Chương 04: Trở nên tự do trong xã hội không tự do

Yoga - Từ anpha tới ômêga

Yoga - The Alpha and the Omega

Osho 

Tập 04
 
Chương 04: Trở nên tự do trong xã hội không tự do

Câu hỏi thứ nhất:

Nảy sinh từ một trong những câu trả lời của thầy ngày hôm kia, tôi cảm thấy thầy đã không cho đủ giá trị đối với người phương Tây về việc dùng mơ như một trong các phương tiện cho tâm thức. Tôi đang đặc biệt nghĩ tới các kĩ thuật của Jung trong tâm lí học của ông ấy về việc tự nhận ra.

Vâng, tôi không coi Freud, Jung, Adler, hay Assagioli có nhiều giá trị đâu. Freud, Jung, Adler, và những người khác, chỉ là trẻ con chơi trên cát thời gian. Họ đã thu thập những viên đá cuội đẹp, những hòn đá mầu sắc đẹp, nhưng khi bạn nhìn vào điều tối thượng, họ chỉ là trẻ con chơi với đá cuội và đá thường. Những hòn đá đó không phải là kim cương thực. Và bất kì cái gì họ đã thu được đều rất, rất nguyên thuỷ. Bạn sẽ phải đi chậm cùng tôi để hiểu.

Con người có thể ốm về thể chất; thế thì người trị liệu, bác sĩ được cần tới. Con người có thể ốm về tâm lí; thế thì chút ít giúp đỡ có thể được cho bởi Freud và Jung và những người khác. Nhưng khi con người ốm về mặt tồn tại, không bác sĩ trị liệu không nhà tâm thần nào có thể có giúp ích gì. Bệnh có tính tồn tại là tâm linh. Nó không phải là của thân thể, không là của tâm trí, nó là của cái toàn bộ - và cái toàn bộ siêu việt lên trên mọi bộ phận. Cái toàn bộ không chỉ là hợp thành, hợp thành của các bộ phận. Nó là cái gì đó bên ngoài các bộ phận. Nó là cái gì đó giữ tất cả các bộ phận bên trong nó. Nó là siêu việt.

Và ốm yếu là có tính tồn tại. Con người chịu đựng từ ốm yếu tâm linh. Mơ sẽ không giúp ích gì hướng tới điều đó. Thực ra mơ có thể làm được gì? Nhiều nhất chúng có thể giúp bạn hiểu vô thức của bạn thêm một chút ít. Mơ là ngôn ngữ của vô thức; biểu tượng, chỉ dẫn, gợi ý và cử chỉ của vô thức; thông điệp từ vô thức sang có ý thức. Các nhà phân tâm có thể giúp bạn diễn giải mơ, họ có thể trở thành người trung gian, họ có thể nói cho bạn mơ của bạn nghĩa là gì. Tất nhiên, nếu bạn có thể hiểu mơ của bạn, bạn sẽ lại gần hơn chút ít với vô thức của bạn. Điều này sẽ giúp làm cho bạn được điều chỉnh hơn với vô thức của bạn. Bạn sẽ có hiểu biết chút ít. Hai phần của bạn, phần ý thức và vô thức, sẽ không tách rời xa thế; chúng sẽ gần hơn chút ít. Bạn sẽ không bị chia chẻ nhiều như trước. Một thống nhất chút ít, một loại thống nhất sẽ tồn tại trong bạn. Bạn sẽ bình thường hơn, nhưng là bình thường vẫn chưa là gì cả. Là bình thường thậm chí không đáng nói tới. Là bình thường nghĩa là bạn hiện hữu như bạn đáng phải bình thường; không cái gì khác đã xảy ra, không cái gì từ cõi bên kia đã xuyên thấu vào bạn.

Bạn sẽ là người được điều chỉnh hơn trong xã hội nữa. Tất nhiên, bạn sẽ là người chồng tốt hơn một chút, người mẹ tốt hơn một chút, người bạn tốt hơn một chút, nhưng chỉ chút chút thôi.

Nhưng đây không phải là tự nhận ra. Và khi Jung bắt đầu nói về tự nhận ra qua phân tích mơ, ông ấy đang nói rất ngu xuẩn. Nó không phải là tự nhận ra, bởi vì tự nhận ra chỉ tới khi không có tâm trí. Mơ được diễn giải là không được diễn giải; chúng thuộc vào tâm trí, chúng là một phần của tâm trí. Và không tâm lí học nào của phương Tây - ngoại trừ Gurdjieff, Eckhart và Jacob Boehme - không tâm lí học nào của phương Tây đi ra ngoài tâm trí. Và vài người này, Jacob Boehme, Eckhart, và Gurdjieff, thực ra không thuộc vào phương Tây, họ thuộc vào phương Đông. Toàn thể quan điểm của họ là phương Đông. Họ được sinh ra ở phương Tây, nhưng thái độ của họ, cách sống của họ, chính hiểu biết của họ là của phương Đông. Khi tôi nói 'của phương Đông', bao giờ cũng nhớ rằng tôi không ngụ ý về địa lí.

Với tôi, Đông là một quan điểm và Tây cũng là một quan điểm. Tôi không quan tâm tới địa lí. 'Tây' là một cách nhìn vào mọi sự, 'Đông' cũng là cách nhìn vào mọi sự. Khi Đông nhìn vào mọi sự nó nhìn vào cái toàn bộ và khi Tây nhìn vào mọi sự nó bao giờ cũng nhìn vào bộ phận. Thái độ phương Tây là phân tích - nó phân tích. Thái độ phương Đông là tổng hợp - nó tổng hợp, nó cố tìm ra cái một từ cái nhiều. Thái độ phương Tây cố tìm ra cái nhiều trong cái một.

Thái độ phương Tây đã trở thành rất hiệu quả trong phân tích, mổ xẻ, lấy mọi thứ tách rời ra. Ngay cả một chuyển động như Tổng hợp tâm lí của Assagioli không là tổng hợp thực, bởi vì chính quan điểm này bị thiếu. Đầu tiên Freud và Jung đã làm mọi sự rời ra, họ đã phá vỡ cái toàn thể, và bây giờ Assagioli đang cố gắn các phần đó lại bằng cách nào đó.

Bạn có thể mổ xẻ con người thành các bộ phận, người đó sống động; khi bạn đã mổ xong người đó, người đó không còn sống nữa. Bây giờ bạn có thể gắn các bộ phận lại, nhưng cuộc sống sẽ không tới. Nó sẽ là cái xác chết. Và cho dù các bộ phận được gắn lại với nhau cũng sẽ không làm cho nó thành một toàn thể. Điều Freud và Jung đã làm, Assagioli đơn giản hoàn lại. Ông ấy gắn các bộ phận lại với nhau nhưng nó là cái xác. Không có tổng hợp trong nó.

Bạn phải nhìn vào cái toàn thể, và cái toàn thể là cái gì đó khác toàn bộ. Bây giờ ngay cả các nhà sinh học cũng đã trở nên nhận biết, ngay cả y học cũng trở nên ngày càng nhận biết mọi ngày rằng khi bạn lấy máu ra khỏi một người để xét nghiệm nó, nó không còn là cùng máu đã chảy qua người này vì bây giờ nó là chết. Bạn đang xét nghiệm cái gì đó khác. Máu luân chuyển trong người là sống. Nó thuộc về một toàn thể, một hệ thống; nó chạy qua hệ thống. Nó là sống như tay của thân thể. Bạn chặt tay - nó không còn là cùng tay đó. Làm sao máu có thể là như cũ khi bạn lấy nó ra khỏi thân thể, lấy nó tới phòng thí nghiệm và xét nghiệm nó? Nó không còn là cùng máu đó.

Cuộc sống tồn tại như một đơn vị, và quan điểm phương Tây là mổ xẻ, đi tới bộ phận, để hiểu bộ phận, qua qua bộ phận để cố lĩnh hội cái toàn thể. Bạn bao giờ cũng bỏ lỡ. Cho dù bạn có thể lĩnh hội được như Assagioli, thế thì việc lĩnh hội đó sẽ giống như cái xác: bằng cách nào đó được gắn lại nhưng không có sự thống nhất sống trong nó.

Freud và Jung đã làm việc với mơ. Nó đã là khám phá ở phương Tây, một khám phá lớn theo một cách nào đó, bởi vì tâm trí phương Tây đã hoàn toàn quên mất về ngủ, về mơ. Người phương Tây đã tồn tại ít nhất ba nghìn năm mà không nghĩ về mơ và về ngủ. Người phương Tây đã nghĩ dường như chỉ những giờ thức mới là sống, nhưng giờ thức chỉ là một phần ba thôi. Nếu bạn sống sáu mươi năm, bạn sẽ ngủ trong hai mươi năm. Một phần ba của cuộc sống sẽ ở trong mơ và trong ngủ. Đó là hiện tượng lớn; nó chiếm một phần đời người ta. Nó sẽ không đơn giản bị bỏ đi; cái gì đó đang xảy ra ở đó. Nó là một phần của bạn, và không phải là phần nhỏ mà là phần lớn. Freud và Jung đã đem lại khái niệm đó rằng con người phải được hiểu qua giấc mơ của người đó và giấc ngủ của người đó, và nhiều điều đã được thực hiện theo tuyến đó. Nhưng khi Jung bắt đầu nghĩ rằng đây là cái gì đó hướng tới tự nhận ra, thế thì ông ấy đã đi quá xa.

Điều đó là tốt. Với mạnh khoẻ tâm lí điều đó có thể có ích, nhưng mạnh khoẻ tâm lí không phải mạnh khoẻ có tính tồn tại.

Bạn có thể mạnh khoẻ về thể chất, bạn có thể mạnh khoẻ về tâm lí, nhưng bạn có thể không mạnh khoẻ về mặt tồn tại chút nào. Ngược lại, khi bạn mạnh khoẻ về tâm lí và thể chất, lần đầu tiên bạn trở nên nhận biết về lo âu tồn tại, về phiền não bên trong. Trước điều đó bạn bị bận rộn với thân thể và tâm trí và những ốm bệnh tới mức bạn không thể đảm đương được việc nhìn vào bản thể bên trong. Khi mọi thứ được đặt đúng: thân thể vận hành tốt, tâm trí không bị rắc rối gì, đột nhiên bạn trở nên nhận biết về lo âu lớn nhất trên thế giới - sự tồn tại, tâm linh. Đột nhiên bạn bắt đầu hỏi, 'Nghĩa của tất cả các cái này là gì? Sao mình ở đây, để làm gì?' Điều này chưa bao giờ xuất hiện với người ốm bởi vì người đó quá bận bịu với ốm bệnh. Đầu tiên người đó phải chăm sóc thân thể, và thế rồi người đó sẽ nghĩ. Thế rồi người đó phải chăm sóc tâm trí, và thế rồi người đó sẽ nghĩ. Thân thể và tâm trí, nếu mạnh khoẻ, sẽ cho phép bạn lần đầu tiên thực sự trong rắc rối. Và rắc rối đó sẽ có tính tâm linh.

Khi Jung nói về tâm lí, phân tích của ông ấy như một cách để tự nhận ra, ông ấy không biết mình đang nói gì. Bản thân ông ấy không phải là người tự nhận ra mình. Đi sâu vào trong đời của Jung, hay đời của Freud, và bạn sẽ thấy họ là những người bình thường. Freud nổi giận như bất kì người nào, thậm chí còn hơn người thường. Ông ấy ghét nhiều như bất kì người nào. Ông ấy ghen tị, nhiều tới mức khi một cơn giận tới với ông ấy, ông ấy sẽ ngã lăn ra đất và trở nên vô thức. Điều này xảy ra nhiều lần trong đời Freud. Bất kì khi nào ghen tị chiếm giữ ông ấy, ông ấy sẽ bị rối loạn tới mức ông ấy sẽ rơi vào bất tỉnh, ngất đi. Người này, mà tự nhận ra sao? Thế thì thì về Phật thì sao? Thế thì bạn sẽ để Phật ở đâu?

Freud đã sống cùng tham vọng của người thường; tâm trí chính trị. Ông ấy đã cố làm cho phân tâm thành phong trào như chủ nghĩa cộng sản, và ông ấy đã cố gắng kiểm soát nó. Ông ấy đã cố kiểm soát nó cũng hệt như bất kì Lenin hay Stalin nào, thậm chí còn nhiều chi phối hơn. Ông ấy thậm chí đã tuyên bố Jung là người kế tục của ông ấy - và nhìn ảnh của Jung mà xem! Bất kì khi nào tôi bắt gặp một ảnh của Jung, tôi bao giờ cũng nhìn nó rất sâu; nó là thứ hiếm hoi. Bao giờ cũng nhìn vào ảnh của Jung; bạn sẽ thấy mọi thứ được viết lên mặt: bản ngã. Nhìn mũi ông ấy, mắt, cái tinh ranh, sự giận dữ; mọi ốm yếu đều được viết lên khuôn mặt. Ông ấy đã sống như một người bình thường, bị sợ chi phối. Ông ấy rất sợ hồn, ma, và rất ghen tị, ganh đua, biện luận, cãi cọ.

Phương Tây thực sự không biết tự nhận ra là gì, cho nên bất kì cái gì cũng trở thành tự nhận ra. Phương Tây không nhận biết về tự nhận ra nghĩa là gì. Nó nghĩa là im lặng tuyệt đối tới mức nó không thể bị quấy rối bởi bất kì cái gì. Vô hiện hữu tuyệt đối thế; làm sao có thể tồn tại sở hữu, tham vọng, ghen tị trong nó được? Với một vô trí, làm sao bạn có thể chi phối, làm sao bạn có thể cố chi phối được? Tự nhận ra nghĩa là hoàn toàn biến mất của bản ngã. Và cùng với mất bản ngã, mọi thứ biến mất.

Nhớ lấy, bản ngã không thể biến mất qua diễn giải mơ. Ngược lại, bản ngã có thể được mạnh hơn, bởi vì lỗ hổng giữa ý thức và vô thức sẽ ít đi. Bản ngã của bạn sẽ được làm mạnh, tâm trí của bạn sẽ mạnh hơn. Càng ít rắc rối có trong tâm trí, tâm trí sẽ càng mạnh hơn. Bạn sẽ có hợp đồng mới cho bản ngã. Cho nên điều phân tâm có thể làm là làm cho bản ngã của bạn được tiếp đất hơn, được định tâm hơn; làm cho bản ngã của bạn thành mạnh hơn, tự tin hơn. Tất nhiên, bạn sẽ có khả năng tồn tại trong thế giới tốt hơn trước, bởi vì thế giới tin vào bản ngã. Bạn sẽ có khả năng hơn để tranh đấu trong cuộc vật lộn sống còn. Bạn sẽ tự tin hơn về cái ta của bạn, ít bị thần kinh hơn. Bạn sẽ có khả năng đạt tới vài tham vọng dễ dàng hơn nếu bạn bị rắc rối bên trong và vô thức và ý thức thường xuyên cãi nhau bên trong. Nhưng đây không phải là tự nhận ra. Ngược lại, nó là nhận ra của bản ngã.

Toàn thể tâm lí học phương Tây mãi cho tới giờ đã không đi tới điểm của vô ngã. Nó vẫn nghĩ dưới dạng bản ngã: cách làm cho bản ngã được bắt rễ mạnh hơn, được định tâm; cách làm cho bản ngã thành mạnh khoẻ hơn, thành bình thường, được điều chỉnh. Phương Đông coi bản thân bản ngã là bệnh tật; toàn thể tâm trí là bệnh tật. Không có chọn lựa về nó - ý thức và vô thức cả hai đều phải ra đi. Chúng phải ra đi và đó là lí do tại sao phương

Đông đã không cố diễn giải. Bởi vì nếu cái gì đó phải đi, sao bận tâm về diễn giải của nó? Sao phí thời gian? Nó có thể bị bỏ đi. Nhìn vào khác biệt này: phương Tây bằng cách nào đó cố làm việc điều chỉnh giữa ý thức và vô thức và làm mạnh cho bản ngã, để cho bạn trở thành thành viên được điều chỉnh hơn của xã hội, và cũng là cá nhân được điều chỉnh hơn ở bên trong. Với vết nứt được bắc cầu qua, bạn sẽ thoải mái hơn với tâm trí. Phương Đông đã từng cố gắng vứt bỏ tâm trí, đi ra ngoài nó. Vấn đề không phải là điều chỉnh theo xã hội, vấn đề là điều chỉnh theo bản thân sự tồn tại. Vấn đề không là điều chỉnh giữa ý thức và vô thức, vấn đề là điều chỉnh mọi bộ phận thiết lập nên toàn thể bản thể bạn.

Mơ là quan trọng. Nếu một người ốm, mơ là quan trọng; chúng phơi bày triệu chứng của ốm. Nhưng bạn không biết về người không có mơ. Việc mơ là bệnh hoạn trong bản thân nó; bản thân mơ là bệnh hoạn. Phật chưa bao giờ mơ. Freud sẽ phải làm gì? Nếu Freud mà có đó, ông ấy sẽ làm gì với Phật? Ông ấy sẽ diễn giải gì về Phật? - chẳng có gì để diễn giải cả. Nếu Freud mà đi vào bên trong Phật, ông ấy chắc sẽ chẳng tìm thấy gì để diễn giải. Toàn thể tâm lí của ông ấy chắc đã tuyệt đối vô dụng.

Chuyện xảy ra là ở Mĩ, có một người rất, rất hiệu quả trong đọc ý nghĩ của người khác - người đọc tâm trí. Ông ta bao giờ cũng đúng một trăm phần trăm. Ông ta ngồi trước bạn; bạn sẽ nhắm mắt lại và bắt đầu nghĩ, và ông ấy sẽ nhắm mắt và bắt đầu nói về điều bạn nghĩ. Ngay lập tức điều bạn nghĩ, ý nghĩ được truyền đi và ông ta sẽ nhận nó. Đây là nghệ thuật. Nhiều người biết về điều đó. Nó có thể được học, bạn có thể làm điều đó, bởi vì ý nghĩ là rung động tinh tế. Nếu bạn cảm nhận tâm trí người khác trở thành trạm phát, bạn trở thành máy thu. Ý nghĩ là có tính lan truyền vì gợn sóng nảy sinh trong điện quanh người này. Nếu bạn đủ im lặng, cảm nhận, bạn sẽ bắt được chúng.

Khi Meher Baba ở Mĩ, ai đó đem một người tới Meher Baba. Người này đã sống nhiều năm trong im lặng. Người này ngồi trước Meher Baba, nhắm mắt lại và thiền và thiền và thiền. Người đó lại sẽ mở mắt ra và nhìn vào Meher Baba. Điều đó mất quá lâu; mọi người bắt đầu lo nghĩ. Họ nói, 'Ông chưa bao giờ mất thời gian lâu thế.' Người này nói, 'Ồ, làm gì đây? Người này chẳng nghĩ cái gì chút nào. Không có ý nghĩ.'

Nếu Freud hay Jung mà ở gần Phật, hay nếu họ mà tới tôi, họ sẽ không tìm thấy gì để diễn giải, họ chắc đã không tìm được ý nghĩ nào để bắt giữ.

Phương Đông nói, 'Bản thân việc mơ là bệnh hoạn.' Nó không phải là một loại ốm yếu; nó là rối loạn. Khi bạn thực sự im lặng, suy nghĩ biến mất trong ngày và việc mơ biến mất trong đêm. Suy nghĩ và mơ là hai mặt của cùng một thứ: trong ngày khi bạn thức, nó là suy nghĩ, và ban đêm khi bạn ngủ, nó là mơ. Mơ là cách nguyên thuỷ của nghĩ; nghĩ theo hình ảnh hệt như trẻ con nghĩ. Đó là lí do tại sao sách của trẻ con chúng ta phải làm nhiều tranh ảnh mầu sắc. Trẻ con không thể xúc động với từ nhiều lắm. Dần dần chúng sẽ xúc động. Bạn phải vẽ quả xoài lớn, và viết chữ nhỏ, 'xoài'. Đầu tiên chúng sẽ thấy bức ảnh, và thế rồi chúng sẽ trở nên được liên kết với từ. Dần dần, bức ảnh sẽ trở nên ngày càng nhỏ đi và biến mất. Thế thì từ 'xoài' sẽ có tác dụng.

Tâm trí nguyên thuỷ nghĩ dưới dạng ảnh như trẻ con nghĩ. Khi bạn ngủ, bạn là người nguyên thuỷ. Toàn thể nền văn minh biến mất, văn hoá biến mất, xã hội biến mất. Bạn không còn là một phần của thế giới đương đại, bạn là người nguyên thuỷ trong hang động. Bởi vì tâm trí vô thức vẫn còn không bị giáo hoá, bạn bắt đầu nghĩ theo hình ảnh.

Mơ và nghĩ cả hai là như nhau. Khi mơ dừng lại, nghĩ dừng lại; khi nghĩ dừng lại, mơ dừng lại. Toàn thể nỗ lực ở phương Đông đã là: làm sao bỏ toàn thể việc này. Chúng ta không lo nghĩ về cách điều chỉnh nó hay cách diễn giải nó, nhưng nghĩ về cách vứt bỏ nó. Và nếu nó có thể bị bỏ đi, thế thì sao bận tâm về diễn giải? Sao phí thời gian?

Sớm hay muộn phương Tây đang đi tới nhận ra điều này, bởi vì bây giờ các kĩ thuật thiền đang xuyên thấu vào phương tây. Thiền là cách vứt bỏ mơ, nghĩ, toàn thể phức hợp của tâm trí. Và một khi chúng bị bỏ đi, bạn đạt tới mạnh khoẻ không của tâm trí. Bạn đạt tới cái gì đó mà thậm chí không quan niệm được trong trạng thái tâm trí của bạn ngay bây giờ. Bạn thậm chí không thể tưởng tượng được nó, nó sẽ giống cái gì khi bạn không nghĩ, khi bạn không mơ, khi bạn sẽ chỉ hiện hữu.

Phân tâm hay các xu hướng khác mất thời gian lâu thế: năm năm, ba năm, chỉ diễn giải mơ. Toàn thể sự việc dường như là chán thế, và chỉ vài người có thể đảm đương được nó. Ngay cả những người có thể đảm đương được nó, họ thu được gì từ nó? Nhiều người đã tới tôi những người đã từng trải qua phân tâm; chẳng tự nhận ra nào xảy ra cả. Họ đã ở trong phân tâm trong nhiều năm. Không chỉ họ đã được phân tâm, họ đã phân tâm cho nhiều người khác và chẳng cái gì đã xảy ra, họ vẫn còn như cũ, bản ngã vẫn như cũ. Ngược lại, chúng có chút vững chãi hơn, mạnh hơn. Và lo âu mang tính tồn tại vẫn tiếp tục.

Vâng, tôi không đặt giá trị mấy lên Freud và Jung, bởi vì thái độ của tôi là: làm sao bỏ tâm trí? Nó có thể bị bỏ và bỏ nó mất ít thời gian hơn, bỏ nó dễ dàng hơn. Thực ra, nó cũng có thể bị bỏ mà chẳng cần giúp đỡ của bất kì ai.

Phương Đông vớ được sự kiện này từ gần năm nghìn năm trước. Họ phải đã diễn giải, bởi vì trong các sách phương Đông cổ đại có các diễn giải về mơ. Tôi chưa bắt gặp một khám phá mới nào mà chưa được khám phá ở phương Đông ở đâu đó trong quá khứ. Ngay cả Freud và Jung cũng không là gì mới. Nó là việc khám phá lại lãnh thổ cũ lần nữa. Ở phương Đông họ phải đã khám phá ra rồi, nhưng đồng thời họ đã khám phá rằng bạn có thể cứ diễn giải tâm trí và không có chỗ cuối cho nó: nó cứ mơ tiếp, nó cứ tạo ra những giấc mơ mới lặp đi lặp lại.

Thực ra, không phân tâm nào đã bao giờ đầy đủ. Ngay cả sau năm năm nó vẫn không đầy đủ. Không phân tâm nào đã bao giờ có thể đầy đủ bởi vì tâm trí cứ dệt nên những giấc mơ mới. Bạn cứ diễn giải, nó cứ dệt giấc mơ mới. Nó có năng lực vô hạn - nó rất sáng tạo, rất tưởng tượng. Nó chỉ chấm dứt với cuộc sống, hay, nó chấm dứt với thiền nếu bạn lấy cú nhảy và chết đi theo cách riêng của bạn. Chết được cần cho tâm trí, không phải phân tích. Và nếu chết là có thể, phỏng có ích gì mà phân tích? Đây là hai điều tuyệt đối khác nhau và bạn phải nhận biết. Jung và Freud là những thiên tài đi lạc lối; những nhà trí thức vĩ đại, nhưng phí thời gian của họ. Và vấn đề là ở chỗ họ đã khám phá ra nhiều thứ thế về tâm trí, nhưng bản thân họ không thể dùng được nó - và điều đó đáng phải là tiêu chí.

Nếu tôi khám phá ra một kĩ thuật thiền và bản thân tôi không thể thiền được, khám phá của tôi có thể mang nghĩa gì? Nhưng điều đó nữa là khác ở phương Đông và phương Tây. Ở phương Tây họ nói, 'Có thể bác sĩ trị liệu không thể chữa lành cho bản thân ông ấy, nhưng ông ấy có thể chữa lành cho bạn.' Ở phương Đông chúng ta bao giờ cũng nói, 'Bác sĩ, chữa cho bản thân ông trước đi, giúp cho bản thân ông trước đi. Điều đó sẽ trở thành tiêu chí liệu ông có thể làm điều đó cho người khác hay không.' Ở phương Tây họ không đòi hỏi, họ không đòi hỏi điều đó. Ở phương Tây khoa học đi theo cách riêng của nó. Những câu hỏi cá nhân không được hỏi bởi vì khoa học được coi là nghiên cứu khách quan, chẳng liên quan gì tới tính chủ quan. Nó có thể là vậy trong khoa học, nhưng tâm lí học không thể tuyệt đối khách quan được. Nó phải có tính chủ quan nữa, bởi vì tâm trí có tính chủ quan.

Điều đầu tiên đáng được hỏi với Jung là, 'Ông đã nhận ra bản thân ông chưa?' Nhưng ông ấy thực sự rất bản ngã. Ông ấy nghĩ rằng ông ấy đã nhận ra. Ông ấy ngần ngại đi và gặp một thánh nhân, cho dù một thánh nhân như Ramana Maharshi. Ông ấy đã ngần ngại, ông ấy đã không đi. Cái gì có đó cho ông ấy học? - ông ấy đã có mọi thứ rồi. Và ông ấy chẳng biết gì, chỉ vài mảnh mẩu của một số giấc mơ mà ông ấy đã diễn giải - và ông ấy tưởng rằng ông ấy đã diễn giải cuộc sống.

Bạn cứ diễn giải các giấc mơ, và bạn nghĩ mơ là thực tại. Ở phương Đông quan điểm của chúng ta lại chính là điều đối lập. Chúng ta đã từng nhìn vào cuộc sống và chúng ta đã thấy rằng bản thân cuộc sống là mơ. Bạn nghĩ rằng bằng diễn giải các giấc mơ bạn đã diễn giải thực tại. Chính điều ngược lại, chúng ta đã nhìn vào cuộc sống và đã thấy rằng nó không là gì ngoài giấc mơ. Và tại sao có sự ngại ngùng này? Phương Đông là mối lo sợ với Jung. Ông ấy sợ phương Đông và có cái gì đó trong nó: ông ấy sợ phương Đông bởi vì phương Đông sẽ làm lộ ra thực tại của hiểu biết riêng của ông ấy. Khám phá của tôi có thể rằng nó là giả. Giá mà ông ấy đã tới Ramana, giá mà ông ấy đã tới nhà huyền môn khác nào đó ở phương Đông, ông ấy chắc đã lập tức nhận ra rằng bất kì cái gì ông ấy đã đạt tới đều không là gì cả. Nó chỉ mới là bậc cửa của ngôi đền. Ông ấy đã chưa đi vào trong điện thờ. Nhưng ở phương Tây, bất kì cái gì cũng diễn ra. Không có việc biết của họ về tự nhận ra là gì, họ gọi nó là tự nhận ra. Bạn có thể gọi nó là bất kì cái gì; điều đó tuỳ vào bạn.

Tự nhận ra là đi tới vô ngã, đi tới trống rỗng tuyệt đối bên trong, đi tới điểm bạn không có. Giọt nước đã tan biến vào trong đại dương và chỉ đại dương tồn tại. Thế thì ai mơ? Thế thì ai còn lại đó để mơ? Ngôi nhà trống rỗng, không có ai cả.

Câu hỏi thứ hai:

Thầy nói rằng bắt chước dù bất kì loại nào, ngay cả bắt chước vị Phật, đều là xa lạ với tâm thức thuần khiết. Nhưng chúng tôi thấy rằng mọi cuộc sống văn hoá của chúng tôi không là gì ngoài việc bắt chước. Trong trường hợp đó, bản thân nền văn hoá là xa lạ với tôn giáo sao?

Vâng, văn hoá, xã hội, văn minh, tất cả đều xa lạ với tôn giáo. Tôn giáo là cách mạng, cách mạng trong việc ước định văn hoá của bạn, cách mạng trong việc ước định xã hội của bạn, cách mạng trong mọi lĩnh vực mà bạn đã sống và bạn đang sống. Mọi xã hội đều chống lại tôn giáo. Tôi không nói về các đền chùa và tu viện hồi giáo và nhà thờ mà xã hội đã tạo ra. Những cái đó là thủ đoạn thôi. Những cái đó là những thứ để lừa bạn. Những cái đó là cái thay thế cho tôn giáo, chúng không phải là tôn giáo. Chúng là để làm cho bạn lạc lối. Bạn cần tôn giáo: họ nói, 'Có đấy, tới đền chùa đi, tới nhà thờ, tới giáo đường Do Thái gurudwara. Ở đây nó là tôn giáo đấy. Bạn tới và cầu nguyện và người thuyết giảng có đó, người sẽ dạy bạn về tôn giáo.' Đây là thủ đoạn. Xã hội đã tạo ra các tôn giáo giả: những tôn giáo đó là Ki tô giáo, Hindu giáo, Jaina giáo. Nhưng một Phật, hay một Mahavira, hay một Jesus, hay một Mohammed, bao giờ cũng tồn tại bên ngoài xã hội. Và xã hội bao giờ cũng tranh đấu với họ. Khi họ chết, thế thì xã hội bắt đầu tôn thờ họ, thế thì xã hội tạo ra đền chùa. Và thế thì không có gì; thực tại qua rồi, ngọn lửa đã biến mất. Phật không còn đó trong tượng về vị Phật. Trong đền chùa bạn sẽ thấy xã hội, văn hoá, nhưng không tôn giáo. Nhưng tôn giáo là gì?

Ngay chỗ đầu tiên, tôn giáo là chuyện cá thể. Nó không phải là hiện tượng xã hội. Bạn một mình đi vào trong nó, bạn không thể đi vào trong nó bằng một nhóm. Làm sao bạn có thể đi vào trong samadhi với ai đó khác được? Ngay cả người gần gũi nhất của bạn cũng không vào được, ngay cả người thân thiết nhất của bạn cũng không cùng với bạn được. Khi bạn đi vào trong, mọi thứ sẽ bị bỏ ở ngoài: xã hội, văn hoá, văn minh, kẻ thù, bạn bè, người yêu, người được yêu, con cái, vợ, chồng - mọi thứ sẽ bị bỏ lại, dần dần. Và một khoảnh khắc tới khi bạn cũng sẽ bị bỏ ra. Chỉ thế thì mới có việc nở hoa; thế thì có biến đổi. Bởi vì bạn cũng là một phần của xã hội, một thành viên của xã hội: người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người Ấn Độ, người Trung Quốc, người Nhật Bản. Đầu tiên, những người khác sẽ bị bỏ ra; thế rồi, dần dần, những người gần gũi hơn sẽ bị bỏ ra, những người thân thiết hơn sẽ bị bỏ ra. Cuối cùng bạn sẽ đi tới bản thân bạn, điều cũng là một phần của xã hội, được đào tạo bởi xã hội, được ước định bởi xã hội: não bạn, tâm trí bạn, bản ngã bạn - được cho bởi xã hội. Cái đó nữa cũng phải bị bỏ bên ngoài ngôi đền. Thế thì bạn đi vào trong tính một mình tuyệt đối của bạn. Không ai có đó, thậm chí không có cả bạn.

Tôn giáo mang tính cá thể. Và tôn giáo có tính cách mạng. Tôn giáo là cách mạng duy nhất trên thế giới. Mọi cuộc cách mạng khác đều là giả, rởm, trò chơi, không phải là cách mạng. Thực ra, bởi vì những cuộc cách mạng này, cách mạng thực bao giờ cũng bị trì hoãn. Chúng là phản cách mạng.

Một người cộng sản tới và anh ta nói, 'Làm sao các ông có thể thay đổi được bản thân các ông chừng nào toàn thể xã hội chưa được thay đổi?' Và bạn cảm thấy, 'Đúng rồi. Làm sao mình có thể thay đổi bản thân mình được? Làm sao mình có thể sống cuộc sống tự do trong một xã hội phi tự do?' Logic này dường như có liên quan. Làm sao bạn có thể hạnh phúc trong một xã hội bất hạnh? Làm sao bạn có thể tìm thấy phúc lạc khi mọi người đều khổ? Người cộng sản đánh trúng, anh ta hấp dẫn. ‘Vâng,' bạn nói, 'chừng nào toàn thể xã hội còn chưa hạnh phúc, làm sao tôi có thể hạnh phúc được?' Thế rồi người cộng sản nói, 'Lại đây, để chúng ta trước hết làm cách mạng trong xã hội.' Và thế rồi bạn bắt đầu tuần hành, morcha, gherao, đủ mọi kiểu vô nghĩa. Bạn đã bị mắc bẫy. Bây giờ bạn định thay đổi toàn thế giới.

Nhưng bạn đã quên bạn đang định sống bao lâu? Và khi toàn thế giới được thay đổi, đến lúc đó bạn sẽ không ở đây nữa rồi. Bạn sẽ đánh mất cuộc sống của bạn. Nhiều người ngu đang làm mất toàn thể các kiếp sống của họ đi tuần hành chống cái này cái nọ, vì cái này cái nọ; cố biến đổi toàn thế giới và trì hoãn biến đổi duy nhất mà có thể, và đó là tự biến đổi.

Và tôi nói với bạn, bạn có thể tự do trong xã hội phi tự do, bạn có thể phúc lạc trong thế giới khốn khổ. Không có cản trở từ người khác; bạn có thể được biến đổi. Không ai cản trở bạn ngoại trừ bản thân bạn. Không ai tạo ra bất kì chướng ngại nào. Đừng bận tâm về xã hội và thế giới bởi vì thế giới sẽ tiếp tục. Và nó đã liên tục cùng một điều mãi mãi và mãi mãi. Nhiều cuộc cách mạng tới và đi, và thế giới vẫn còn như vậy.

Nếu mọi nhà cách mạng có thể được làm sống lại từ nấm mồ của họ - Lenin và Marx - họ sẽ không có khả năng tin được rằng thế giới vẫn còn như cũ và cách mạng đã xảy ra. Ở Nga hay ở Mĩ, chẳng cái gì khác, chỉ khác biệt hình thức. Hình dạng khác; thực tại cơ sở vẫn còn như cũ, khổ cơ sở của con người vẫn còn như cũ. Xã hội sẽ không bao giờ đi tới xã hội không tưởng. Từ này 'utopia-xã hội không tưởng' là rất hay. Chính từ này nghĩa là: cái không bao giờ tới. Từ 'utopia' nghĩa là: cái không bao giờ tới. Nó bao giờ cũng đang tới nhưng nó không bao giờ tới; bao giờ cũng hứa hẹn nhưng hàng hoá không bao giờ được chuyển giao. Và điều này sẽ là như vậy. Nó phải là như vậy. Chỉ có một khả năng: bạn có thể thay đổi.

Chính trị mang tính xã hội, tôn giáo mang tính cá thể. Và bất kì khi nào tôn giáo trở thành có tính xã hội, nó là một phần của chính trị. Nó không còn là tôn giáo. Hồi giáo và Hindu giáo và Jaina giáo, chúng là chính trị. Chúng bây giờ không còn là tôn giáo; chúng đã trở thành mang tính xã hội. Tôn giáo là hiểu biết cá nhân.

Bạn, trong cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn, nhận ra rằng thay đổi là được cần tới, rằng như bạn vậy, bạn là sai; như bạn vậy, bạn đang tạo ra địa ngục quanh bạn; như bạn vậy, bạn là chính hạt mầm của khổ. Bạn nhận ra điều này trong cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn, và chính việc nhận ra này trở thành thay đổi. Bạn vứt bỏ hạt mầm này; bạn đi vào trong chiều hướng khác. Nó là tính cá thể, nó không có tính văn hoá.

Và đó là lí do tại sao lại khó thế cho bạn trở nên có tính tôn giáo. Bạn muốn xã hội dạy bạn. Nếu tôn giáo có thể được dạy, tất cả các bạn đã trở thành có tính tôn giáo. Nhưng tôn giáo không thể được dạy. Nó không phải là việc dạy, nó là cú nhảy vào trong cái không biết. Nó cần dũng cảm, không phải việc học. Và ai có thể dạy cho bạn về dũng cảm? Và làm sao dũng cảm có thể được dạy? Hoặc bạn có nó hoặc bạn không có nó, cho nên cố tìm ra nó đi nếu bạn có dũng cảm. Và nếu bạn cố tìm ra nó, mọi người sẽ thấy ở đâu đó ẩn kín trong người đó là khả năng bao la cho dũng cảm. Bởi vì không có dũng cảm, cuộc sống là không thể được.

Cuộc sống là rủi ro từng và mọi khoảnh khắc. Làm sao bạn có thể sống mà không dũng cảm được? Làm sao bạn có thể thở mà không dũng cảm được? Dũng cảm có đó, nhưng bạn không nhận biết. Tìm ra dũng cảm đi, trao trách nhiệm về quyết tâm cá nhân. Quên thế giới và xã hội không tưởng đi, và thay đổi bản thân bạn. Và điều này là đẹp: nếu bạn thay đổi bản thân bạn, bạn đã bắt đầu thay đổi thế giới rồi. Bởi vì với thay đổi của bạn một phần của thế giới đã thay đổi. Bạn là một phần hữu cơ của thế giới. Cho dù một phần thay đổi, nó sẽ ảnh hưởng tới cái toàn thể bởi vì cái toàn thể là một; mọi thứ đều có quan hệ.

Nếu tôi thay đổi, tôi thay đổi toàn thế giới theo một cách nào đó. Thế giới sẽ không bao giờ còn như cũ bởi vì một phần - một phần triệu, nhưng dẫu sao cũng là một phần - đã thay đổi, đã trở thành khác toàn bộ, không còn là thế giới này nữa. Thế giới khác đã xuyên thấu qua tôi. Cãi vĩnh hằng đã xuyên thấu vào thời gian. Thượng đế đã tới cư ngụ trong thân thể con người; không cái gì có thể là như cũ, mọi thứ sẽ thay đổi qua tôi.

Nhớ điều này, và cũng nhớ rằng tôn giáo không phải là bắt chước. Bạn không thể bắt chước người tôn giáo được. Nếu bạn bắt chước, nó sẽ là tôn giáo rởm - giả, không chân thực. Làm sao bạn có thể bắt chước tôi được? Và nếu bạn bắt chước, làm sao bạn có thể là thật với bản thân bạn? Bạn sẽ trở thành không thật với bản thân bạn. Bạn không ở đây để là giống tôi. Bạn ở đây chỉ để là giống bản thân bạn. Bạn không ở đây để giống tôi; bạn ở đây chỉ để giống bản thân bạn, như bạn.

Tôi nghe nói về một nhà huyền môn Do Thái, Josiah. Ông ấy sắp chết và ai đó hỏi, 'Josiah, cầu nguyện Moses đi, và xin ông ấy giúp cho ông.' Josiah nói, 'Quên Moses đi. Bởi vì khi ta chết, Thượng đế sẽ không hỏi tại sao ta không giống Moses. Ngài sẽ hỏi tại sao ta không giống Josiah. Ngài sẽ không hỏi ta, 'Sao ông không giống Moses?' Đó không phải là trách nhiệm của ta, để mà giống Moses. Nếu Thượng đế muốn ta giống Moses, Ngài chắc đã làm ta thành một Moses rồi. Ngài sẽ hỏi ta, 'Josiah, sao ông không giống Josiah?' Và đó là rắc rối của ta: cả đời ta đã từng cố gắng giống ai đó khác. Nhưng ít nhất bây giờ, vào khoảnh khắc cuối này, để ta một mình! Để ta là bản thân ta, bởi vì đó là mặt mà ta sẽ trưng ra cho Thượng đế. Và đó là mặt duy nhất mà Ngài sẽ chờ đợi.'

Đích thực là bản thân bạn đi. Bạn không thể bắt chước được. Tôn giáo làm cho mọi người thành duy nhất. Không thầy nào, người thực sự là thầy, sẽ đòi rằng bạn phải bắt chước ông ấy. Ông ấy sẽ giúp bạn là bản thân bạn, ông ấy sẽ không giúp bạn để giống ông ấy.

Và mọi tôn giáo đều là bắt chước. Toàn thể xã hội đều bắt chước. Đó là lí do tại sao toàn thể xã hội giống vở kịch hơn là giống thực tại. Người Hindu gọi nó là ảo vọng maya - trò chơi, vở kịch, nhưng không thực. Bố mẹ dạy con cái họ phải giống như bản thân họ. Mọi người đều xô đẩy và lôi kéo mọi người khác để giống bản thân người đó - một toàn thể hỗn độn khắp xung quanh.

Tôi ở cùng một gia đình, và tôi đang ngồi trên bãi cỏ. Đứa con nhỏ của gia đình tới, và tôi hỏi, 'Cháu nghĩ sẽ trở thành cái gì trong cuộc sống của cháu?' Nó nói, 'Khó nói lắm, vì bố cháu muốn cháu là bác sĩ. Mẹ cháu muốn cháu là kĩ sư; bác cháu, bác ấy muốn cháu trở thành luật sư, bởi vì bác ấy là luật sư. Và cháu bị lẫn lộn. Cháu không biết cháu sẽ trở thành cái gì.' Tôi hỏi nó, 'Cháu muốn trở thành cái gì?' Nó nói, 'Nhưng chẳng ai đã hỏi cháu điều đó!' Tôi bảo nó, 'Cháu nghĩ về điều đó đi. Mai cháu bảo bác.' Hôm sau nó tới và nó nói, 'Cháu muốn trở thành vũ công, nhưng mẹ cháu sẽ không cho phép, bố cháu sẽ không cho phép.' Nó bảo tôi, 'Bác giúp cháu đi. Họ sẽ nghe lời bác.'

Mọi đứa trẻ đều bị thúc đẩy và lôi kéo để trở thành cái gì đó khác. Đó là lí do tại sao có nhiều điều xấu thế khắp xung quanh. Không ai là bản thân mình. Nếu bạn trở thành kĩ sư vĩ đại nhất trên thế giới, ngay cả điều đó sẽ không là việc hoàn thành nếu nó không phải là thôi thúc riêng của bạn. Và tôi bảo bạn, bạn có thể trở thành vũ công tồi nhất trên thế giới; điều đó chẳng tạo ra khác biệt gì. Nếu đó là thôi thúc riêng của bạn, bạn sẽ hạnh phúc và được hoàn thành.

Tôi đã nghe nói về một nhà khoa học lớn được giải thưởng Nobel. Ông ấy là một trong những nhà giải phẫu vĩ đại nhất thế giới đã từng biết tới. Và vào ngày ông ấy nhận giải thưởng Nobel, ai đó nói, 'Ông phải hạnh phúc chứ' - bởi vì ông ấy trông không hạnh phúc chút nào. Mặt ông ấy buồn buồn. Ai đó hỏi, 'Ông phải hạnh phúc chứ. Sao ông trông buồn thế? Đây là giải thưởng lớn nhất, phần thưởng lớn nhất mà thế giới có thể cho ông, vinh dự lớn lao nhất. Sao ông không hạnh phúc? Và ông là một trong những nhà giải phẫu vĩ đại nhất trên thế giới.' Ông ấy nói, 'Điều đó không phải là vấn đề. Khi giải thưởng Nobel được trao cho tôi, tôi đã nghĩ về thời thơ ấu của tôi. Tôi chưa bao giờ muốn trở thành nhà giải phẫu. Điều đó đã bị áp đặt lên tôi. Cả đời tôi đã là việc phí hoài. Tôi sẽ làm gì với giải thưởng Nobel này? Tôi đã muốn trở thành vũ công. Cho dù là người kém nhất, điều đó mà làm xong; tôi đã được hoàn thành. Đó là thôi thúc của tôi.'

Nhớ điều này: tại sao bạn cảm thấy không hài lòng thế? Sao bạn cảm thấy bất mãn thế; sao bạn bao giờ cũng cảm thấy không được thoả mãn thế chẳng vì lí do đặc biệt nào hết cả? Cho dù mọi thứ diễn ra tốt đẹp, cái gì đó vẫn thiếu. Cái gì thiếu? - bạn chưa bao giờ nghe bản thể riêng của bạn. Ai đó khác đã dẫn dắt, thao túng bạn, ai đó khác đã chi phối bạn, ai đó khác đã ép buộc bạn vào hình mẫu cuộc sống mà chưa bao giờ là của bạn, điều bạn chưa bao giờ muốn. Tôi bảo bạn, cho dù điều xảy ra là bạn trở thành kẻ ăn xin, đừng lo nghĩ nếu đó là thôi thúc của bạn. Tìm ra thôi thức và đi theo nó, bởi vì Thượng đế sẽ không hỏi, 'Sao ông không là một Mahavira? Sao ông không là một Mohammed, hay sao ông không là một Zarathustra?' Ngài sẽ hỏi Josiah, 'Saoo ông không là một Josiah?'

Bạn phải là bản thân bạn, và toàn thể xã hội là việc bắt chước lớn lao, phô trương giả. Đó là lí do tại sao có nhiều bất mãn thế trên mọi khuôn mặt. Tôi nhìn vào mắt bạn và tôi thấy sự bất mãn, không hoàn thành. Thậm chí không một làn gió nhỏ tới với bạn điều cho bạn hạnh phúc, cực lạc - điều đó là không thể được. Và cực lạc là có thể chứ. Nó là hiện tượng đơn giản: là tự nhiên và chùng lỏng và đi theo chiều nghiêng riêng của bạn.

Tôi ở đây để giúp bạn là bản thân bạn. Khi bạn trở thành đệ tử, khi tôi khai tâm cho bạn, tôi không khai tâm bạn là người bắt chước đâu. Tôi chỉ cố gắng giúp bạn tìm ra bản thể riêng của bạn, bản thể đích thực riêng của bạn - bởi vì bạn bị lẫn lộn thế, bạn có nhiều mặt tới mức bạn đã quên cái nào là mặt nguyên thuỷ. Bạn không biết thôi thúc thực của bạn là gì. Xã hội đã làm bạn lẫn lộn hoàn toàn, đã làm bạn lạc lối. Bây giờ bạn không chắc chắn về bạn là ai. Khi tôi khai tâm cho bạn, điều duy nhất tôi muốn làm là giúp bạn đi về nhà riêng của bạn. Một khi bạn được định tâm trong bản thể riêng của bạn, công việc của tôi được kết thúc. Thế thì bạn có thể bắt đầu. Thực ra, thầy phải hoàn tác lại điều xã hội đã làm. Thầy phải hoàn tác điều văn hoá đã làm. Thầy phải làm cho bạn thành trang giấy trắng sạch lần nữa.

Đó là nghĩa của thầy cho bạn việc tái sinh: lần nữa bạn trở thành đứa trẻ, quá khứ của bạn sạch bách, bảng đá của bạn được chùi sạch. Làm sao bạn có thể đi tới điểm đầu tiên nơi bạn đã đi vào trong thế giới này, bốn mươi, năm mươi năm trước? Và xã hội đã bắt giữ bạn, bẫy bạn, dẫn bạn đi lạc lối. Trong năm mươi năm bạn đã lang thang và bây giờ đột nhiên bạn đã tới tôi. Tôi phải làm duy nhất một điều: tẩy sạch bất kì cái gì đã được làm cho bạn, để đem bạn trở lại thời thơ ấu của bạn, về giai đoạn khởi đầu từ đó bạn bắt đầu cuộc hành trình, và để giúp bạn bắt đầu cuộc hành trình này lần nữa.

Câu hỏi thứ ba:

Thầy đã nói rằng bị ấn tượng bởi ai đó là trở thành không thuần khiết và phi tự nhiên. Nhưng không bị ấn tượng bởi phẩm chất cá nhân và lời của thầy, làm sao người tìm kiếm có thể trở thành đệ tử của thầy được?

Nếu bạn bị ấn tượng bởi lời và nhân cách, bạn không bao giờ có thể trở thành đệ tử được; bạn sẽ trở thành người bắt chước. Và đệ tử không phải là người bắt chước. Nhưng tôi hiểu rắc rối của bạn - bạn chỉ biết một cách có quan hệ, và đó là, bị ấn tượng. Đó là điều xã hội đã làm cho bạn. Nếu bạn bị ấn tượng, bạn nghĩ bạn có quan hệ. Thế thì bạn không biết cách trở thành đệ tử. Bạn chỉ biết cách trở thành học trò, hiện tượng hình bóng.

Khi bạn nghe tôi, quên chuyện bị ấn tượng đi. Khi bạn nghe tôi, chỉ nghe thôi. Ở cùng tôi, cởi mở - đừng cố phán xét cách nào. Bất kì điều gì tôi đang nói, bạn đơn giản cởi mở lắng nghe, cho phép nó và cho phép tôi xuyên thấu vào bạn, nhưng không phán xét. Đừng nói, 'Vâng, điều đó là đúng,' bởi vì thế thì bạn bị ấn tượng. Nếu bạn nói, 'Không, điều này không đúng,' thế thì bạn đang cố gắng không bị ấn tượng. Một đằng là ấn tượng khẳng định, đằng kia là ấn tượng phủ định, và cả hai cách đều sẽ sai. Đừng nói có với tôi, đừng nói không với tôi. Sao bạn không thể chỉ ở đây không nói có hay nói không? Lắng nghe, quan sát, cho phép mọi thứ xảy ra. Nếu bạn nói có, cái có đó nghĩa là: bây giờ bạn sẵn sàng bắt chước. Nếu bạn nói không điều đó nghĩa là: không, bạn sẽ không bắt chước tôi, bạn đang đi đâu đó để bắt chước ai đó khác. Bạn có guru khác nào đó, thầy khác nào đó mà bạn sẽ bắt chước. Người này không dành cho bạn. Bạn đang tìm ai đó người có thể trở thành lí tưởng cho bạn, và bạn có thể trở thành cái bóng. Và bạn có thể tìm ra nhiều - nhiều người tận hưởng trở thành người lí tưởng vì bản ngã cảm thấy rất, rất thoải mái. Khi nhiều người thế bắt chước một người, điều đó cho cảm giác tuyệt vời với bản ngã - 'Mình là người lí tưởng của nhiều người thế. Mình phải tuyệt đối đúng, bằng không tại sao nhiều người thế theo mình?' Đám đông càng lớn đằng sau một người, bản ngã càng trở nên mạnh hơn. Cho nên có những người muốn bạn bắt chước nhưng tôi không là người trong họ đâu, tôi là chính điều đối lập. Tôi không tận hưởng việc bắt chước của bạn. Một khi bạn bắt đầu, tôi cảm thấy rất tiếc cho bạn. Tôi làm nản lòng điều đó theo mọi cách.

Đừng bắt chước tôi. Cứ quan sát, lắng nghe, cảm. Trong việc lắng nghe, quan sát, cảm này, chỉ nhận biết ở đây cùng tôi, dần dần năng lượng của bạn sẽ bắt đầu rơi lên trung tâm riêng của bạn. Bởi vì lắng nghe tôi, tâm trí dừng lại. Quan sát, tâm trí dừng lại. Ở đây cùng tôi, cởi mở, tâm trí dừng lại. Trong việc dừng lại đó của tâm trí, hiện tượng này xảy ra - bạn quay về cội nguồn của bản thể riêng của bạn, bạn rơi vào trung tâm riêng của bạn. Rối loạn của tâm trí không có đó; đột nhiên bạn thu được cân bằng, bạn được định tâm.

Và đó là điều tôi muốn. Từ việc rơi đó vào cội nguồn và trung tâm riêng của bạn, cuộc sống của bạn sẽ nảy sinh. Không phải bởi vì ấn tượng mà tôi để lên bạn; tôi không muốn để bất kì ấn tượng nào. Và nếu chúng còn lại, tôi không chịu trách nhiệm. Bạn phải đã tự bản thân bạn làm cái gì đó. Bạn phải níu bám lấy những lời đó, ấn tượng đó. Hiện hữu không phán xét là điều tinh tế, chỉ lắng nghe, quan sát, hiện hữu, ngồi cùng tôi.

Việc nói của tôi không là gì ngoài cái cớ để giúp bạn ngồi cùng tôi, để giúp bạn ở đây cùng tôi. Tôi biết, vì tôi có thể ngồi trong im lặng, nhưng thế thì tâm trí của bạn sẽ huyên thuyên. Bạn sẽ không im lặng. Cho nên tôi phải nói để cho tâm trí của bạn không được phép huyên thuyên. Bạn trở nên bị mê mải, tham gia vào việc nghe. Tâm trí dừng lại. Trong lỗ hổng đó bạn đạt tới cội nguồn riêng của bạn. Tôi đang giúp bạn tìm ra trung tâm của bạn, và đây là tính đệ tử thực. Nó thực sự là khác toàn bộ với điều mọi người nghĩ về tính đệ tử đó hiện hữu. Nó không phải là đi theo, nó không phải là bắt chước, nó không làm ra lí tưởng về thầy. Nó không là gì thuộc loại đó. Nó là cho phép thầy giúp cho bạn rơi về trung tâm riêng của bạn.

Câu hỏi thứ tư:

Thầy nói làm điều khớp với tự nhiên riêng của bạn. Nhưng tôi có khó khăn để làm sao biết liệu điều tôi làm là tự nhiên của tôi hay bản ngã của tôi. Làm sao người ta phân biệt được tiếng nói của tự nhiên của người ta với nhiều tiếng nói của bản ngã?

Bất kì khi nào bạn lắng nghe tiếng nói của bản ngã, sớm hay muộn sẽ có rắc rối. Bạn sẽ rơi vào cái bẫy của khổ. Điều này bạn phải quan sát: bản ngã bao giờ cũng dẫn tới khổ, bao giờ cũng vậy, vô điều kiện; bao giờ cũng vậy, dứt khoát, tuyệt đối. Và bất kì khi nào bạn lắng nghe theo tự nhiên, nó dẫn bạn tới hạnh phúc, mãn nguyện, im lặng, phúc lạc. Cho nên điều này phải là tiêu chuẩn. Bạn sẽ phải phạm nhiều lỗi lầm; không có cách khác. Bạn phải quan sát chọn lựa riêng của bạn, tiếng nó tới từ đâu, và thế rồi bạn phải nhìn điều xảy ra - bởi vì kết quả là tiêu chuẩn.

Khi bạn làm cái gì đó, quan sát, tỉnh táo. Và nếu nó dẫn tới khổ, thế thì bạn biết rõ rằng nó là bản ngã. Thế thì lần sau, tỉnh táo đi, đừng nghe tiếng nói đó. Nếu nó là tự nhiên, nó sẽ dẫn bạn tới trạng thái phúc lạc của tâm trí. Tự nhiên bao giờ cũng đẹp, bản ngã bao giờ cũng xấu. Không có cách khác ngoài thử và sai. Tôi không thể cho bạn tiêu chuẩn để cho bạn có thể phán xét mọi thứ, không. Nó là tinh tế và phức tạp và mọi tiêu chí đều không đủ. Bạn sẽ phải làm nỗ lực riêng của bạn để phán xét. Cho nên bất kì khi nào bạn làm cái gì đó, lắng nghe tiếng nói từ bên trong đi. Chú ý tới nó, nơi nó đưa tới. Nếu nó dẫn tới khổ, nó chắc chắn là từ bản ngã.

Nếu tình yêu của bạn dẫn tới khổ, nó là từ bản ngã. Nếu tình yêu của bạn dẫn tới phúc lành đẹp, dẫn tới ân huệ, nó là từ tự nhiên. Nếu tình bạn của bạn, ngay cả thiền của bạn, dẫn bạn tới khổ, nó là từ bản ngã. Nếu nó là từ tự nhiên, mọi thứ sẽ khớp vào, mọi thứ sẽ trở thành hài hoà. Tự nhiên là kì diệu, tự nhiên là tuyệt vời, nhưng bạn phải thực hiện nó.

Bao giờ cũng lưu ý về điều bạn đang làm và nơi nó dẫn tới. Dần dần, bạn sẽ trở nên nhận biết về điều cái nào là bản ngã và điều cái nào là tự nhiên; cái nào là thực và cái nào là giả. Điều đó sẽ cần thời gian và tỉnh táo, quan sát. Và đừng tự lừa dối bản thân bạn - bởi vì duy nhất bản ngã mới dẫn tới khổ, không cái gì khác. Đừng đổ trách nhiệm lên người khác, người khác là không liên quan. Bản ngã của bạn dẫn tới khổ, không ai khác dẫn bạn vào khổ. Bản ngã là cánh cửa của địa ngục, và cái tự nhiên, cái đích thực, cái thực tới từ trung tâm của bạn, là cánh cửa tới cõi trời. Bạn sẽ phải tìm ra nó và thực hiện nó.

Nếu bạn thực hiện nó một cách cần cù, chẳng mấy chốc bạn sẽ tuyệt đối chắc chắn về cái gì là từ tự nhiên và cái gì là từ bản ngã. Thế thì đừng theo bản ngã. Thực ra, thế thì tự bản thân bạn sẽ không theo bản ngã đâu. Sẽ không có nhu cầu làm nỗ lực; bạn sẽ đơn giản tuân theo tự nhiên. Tự nhiên là thiêng liêng. Và trong tự nhiên siêu nhiên được ẩn kín. Nếu bạn theo tự nhiên, dần dần, từ từ, thậm chí không làm tiếng động nào, đột nhiên một ngày nào đó tự nhiên sẽ biến mất và siêu nhiên sẽ xuất hiện. Tự nhiên dẫn tới Thượng đế, bởi vì Thượng đế được ẩn kín trong tự nhiên.

Đầu tiên, là tự nhiên đi. Thế thì bạn sẽ tuôn chảy theo dòng sông của tự nhiên. Và một ngày nào đó sông sẽ rơi vào đại dương của siêu nhiên.

Câu hỏi thứ năm:

Thầy đã nói không cần lấy lối tắt. Thiền của thầy chẳng phải là lối tắt sao? - bởi vì thầy nói trước đây rằng thiền của thầy là dành cho việc lấy cú nhảy tức khắc.

Cú nhảy tức khắc là con đường dài nhất. Bởi vì để sẵn sàng cho cú nhảy tức khắc, điều đó sẽ cần nhiều năm, thậm chí nhiều kiếp để sẵn sàng cho nó. Cho nên khi tôi nói 'cú nhảy tức khắc', bạn có làm nó ngay lập tức không? Bạn có làm cú nhảy đó không? Chỉ bởi lời tôi nói như vậy bạn đã không làm nó. Tôi nói 'tức khắc', nhưng tức khắc đó cho bạn có thể mất nhiều kiếp đấy.

Cú nhảy không bao giờ là lối tắt, bởi vì cú nhảy không phải là con đường. Có những con đường dài và có những con đường ngắn. Cú nhảy không phải là con đường chút nào; nó là hiện tượng bất thần. Sẵn sàng cho cú nhảy này nghĩa là sẵn sàng chết. Sẵn sàng cho cú nhảy này nghĩa là sẵn sàng nhảy vào cái không biết, vào cái bất an ninh, vào chỗ chưa thăm dò. Tính sẵn sàng đó sẽ cần nhiều, nhiều năm.

Đừng nghĩ rằng cú nhảy tức khắc là lối tắt - nó không phải vậy đâu. Lối tắt là khi ai đó nói với bạn, 'Lấy câu mật chú này, làm câu mật chú trong mười lăm phút buổi sáng và mười lăm phút buổi tối, và thế thì ông không cần làm cái gì khác. Trong vòng mười lăm ngày ông đã là thiền nhân rồi.'

Ở phương Tây mọi người ý thức về thời gian tới mức họ bao giờ cũng là nạn nhân. Ai đó tới và nói, 'Đây là lối tắt. Cách của tôi không phải là cách của xe bò kéo mà là cách của máy bay phản lực,' như Maharishi Mahesh Yogi nói. Ông ấy nói, 'Tôi cho bạn lối tắt, chỉ một câu mật chú để lặp lại trong mười lăm phút buổi sáng và mười lăm phút buổi tối. Và trong vòng hai tuần, bạn đã chứng ngộ.'

Ở phương Tây mọi người vội vàng nhiều thế: họ muốn cà phê uống liền, họ muốn dục làm liền, họ muốn Thượng đế có liền; lối tắt, được đóng gói, mọi thứ đều được chế tạo sẵn. Thời gian là quá nhiều trong cái đầu phương Tây, quá nhiều, và điều đó đang tạo ra nhiều căng thẳng bên trong. Bất kì ai cũng có thể tới và nói, 'Đây là thuốc bách bệnh và mọi thứ có thể được giải quyết trong vòng chỉ mười lăm phút.' Và bạn làm gì? - bạn ngồi và lẩm nhẩm mật chú.

Phương Đông đã từng nhẩm mật chú hàng triệu năm và chẳng cái gì đã xảy ra. Và trong vòng hai tuần của huấn luyện TM, bạn trở nên chứng ngộ sao? Những kiểu các thứ ngu xuẩn này vẫn cứ liên tục bởi vì bạn đang trong vội vàng. Ai đó hay người khác sẽ khai thác bạn.

Đêm hôm nọ tôi đã đọc một cuốn sách, một tuyển tập các bài viết nhỏ của Richard Church. Cái tên của cuốn sách là Đi dạo trước bóng tối. Trong cuốn sách đó ông ấy nhớ tới một sự cố xảy ra cho một trong các bạn của ông ấy.

Một người bạn, người bị ám ảnh về thời gian quá nhiều, du hành bằng tầu hoả. Đột nhiên người đó trở nên nhận biết rằng người đó đã quên mất chiếc đồng hồ đeo tay, cho nên người đó rất lo nghĩ. Tầu hoả dừng lại tại một ga nhỏ. Người bạn này nhìn ra ngoài cửa sổ và một người khuân vác đi qua. Anh ta hỏi người khuân vác về thời gian. Người khuân vác nói, 'Tôi không biết.' Người bạn này nói, 'Cái gì! Ông, người nhà ga và ông không biết thời gian sao? Ông không có đồng hồ ở ga sao?' Người khuân vác nói, 'Có chứ đồng hồ ở kia. Nhưng sao tôi phải lo lắng về thời gian?' Người khuân vác nói, 'Sao tôi phải lo lắng về thời gian? Đồng hồ đằng kia; đó không phải là việc của tôi.'

Điều đó thật đáng ngạc nhiên, người khuân vác nói, 'Sao tôi phải lo lắng với thời gian?' Mọi người bị lo lắng với thời gian, và ở phương Tây lo lắng quá nhiều - thời gian và thời gian và thời gian. Họ nói rằng thời gian là tiền bạc, và thời gian đang chảy đi, liên tục tuột ra khỏi tay, do đó lối tắt là được cần. Ai đó lập tức cung cấp cho nhu cầu này.

Thời gian không thiếu. Thời gian là vĩnh hằng; không có vội vàng. Sự tồn tại đi theo cách rất lờ phờ. Sự tồn tại đi rất chậm, giống như sông Hằng chảy trong đồng bằng - chậm rãi, dường như không chảy chút nào. Dầu vậy nó vẫn đạt tới đại dương.

Thời gian không thiếu, đừng hốt hoảng. Thời gian là đủ. Bạn thảnh thơi. Nếu bạn thảnh thơi, ngay cả con đường dài nhất cũng sẽ trở thành ngắn nhất. Nếu bạn trong hốt hoảng, ngay cả con đường ngắn cũng sẽ trở thành rất dài - bởi vì trong hốt hoảng, thiền là không thể được. Khi bạn trong hốt hoảng, trong vội vàng, chính vội vàng là rào chắn. Khi tôi nói, 'Lấy cú nhảy đi' - và bạn có thể lấy cú nhảy ngay lập tức - tôi không nói về lối tắt hay lối dài. Tôi không nói về con đường chút nào, bởi vì cú nhảy không phải là con đường. Cú nhảy là khoảnh khắc dũng cảm - nó là hiện tượng bất thần.

Nhưng tôi không ngụ ý rằng bạn có thể làm nó ngay bây giờ. Tôi sẽ cứ nhấn mạnh, 'Lấy cú nhảy tức khắc, sớm nhất có thể được đi.' Nhấn mạnh này chỉ để giúp bạn chuẩn bị cho nó. Một ngày nào đó bạn có thể sẵn sàng. Ai đó có thể sẵn sàng ngay bây giờ - bởi vì bạn không mới; trong nhiều kiếp bạn đã từng làm việc. Khi tôi nói, 'Lấy cú nhảy tức khắc,' có thể có ai đó đã từng làm việc trong nhiều kiếp, và đang đứng ngay trên bờ miệng, trên vực thẳm, và sợ hãi. Người đó có thể thu lấy dũng cảm và lấy cú nhảy. Ai đó còn rất xa xôi, cứ tưởng rằng cú nhảy tức khắc là có thể, sẽ thu lấy hi vọng và bắt đầu bước.

Khi tôi nói cái gì đó, nó là phương cách để giúp nhiều loại người trong nhiều loại tình huống. Nhưng con đường của tôi không phải là lối tắt, bởi vì không con đường nào có thể là lối tắt. Chính từ này có tính lừa dối. Cuộc sống không biết tới lối tắt bởi vì cuộc sống không có bắt đầu. Thượng đế không biết tới lối tắt. Thượng đế không trong vội vàng - vĩnh hằng có đó.

Bạn có thể thực hiện nó một cách chậm chạp. Và càng kiên nhẫn, càng chậm chạp, bạn làm việc càng thong thả, bạn sẽ đạt tới càng sớm hơn. Nếu bạn có thể kiên nhẫn, kiên nhẫn vô hạn tới mức bạn không lo nghĩ về việc đạt tới chút nào, bạn có thể đạt tới ngay bây giờ.

Mục lục chính

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho