Chương 03: Ngoại vi và trung tâm
Chương 03: Ngoại vi và trung tâm
Khi hoạt động của tâm trí ở dưới kiểm soát, tâm trí trở thành như pha lê thuần khiết, phản ánh như nhau, không bóp méo, người cảm nhận, việc cảm nhận và cái được cảm nhận. Savitarka samadhi là samadhi trong đó nhà yogi vẫn không có khả năng làm khác biệt giữa tri thức thực, tri thức dựa trên lời, và tri thức dựa trên suy luận hay cảm nhận ý thức, tất cả vẫn còn trong trạng thái được trộn lẫn.
Tâm trí là gì? Tâm trí không phải là vật, nhưng là biến cố. Vật có bản chất trong nó, biến cố chỉ là quá trình. Vật là như đá, và biến cố là như sóng: sóng tồn tại, nhưng không là thực chất. Nó chỉ là biến cố giữa gió và đại dương; quá trình, hiện tượng.
Đây là điều thứ nhất cần được hiểu: rằng tâm trí là quá trình, như sóng hay như sông, nhưng nó không có thực chất trong nó. Nếu nó có thực chất, thế thì nó không thể bị tan biến. Nếu nó không có thực chất, nó có thể biến mất không để lại dấu vết nào đằng sau. Khi sóng biến mất vào đại dương cái gì còn lại đằng sau? Không cái gì cả, thậm chí không một dấu vết. Cho nên những người đã biết, họ nói tâm trí giống như chim bay trên trời - không dấu chân nào để lại đằng sau, thậm chí không một dấu vết. Chim bay nhưng không để lại đường, không dấu chân.
Tâm trí chỉ là quá trình. Thực ra, tâm trí không tồn tại, chỉ các ý nghĩ tồn tại; ý nghĩ di chuyển nhanh tới mức bạn nghĩ và cảm thấy cái gì đó tồn tại ở đó trong sự liên tục. Ý nghĩa này tới, ý nghĩ khác tới, ý nghĩ khác nữa, và chúng cứ tiếp diễn. Lỗ hổng là nhỏ thế bạn không thể thấy được lỗ hổng giữa ý nghĩ này và ý nghĩ khác. Cho nên hai ý nghĩ trở nên được nối lại, chúng trở thành một sự liên tục, và bởi vì tính liên tục đó bạn nghĩ có tâm trí. Có ý nghĩ - không có tâm trí; cũng như có điện tử - không có vật chất. Ý nghĩ là điện tử của tâm trí. Cũng như đám đông... đám đông tồn tại theo một nghĩa nào đó, không tồn tại theo nghĩa khác. Chỉ các cá nhân tồn tại, nhưng nhiều cá nhân cùng nhau cho cảm giác dường như họ là một. Quốc gia tồn tại và không tồn tại; chỉ có các cá nhân. Các cá nhân là điện tử của quốc gia, của cộng đồng, của đám đông.
Ý nghĩ tồn tại, tâm trí không tồn tại. Tâm trí chỉ là hình tướng. Và khi bạn nhìn sâu hơn vào trong tâm trí, nó biến mất. Thế rồi có các ý nghĩ, nhưng khi tâm trí đã biến mất và các ý nghĩ riêng lẻ tồn tại, nhiều thứ lập tức được giải quyết. Điều thứ nhất: ngay lập tức bạn đi tới biết rằng ý nghĩ giống như mây, chúng tới và đi - và bạn là bầu trời. Khi không có tâm trí, ngay lập tức cảm nhận tới rằng bạn không còn bị tham gia vào trong các ý nghĩ. Ý nghĩ có đó, đi qua bạn như mây qua bầu trời, hay gió thổi qua cây. Ý nghĩ đi qua bạn, và chúng có thể đi qua bởi vì bạn là trống rỗng bao la. Không có cản trở, không chướng ngại. Không tường nào tồn tại để ngăn cản chúng.
Bạn không phải là hiện tượng bức tường. Bầu trời của bạn là mở vô hạn; các ý nghĩ tới rồi đi. Và một khi bạn bắt đầu cảm thấy rằng các ý nghĩ tới và đi bạn là người quan sát, nhân chứng, tâm trí là trong kiểm soát....
Tâm trí không thể bị kiểm soát. Ngay chỗ đầu tiên, bởi vì nó không có, làm sao bạn có thể kiểm soát nó được? Ở chỗ thứ hai, ai sẽ kiểm soát tâm trí? Bởi vì không ai tồn tại bên ngoài tâm trí, và khi tôi nói không ai tồn tại, tôi ngụ ý rằng không ai tồn tại bên ngoài tâm trí - cái không. Ai sẽ kiểm soát tâm trí? Nếu ai đó kiểm soát tâm trí, thế thì nó sẽ chỉ là một phần, một mảnh của tâm trí kiểm soát mảnh khác của tâm trí. Đó là điều bản ngã là gì.
Tâm trí không thể bị kiểm soát theo cách đó. Nó không có, và không có ai để kiểm soát nó. Cái trống rỗng bên trong có thể thấy, nhưng không thể kiểm soát. Nó có thể nhìn, nhưng không thể kiểm soát. Nhưng chính việc nhìn là kiểm soát rồi, chính hiện tượng quan sát, chứng kiến, trở thành kiểm soát bởi vì tâm trí biến mất. Nó hệt như đêm tối, bạn đang chạy nhanh bởi vì bạn đã trở nên sợ ai đó đuổi theo bạn, và ai đó đó không là ai ngoài cái bóng riêng của bạn. Và bạn càng chạy, cái bóng càng ở gần bạn hơn. Dù bạn chạy nhanh thế nào cũng chẳng tạo ra khác biệt gì; cái bóng có đó. Bất kì khi nào bạn nhìn lại, cái bóng đều có đó. Đó không phải là cách để thoát khỏi nó, và đó không phải là cách để kiểm soát nó. Bạn sẽ phải nhìn sâu hơn vào trong cái bóng. Đứng tĩnh lặng và nhìn sâu hơn vào trong cái bóng; cái bóng biến mất bởi vì cái bóng không có; nó chỉ là việc thiếu ánh sáng. Tâm trí không là gì ngoài việc vắng sự hiện diện của bạn. Khi bạn ngồi im lặng, khi bạn nhìn sâu vào trong tâm trí, tâm trí đơn giản biến mất. Ý nghĩ sẽ còn lại, chúng có tính tồn tại, nhưng tâm trí sẽ không được tìm thấy.
Nhưng khi tâm trí mất rồi thì cảm nhận thứ hai trở thành có thể: bạn có thể thấy các ý nghĩ không phải là của bạn. Tất nhiên chúng tới, và thỉnh thoảng chúng nghỉ lại một chút trong bạn, và thế rồi chúng đi. Bạn có thể là chỗ nghỉ ngơi, nhưng chúng không bắt nguồn trong bạn. Bạn đã bao giờ quan sát rằng thậm chí không một ý nghĩ nào đã nảy sinh ra từ bạn không? Không một ý nghĩ nào đã tới qua hiện hữu của bạn, chúng bao giờ cũng tới từ bên ngoài. Chúng không thuộc về bạn. Không gốc rễ, không nhà, chúng lơ lửng. Thỉnh thoảng chúng nghỉ lại trong bạn, có vậy thôi; mây nghỉ lại trên đỉnh núi. Thế rồi chúng sẽ đi theo cách riêng của chúng; bạn không cần làm gì. Nếu bạn đơn giản quan sát, kiểm soát được đạt tới.
Từ kiểm soát không hay lắm, bởi vì các từ đều không thể rất hay được. Từ thuộc vào tâm trí, vào thế giới của ý nghĩ. Từ không thể rất, rất xuyên thấu; chúng là nông cạn. Từ ‘kiểm soát’ không hay bởi vì không có ai để kiểm soát và không có ai bị kiểm soát. Nhưng, một cách có chủ ý, nó giúp cho hiểu điều nào đó xảy ra. Khi bạn nhìn sâu, tâm trí bị kiểm soát. Đột nhiên bạn đã trở thành người chủ. Ý nghĩ có đó, nhưng chúng không còn là chủ của bạn, chúng không thể làm gì với bạn, chúng đơn giản tới và đi. Bạn vẫn còn không bị chạm tới, cũng giống như hoa sen giữa cơn mưa rào: giọt nước rơi lên cánh hoa nhưng chúng cứ trượt đi, chúng thậm chí không dính. Hoa sen vẫn còn không bị chạm.
Đó là lí do tại sao ở phương Đông hoa sen trở thành nhiều ý nghĩa thế, trở thành nhiều biểu tượng thế. Biểu tượng lớn lao nhất đã bắt nguồn từ phương Đông là hoa sen. Nó mang toàn thể nghĩa của tâm thức phương Đông. Nó nói: Giống như hoa sen, có vậy thôi. Vẫn còn không bị chạm, và bạn đang trong kiểm soát. Vẫn còn không bị chạm và bạn là người chủ.
Vài điều thêm nữa về tâm trí trước khi chúng ta có thể đi vào lời kinh của Patanjali. Từ một quan điểm, tâm trí giống như sóng - rối loạn. Khi đại dương êm đềm và yên tĩnh, không rối loạn, sóng không có đó. Khi đại dương rối loạn trong sóng triều hay gió mạnh và sóng lớn vô cùng dâng lên và toàn thể bề mặt chỉ là hỗn độn - tâm trí từ một quan điểm.... Đây tất cả đều là những biểu dụ chỉ để giúp bạn hiểu phẩm chất nào đó bên trong mà không thể được nói qua lời. Những biểu dụ này mang tính thơ ca. Nếu bạn cố hiểu chúng bằng thông cảm, bạn sẽ đạt tới hiểu biết. Nhưng nếu bạn cố hiểu chúng về mặt logic, bạn sẽ bỏ lỡ vấn đề. Chúng là biểu dụ.
Tâm trí là rối loạn của tâm thức, cũng giống như đại dương dậy sóng là rối loạn. Cái gì đó ngoại lai đã đi vào - gió. Cái gì đó từ bên ngoài đã xảy ra cho đại dương, hay với tâm thức - các ý nghĩ, hay gió - và có hỗn độn. Nhưng hỗn độn bao giờ cũng ở bề mặt. Sóng bao giờ cũng ở bề mặt. Không có sóng ở chiều sâu - không thể có được, bởi vì trong chiều sâu gió không thể vào được. Cho nên mọi thứ chỉ trên bề mặt. Nếu bạn đi vào nội tâm, kiểm soát được đạt tới. Nếu bạn đi vào nội tâm từ bề mặt bạn đi vào trung tâm; đột nhiên, bề mặt có thể vẫn bị rối loạn, nhưng bạn không bị rối loạn.
Toàn thể yoga không là gì ngoài việc định tâm, đi vào trung trung tâm, được bắt rễ ở đó, cư ngụ ở đó. Và từ đó toàn thể cảnh quan thay đổi. Bây giờ sóng có thể vẫn có đó, nhưng chúng không đạt tới bạn. Bây giờ bạn có thể thấy chúng không thuộc vào bạn - chỉ xung đột trên bề mặt với cái gì đó ngoại lai. Và từ trung tâm, khi bạn nhìn, dần dần xung đột dừng lại. Dần dần bạn thảnh thơi. Dần dần bạn chấp nhận rằng dĩ nhiên có gió mạnh và sóng sẽ dậy lên; bạn không lo lắng, và khi bạn không lo lắng ngay cả sóng cũng có thể được tận hưởng. Không cái gì sai trong chúng.
Vấn đề nảy sinh bởi vì bạn cũng ở trên bề mặt. Bạn là con thuyền nhỏ trên bề mặt và gió mạnh tới và rồi sóng triều, và toàn thể đại dương phát điên. Tất nhiên, bạn lo lắng; bạn sợ chết. Bạn đang trong nguy hiểm. Bất kì khoảnh khắc nào sóng cũng có thể ném chiếc thuyền nhỏ của bạn đi; bất kì khoảnh khắc nào cái chết cũng có thể xuất hiện. Bạn có thể làm gì với chiếc thuyền nhỏ của bạn? Làm sao bạn có thể kiểm soát được? Nếu bạn bắt đầu tranh đấu với sóng bạn sẽ bị thất bại. Tranh đấu sẽ không ích gì. Bạn sẽ phải chấp nhận sóng. Thực ra, nếu bạn có thể chấp nhận sóng và để thuyền của bạn, dù nhỏ thế nào, đi cùng chúng mà không chống lại chúng, thế thì không có nguy hiểm.
Đó là nghĩa của 'chùng lỏng và tự nhiên' của Tilopa. Sóng có đó; bạn đơn giản cho phép. Bạn đơn giản cho phép bản thân bạn đi cùng với chúng, không chống lại chúng. Bạn trở thành một phần của chúng. Thế thì hạnh phúc vô cùng xảy ra. Đó là toàn thể nghệ thuật của việc lướt sóng: đi cùng với sóng - không chống lại, đi cùng chúng - nhiều tới mức bạn không khác với chúng. Lướt sóng có thể trở thành việc thiền lớn. Nó có thể cho bạn thoáng nhìn về cái bên trong bởi vì nó không là tranh đấu, nó là buông bỏ. Một khi bạn biết rằng ngay cả sóng cũng có thể được tận hưởng... và điều đó có thể được biết khi bạn dùng toàn thể hiện tượng này từ trung tâm.
Cũng giống như bạn là khách lữ hành và mây đã tụ lại, có nhiều chớp, và bạn đã quên mất nơi bạn đang đi tới; bạn đã quên mất con đường và bạn đang vội về nhà.
Đây là điều đang xảy ra trên bề mặt: lữ khách bị lạc; nhiều mây, nhiều chớp loé.... Chẳng mấy chốc, sẽ có mưa to. Tìm về nhà, an toàn của nhà - thế rồi đột nhiên bạn về tới nhà. Bây giờ bạn ngồi bên trong, bây giờ bạn đợi cơn mưa, bây giờ bạn có thể tận hưởng. Bây giờ chớp loé có cái đẹp của riêng nó.
Nó không phải là vậy khi bạn ở bên ngoài, lạc trong rừng. Nhưng bây giờ, ngồi trong nhà, toàn thể hiện tượng là cực kì đẹp. Bây giờ mưa tới và bạn tận hưởng. Bây giờ chớp có đó và bạn tận hưởng, sét lớn trong mây và bạn tận hưởng, bởi vì bây giờ bạn an toàn ở bên trong. Một khi bạn đạt tới trung tâm, bạn bắt đầu tận hưởng bất kì cái gì xảy ra ở bề mặt. Cho nên toàn thể mọi sự không phải là tranh đấu trên bề mặt, mà, thay vì thế, trượt vào trong trung tâm. Thế thì có kiểm soát, và kiểm soát đã không bị áp đặt, kiểm soát xảy ra một cách tự phát khi bạn được định tâm.
Việc định tâm trong tâm thức là kiểm soát tâm trí. Cho nên đừng cố kiểm soát tâm trí. Ngôn ngữ có thể dẫn bạn đi lạc lối. Không ai có thể kiểm soát được, và những người cố kiểm soát, họ sẽ phát điên. Họ sẽ đơn giản bị thần kinh, bởi vì cố kiểm soát tâm trí không là gì ngoài một phần của tâm trí cố kiểm soát phần khác của tâm trí.
Bạn là ai, người đang cố kiểm soát? Bạn cũng là một con sóng, con sóng tôn giáo tất nhiên, cố kiểm soát. Và có những con sóng phi tôn giáo... có dục và có giận dữ và có ghen tị và sở hữu và hận thù, và cả triệu con sóng - phi tôn giáo. Và thế rồi có con sóng tôn giáo: thiền, yêu, từ bi. Nhưng đây toàn là trên bề mặt, trên bề mặt thôi. Và trên bề mặt, tôn giáo, phi tôn giáo, chẳng tạo ra khác biệt gì.
Tôn giáo là ở trung tâm, và ở trong cảnh quan mà đang xảy ra qua trung tâm. Ngồi bên trong nhà mình bạn nhìn vào bề mặt riêng của bạn. Mọi thứ thay đổi bởi vì cảnh quan của bạn là mới. Đột nhiên bạn ở trong kiểm soát. Thực ra, bạn có nhiều kiểm soát tới mức bạn có thể bỏ bề mặt không bị kiểm soát. Điều này là tinh tế. Bạn đang trong kiểm soát nhiều thế, được bắt rễ nhiều thế, không lo nghĩ về bề mặt.... Thực ra, bạn sẽ thích sóng và sóng triểu và bão - nó là đẹp, nó cho năng lượng, nó cho sức mạnh - không có gì phải lo nghĩ về nó; duy nhất lo nghĩ yếu đuối là về các ý nghĩ. Duy nhất lo nghĩ yếu đuối là về tâm trí. Người mạnh hơn đơn giản hấp thu cái toàn thể, và họ giầu có hơn vì điều đó. Người mạnh hơn không bao giờ bác bỏ cái gì. Bác bỏ là do yếu đuối - bạn sợ. Người mạnh hơn thích hấp thu mọi thứ mà cuộc sống cho. Tôn giáo, phi tôn giáo, đạo đức, vô đạo đức, thiêng liêng, quỉ, không tạo ra khác biệt gì; người mạnh hơn hấp thu mọi thứ và người đó giầu có hơn vì điều đó. Người đó có chiều sâu khác biệt toàn bộ mà người tôn giáo thường không thể có được; những người này nghèo và nông.
Quan sát người tôn giáo thường đi tới đền chùa và tới tu viện hồi giáo và tới nhà thờ - bạn bao giờ cũng sẽ thấy những người rất, rất nông không có chiều sâu bởi vì họ đã bác bỏ các bộ phận của bản thân họ, họ đã trở thành què quặt. Họ, theo cách nào đó, bị tê liệt.
Không cái gì sai trong tâm trí, không cái gì sai trong ý nghĩ. Nếu cái gì đó sai, nó vẫn còn là trên bề mặt, bởi vì thế thì bạn không biết cái toàn thể và chịu khổ không cần thiết vì bộ phận và cảm nhận bộ phận. Cảm nhận toàn thể được cần tới, và đó là là khả năng chỉ từ trung tâm, bởi vì từ trung tâm bạn có thể nhìn quanh đủ mọi chiều, mọi hướng, toàn thể ngoại vi của hiện hữu của bạn. Và nó là bao la. Thực ra, nó là cùng ngoại vi của sự tồn tại. Một khi bạn được định tâm, dần dần bạn trở nên ngày càng rộng hơn và ngày càng lớn hơn, và bạn chấm dứt với việc là brahman, không ít hơn điều đó.
Từ quan điểm khác, tâm trí giống như bụi mà lữ khách thu thập trên quần áo mình. Và bạn đã từng du hành và du hành và du hành cả triệu kiếp và chưa bao giờ tắm. Nhiều bụi đã tích lại, một cách tự nhiên thôi - không cái gì sai trong nó; nó phải vậy thôi - nhiều tầng bụi, và bạn nghĩ những tầng bụi này là nhân cách của bạn. Bạn đã trở nên bị đồng nhất nhiều thế với chúng, bạn đã sống với những tầng bụi này lâu thế chúng giống như da bạn. Bạn đã trở nên bị đồng nhất.
Tâm trí là quá khứ, kí ức, bụi bặm. Mọi người đều phải thu thập nó. Nếu bạn du hành, bạn sẽ thu thập bụi. Nhưng không cần bị đồng nhất với nó, không cần trở thành một với nó, bởi vì nếu bạn trở thành một, thế thì bạn sẽ bị rắc rối bởi vì bạn không phải là bụi, bạn là tâm thức. Omar Khayyam nói, “Bụi chồng lên bụi.” Khi một người chết, điều gì xảy ra? - bụi trở về với bụi. Nếu bạn chỉ là bụi, thế thì mọi thứ sẽ biến thành bụi, chẳng cái gì sẽ còn lại đằng sau. Nhưng bạn chỉ là bụi, các tầng bụi, hay là cái gì bên trong bạn mà không phải là bụi chút nào, không phải là đất chút nào? Cái đó là tâm thức của bạn, nhận biết của bạn.
Nhận biết là hiện hữu của bạn, tâm thức là hiện hữu của bạn, và bụi mà nhận biết đó thu thập quanh nó là tâm trí bạn. Có hai cách để giải quyết với bụi này. Cách tôn giáo thông thường là lau sạch quần áo, kì cọ thân thể bạn thật mạnh. Nhưng những phương pháp này không thể giúp được mấy. Dù bạn lau sạch quần áo bạn đến đâu, quần áo đã trở nên bẩn thế, chúng vô phương cứu chữa; bạn không thể lau sạch được chúng. Ngược lại, bất kì cái gì bạn làm đều có thể là cho chúng bẩn hơn.
Chuyện xảy ra:
Mulla Nasruddin một lần tới tôi, và anh ta là người say. Ăn, uống trà, tay anh ta run bần bật, mọi thứ rơi vào quần áo, cho nên mọi quần áo của anh ta đều bị vấy bẩn với trà và trầu, và thế này thế nọ. Cho nên tôi bảo Nasruddin, “Sao anh không tới nhà hoá học và tìm cái gì đó? Có các giải pháp và những vết bẩn này có thể được tẩy sạch.”
Thế là anh ta đi. Sau bẩy ngày anh ta quay lại; quần áo anh ta ở trong hoàn cảnh còn tồi tệ hơn, tệ hơn trước đây. Tôi hỏi, ‘Có chuyện gì vậy? Anh không tới nhà hoá học à?”
Anh ta nói, “Tôi đi chứ. Và giải pháp hoá học đó là tuyệt vời - nó có tác dụng. Mọi vết bẩn của trà và trầu đều hết. Bây giờ tôi cần giải pháp khác vì giải pháp đó đã để lại vết bẩn riêng của nó.”
Người tôn giáo cung cấp cho bạn xà phòng và giải pháp hoá chất về cách chùi sạch, cách tẩy cái bẩn, nhưng thế rồi những giải pháp này để lại vết bẩn riêng của chúng. Đó là lí do tại sao người vô đạo đức có thể trở nên đạo đức, nhưng vẫn còn bẩn - bây giờ theo cách đạo đức, nhưng vẫn còn bẩn. Thỉnh thoảng tình huống thậm chí còn tồi tệ hơn trước đây.
Người vô đạo đức theo nhiều cách là hồn nhiên, ít bản ngã hơn. Người đạo đức có mọi vô đạo đức bên trong tâm trí. Những điều mới mà người đó đã thu thập: đó là tính đạo đức, thuần khiết đạo đức, thái độ bản ngã. Người đó cảm thấy cao siêu. Người đó cảm thấy mình là người được chọn và mọi người khác bị kết án xuống địa ngục. Duy nhất người đó lên cõi trời. Và mọi cái vô đạo đức vẫn còn bên trong, bởi vì bạn không thể kiểm soát được tâm trí từ bề mặt - không có cách nào. Nó đơn giản không xảy ra theo cách đó. Chỉ một kiểm soát tồn tại, và đó là cảm nhận từ trung tâm.
Tâm trí giống như bụi tích lại qua hàng triệu cuộc hành trình. Quan điểm tôn giáo thực, quan điểm tôn giáo triệt để ngược lại cái bình thường, đơn giản là vứt đi mọi quần áo. Không bận tâm giặt chúng, chúng không thể được giặt sạch. Đơn giản đi như con rắn tuột ra khỏ bộ da cũ của nó và thậm chí không nhìn lại. Đây đích xác là điều yoga là gì: cách gạt bỏ nhân cách của bạn. Những nhân cách đó là quần áo.
Từ này ‘personality - nhân cách’ là rất thú vị. Nó tới từ gốc Hi Lạp persona: nó nghĩa là cái mặt nạ mà nghệ sĩ dùng thời Hi Lạp cổ đại, trong kịch, để che giấu khuôn mặt. Mặt nạ đó được gọi là persona, và bạn có 'nhân cách - personality’ từ nó. Nhân cách là mặt nạ thôi, không phải là bạn. Nhân cách là mặt giả, phơi nó ra cho người khác. Và qua nhiều kiếp sống và nhiều kinh nghiệm bạn đã tạo ra nhiều nhân cách, quần áo; chúng tất cả đều trở nên bẩn. Bạn đã dùng chúng quá nhiều, và bởi vì chúng mà mặt nguyên thuỷ bị hoàn toàn mất.
Bạn không biết mặt nguyên thuỷ của bạn là gì. Bạn đang lừa người khác và bạn trở thành nạn nhân của việc lừa dối riêng của bạn. Vứt mọi nhân cách đi, bởi vì nếu bạn níu bám lấy nhân cách bạn sẽ vẫn còn trên bề mặt. Vứt mọi nhân cách đi và chỉ tự nhiên, và thế thì bạn có thể tuôn chảy tới trung tâm. Và một khi bạn nhìn từ trung tâm thế thì không có tâm trí. Lúc bắt đầu các ý nghĩ liên tục nhau, nhưng dần dần, không có hợp tác của bạn, chúng tới ngày càng ít dần. Và khi mọi hợp tác của bạn bị mất đi, khi bạn đơn giản không hợp tác với chúng, chúng thôi không tới với bạn nữa; chúng có đó, nhưng chúng không tới với bạn.
Ý nghĩ chỉ tới như khách được mời. Chúng chưa bao giờ tới mà không được mời, nhớ lấy điều này. Thỉnh thoảng bạn nghĩ, “Mình chưa bao giờ mời ý nghĩ này,” nhưng bạn phải sai. Theo cách nào đó, thỉnh thoảng - bạn có thể đã quên mất về nó hoàn toàn - bạn phải đã mời nó rồi. Ý nghĩ chưa bao giờ tới mà không được mời. Đầu tiên bạn mời chúng; chỉ thế thì chúng mới tới. Thỉnh thoảng khi bạn không mời, chỉ bởi vì thói quen cũ, bởi vì bạn đã là người bạn cũ, chúng có thể gõ cửa nhà bạn. Nhưng nếu bạn không hợp tác, dần dần chúng quên bạn, chúng không tới với bạn. Và khi các ý nghĩ thôi tới theo cách riêng của chúng, đây là kiểm soát. Không phải là bạn kiểm soát ý nghĩ - đơn giản, bạn đạt tới điện thờ bên trong của hiện hữu của bạn và ý nghĩ bị kiểm soát bởi bản thân chúng.
Từ quan điểm khác tâm trí là quá khứ, kí ức, mọi kinh nghiệm được tích luỹ: theo một nghĩa nào đó, mọi điều bạn đã làm, mọi điều bạn đã nghĩ, mọi điều bạn đã ham muốn, mọi điều bạn đã mơ - mọi thứ, toàn bộ quá khứ của bạn, kí ức của bạn. Kí ức là tâm trí, và chừng nào bạn chưa gạt bỏ kí ức bạn sẽ không có khả năng kiểm soát tâm trí.
Làm sao gạt bỏ kí ức? Nó bao giờ cũng có đó, theo bạn. Thực ra, bạn là kí ức, cho nên làm sao gạt bỏ nó được? Bạn là ai ngoại trừ kí ức của bạn? Khi tôi hỏi, “Bạn là ai?” bạn nói cho tôi tên bạn. Đó là kí ức. Bố mẹ bạn đã cho bạn cái tên đó một thời gian nào đó trước đây. Tôi hỏi bạn, “Bạn là ai?” và bạn nói cho tôi về gia đình bạn: bố bạn, mẹ bạn. Đó là kí ức. Tôi hỏi bạn, “Bạn là ai?” và bạn nói cho tôi về giáo dục của bạn, bằng cấp của bạn: rằng bạn đã làm bằng thạc sĩ nghệ thuật, hay bạn là tiến sĩ, hay bạn là kĩ sư hay là kiến trúc sư. Đó là kí ức.
Khi tôi hỏi bạn, “Bạn là ai?” nếu bạn thực sự nhìn vào bên trong, câu trả lời duy nhất của bạn có thể là, “Tôi không biết.” Bất kì cái gì bạn nói đều sẽ là kí ức của bạn, không phải bạn. Câu trả lời thực, đích thực duy nhất có thể là, “Tôi không biết,” bởi vì biết bản thân mình là điều cuối cùng. Tôi có thể trả lời cho bạn tôi là ai, nhưng tôi sẽ không trả lời. Bạn không thể trả lời, “Bạn là ai?” nhưng bạn sẵn sàng với câu trả lời.
Những người biết, họ giữ im lặng về điều này, bởi vì nếu mọi kí ức bị bỏ đi và mọi ngôn ngữ bị bỏ đi, thế thì tôi là ai không thể được nói ra. Tôi có thể nhìn vào trong bạn, tôi có thể cho bạn một cử chỉ; tôi có thể ở cùng bạn với toàn thể sự hiện hữu của tôi - đó là câu trả của tôi. Nhưng câu trả lời không thể được cho trong lời bởi vì bất kì cái gì được trong lời đều sẽ là một phần của kí ức, một phần của tâm trí, không của tâm thức.
Làm sao gạt bỏ kí ức? Quan sát chúng, chứng kiến chúng. Và bao giờ cũng nhớ rằng, “Điều này đã xảy ra cho mình, nhưng điều này không phải là mình.” Tất nhiên bạn được sinh ra trong gia đình nào đó, nhưng điều này không phải là bạn; nó đã xảy ra cho bạn, một biến cố bên ngoài bạn. Tất nhiên ai đó đã cho bạn một cái tên. Nó có tiện dụng của nó, nhưng cái tên không phải là bạn. Tất nhiên bạn có hình dạng, nhưng hình dạng không phải là bạn. Hình dạng chỉ là ngôi nhà bạn ngẫu nhiên ở trong đó. Hình dạng chỉ là thân thể mà bạn ngẫu nhiên ở bên trong - và thân thể được trao cho bạn bởi bố mẹ bạn. Nó là món quà, nhưng không là bạn.
Quan sát và khu biệt. Đây là điều ở phương Đông họ gọi là vivek, khu biệt: bạn khu biệt liên tục. Cứ giữ khu biệt - một khoảnh khắc tới khi bạn đã khử bỏ mọi điều bạn không là. Đột nhiên, trong trạng thái đó, lần đầu tiên bạn đối diện với bản thân mình, bạn đương đầu với bản thể của bạn. Cứ cắt bỏ đi mọi đồng nhất mà bạn không là: gia đình, thân thể, tâm trí. Trong cái trống rỗng đó, khi mọi thứ mà không phải là bạn đã bị vứt ra, đột nhiên bản thể của bạn nổi lên bề mặt. Lần đầu tiên bạn đương đầu với bản thân mình, và đương đầu đó trở thành kiểm soát.
Từ ‘kiểm soát’ thực sự xấu. Tôi không thích dùng nó, nhưng tôi không thể làm được gì bởi vì Patanjali dùng nó - bởi vì trong chính từ này dường như ai đó đang kiểm soát ai đó khác. Patanjali biết, và về sau ông ấy sẽ nói rằng bạn đạt tới samadhi thực chỉ khi không có kiểm soát và không có người kiểm soát. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào lời kinh này.
Khi hoạt động của tâm trí ở dưới kiểm soát, tâm trí trở thành pha lê thuần khiết, phản ánh như nhau, không bóp méo, người cảm nhận, việc cảm nhận và cái được cảm nhận.
Khi hoạt động của tâm trí ở dưới kiểm soát.... Bây giờ bạn hiểu điều tôi ngụ ý bởi ‘dưới kiểm soát’: rằng bạn ở trung tâm và bạn nhìn vào tâm trí từ đó; rằng bạn đang ngồi bên cạnh nhà và bạn nhìn mây và sấm và chớp và mưa từ đó; rằng bạn đã vứt bỏ mọi quần áo - quần áo bụi và quần áo bẩn - bởi vì thực ra không có quần áo, chỉ có các tầng bẩn, cho nên bạn không thể lau sạch chúng được. Bạn đã ném chúng ra, ném chúng đi. Bạn đơn giản trần trụi và khoả thân trong hiện diện của bạn. Hay, bạn đã khử bỏ mọi cái mà bạn đã trở nên bị đồng nhất. Bây giờ bạn không nói bạn là ai: hình dạng, tên tuổi, gia đình, thân thể, tâm trí, mọi thứ đều đã bị khử bỏ. Chỉ điều đó có đó, cái không thể bị khử bỏ.
Đó là phương pháp của Upanishads. Họ gọi nó là neti-neti. Họ nói: Tôi không là cái này, không là cái nọ. Và họ cứ tiếp diễn tiếp diễn mãi.... Một khoảnh khắc tới khi chỉ nhân chứng còn lại, và nhân chứng không thể bị phủ nhận. Đó là tầng lớp cuối cùng của hiện diện của bạn, chính cốt lõi của nó. Bạn không thể phủ nhận được nó, bởi vì ai sẽ phủ nhận! Bây giờ hai không tồn tại, chỉ một. Thế thì có kiểm soát. Thế thì hoạt động của tâm trí là dưới kiểm soát.
Cho nên điều đó không giống như đứa trẻ nhỏ bị bố mẹ phạt đứng trong góc nhà và họ đã nói với nó, “Ngồi im đó” - nó có vẻ dưới kiểm soát, nhưng nó không đâu. Nó có vẻ dưới kiểm soát đấy, nhưng nó bất ổn, bị ép buộc, nhưng bên trong - rối loạn lớn.
Một đứa trẻ nhỏ bị mẹ nó phạt. Nó chạy khắp nơi, và thế rồi ba lần mẹ nó bảo nó ngồi im. Thế rồi lần thứ tư - lần cuối cùng, tận cùng - mẹ nó nói, 'Bây giờ ngồi yên, nếu không mẹ tới đánh con đấy.' - và đứa trẻ hiểu khi nào mẹ nó thực sự ngụ ý điều đó, cho nên nó hiểu. Nó ngồi đó, nhưng nó nói với mẹ nó rằng, “Con ngồi bên ngoài thôi, nhưng bên trong con vẫn chạy đấy.”
Bạn có thể buộc tâm trí bạn ngồi ở bên ngoài; bên trong nó sẽ cứ chạy. Thực ra, nó sẽ chạy nhanh hơn vì tâm trí chống lại kiểm soát. Mọi người đều chống lại kiểm soát. Không, đó không phải là cách thức. Bạn có thể giết bản thân mình theo cách đó, nhưng bạn không thể đạt tới cuộc sống vĩnh hằng. Đó là một loại què quặt. Khi Phật đang ngồi im lặng không có việc chạy bên trong, không. Thực ra, bên trong ông ấy đã trở nên im lặng và im lặng đó đã tràn ra, tới bên ngoài của ông ấy: không có việc đảo ngược.
Bạn cố buộc bản thân bạn im lặng ở bên ngoài, và bạn nghĩ rằng bằng việc làm im lặng bên ngoài bên trong sẽ trở nên im lặng. Bạn đơn giản không hiểu khoa học của im lặng. Nếu bạn im lặng bên trong, bên ngoài sẽ bị tràn ngập bởi nó. Nó đơn giản đi theo bên trong. Ngoại vi đi theo trung tâm, nhưng bạn không thể làm trung tâm đi theo ngoại vi được, điều đó là không thể được. Cho nên bao giờ cũng nhớ, toàn thể tìm kiếm tôn giáo là từ bên trong hướng ra bên ngoài, và không có điều ngược lại.
Khi hoạt động của tâm trí ở dưới kiểm soát, tâm trí trở thành như pha lê thuần khiết...
Khi có im lặng hoàn hảo bạn được bắt rễ và định tâm bên trong, chỉ quan sát bất kì cái gì đang xảy ra. Chim hót, tiếng động này sẽ được nghe thấy; lưu thông có đó trên đường, tiếng động này sẽ được nghe thấy. Và, cũng cùng điều này, giao thông bên trong của bạn của tâm trí có đó - lời, ý nghĩ, nói chuyện bên trong - lưu thông sẽ được nghe thấy nhưng bạn ngồi im lặng, không làm gì. Sự dửng dưng tinh tế. Bạn chỉ nhìn, một cách dửng dưng. Bạn không bận tâm cách này hay cách nọ; liệu ý nghĩ tới hay không, nó là như nhau với bạn. Bạn không quan tâm ủng hộ, không quan tâm chống đối. Bạn đơn giản ngồi và lưu thông của tâm trí diễn ra. Nếu bạn có thể ngồi một cách dửng dưng... sẽ khó, sẽ cần thời gian, nhưng một khi bạn biết cái mẹo của việc dửng dưng....
Nó không phải là kĩ thuật, nó là mẹo. Kĩ thuật có thể được học, mẹo không thể được học. Bạn đơn giản phải ngồi và cảm thấy nó. Kĩ thuật có thể được dạy, mẹo không thể được dạy; bạn đơn giản phải ngồi và cảm thôi. Một ngày nào đó, vào đúng khoảnh khắc khi bạn im lặng, đột nhiên bạn biết cách nó xảy ra, cách bạn trở nên dửng dưng. Cho dù một khoảnh khắc thôi... lưu thông có đó và bạn dửng dưng, và đột nhiên khoảng cách là bao la giữa bạn và tâm trí của bạn. Tâm trí ở đầu kia của thế giới. Khoảng cách đó chỉ ra rằng bạn ở trung tâm vào khoảnh khắc đó. Nếu bạn đã đi tới cảm thấy cái mẹo này thì bất kì lúc này, bất kì chỗ nào, bạn đều có thể đơn giản tụt ra, về trung tâm. Bạn có thể rơi ngay lập tức và dửng dưng, dửng dưng bao la bao quanh bạn. Trong dửng dưng đó bạn vẫn còn không bị động chạm bởi tâm trí. Bạn trở thành người chủ.
Dửng dưng là cách trở thành người chủ, và tâm trí bị kiểm soát. Thế thì điều gì xảy ra? Khi bạn ở trung tâm, lẫn lộn của tâm trí biến mất. Lẫn lộn có bởi vì bạn ở ngoại vi. Tâm trí không thực sự lẫn lộn; tâm trí cộng với bạn ở ngoại vi mới là lẫn lộn. Khi bạn đi vào bên trong, dần dần bạn thấy rằng tâm trí mất đi lẫn lộn của nó. Mọi sự lắng đọng, mọi sự rơi vào hàng lối. Trật tự nào đó nảy sinh.
... tâm trí trở thành như pha lê thuần khiết...
Mọi rối loạn, lẫn lộn, luồng ý nghĩ bắt chéo, chúng tất cả đều lắng đọng. Điều này rất khó hiểu, bởi vì bạn ở ngoại vi, đó là toàn thể lẫn lộn. Và bạn, trong trí huệ của bạn, đang cố giải quyết lẫn lộn này, vẫn còn ở ngoại vi.
Tôi đã kể về câu chuyện nhỏ này nhiều lần:
Phật đang đi trên đường và lúc đó là giữa trưa, trời rất nóng và ông ấy cảm thấy khát, và ông ấy nói với đệ tử của mình Ananda, “Ông quay lại đi. Chúng ta vừa đi qua một dòng suối nhỏ chỉ hai ba dặm đằng sau. Ông đem nước về cho ta.” Thế rồi Phật nghỉ dưới gốc cây.
Ananda đi tới dòng suối. Nhưng bây giờ điều đó là khó bởi vì ngay khi ông ấy tới gần nó, vài chiếc xe bò vừa đi ngang qua suối. Suối rất nông và nhỏ. Vì xe bò đi qua nó, nó trở nên bẩn.Mọi thứ bẩn lắng bên dưới đã nổi lên bề mặt - lá khô, và mọi kiểu bẩn có đó. Nước này không thể uống được.
Ananda cố theo cùng cách các bạn sẽ cố - ông ấy đi vào dòng suối và cố làm lắng mọi thứ để cho nước có thể trở nên trong trở lại. Ông ấy làm nó bẩn thêm. Làm gì đây? Ông ấy quay lại và ông ấy nói, “Nước đó không uống được, và tôi biết một con sông nào đó ở phía trước, tôi sẽ đi và lấy nước từ đó.”
Nhưng Phật khăng khăng; ông ấy nói, “Ông quay lại đi. Ta muốn dùng nước từ dòng suối đó.” Khi Phật khăng khăng, Ananda có thể làm gì được? Ngần ngại, ông ấy quay lại. Đột nhiên ông ấy hiểu ra vấn đề, bởi vì đến lúc ông ấy tới nửa chỗ bẩn đã lắng trở lại. Không có ai cố làm lắng nó cả, nó đã lắng đọng theo cách riêng của nó. Ông ấy hiểu ra vấn đề.
Thế rồi ông ấy ngồi dưới gốc cây và quan sát dòng suối chảy qua, vì nửa chỗ bẫn vẫn còn đó, vài chiếc lá khô vẫn còn trên bề mặt. Ông ấy chờ đợi. Ông ấy đợi và quan sát và ông ấy không làm gì cả, và ngay khi đó nước trong lại như pha lê, lá khô đã trôi mất và cái bẩn đã trở về đáy. Ông ấy chạy về và nhảy múa. Ông ấy quì dưới chân Phật và ông ấy nói, “Tôi hiểu rồi - và đó là điều tôi đã làm với tâm trí tôi cả đời. Bây giờ tôi sẽ chỉ ngồi dưới cây và để cho dòng suối của tâm trí chảy ra, để cho nó tự lắng đọng. Bây giờ tôi sẽ không nhảy vào dòng suối và cố làm mọi sự... cố đem lại trật tự.”
Không ai có thể đem trật tự tới cho tâm trí. Chính việc đem trật tự tới tạo ra hỗn độn. Nếu bạn có thể quan sát và chờ đợi bạn có thể nhìn một cách dửng dưng, mọi sự lắng đọng bởi bản thân chúng. Có một luật chắc chắn: mọi sự không thể còn không được lắng đọng trong một thời gian dài. Luật này bạn phải nhớ. Nó là một trong các luật nền tảng, rất nền tảng, rằng mọi sự không thể vẫn còn không được lắng đọng trong một trạng thái trong thời gian lâu vì trạng thái không lắng đọng là không tự nhiên. Nó là phi tự nhiên. Trạng thái lắng đọng của mọi thứ là tự nhiên; trạng thái không lắng đọng của mọi thứ là không tự nhiên. Cho nên điều không tự nhiên có thể xảy ra trong thời gian hiện tại, nhưng nó không thể còn lại mãi mãi được. Trong vội vàng của bạn, trong nóng vội của bạn, bạn làm nhiều thứ tồi tệ hơn.
Ở Nhật Bản họ có phương pháp nào đó, trong các Thiền viện, để chữa cho người điên. Ở phương Tây họ còn chưa có khả năng tìm ra cái gì. Họ vẫn dò dẫm trong bóng tối. Ngay cả người mất trí thường cũng dường như bên ngoài sự giúp đỡ. Và các nhà phân tâm cần ba năm, năm năm, bẩy năm - và thế nữa, chẳng cái gì mấy xảy ra từ nó, bạn đào cả rặng Himalaya và bạn không tìm thấy ngay cả một con chuột từ đó. Cho nên chỉ những người rất giầu mới có thể đảm đương được điều đó, là thứ xa hoa. Phân tâm là xa hoa. Mọi người ba hoa về nó, rằng họ đã được phân tâm bởi nhà phân tâm rất vĩ đại - trong năm năm liên tục họ đã được phân tâm, cứ dường như cái gì đó của thành đạt - và chẳng cái gì xảy ra. Mọi người cứ đi hết nhà phân tâm nọ sang nhà phân tâm kia.
Ở Nhật Bản họ có phương pháp rất đơn giản. Nếu ai đó bị điên người đó được đưa tới tu viện. Họ có một cái lều rất nhỏ tách bạch khỏi tu viện, ở trong một góc. Người này được bỏ lại đó. Không ai quan tâm gì mấy tới người đó - không bao giờ quan tâm nhiều tới người điên, bởi vì mối quan tâm trở thành thức ăn - người điên muốn được chú ý của toàn thế giới; đó là lí do tại sao người đó điên. Ngay chỗ đầu tiên, người đó điên vì người đó đòi hỏi chú ý. Điều đó đã đưa người đó tới điên.
Cho nên không ai chú ý mấy... họ chăm sóc, nhưng họ không cho chú ý. Họ cho người đó thức ăn và họ làm cho người đó thoải mái, nhưng không ai đi nói chuyện với người đó. Ngay cả người đem thức ăn tới và những nhu cầu khác cũng không nói với người đó. Người đó không được phép nói bởi vì người điên thích nói. Thực ra, nói quá nhiều đã dẫn họ tới trạng thái này.
Nó chính là cái đối lập với phân tâm: nhà phân tâm cứ nói và người đó cho phép bệnh nhân nói hàng giờ, và người điên tận hưởng điều đó nhiều lắm - và ai đó chăm chú lắng nghe - điều này hay!
Không ai nói với người điên trong Thiền viện. Không ai chú ý gì, chú ý đặc biệt gì. Trong dửng dưng tinh tế; họ chăm sóc, có vậy thôi. Trong ba tuần không ai nói với người đó, và bởi vì không ai nói, người đó có thể tự nói với bản thân mình, có vậy thôi. Và người đó thảnh thơi, ngồi hay nằm một cách im lặng trên giường, và không làm gì - thực ra không điều trị gì - và trong ba tuần người đó hoàn toàn ổn thoả.
Bây giờ phân tâm học phương Tây đã trở nên quan tâm, bởi vì điều này là không thể được - chỉ bỏ người điên lại cho bản thân người đó. Nhưng đây là thái độ của Phật giáo, hay thái độ của những nhà yogi: bỏ mọi thứ lại, vì chẳng cái gì có thể còn lại không được lắng đọng trong thời gian lâu nếu bạn bỏ nó cho bản thân nó. Nếu bạn không bỏ nó đấy, nó có thể vẫn còn không được lắng đọng trong thời gian lâu vì bạn sẽ liên lục làm cho nó không lắng đọng được lặp đi lặp lại.
Tự nhiên ghét cay ghét đắng hỗn độn. Tự nhiên yêu trật tự. Tự nhiên ủng hộ tất cả cho trật tự, cho nên hỗn độn chỉ có thể là trạng thái tạm thời. Nếu bạn có thể hiểu điều này, thế thì đừng làm gì với tâm trí. Để tâm trí điên khùng này được còn lại với bản thân nó. Bạn đơn giản quan sát. Đừng chú ý nhiều. Nhớ lấy: trong quan sát và trong chú ý có khác biệt. Khi bạn chú ý, bạn quan tâm quá nhiều. Khi bạn đơn giản quan sát, bạn dửng dưng.
Upeksha, Phật gọi là ‘dửng dưng’ - dửng dưng toàn bộ tuyệt đối. Chỉ ngồi bên cạnh, và sông chảy qua và mọi sự lắng đọng và bẩn lắng trở lại đáy, và lá khô đã chảy xuôi. Đột nhiên, dòng suối trong như pha lê.
Đây là điều Patanjali nói:
Khi hoạt động của tâm trí ở dưới kiểm soát, tâm trí trở thành như pha lê thuần khiết....
Và khi tâm trí trở thành như pha lê thuần khiết, ba điều này được phản xạ trong nó.
...phản ánh như nhau, không bóp méo, người cảm nhận, việc cảm nhận và cái được cảm nhận.
...Đối thể, chủ thể, và mối quan hệ giữa hai điều này.
Khi tâm trí hoàn toàn trong trẻo, đã trở thành trật tự, không còn là lẫn lộn, mọi sự đã lắng đọng, ba điều được phản xạ trong nó. Nó trở thành tấm gương, tấm gương ba chiều. Thế giới bên ngoài, thế giới các đối thể được phản xạ. Thế giới bên trong, thế giới của tính chủ thể, tâm thức, được phản xạ. Và mối quan hệ giữa hai điều này, cảm nhận... và không bóp méo.
Chính bởi vì bạn, việc can thiệp quá nhiều vào trong tâm trí mới bước vào. Bóp méo là gì? Tâm trí là cái máy đơn giản, cũng như đôi mắt; bạn nhìn qua mắt và thế giới được phản xạ. Nhưng mắt chỉ có một chiều: chúng chỉ có thể phản xạ thế giới, chúng không thể phản xạ được bạn. Tâm trí là chính hiện tượng ba chiều, rất sâu. Nó phản xạ tất cả, và không bóp méo. Bình thường nó bóp méo. Bất kì khi nào bạn nhìn một vật, nếu bạn không khác với tâm trí, vật này sẽ bị bóp méo. Bạn sẽ thấy cái gì đó khác. Bạn sẽ trộn lẫn cảm nhận của bạn vào trong nó, các ý tưởng của bạn. Bạn sẽ không nhìn vào nó trong sự thuần khiết của việc nhìn. Bạn sẽ nhìn với ý tưởng, và ý tưởng của bạn sẽ trở nên bị phóng chiếu lên nó.
Nếu bạn được sinh ra ở một bộ lạc châu Phi, bạn nghĩ rằng môi mỏng là không đẹp; phải dầy.... Trong nhiều bộ lạc châu Phi họ cứ làm môi ngày càng dầy hơn. Họ làm đủ mọi thiết bị để làm cho môi ngày càng dầy hơn; đặc biệt đàn bà, bởi vì môi dầy là đẹp, đó là ý tưởng. Trong toàn thể lịch sử của giống nòi họ đã duy trì điều đó. Nếu con gái được sinh ra với môi mỏng, cô ta cảm thấy kém cỏi.
Ở Ấn Độ họ thích môi mỏng. Nếu có môi dầy một chút bạn bị coi là xấu. Và những ý tưởng này đi vào bên trong tâm trí, và những ý tưởng này trở thành bắt rễ sâu tới mức họ bóp méo cách nhìn của bạn. Môi mỏng lẫn môi dầy đều không đẹp không xấu. Đẹp và xấu thực ra là những bóp méo. Chúng là ý tưởng của bạn, và thế rồi bạn trộn lẫn chúng vào thực tại.
Đã từng có những bộ lạc mà không coi vàng có giá trị chút nào. Khi họ không coi vàng có giá trị gì, họ không bị ám ảnh bởi vàng. Thế rồi lại có toàn thế giới, bị ám ảnh bởi vàng. Chỉ là ý tưởng và vàng trở thành rất có giá trị.
Trong thế giới của sự vật, thực tại, không cái gì có giá trị hơn hay giá trị kém. Giá trị được đem tới bởi tâm trí, bởi bạn. Không cái gì là đẹp, không cái gì là xấu. Mọi sự là như chúng vậy. Chúng tồn tại trong tính như vậy của chúng. Nhưng khi bạn ở trên bề mặt và bị trộn lẫn với các ý tưởng và bạn bắt đầu nói, “Đây là ý tưởng của tôi về đẹp. Đây là ý tưởng của tôi về chân lí” - thế thì mọi sự bị bóp méo.
Khi bạn đi về trung tâm và tâm trí bị bỏ lại một mình và bạn quan sát, từ trung tâm, tại tâm trí, bạn không còn bị đồng nhất với nó. Dần dần mọi ý tưởng biến mất. Tâm trí trở thành trong như pha lê. Và trong tấm gương này, tấm gương ba chiều của tâm trí, cái toàn thể được phản xạ: đối thể, chủ thể và cảm nhận; người cảm nhận, việc cảm nhận và cái được đảm nhận.
Savitarka samadhi là samadhi trong đó nhà yogi vẫn không có khả năng làm khác biệt giữa tri thức thực, tri thức dựa trên lời, và tri thức dựa trên suy luận hay cảm nhận ý thức, tất cả vẫn còn trong trạng thái được trộn lẫn.
Có hai kiểu samadhi: một kiểu Patanjali gọi là savitarka, kiểu kia ông ấy gọi là nirvikalpa, hay nirvitarka. Đây là hai trạng thái. Đầu tiên người ta đạt tới savitarka samadhi, tức là, tâm trí logic vẫn còn vận hành - samadhi, vẫn dựa trên thái đội lí trí - lí trí vẫn vận hành, bạn đang làm ra khu biệt. Đây không phải là samadhi cao nhất, chỉ mới là bước thứ nhất. Nhưng điều đó nữa cũng là rất, rất khó bởi vì điều đó nữa sẽ cần chút ít đi hướng tới trung tâm.
Lấy ví dụ: ngoại vi có đó, nơi bạn đang ở ngay bây giờ, và trung tâm có đó, nơi tôi đang ở ngay bây giờ, và giữa hai nơi này, ở ngay chính giữa, là savitarka samadhi. Điều đó nghĩa là bạn đã ra đi khỏi bề mặt, nhưng bạn vẫn chưa đạt tới trung tâm. Bạn đã ra đi khỏi bề mặt, nhưng dầu vậy trung tâm vẫn còn xa xôi. Bạn chỉ ở lưng chừng; cái gì đó của cái cũ vẫn còn vận hành, và cái gì đó của cái mới đang đi vào - nửa đường. Và cái gì sẽ là tình huống của trạng thái nửa đường này của tâm thức?
Savitarka samadhi là samadhi trong đó nhà yogi vẫn không có khả năng làm khác biệt giữa tri thức thực...
Người đó chưa có khả năng phân biệt được cái gì là thực bởi vì cái thực chỉ có thể được biết từ trung tâm. Không có cách khác để biết nó. Người đó không thể biết được tri thức thực là gì. Cái gì đó của cái thực đang lọc dần vì người đó đã đi từ bề mặt, đã tới gần hơn với trung tâm; còn chưa được định tâm, còn chưa tới gần hơn. Cái gì đó của trung tâm đang lọc dần - cảm nhận nào đó, thoáng nhìn nào đó về trung tâm, nhưng tâm trí cũ vẫn có đó, không mất đi hoàn toàn. Một khoảng cách có đó, nhưng tâm trí cũ vẫn cứ vận hành. Nhà yogi vẫn không có khả năng phân biệt giữa tri thức thực....
Tri thức thực là tri thức khi tâm trí không bóp méo chút nào, khi tâm trí đã hoàn toàn biến mất, theo một nghĩa nào đó. Nó đã trở thành trong suốt tới mức liệu có nó có hay không thì cũng không tạo ra khác biệt gì. Trong trạng thái ở giữa nhà yogi trong lẫn lộn rất sâu. Lẫn lộn tới: cái gì đó từ cái thực, cái gì đó từ tri thức của người đó mà người đó đã thu thập trong quá khứ từ lời, kinh sách, thầy giáo - cái đó nữa cũng có đó. Cái gì đó từ suy luận riêng của người đó về cái gì là đúng và cái gì là sai, cái gì là thật và cái gì là giả, và cái gì đó từ cảm nhận giác quan của người đó - mắt, tai, mũi - mọi thứ có đó, bị trộn lẫn.
Đây là trạng thái nơi các nhà yogi có thể phát điên. Nếu không có ai chăm sóc trong trạng thái này nhà yogi có thể phát điên, bởi vì nhiều chiều gặp gỡ và lẫn lộn và hỗn độn lớn thế.... Nó là hỗn độn còn lớn hơn người đó đã từng ở vào trên bề mặt, bởi vì cái gì đó mới đã đi vào.
Từ trung tâm bây giờ thoáng nhìn nào đó đang đi tới người đó, và người đó không thể biết được liệu nó đang tới từ tri thức của người đó mà người đó đã thu thập được từ kinh sách hay không. Thỉnh thoảng người đó đột nhiên cảm thấy: aham brahmasmi - ta là Thượng đế. Bây giờ người đó không thể nào phân biệt được liệu điều này tới từ Upanishad mà người đó đã đọc hay bản thân người đó đã suy luận ra nó. Đó là kết luận hợp lí rằng, “Ta là một phần của cái toàn thể và cái toàn thể là Thượng đế, cho nên tất nhiên ta là Thượng đế”... dù nó là suy luận logic hay nó tới từ cảm nhận giác quan.
Bởi vì thỉnh thoảng, khi bạn rất yên tĩnh và cánh cửa của giác quan rõ ràng, cảm giác này về việc là thượng đế nảy sinh. Nghe nhạc, đột nhiên bạn không còn là con người nữa. Nếu tai bạn sẵn sàng và nếu bạn có cảm nhận âm nhạc, đột nhiên bạn được nâng lên bình diện khác. Làm tình với người đàn bà bạn yêu - đột nhiên, trong đỉnh của cực thích, bạn cảm thấy bạn đã trở thành thượng đế. Điều đó có thể xảy ra qua cảm nhận giác quan. Nó có thể xảy ra qua suy luận. Nó có thể tới từ Upanishads, từ kinh sách bạn đã từng đọc, hay nó có thể tới từ trung tâm. Và người ở giữa chừng này không biết nó tới từ đâu. Từ mọi chiều hàng triệu điều xảy ra - kì lạ, không biết, đã biết. Người ta có thể trong đống lộn xộn thực.
Đó là lí do tại sao các trường học được cần tới, nơi nhiều người đang làm việc. Bởi vì đây không chỉ là ba điểm. Giữa ngoại vi và trung tâm, có nhiều điểm. Trường học nghĩa là, nơi nhiều người của nhiều phân loại sống cùng nhau. Như trường phổ thông: những người lớp một có đó, người lớp hai có đó, người lớp ba có đó; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, rồi đại học. Trường hoàn hảo là từ vườn trẻ cho tới đại học. Ai đó đi ra ở chính chỗ cuối, ở trung tâm; người trở thành trung tâm của trường.
Và thế rồi nhiều người, bởi vì họ có thể có ích... bạn có thể giúp ai đó ở ngay sau bạn. Người từ trường phổ thông có thể tới trường tiểu học và dạy. Một cậu bé trường tiểu học có thể đi tới vườn trẻ và giúp đỡ. Trường học nghĩa là: từ ngoại vi tới trung tâm, có nhiều giai đoạn, nhiều điểm. Trường học nghĩa là: nơi mọi kiểu người tồn tại cùng nhau trong hài hoà sâu, như một gia đình từ chính lúc đầu tiên tới chính lúc cuối cùng, từ bắt đầu tới chính chỗ cuối, từ alpha tới omega. Nhiều giúp đỡ là có thể theo cách đó, vì bạn có thể giúp ai đó người ở sau bạn. Bạn có thể nói với người đó, “Đừng lo. Cứ tiếp đi. Điều này tới và tự nó lắng đọng thôi. Đừng bị quá dính líu vào trong nó. Vẫn còn dửng dưng. Nó tới và nó đi.” Ai đó giơ tay ra giúp bạn. Và thầy được cần tới, người có thể nhìn qua mọi giai đoạn, từ chính đỉnh cho tới chính thung lũng, người có thể có cảm nhận toàn bộ về mọi khả năng.
Bằng không, tromg giai đoạn này của savitarka samadhi, nhiều người trở nên điên. Hay, nhiều người trở nên sợ thế, họ chạy mất khỏi trung tâm và bắt đầu níu bám lấy ngoại vi, bởi vì ở đó, ít nhất, cũng có một kiểu trật tự nào đó. Ít nhất cái không biết không đi vào đó, cái lạ không tới đó. Bạn quen thuộc; người lạ không gõ cửa nhà bạn.
Nhưng người đã đạt tới savitarka samadhi, nếu người đó quay lại ngoại vi, chẳng cái gì sẽ được giải quyết; người đó không bao giờ có thể là như cũ nữa, người đó không bao giờ có thể thuộc về ngoại vi bây giờ, cho nên điều đó không giúp ích gì mấy. Người đó sẽ không bao giờ là một phần của ngoại vi, và người đó sẽ ở đó, ngày càng lẫn lộn hơn, bởi vì một khi bạn đã biết cái gì đó, làm sao bạn có thể đừng được bản thân bạn không biết nó? Một khi bạn đã biết, bạn đã biết rồi. Bạn có thể né tránh, bạn có thể nhắm mắt, nhưng nó vẫn có đó và nó sẽ ám ảnh bạn cả đời bạn.
Nếu trường học không có đó và thầy không có đó, bạn sẽ trở thành trường hợp rất có vấn đề. Bạn không thể thuộc về thế giới, chợ không còn ý nghĩa nào cho bạn, và bạn sợ đi ra ngoài thế giới.
Savitarka samadhi là samadhi trong đó nhà yogi vẫn không có khả năng làm khác biệt giữa tri thức thực, tri thức dựa trên lời, và tri thức dựa trên suy luận hay cảm nhận ý thức, tất cả vẫn còn trong trạng thái được trộn lẫn.
Nirvitarka samadhi đang đạt tới trung tâm: logic biến mất, kinh sách không còn nghĩa, cảm nhận giác quan không thể lừa được bạn. Khi bạn ở trung tâm, đột nhiên mọi thứ là hiển nhiên thực. Từ này phải được hiểu - ‘self-evidently - hiển nhiên’ thực. Chân lí có đó ở ngoại vi, nhưng chúng chưa bao giờ là hiển nhiên. Bằng chứng nào đó được cần tới, suy luận nào đó được cần tới. Nếu bạn nói điều gì đó, bạn phải chứng minh nó. Nếu trên ngoại vi bạn nói “Có Thượng đế,” bạn sẽ phải chứng minh điều đó - cho bản thân bạn, cho người khác. Tại trung tâm có Thượng đế, hiển nhiên. Bạn không cần bằng chứng nào. Bằng chứng nào được cần khi mắt bạn mở và bạn có thể thấy mặt trời mọc? Nhưng với người mù, bằng chứng được cần. Bằng chứng nào được cần khi bạn đang yêu? Bạn biết nó có đó; nó là hiển nhiên. Người khác có thể đòi hỏi bằng chứng. Làm sao bạn có thể cho họ bằng chứng gì? Người ở trung tâm trở thành bằng chứng; người đó không cho bằng chứng nào. Bất kì điều gì người đó biết đều là hiển nhiên. Nó là vậy. Người đó đã không đạt tới nó như một kết luận của suy luận, nó không phải là suy luận tam đoạn luận, người đó đã không kết luận; đơn giản nó là vậy. Người đó đã biết.
Đó là lí do tại sao trong Upanishads không có bằng chứng, trong Patanjali không có bằng chứng. Patanjali đơn giản mô tả, không cho bằng chứng. Đây là khác biệt: khi một người biết, người đó đơn giản mô tả; khi một người không biết, đầu tiên người đó chứng minh rằng nó là vậy. Những người đã biết, họ đơn giản cho mô tả về cái không biết đó. Họ không cho bằng chứng nào.
Ở phương Tây, các thánh nhân Ki tô giáo đã cho bằng chứng về Thượng đế. Ở phương Đông, chúng ta cười về điều đó bởi vì nó kì cục. Người cố chứng minh Thượng đế là buồn cười. Làm sao bạn có thể chứng minh được? - và khi bạn chứng minh cái gì đó như Thượng đế, bạn mời mọi người tới để bác bỏ điều đó. Và bởi vì những thánh nhân Ki tô giáo này cố chứng minh Thượng đế, toàn thể phương Tây trở nên, dần dần, phản Thượng đế, bởi vì mọi người bao giờ cũng có thể bác bỏ. Logic là chiếc kiếm hai lưỡi; nó chém cả hai cách. Nếu bạn chứng minh bất kì cái gì, điều đó có thể bị bác bỏ, điều đó có thể bị cãi lại. Bởi vì các thánh nhân Ki tô giáo cố chứng minh Thượng đế, toàn thể phương Tây trở thành vô thần.
Ở phương Đông, chúng ta chưa bao giờ thử, chúng ta chưa bao giờ cho bất kì chứng minh nào. Nhìn vào Upanishads - chẳng có một chứng minh nào tồn tại. Chúng đơn giản nói: có Thượng đế. Nếu bạn muốn biết, bạn có thể biết. Nếu bạn không muốn biết, đó là chọn lựa của bạn. Nhưng không có chứng minh cho điều đó.
Trạng thái đó là nirvitarka samadhi, samadhi không có suy luận nào. Samadhi đó trở thành, lần đầu tiên, có tính tồn tại. Nhưng điều đó cũng không phải là cuối cùng. Một bước chung cuộc nữa tồn tại. Chúng ta sẽ nói về nó về sau.
Đủ cho hôm nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét