởi vì tôn giáo nói rằng nếu không có chỗ tới, thế thì thậm chí bước đầu tiên cũng không thể nào được giải thích. Làm sao bạn thậm chí lại gọi được nó là bước đầu tiên khi không có chỗ tới? Bước đầu tiên đó tồn tại bởi vì bước cuối cùng đang đợi ở tương lai.

Cho nên chúng ta có thể giải thích bước thứ nhất qua chỗ tới; nhưng nếu chúng ta đã chấp nhận bước thứ nhất là mọi thứ, thế thì chỗ tới không thể nào được giải thích - thế thì ngay cả bước thứ nhất cũng không thể nào được giải thích. Phương tiện có thể được hiểu qua mục đích, nhưng mục đích không thể nào được hiểu qua phương tiện. Cho nên giọt nước không thể nào giải thích được đại dương, nhưng đại dương có thể hấp thu giọt nước.

Hiền nhân này nói:

Linh hồn là cả hai: vũ trụ và cá nhân.

Hai từ đã được dùng: linh hồn vũ trụ, nghĩa là tâm thức thuần khiết, điều thiêng liêng; thế rồi linh hồn cá nhân, hay cái ta.

Cái gì là khác biệt giữa linh hồn cá nhân và điều thiêng liêng? Hiền nhân này nói không có khác biệt. Khác biệt nhiều nhất cũng chỉ như khác biệt giữa đại dương và giọt nước. Giọt nước cũng là đại dương, nó chứa mọi thứ của đại dương. Chỉ một điều cần phải nhớ - rằng đại dương không phải là tổng của các giọt nước của nó. Điều thiêng liêng cư ngụ bên trong từng con người; thế thì nó được gọi là linh hồn cá nhân.

Điều đó cũng giống như mặt trời lên trên bầu trời, rót đầy sân nhà bạn bằng các tia sáng của nó. Không có khác biệt giữa tia sáng mặt trời trên trời và tia sáng mặt trời trong sân nhà bạn, nhưng những tia nắng trong sân nhà bạn có một ranh giới; những bức tường sân nhà bạn bao quanh tia sáng và ranh giới đã xảy ra.

Linh hồn vũ trụ cư ngụ bên trong những giới hạn được gọi là linh hồn cá nhân. Nhưng có đúng là những tia sáng của mặt trời rót đầy sân nhà bạn là có ranh giới, hay ranh giới thuộc vào sân nhà bạn? Những bức tường có tạo nên cản trở cho tia nắng mặt trời không? Những bức tường bao quanh sân nhà bạn, nhưng làm sao tường bao quanh được tia nắng? Nhưng nếu ánh nắng trong sân nhà bạn có ảo tưởng rằng nó có giới hạn, rằng nó đang trong tù túng, thế thì điều đó sẽ được gọi là bản ngã của tia nắng.

Linh hồn vũ trụ ở bên trong những ranh giới của thân thể được gọi là linh hồn cá nhân. Nhưng nếu linh hồn cá nhân này có ảo tưởng rằng nó là bản thân thân thể, thế thì nó được gọi là bản ngã. Không có khác biệt: ngay cả khi tia nắng đang trong ảo tưởng rằng chúng bị cầm tù trong sân nhà, thì trong thực tế chúng không phải vậy. Tia sáng không thể bị trói buộc; đó là chính bản chất của tia sáng. Bạn nắm bàn tay mình lại và bạn không thể bắt giữ được tia sáng. Chính bản chất của chúng là vô biên - đó là chính tự do của chúng, chính cuộc sống của chúng. Những bức tường không có đó đối với tia sáng, bức tường có đó cho cái sân; nhưng ảo tưởng có thể được tạo ra. Ảo tưởng gắn linh hồn cá nhân với bản ngã. Với tan biến của ảo tưởng đó, linh hồn cá nhân trở thành linh hồn vũ trụ, cái toàn thể. Tôn giáo thấy cái toàn thể của cuộc sống trong viễn cảnh bao la đó.

Điều rất có ích cho người tìm kiếm là nhớ tới luồng suy nghĩ này bởi vì cuộc hành trình của người đó cũng bắt đầu từ sân nhà - từ những bức tường của sân nhà tới tia nắng, và từ tia nắng tới bản thân mặt trời.

Linh hồn là cả hai: vũ trụ và cá nhân.

Qua việc đồng nhất với thân thể,

vốn là của cái ta mà không phải là linh hồn,

linh hồn trở nên bị sở hữu

bằng cảm giác về bản ngã quanh thân thể.

Bản ngã là sự đồng nhất: ảo tưởng của việc là cái không phải mình. Tia nắng trong sân cứ cho là chúng bị sân ấn định, rằng đây là sự hiện hữu của chúng: đồng nhất này là bản ngã.

Cảm giác về bản ngã này là sự tù túng

của cá nhân, linh hồn được hiện thân.

Khi cảm giác này về bản ngã dừng lại, thì nó được gọi là giải thoát.

Cái cho sinh thành ra cảm giác về bản ngã này

được gọi là avidya, việc biết sai,

còn cái dẫn tới việc dừng

của cảm giác bản ngã này được goi là vidya, việc biết thật.

Cái tạo ra bản ngã này được gọi là avidya, việc biết giả. Phương pháp này, cách thức này, quá trình này tạo ra bản ngã được gọi là avidya. Còn phương pháp hay cách thức dẫn tới việc dừng bản ngã lại, làm tan rã bản ngã, làm tan chảy bản ngã, làm tàn lụi bản ngã đi, được gọi là vidya, việc biết thật.

Tất cả chúng ta đều sống trong avidya bởi vì chúng ta không làm gì ngoại trừ việc tạo ra bản ngã. Nếu chúng ta kiếm tiền, chúng ta chỉ kiếm tiền để hỗ trợ cho bản ngã; nếu chúng ta tích luỹ tri thức, chúng ta làm điều đó chỉ để đáp ứng cho bản ngã. Và nếu chúng ta cứ tiếp tục cuộc hành trình hướng tới danh vọng và địa vị, trèo từng bước lên để đạt tới thủ đô và đạt tới ngai vàng, thế thì chúng ta sẽ làm gì ở đó? Không phải là bạn trở nên nổi tiếng trên ngai vàng, đấy chỉ là bản ngã trở nên nổi tiếng; không phải là cái đầu của bạn được đeo vương miện, đấy là cái đầu của bản ngã bạn được đeo vương miện.

Chúng ta không kiếm gì hơn bản ngã. Chính quá trình của toàn bộ cuộc sống của chúng ta là cách trở thành cái gì đó. Cách đầy lùi bản ngã của người khác và tiến lên trước. Cuộc đua vô nghĩa! Nhưng nó cứ diễn ra trong cả cuộc sống của bạn; từ chiếc nôi cho tới nấm mồ cùng một cuộc đua đó tiếp diễn, cùng cuộc đua của ghen tị, kình địch và cạnh tranh.

Ghen tị là gì? Cạnh tranh là gì? Kình địch là gì? Tranh đấu này là gì? - và sao tất cả chúng lại tồn tại? Động cơ cơ sở là không bị bỏ lại đằng sau, không vẫn còn là kẻ kém cỏi, không vẫn còn là kẻ hèn kém, mà là được đeo vương miện, được đeo vòng nguyệt quế, vì bản ngã này được nạm bằng đá quí, chói sáng; không phải là không là gì mà trở thành cái gì đó.

Từ cái nhỏ nhất tới cái lớn nhất, tất cả đều được làm trong cuộc đua này. Và cuộc đua này kì lạ tới mức cho dù đôi khi nó có chuyển sang cái đối lập thì động cơ cơ sở vẫn còn như cũ. Người này tích luỹ của cải để cho người đó có thể đạt tới đỉnh núi... tới tột đỉnh của của cải, tới đỉnh Everest của của cải. Và người khác thì lại từ bỏ giàu có của mình, đi vào rừng rậm và trở thành người khổ hạnh, và vậy mà người đó có thể vẫn cứ rỗng tuếch và bây giờ bắt đầu thu thập từng đồng tiền, phần thưởng cho khổ hạnh cuả mình, thay vì những đồng tiền bình thường. Vẫn còn có bản ngã, rằng bây giờ không ai có thể thuần khiết như người đó; rằng không có so sánh nào giữa người đó và thế giới còn lại.

Bản ngã thậm chí có thể tự nuôi dưỡng mình bằng việc tìm kiếm điều thiêng liêng. Bản ngã thậm chí có thể nói về điều thiêng liêng để chỉ ra rằng bây giờ nó không bị dính líu gì vào vật chất thông thường, rằng bây giờ thậm chí nó đã hiểu thấu về Thượng đế!

Nếu quá trình kiếm bản ngã là avidya, thì tất cả chúng ta đều sống trong avidya. Và điều chúng ta gọi là vidya, việc biết, điều chúng ta gọi là trường học, cao đẳng và đại học, nơi học, nếu chúng ta hiểu hiền nhân này một cách đúng đắn thì tất cả những chỗ này đều là việc biết giả. Chúng đều là phản - đại học, bởi vì chẳng cái gì được dạy ngoại trừ nghệ thuật làm đầy bản ngã. Mọi giáo dục đều là quá trình tạo ra bản ngã; nó là nỗ lực khuấy động bản ngã. Bố bảo con phải nhất lớp và không được tụt lại sau. Và nếu con tụt lại sau bố cảm thấy khổ. Nếu con nhất lớp dường như bản thân bố nhất lớp.

Mọi người đều phải tham gia trong cuộc đua này, đó là trò chơi duy nhất. Nếu đây là avidya, việc biết giả, thế thì cả đời bạn đều là avidya. Thế thì chúng ta chẳng biết gì về vidya, việc biết thật, bởi vì hiền nhân này nói rằng việc biết thật là quá trình, phương pháp làm tan chảy bản ngã, làm tàn lụi bản ngã... và một khoảnh khắc sẽ tới khi bản ngã không còn nữa và chỉ linh hồn còn lại, chỉ sự hiện hữu còn lại.

Bạn có thể gọi cái đó là vidya, tôn giáo, yoga, thiền, cầu nguyện, tôn thờ, bất kì tên nào bạn muốn đặt cho nó - hàng nghìn tên đã được trao cho nó - nhưng điều tinh tuý của vidya chỉ là một: nó phải tạo ra một trạng thái bên trong nơi chỉ bạn còn lại nhưng không có bản ngã, nơi tâm thức còn lại, nhưng không có trung tâm bên trong tuyên bố 'tôi'.

Bạn nên có khả năng làm mất đi cái tôi này qua bất kì phương pháp hay quá trình nào. Và việc làm mất này không có nghĩa là rơi vào giấc ngủ hay quên mất bản thân mình, nó nghĩa là bạn nên được bỏ lại hoàn toàn tỉnh thức, tràn đầy ý thức, với việc tự nhớ, và vậy mà cái tôi phải không còn lại; chỉ cái đó mới nên còn lại mà không có nối ghép nào với cái tôi.

Một sáng ai đó tới và cúi mình xuống dưới chân Phật. Một người hay hoài nghi cũng có đấy, ngồi gần Phật. Và người hoài nghi hỏi Phật, 'Sao thầy không ngăn người này đừng để chạm chân thầy? - bởi vì đích thân thầy đã dạy chúng tôi không trú ẩn vào bất kì ai, thay vì thế đi tìm lấy cái ta riêng của mình. Con người này đã tới với thầy để trú ẩn mà thầy lại không cản người đó.'

Phật nói, 'Nếu như ta có đó, thì ta đã ngăn cản người đó.' Và Phật tiếp tục, 'Và nếu như ta có đó, thì việc ngăn cản người đó đừng chạm chân ta hay xui khiến người đó tới chân ta sẽ là một và cùng một điều. Nhưng người mà có thể đã ngăn cản người đó hay xui khiến người đó lại không còn tồn tại thêm chút nào. Ông thấy người đó cúi đầu, ta cũng thấy. Nhưng có hơi khác biệt giữa chúng ta. Ông thấy người đó cúi đầu với ta, trong khi ta lại tự hỏi người đó cúi đầu với ai vậy. Ta không thấy ai cả! Người đó đã cúi đầu với ai vậy?'

Hiền nhân này gọi phương pháp luận đem người ta tới khoảnh khắc như vậy trong cuộc sống là vidya, việc biết thật.

Điều tôi gọi là thiền đơn giản là khoa học này của tôn giáo. Bất kì khi nào tôi nói thiền, tôi cũng đều nói tới vidya này.

Tất cả chúng ta đều sống trong vô nhận biết. Chúng ta đang sống cứ như đang ngủ.

Bạn có thể đã thấy một người bước đi trong thôi miên, hay một kẻ mộng du vừa đi vừa ngủ, nhiều người vừa đi và ngủ... có thể có nhiều người trong số các bạn ở đây, bởi vì ít nhất bẩy trong số một trăm người bước đi trong giấc ngủ của mình. Ít nhất bẩy người! Nhưng người này chẳng bao giờ biết về điều đó, bởi vì người đó bước vòng quanh và rồi cứ ngủ nữa. Người đó bước đi với mắt mở. Mọi người thậm chí còn giết người trong giấc ngủ và đến sáng họ hoàn toàn không nhận biết gì về điều đó, họ chỉ có thể nói rằng họ đã có mơ trong đêm mà trong đó họ đã giết ai đó. Mọi người đã ăn cắp, và họ không chịu trách nhiệm chút nào bởi vì điều đó tất cả đã xảy ra trong khi họ ngủ. Nhưng điều này chỉ nói về vài người vừa đi vừa ngủ.

Và nếu chúng ta nhìn kĩ hơn vào bản thân mình, thì tất cả chúng ta đều sống trong một loại giấc ngủ nào đó. Bất kì cái gì bạn làm bạn đều không nhận biết về nó, nhận biết của bạn ở đâu đó khác. Khi bạn bước đi trên phố, bạn có nhận biết về việc bước đi của mình không? Nhận biết của bạn có thể ở bất kì đâu khác ngoại trừ việc bước. Khi bạn ăn, bạn có nhận biết về việc ăn không? Nhận biết của bạn có thể ở đâu đó khác ngoại trừ việc ăn. Vâng tất nhiên nhận biết của bạn đi tới thức ăn nữa, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi bạn không ăn.

Nhận biết của bạn không có đó nơi bạn đang hiện hữu. Thế thì cái gì còn lại khi không có nhận biết? Có giấc ngủ, và tất cả mọi rối loạn xảy ra trong giấc ngủ đó. Khi bạn giận dữ với ai đó, bạn có nhớ... nhận biết của bạn ở đâu? Nếu như đã có nhận biết, thì giận dữ đã là không thể có được. Nhận biết và giận dữ không thể cùng tồn tại được. Giận dữ không thể ở cùng với nhận biết được. Để giận dữ, giấc ngủ là cần thiết, ngây ngất là cần thiết.

Đó là lí do tại sao người ta trở nên hối tiếc sau khi đã giận dữ, người đó ngạc nhiên là mình đã có thể làm việc như vậy - và để làm gì? Cái gì là ý nghĩa trong nó? Cho dù đấy chính là bản thân người đó đã trở nên giận dữ... và không phải đấy là lần đầu tiên người đó hối tiếc về điều đó. Người đó đã hối tiếc nhiều lần rồi, bởi vì người đó đã giận dữ nhiều lần rồi, và mỗi lần người đó lại tự hỏi sao mình đã làm điều đó, vấn đề là gì? Và sao người đó lại làm việc ấy khi chẳng có vấn đề gì cả? Người này đã không nhận biết, đã không hiện diện; người đó chỉ về nhà sau khi cơn giận đã qua đi. Người đó vắng mặt khi cơn giận xảy ra, và khi người đó quay lại thì người đó hối tiếc. Nhưng vào giai đoạn này cảm thấy tiếc chẳng còn ích lợi gì nữa, cảm thấy hối tiếc chỉ vô ích.

Có vài điều không thể nào xảy ra được nếu có nhận biết.

Điều mà người trí huệ gọi là tội lỗi thì không thể được làm với nhận biết. Đây là định nghĩa về tội lỗi: cái gì đó mà bạn không thể làm được với nhận biết. Và cái mà bạn chỉ có thể làm được trong nhận biết thì được gọi là đức độ. Bạn không thể ăn cắp với nhận biết được, bạn không thể giết người với nhận biết được; nhưng bạn có thể từ bi với nhận biết, bạn có thể yêu trong nhận biết.

Bất kì cái gì có thể làm được với nhận biết, tất cả những cái đó là tôn giáo, là đức độ. Cái mà không thể làm được với nhận biết, cái mà cần phải có giấc ngủ, cái chỉ có thể xảy ra trong vô nhận biết, mới là tội lỗi.

Cho nên chúng ta không sống trong nhận biết. Đôi khi thậm chí lúc chúng ta ngồi thiền chúng ta cũng cảm thấy buồn ngủ - ngay cả thế! Trong thực tế giấc ngủ của chúng ta còn sâu hơn. Lí do cho điều đó là ở chỗ chúng ta không có kinh nghiệm về nhận biết. Cách chúng ta bước đi, ngồi và đứng - mọi thứ đều xảy ra trong giấc ngủ, chúng ta đã quen với nó.

Tôi đã nói rằng chúng ta làm mọi thứ mà không nhận biết thì cũng là trong một loại giấc ngủ.

Tôi đã đọc tiểu sử của một người có tật nói lắp. Các nhà tâm lí đã phân tích điều đó trong nhiều năm, và cho dù sau những nỗ lực tốt nhất và hàng nghìn đô la tiêu ra để chữa bệnh thì cái tật nói lắp vẫn không hết. Anh ta là con nhà giầu, nhưng chẳng thể tìm được phương thuốc nào. Anh ta đã được cho thuốc, mọi thứ đều được thử, nhưng chứng nói lắp chẳng hết. Thế rồi một sự việc thú vị xuất hiện. Một vở kịch được diễn trong thị trấn và họ cần một diễn viên có thể nói lắp; diễn viên có kinh nghiệm trong việc nói lắp lại bị ốm, anh ta không thể biểu diễn được, cho nên ai đó đã bảo họ về cậu bé này trong thị trấn, một chuyên gia nói lắp như diễn viên này. Cậu bé được gọi tới. Vai này thì nhỏ, và cậu bé lại sẵn đấy - huấn luyện ai đó sẽ là việc khó khăn. Cậu bé được đưa lên sân khấu, và phép mầu của mọi phép mầu đã xảy ra vào ngày đó: cậu bé không thể nào nói lắp được trên sân khấu. Nó đã cố gắng hết mức, nhưng nó không thể nào nói lắp được. Cho nên điều gì đã xảy ra?

Tôi đã ở một thị trấn và một sinh viên từ trường đại học tới tôi. Anh ta đã phát triển một thói quen kì lạ là đi như đàn bà. Anh ta đã cố gắng nhiều thứ nhưng anh ta không cải thiện lên được; thường trên phố anh ta thấy mình bước đi như đàn bà. Chẳng có hại gì trong việc đi như đàn bà - bởi vì đàn bà cũng phải bước đi - nhưng anh ta lại gặp rắc rối và cảm thấy khổ sở.

Trong sự kiện thực tế, phân phối thịt trên thân thể đàn ông và đàn bà là khác nhau. Đàn bà có nhiều thịt ở một số bộ phận nơi đàn ông không có, cho nên khác biệt trong dáng đi của họ là tự nhiên; đấy là khác biệt về thịt.

Nhưng anh ta lại không tích luỹ thịt để làm cho mình bước đi như đàn bà - bởi vì đôi khi anh ta cũng bước đi như đàn ông. Chỉ đôi khi anh ta mới bắt đầu bước đi như đàn bà. Anh ta gặp rắc rối lớn.

Tôi bảo anh ta, 'Bây giờ làm điều này: cố gắng có ý thức bước đi như đàn bà.'

Anh ta nói, 'Thầy nói gì vậy? Tôi đã bị rắc rối khi làm điều đó một cách không chủ ý, mà bây giờ thầy lại muốn tôi làm điều đó một cách có chủ ý sao? Tôi cố gắng ngăn cản nó mọi lúc, nhưng bất kì khi nào tôi quên mất thì tôi lại bước như đàn bà.'

Tôi nói, 'Bạn đã cố gắng ngăn cản nó một cách có ý thức nhưng nó không chấm dứt; bây giờ tôi yêu cầu bạn thử bước đi một cách có ý thức giống như đàn bà. Đứng dậy và bước đi trước tôi xem nào.'

Anh ta cố gắng hết sức nhưng anh ta không thể nào xoay xở làm được điều đó. Anh ta nói, 'Hôm nay chuyện gì xảy ra thế nhỉ? Thầy phải đã làm phép màu rồi.'

Tôi hỏi anh ta, 'Đừng kể với ai đấy, bởi vì tôi chẳng liên quan gì tới điều đó cả. Bạn đã thực hiện phép màu này, nhưng bạn không nhận biết về nó.'

Vài điều không thể được làm một cách có chủ ý, có ý thức. Và vài điều sẽ bị tự chúng bỏ đi trong nhận biết.

Thiền là phương pháp của vidya. Không thể nào khẳng định được bản ngã với nhận biết. Thử khẳng định bản ngã một cách có ý thức và bạn sẽ hiểu điều tôi đang nói.

Gurdjieff hay bầy mưu mẹo với đệ tử của mình. Ông ấy sẽ đẩy họ vào một tình huống mà họ không nhận biết được rằng mình bị chọc giận một cách có chủ ý. Ông ấy sẽ tạo ra một tình huống, hay làm điều gì đó để cho đệ tử này trở nên bị chọc giận, bực tức đến mức người đó sẽ bắt đầu la hét và xỉ vả và trở nên bừng bừng tức giận - và điều đó tất cả đều đã được lập kế hoạch sẵn, và mọi người cứ tiếp tục trò chơi này. Chỉ mỗi người này là không nhận biết rằng mưu mẹo đã được bầy đặt ra cho mình.

Khi người này đã bị tan nát trong cơn bão giận dữ, sẵn sàng bỏ đi với mọi hành lí của mình, sự sỉ nhục, thì Gurdjieff sẽ nói, “Tỉnh táo, nhận biết về điều bạn đang làm.” Và đệ tử này bỗng nhiên được đem trở lại và mọi thứ trong người đó sẽ dừng lại. Người đó sẽ cười và nói, “Điều này quá đáng! Vậy ra tất cả đều chỉ là trò chơi.”

Gurdjieff sẽ cố gắng khuấy động bản ngã, và khi nó có đó thì ông ấy sẽ hét lên vào đúng lúc, “Bây giờ tìm bản ngã ở bên trong!” Đệ tử này, người đang bừng bừng giận dữ với bản ngã vậy sẽ nhắm mắt mình lại, nhìn vào bên trong, và ngồi yên tĩnh… cho tới khi người đó mở mắt ra và nói, “Không, nó không có đó - mình đang tìm kiếm bản ngã, nhưng nó chẳng có đâu mà tìm cả.”

Thế thì ai đã tạo ra cơn bão như vậy? Những cơn bão lớn có thể phát sinh trong chén trà nhỏ! Cơn bão mạnh có thể nảy sinh ra từ những cái không bản chất.

Vidya là kinh nghiệm vứt bỏ những dạng sai và vô nghĩa, cái chúng ta đã tạo ra bên trong mình. Có nhiều phương pháp của vidya.

Chúng ta đang thực nghiệm vài phương pháp ở đây.

Bây giờ tôi sẽ giải thích cho bạn về phương pháp chúng ta sẽ dùng vào tối nay, và tôi sẽ trao cho bạn việc giải thích nào đó về những thực nghiệm này vào ngày mai; thế rồi chúng ta sẽ đi vào trong việc thiền đêm.

Trong phương pháp của tối nay, điều chúng ta sẽ làm ngay bây giờ, nhìn thẳng vào tôi trong ba mươi phút mà không chớp mắt, mắt bạn mở to nhất có thể được. Bạn được dự định nối bản thân mình với tôi qua đôi mắt. Mắt là cánh cửa. Bạn được dự định đem tâm thức của mình tới tôi qua đôi mắt của bạn; bạn được dự định trải rộng tâm thức mình hướng tới tôi.

Nếu nó có thể được mở rộng tới tôi, bạn có thể mở rộng nó thêm nữa… đừng lo nghĩ quá nhiều về điều đó. Nếu bạn có thể mở rộng nó tới tôi, sẽ không khó mở rộng nó tới bầu trời.

Cho nên trong ba mươi phút bạn sẽ không chớp mắt. Bạn có thể nói rằng điều này rất khó. Nó không khó chút nào. Bạn không nhận biết rằng khi bạn xem phim bạn đã làm điều đó mà không chớp mắt trong cả giờ. Đó là lí do tại sao mắt bạn bị mỏi; bạn không nhận biết rằng mình đã không chớp mắt, cho nên mắt bị mỏi. Bất kì khi nào bạn nhìn cái gì đó một cách chăm chú, mắt bạn cũng đều không chớp.

Điều đó không khó. Cái khó chỉ là mẹo của tâm trí, ngay khi tâm trí bạn trở nên nhận biết về mối nguy hiểm, rằng sự biến mất của avidya đang xảy ra và, “Toàn bộ trò chơi này sẽ chấm dứt; nếu cú nhảy này xảy ra, mình sẽ biến mất,” thế thì tâm trí lập tức nói, “Mắt mỏi quá rồi. Phải nhắm lại, chớp mắt một chút - mình có điên không đấy?”

Đây là phương cách của tâm trí. Nhận biết về chúng. đừng lo nghĩ, nước mắt là tốt; chúng sẽ lau sạch mắt bạn, bạn sẽ cảm thấy được nhẹ gánh. Đừng nghĩ về cái gì cả. Bạn không chớp mắt trong ba mươi phút. Đây là điều thứ nhất.

Thực nghiệm này cần được tiến hành trong khi đứng. Mắt bạn không chớp chút nào, bạn nhìn chăm chăm vào tôi liên tục. Giơ tay lên trời, bởi vì toàn bộ nỗ lực là để chuyển ý thức đang được hướng vào tôi sang bầu trời vào bất kì khoảnh khắc nào. Cho nên liên tục giơ cả hai tay lên. Nhìn chăm chăm vào tôi, múa và nhảy và đồng thời kêu to “Hu...Hu...Hu...”.

‘Hu’ này được dùng như một mật chú. ‘Hu’ này chạm vào kundalini, năng lượng hoả xà. Khi bạn kêu “Hu” to, bạn sẽ thấy rằng nó đang chạm vào trung tâm dục của bạn, đích xác vào muladhar, trung tâm dục.

Cho nên trong ba mươi phút, với mắt bạn vẫn nhìn chăm chăm vào tôi, tâm thức bạn xô về tôi, ‘Hu’ đập vào kundalini của bạn, tay bạn sẵn sàng cho cuộc hành trình hướng lên trời... và bạn nhảy múa, bởi vì trong nhảy múa cái đập còn mạnh hơn, năng lượng sẽ dâng lên bên trong để đi lên qua tuỷ sống của bạn.

Trong khi đó tôi vẫn im lặng, nhưng thỉnh thoảng tôi sẽ làm một cử chỉ với cả hai tay hướng về các bạn chỉ lên trời. Khi tôi làm cử chỉ đó bằng tay, các bạn đưa toàn bộ năng lượng của mình vào nhảy múa, và kêu to “Hu,” trong khi vẫn nhìn chăm chăm vào tôi - các bạn phải phát điên hoàn toàn. Đặt toàn bộ năng lượng của bạn vào việc đó và cứ nhảy nhót. Khi tôi giang rộng cánh tay hướng lên trên và giữ chúng ở đó, các bạn phải cho ra toàn bộ năng lượng của mình. Tôi sẽ làm những cử chỉ này mười tới hai mươi phút để kéo các bạn từ thấp lên cao. Các bạn đừng hà tiện và khoảnh khắc đó, cho ra toàn bộ năng lượng của mình.

Và khi.... ngồi, cứ ngồi, lắng nghe toàn bộ quá trình này....

Khi tôi cảm thấy rằng năng lượng đang chạy trong cột sống của bạn và thân thể bạn đã trở thành một luồng năng lượng nhảy múa, khi tôi cảm thấy rằng nhiều người đã đạt tới điểm mà sự hợp nhất của họ với năng lượng vũ trụ có thể xảy ra, tôi sẽ quay bàn tay xuống. Khi tôi quay bàn tay xuống, các bạn tìm bên trong xem có năng lượng nào còn lại không, thế rồi cho nó ra hết, và tôi sẽ đưa bàn tay xuống. Đây sẽ là một chỉ dẫn rằng trong khoảnh khắc đó, nếu bạn cho ra toàn bộ năng lượng của mình, năng lượng vũ trụ từ phía trên có thể giáng xuống bạn, năng lượng cá nhân.

Và khi hai năng lượng này gặp nhau, có phúc lạc, và khi cả hai chúng gặp nhau, vidya nở hoa. Nơi tâm thức của người ta đồng nhất với thân thể vật lí thì avidya xảy ra, tức là nơi bản ngã hội nhập; còn nơi tâm thức người ta gặp gỡ với tâm thức vũ trụ thì vidya bừng nở, và người ta đạt tới trạng thái vô ngã. Nơi tâm thức người ta bị đồng nhất với thân thể, bản ngã sinh ra; còn nơi tâm thức người ta gặp gỡ với năng lượng vũ trụ, linh hồn cá nhân được nhận ra. Điều này mô tả cho thực nghiệm của đêm nay.

Một chút ít thông tin thêm nữa. Hôm nay… trong thực nghiệm hôm nay, để làm cho bạn quen với nó, tôi đã không đặt toàn bộ năng lượng của bạn vào trong nó, và giữ cho thực nghiệm này cho chút ít tự do. Thực nghiệm này sẽ sâu sắc hơn từ mai trở đi.

Bây giờ tôi sẽ nói cho bạn việc thu xếp mới cho các thực nghiệm, có thể áp dụng được cho toàn bộ trại từ mai trở đi.

Thực nghiệm buổi sáng này mà chúng ta đã làm hôm nay, bây giờ sẽ được tiến hành vào buổi chiều từ bốn tới năm giờ. Làm kirtan trong mười lăm phút, nhảy múa trong mười lăm phút, và thảnh thơi trong ba mươi phút.

Với các buổi sáng, chúng ta sẽ bắt đầu thực nghiệm khác từ ngày mai trở đi. Nó sẽ là việc thở nhanh trong mười phút; trong mười phút tiếp sẽ có nhảy múa, kêu la, khóc lóc, cười nói, tống ra tất cả các năng lượng vật lí; rồi trong mười phút kêu to mật chú “Hu” - hệt như điều chúng ta sẽ làm tối nay; và rồi thảnh thơi trong ba mươi phút. Điều này sẽ là thực nghiệm buổi sáng.

Thực nghiệm chúng ta đã làm sáng nay sẽ được làm từ bây giờ vào buổi chiều. Còn thực nghiệm chúng ta định làm đêm nay sẽ tiếp tục vào buổi đêm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho