Chương 9. Kỉ luật bên ngoài kỉ luật
Chương 9. Kỉ luật bên ngoài kỉ luật
Lời kinh chương 18:
Phật nói: Học thuyết của ta là để suy nghĩ ý nghĩ không thể nghĩ được; để thực hành hành vi không làm được; để nói bài nói không diễn đạt được; và để được huấn luyện trong kỉ luật vượt ra ngoài kỉ luật. Những người hiểu điều này là gần; những người bị lẫn lộn là xa. Đạo ở bên ngoài lời và việc diễn đạt, không bị giới hạn bởi bất kì cái gì trần tục. Mất cái nhìn về nó chỉ một li thôi hay mất nó trong một khoảnh khắc thôi, và chúng ta xa khỏi nó mãi mãi.
Lời kinh này là một trong những lời quan trọng nhất, một trong những lời rất trung tâm của thông điệp của Phật. Chính điều bản chất của thông điệp của ông ấy có đó tựa như hạt mầm. Kiên nhẫn đi cùng tôi vào trong nó, cố hiểu nó. Bởi vì nếu bạn hiểu câu mật chú này, bạn đã hiểu tất cả mọi điều Phật muốn bạn hiểu. Nếu bạn bỏ lỡ câu mật chú này, bạn bỏ lỡ tất cả.
Phật nói: Học thuyết của ta là để suy nghĩ ý nghĩ không thể nghĩ được; để thực hành hành vi không làm được; để nói bài nói không diễn đạt được; và để được huấn luyện trong kỉ luật vượt ra ngoài kỉ luật.
Việc chọn từ 'học thuyết' là điều không may, nhưng có những khó khăn trong việc dịch. Phật phải đã dùng từ siddhanta. Nó có nghĩa hoàn toàn khác. Thông thường nó được dịch là học thuyết; nó không nên được dịch như vậy. Nhưng vấn đề là ở chỗ trong tiếng Anh không có từ tương đương với siddhanta. Cho nên tôi sẽ phải giải thích nó cho bạn.
Học thuyết là một lí thuyết logic nhất quán. Còn siddhanta chẳng có liên quan gì tới logic, lí thuyết, nhất quán cả. Siddhanta là việc nhận ra, siddhanta là kinh nghiệm. Học thuyết mang tính trí tuệ, siddhanta mang tính tồn tại. Bạn có thể làm ra học thuyết mà không bị biến đổi bởi nó. Bạn có thể làm ra học thuyết vĩ đại mà thậm chí không bị nó chạm tới. Nhưng nếu bạn muốn đạt tới siddhanta thì bạn sẽ phải được biến đổi toàn bộ, bởi vì nó sẽ là tầm nhìn về một con người khác toàn bộ.
Từ siddhanta nghĩa là việc khẳng định về người đã trở thành một siddha, người đã đạt tới, người đã đi tới - tuyên bố của người đó. Bạn có thể là triết gia vĩ đại, bạn có thể hình dung ra nhiều thứ về mặt trí tuệ, bạn có thể tổng hợp các suy diễn của mình, và bạn có thể làm ra qui tắc suy diễn rất logic, nhất quán, có vẻ gần như chân lí, nhưng lại không phải là chân lí. Nó được tâm trí bạn chế tạo ra. Học thuyết là nhân tạo; siddhanta chẳng liên quan gì tới con người và nỗ lực của con người. Siddhanta là tầm nhìn - bạn chợt nảy ra nó trong óc.
Chẳng hạn, người mù có thể nghĩ về ánh sáng và có thể cố gắng hình dung ra nó tất cả là gì. Người đó thậm chí có thể nghe các chuyên luận lớn lao về ánh sáng và người đó có thể làm ra ý tưởng nào đó về nó - nó là gì. Nhưng người đó sẽ vẫn ở xa với ánh sáng như người đó trước đây. Người đó thậm chí có thể giải thích chi tiết học thuyết về ánh sáng, người đó có thể giải thích vật lí của ánh sáng, người đó có thể giải thích cấu trúc của nó. Người đó có thể đi sâu vào các thành tố của ánh sáng, người đó có thể nói, người đó có thể viết, người đó có thể viết luận án tiến sĩ về nó, bản luận văn. Người đó có thể được đại học công bố là tiến sĩ, bởi vì người đó đã làm sâu sắc một học thuyết - nhưng dầu vậy người đó vẫn không biết ánh sáng là gì. Người đó không có mắt để thấy.
Siddhanta là cái bạn đã thấy, cái đã được hiển lộ cho bạn, cái đã trở thành kinh nghiệm riêng của bạn, cái bạn đã đương đầu. Học thuyết gần như là tưởng tượng, nó không thực. Học thuyết gần như bao giờ cũng được vay mượn. Bạn có thể che giấu vay mượn của mình theo nhiều cách - những cách tinh tế, tinh ranh. Bạn có thể phát biểu lại, bạn có thể lấy từ nhiều nguồn và bạn có thể tái thu xếp mọi thứ, nhưng học thuyết là thứ vay mượn - chẳng cái gì nguyên bản trong nó.
Siddhanta là tuyệt đối nguyên bản, mới. Nó là kinh nghiệm đích thực của bạn. Bạn đã đi tới thấy thực tại là gì. Nó là cảm nhận tức khắc, nó là phúc lành, nó là ân huệ, nó là sự trọng đãi, món quà. Bạn đã đạt tới và bạn đã thấy chân lí là gì. Phát biểu về việc nhận ra là siddhanta. Làm sâu sắc học thuyết là một điều; cho cách diễn đạt về siddhanta là khác toàn bộ.
Tôi đã nghe:
Có lần Mulla Nasruddin nói chuyện với vài người bạn của mình. Anh ta kể cho các bạn thân của mình về kì nghỉ tuyệt vời mà anh ta và gia đình đã có ở Mĩ.
'Đó là một nước kì diệu,' anh ta kêu lên. 'Không đâu trên thế giới này người lạ lại được đối xử tốt thế. Bạn bước đi trên phố và bạn gặp một anh chàng ăn vận trang nhã với nhiều đô la. Anh ta ngả mũ chào và mỉm cười với bạn, và bạn cùng nói chuyện. Anh ta mời bạn vào chiếc xe lớn của anh ta, và chỉ cho bạn xem thành phố. Anh ta chiêu đãi bạn bữa tối ngon lành, rồi đưa bạn tới nhà hát. Bạn có nhiều thức ăn ngon và đầy đồ uống, và anh ta mời bạn về nhà anh ta và bạn ngủ ngon lành cả đêm. Sáng hôm sau...
'Cái gì, Nasruddin,' một thính giả nói, 'tất cả điều này thực sự xảy ra cho anh chứ?'
'Không, không đích xác thế, nhưng nó tất cả đã xảy ra cho vợ tôi,' Nasruddin nói.
Học thuyết là cái đã xảy ra cho ai đó khác. Bạn đã nghe nói về nó. Nó đã không xảy ra cho bạn - nó được vay mượn, bẩn, xấu. Siddhanta mới trong trắng.
Học thuyết là mãi dâm. Nó đã đi qua nhiều tâm trí, qua tay nhiều người. Nó giống như tiền bẩn; nó cứ thay đổi chủ nhân. Siddhanta là cái gì đó tuyệt đối tươi tắn. Nó chưa bao giờ xảy ra trước đây, nó sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa. Nóđã xảy ra cho bạn. Siddhanta mang tính cá nhân sâu sắc, nó là tầm nhìn cá nhân về thực tại.
Điều đã xảy ra cho Phật là siddhanta - điều các Phật tử đề xuất là học thuyết. Điều đã xảy ra cho Christ là siddhanta - điều người Ki tô giáo nói tới là học thuyết. Điều đã xảy ra cho Krishna là siddhanta điều người Hindu cứ ba hoa là học thuyết. Điều tôi đang nói với bạn là siddhanta - nếu bạn đi và lặp lại điều đó, nó sẽ là học thuyết. Đó là lí do tại sao tôi nói đó là việc chọn từ rất không may để đặt vào mồm Phật.
Học thuyết của ta là để suy nghĩ... Không, để nó là: Siddhanta của ta là để suy nghĩ, việc nhận ra của ta là để suy nghĩ, hiểu biết riêng của ta là để suy nghĩ... Ông ấy không đề nghị một lí thuyết, ông ấy đơn giản diễn đạt một kinh nghiệm.
Thêm vài điều nữa trước khi chúng ta đi vào trong lời kinh này.
Siddhanta theo chính bản chất của nó mang tính ngược đời - nó phải như thế, bởi vì cuộc sống mang tính ngược đời. Nếu bạn thực sự đã kinh nghiệm điều đó, thế thì bất kì điều gì bạn thấy và nói cũng đều sẽ mang tính ngược đời. Cuộc sống bao gồm những mâu thuẫn. Chúng ta gọi chúng là mâu thuẫn; cuộc sống không gọi chúng là mâu thuẫn. Chúng là những phần bù. Ngày và đêm nhảy múa cùng nhau, yêu và ghét đi tay trong tay. Chúng ta gọi chúng là mâu thuẫn - trong cuộc sống chúng không phải vậy. Cuộc sống là lớn lao và bao la, mênh mông. Nó bao hàm tất cả mọi mâu thuẫn vào trong nó; chúng là các phần bù.
Khi một người đã nhận ra, bất kì điều gì người đó nói cũng đều sẽ có hương vị của ngược đời. Đó là lí do tại sao tất cả các khẳng định tôn giáo vĩ đại đều mang tính ngược đời. Chúng có thể ở trong Vedas, trong Upanishads, trong Koran, trong Kinh Thánh, trong Đạo Đức Kinh. Bất kì nơi đâu, bất kì khi nào bạn tìm thấy chân lí, bạn sẽ thấy nó mang tính ngược đời - bởi vì chân lí phải mang tính toàn bộ; tính toàn bộ là tính ngược đời.
Học thuyết không bao giờ mang tính ngược đời, học thuyết cực kì nhất quán - bởi vì học thuyết không lo nghĩ về thực tại. Học thuyết lo nghĩ về việc nhất quán. Nó không biết tới thực tại. Nó là trò chơi tâm trí, và tâm trí lại rất, rất logic. Và tâm trí nói đừng cho phép mâu thuẫn nào trong nó. Tâm trí nói nếu bạn nói về ánh sáng thế thì đừng nói về bóng tối bởi vì điều đó sẽ không nhất quán. Quên bóng tối đi. Tâm trí cố gắng chứng minh rằng cuộc sống là không mâu thuẫn, bởi vì đó là chọn lựa của tâm trí.
Tâm trí rất sợ mâu thuẫn, trở nên rất lung lay khi nó bắt gặp mâu thuẫn. Nó khăng khăng vào hình mẫu riêng của nó. Tâm trí mang tính logic, cuộc sống thì không. Cho nên nếu bạn tìm thấy cái gì đó rất logic, hãy đề phòng - cái gì đó phải sai trong nó. Nó phải không là một phần của cuộc sống, nó phải là nhân tạo.
Mọi thứ do thượng đế làm đều mâu thuẫn. Đó là lí do tại sao mọi người cứ tranh cãi về thượng đế. Tại sao, nếu ông ấy yêu con người nhiều thế, thì tại sao ông ấy lại tạo ra cái chết? Tâm trí thấy rất khó chấp nhận ý tưởng rằng Thượng đế đã tạo ra cuộc sống cũng tạo ra cái chết. Nếu đấy là tuỳ ở bạn, nếu như bạn là người làm ra thế giới này, nếu tâm trí mà là đấng sáng tạo, thế thì bạn sẽ chẳng bao giờ làm điều đó.
Nhưng nghĩ về cuộc sống mà không tồn tại cái chết xem. Nó sẽ cực kì chán. Nó sẽ tẻ ngắt. Cứ nghĩ mà xem - nếu cái chết mà không thể được, thế thì bạn sẽ liên tục trong địa ngục. Nếu tâm trí đã tạo ra thế giới này, thế thì chắc sẽ chỉ có yêu, không có ghét. Những nghĩ về một thế giới chỉ yêu tồn tại. Thế thì nó sẽ quá dịu ngọt - dịu ngọt tới độ phát buồn nôn. Nó sẽ mất tất cả các hương vị, nó sẽ mất tất cả mọi mầu sắc, nó sẽ tẻ nhạt. Yêu là đẹp bởi vì có khả năng của ghét.
Nếu tâm trí mà tạo ra thế giới này hay Aristotle được yêu cầu tạo ra thế giới này, thế thì sẽ chỉ có ngày, không có đêm; chỉ công việc, không chơi đùa. Thế thì nghĩ điều gì sẽ xảy ra. Thượng đế trong từ bi của mình không bao giờ nhận lời khuyên nào từ Aristotle. Và có thể đó là lí do để ngài đã tạo ra con người vào phút chót. Trước hết ngài tạo ra những thứ khác - bằng không thì con người sẽ bắt đầu cho lời khuyên.
Đó đã từng là vấn đề - tại sao ngài đã tạo ra con người vào phút chót? Trước hết ngài tạo ra cây cối và trái đất và bầu trời và các vì sao và con vật và chim chóc và cái toàn thể - thế rồi ngài chờ đợi và chờ đợi. Thế rồi ngài tạo ra con người. Và ban đầu ngài tạo ra đàn ông, rồi ngài tạo ra đàn bà. Bởi vì đàn ông, chỉ vì lễ phép, có thể đã giữ yên tĩnh, nhưng đàn bà không thể giữ yên tĩnh được. Ngài phải đã sợ. Không tạo ra con người vội bằng không thì con người sẽ bắt đầu cho lời khuyên - làm cái này, không làm cái kia. Và với đàn bà ngài đợi tới cuối cùng. Và vì ngài đã tạo ra đàn bà nên ngài đã biến mất - bằng không thì đàn bà sẽ chì chiết ngài đến chết.
Một nhà công nghiệp lớn đã nói với tôi rằng với nhà máy mới của ông ta thì mọi thứ đều đã được lập kế hoạch, đã được thoả thuận. Các kĩ sư, kiến trúc sư, nhà lập kế hoạch, họ đã làm mọi thứ và mọi thứ đều đã được thoả thuận. Nhưng thế rồi tôi hỏi, 'Sao ông cứ lặp đi lặp lại mãi rằng mọi thứ đã được thoả thuận? Có điều gì đó đi sai chẳng?'
Ông ta nói, 'Thế rồi tôi về nhà và nói về điều đó cho vợ tôi - và bị kết thúc. Bây giờ cô ấy gợi ý những điều sẽ làm thay đổi toàn thể ý tưởng. Và nếu tôi không làm điều đó bây giờ, thế thì nó sẽ là vấn đề thường xuyên cho cả đời tôi. Cô ấy sẽ chì chiết tôi đến chết.'
Nếu như Aristotle mà được yêu cầu tạo ra thế giới, hay giúp cho thế giới được tạo ra, thế thì thế giới này đã tuyệt đối nhất quán rồi - tuyệt đối nhất quán. Nhưng thế thì nó đã là một thế giới của khổ và địa ngục. Cuộc sống là đẹp bởi vì có mâu thuẫn. Việc là đẹp bởi vì có chơi. Việc nghĩa là bạn đang làm cái gì đó để được cái gì đó từ nó. Chơi nghĩa là bạn đơn giản làm nó vì riêng nó mà thôi.
Không, Aristotle sẽ không cho phép điều đó. Plato sẽ không cho phép điều đó. Trong cuốn Republic (Cộng hoà) của mình, Plato nói sẽ không có khả năng nào cho bất kì nhà thơ nào; chúng ta sẽ không cho phép họ. Họ là những người nguy hiểm, họ đem mâu thuẫn vào thế giới - nhà thơ, họ là những tay mơ. Và họ nói theo cách mơ hồ, mông lung. Bạn không thể làm được gì từ điều đó - điều họ nói, điều họ ngụ ý. Trong thế giới của Plato, trong cuốn Republic của ông ấy, nhà logic, triết gia sẽ là vua; họ sẽ quyết định.
Điều đó chưa xảy ra, chỉ vài điều như thế đã xảy ra. Chẳng hạn, nước Nga Xô viết mang tính Plato nhiều hơn, Trung Quốc mang tính Plato nhiều hơn. Hai nước này được cai trị bởi logic. Bạn không thể tìm thấy nhiều người khổ hơn ở bất kì nơi nào khác. Được nuôi nấng tốt, có chỗ ở tốt - bởi vì logic là kẻ thu xếp vĩ đại về mọi thứ; mọi thứ đều được thu xếp - chỉ cuộc sống là thiếu. Bằng cách nào đó con người không hạnh phúc, bởi vì con người không thể sống bằng mỗi bánh mì. Bạn cần cái đối lập nữa. Cả ngày bạn làm việc, đến đêm bạn nghỉ ngơi. Bạn cần bóng tối nữa.
Học thuyết là phát biểu logic về một lí thuyết, và logic lại giống như người không kiên định - nó cứ thay đổi mầu sắc của nó, nó không đáng tin cậy. Nó không đáng tin cậy bởi vì nó không dựa vào thực tại. Nó không chịu trách nhiệm bởi vì nó không dựa vào thực tại. Nó là không thực bởi vì nó là chân lí bộ phận. Nhớ lấy, chân lí bộ phận không thật hơn phi chân lí toàn bộ. Bởi vì chân lí bộ phận cho cảm giác của việc là đúng. Nó chỉ là nửa đúng thôi và chẳng cái gì có thể nửa đúng được. Hoặc nó là đúng hoặc nó là không đúng. Nửa chân lí là tuyệt đối không đúng, nhưng logic lại cho nó cảm giác rằng nó là đúng; ít nhất theo cách hướng tới chân lí. Nó thậm chí không trên con đường hướng tới chân lí.
Và nhà logic cứ làm trò nhào lộn, họ cứ thay đổi quan điểm, bởi vì thực tế họ đã không đi tới cái gì thực sự là thực cả, chỉ tâm trí của họ chơi trò chơi thôi. Hôm nay trò chơi này, hôm khác trò chơi khác; họ cứ thay đổi hoài. Họ vẫn còn nhất quán - nhất quán với chuỗi suy nghĩ riêng của họ, nhưng bất nhất với thực tại.
Tôi đã nghe:
'Khó mà giải thích được tiến trình logic sẽ làm gì cho tư duy con người, nhưng để bố minh hoạ cho,' Mulla Nasruddin nói với con mình. 'Giả sử hai người bước ra từ ống khói. Một người sạch, người kia bẩn. Người nào sẽ phải tắm?'
'Người bẩn, đương nhiên rồi,' đứa con trả lời. 'Nhớ lấy,' Nasruddin mắng, 'rằng người sạch nhìn người bẩn và thấy anh ta bẩn làm sao, và ngược lại.'
'Bây giờ con hiểu điều đó rồi, bố ạ,' đứa trẻ trả lời. 'Người sạch, thấy bạn đồng hành bẩn của mình, kết luận là mình cũng bẩn. Thế là anh ta đi tắm. Bây giờ con đúng chứ?'
'Sai toét,' Nasruddin lãnh đạm nói. 'Logic dạy chúng ta điều này - làm sao hai người cùng ra khỏi ống khói mà một người sạch một người bẩn được?'
Một khi bạn bắt đầu chơi trò chơi của logic thì không có kết thúc cho nó, và bạn sẽ không bao giờ thắng cả. Nhà logic bao giờ cũng thắng. Nhà logic bao giờ cũng thắng vì bạn bao giờ cũng có thể tìm ra cách. Và bạn chẳng có gì để so sánh, bạn không có thực tại. Đó là lí do tại sao nhiều triết lí thế tồn tại, và tất cả các triết lí đều đối lập nhau; và không một kết luận nào đã được đạt tới.
Trong nhiều thế kỉ, gần năm nghìn năm, con người đã tranh cãi; con người đã không làm nhiều gì mấy mà chỉ tranh cãi. Hàng nghìn triết lí đã được tạo ra, logic rất nét và rõ ràng. Nếu bạn đọc triết gia này bạn sẽ bị thuyết phục. Nếu bạn đọc người đối lập ông ấy bạn sẽ bị thuyết phục. Đọc người thứ ba, bạn sẽ bị thuyết phục - và bạn sẽ lâm vào đống lộn xộn. Dần dần bạn sẽ bị thuyết phục bởi tất cả và bạn sẽ điên, bởi vì bạn sẽ không biết cái gì là đúng. Họ tất cả đều sai bởi vì cách tiếp cận logic là sai.
Có hai cách để biết tới thực tại. Một là: nhắm mắt lại và nghĩ về nó. Tôi gọi nó là 'chủ nghĩa về'. Nó bao giờ cũng về và về, nó chưa bao giờ đi trực tiếp cả. Bạn cứ khua quanh bụi cây. Bạn chẳng bao giờ khua đích xác vào bụi cây - chỉ loanh quanh. Bạn chưa bao giờ thấm nhuần vào trung tâm của vấn đề, bạn đơn giản đi vòng tròn xung quanh. Nó là trò vòng quay ngựa gỗ. Bạn có thể thích thú nó - các nhà logic thích thú lắm. Đi tới với một lí thuyết mới sao hay thế, cái giải thích được mọi thứ - nhưng nó chỉ ở trong tâm trí. Bạn nhắm mắt lại, ngồi trên ghế và nghĩ ngợi. Điều này sẽ không cho bạn thực tại đâu.
Thực tại đã có đó rồi, bạn phải đừng nghĩ về nó. Bạn phải cho phép nó. Bạn phải vứt bỏ mọi suy nghĩ để cho bạn có thể thấy cái là chân lí, để cho bạn có thể thấy cái đang đó. Nếu bạn cứ suy nghĩ thì bạn không thể thấy được cái đang đó. Điều đó là không thể được. Ý nghĩ của bạn sẽ tạo ra làn khói quanh bạn. Tâm thức của bạn sẽ bị bao phủ bởi làn khói này, mắt bạn sẽ không có sáng tỏ, bạn sẽ không có nhạy cảm. Và bạn sẽ liên tục tìm và kiếm các ý tưởng riêng của mình, áp đặt chúng, phóng chiếu chúng lên thực tại. Bạn sẽ không cho thực tại cơ hội để hiển lộ bản thân nó.
Học thuyết được đạt tới qua suy nghĩ logic. Học thuyết tới qua quá trình của 'chủ nghĩa về'. Siddhanta được đạt tới không bởi việc nhắm mắt, không bởi việc suy nghĩ quá nhiều, mà bởi việc vứt bỏ suy nghĩ, toàn bộ; bằng việc mở mắt ra không định kiến nào, không quan niệm tiên thiên nào, và nhìn thẳng vào thực tại, đối diện thẳng với thực tại. Nó đã có đó rồi, nó chỉ cần bạn ở đó thôi.
Và khi bạn tuyệt đối không có ý nghĩ nào, tâm trí của bạn tĩnh lặng, kí ức của bạn tĩnh lặng, suy nghĩ của bạn đã hoàn toàn dừng hiện hữu, thế thì thực tại bùng phát, bùng nổ. Thế thì bạn trở thành người nhận. Thế thì siddhanta nảy sinh.
Siddhanta của ta là để suy nghĩ ý nghĩ không thể nghĩ được...
Điều đầu tiên, Phật nói, là suy nghĩ ý nghĩ không thể nghĩ được. Đó là một mâu thuẫn, một nghịch lí. Bây giờ, không nhà logic nào đã bao giờ thốt ra điều vô nghĩa thế. Chính chỗ đó bắt đầu vô nghĩa. Đó là lí do tại sao các nhà logic cứ nói rằng Phật, Jesus, Bồ đề đạt ma, Lão Tử, Zarathustra - những người này tất cả đều vô nghĩa. Tuyên bố của họ là vô nghĩa - bởi vì họ nói điều này và trong hơi kế tiếp họ mâu thuẫn lại. Bây giờ nhìn vào câu này: Siddhanta của ta là suy nghĩ ý nghĩ không thể nghĩ được...
Bây giờ ngay trong câu nhỏ này đã tuyệt đối mâu thuẫn - suy nghĩ về cái không thể nghĩ được. Làm sao bạn có thể nghĩ về cái không thể nghĩ được? Nếu nó thực sự là không thể nghĩ được thì bạn không thể nghĩ. Nếu bạn có thể nghĩ thế thì làm sao nó có thể lại là không thể nghĩ được? Đơn giản, phi logic - nhưng điều Phật ngụ ý phải được hiểu. Đừng vội vàng; đó là lí do tại sao tôi nói đi kiên nhẫn vào.
Khi ông ấy ngụ ý... khi ông ấy muốn nói điều gì đó, ông ấy ngụ ý điều đó. Ông ấy đang nói có cách để biết mọi thứ mà không suy nghĩ. Có cách để biết mọi thứ mà không có tâm trí. Có cách để nhìn thẳng vào thực tại, ngay lập tức, không dùng phương tiện ý nghĩ. Bạn có thể được nối với thực tại mà không có tác nhân tư duy nào - đó là điều ông ấy đang nói. Ông ấy đang nói rằng tâm trí có thể hoàn toàn dừng hoạt động của nó lại, hoàn toàn có thể vứt bỏ hoạt động của nó vậy mà vẫn hiện hữu - tĩnh lặng, một bình chứa - và nhìn vào thực tại. Nhưng bạn sẽ phải kinh nghiệm nó, chỉ thế thì bạn mới có khả năng hiểu được.
Đôi khi hãy thử nhìn. Ngồi bên cạnh bụi hồng, chỉ nhìn vào hoa hồng; không nghĩ, thậm chí không cho nó tên. Thậm chí không phân loại. Thậm chí không nói rằng đây là hoa hồng - bởi vì hoa hồng là hoa hồng là hoa hồng; dù bạn có gọi nó là hoa hồng hay cái gì đó khác cũng không tạo ra khác biệt gì. Cho nên đừng dán nhãn nó, đừng cho nó cái tên, đừng đem ngôn ngữ vào. Đừng đem bất kì biểu tượng nào vào, bởi vì biểu tượng là phương pháp làm giả thực tại.
Nếu bạn nói đây là hoa hồng, bạn đã bỏ lỡ rồi. Thế thì bạn đã đem vào kinh nghiệm quá khứ nào đó về hoa hồng khác, cái không có đây. Bây giờ mắt bạn đầy hoa hồng - từng luống hoa hồng. Trong cuộc đời mình bạn phải đã bắt gặp nhiều kiểu hoa hồng - trắng và đen và đỏ; tất cả những hoa bồng đó đang có đó trôi nổi trong mắt bạn. Bây giờ bạn bị chen chúc bởi kí ức quá khứ của mình. Và thế rồi, bên ngoài tất cả những kí ức đó là hoa hồng này, cái là thực. Bây giờ đám đông của cái không thực lại quá nhiều đến mức bạn không có khả năng đạt tới và chạm vào cái thực.
Khi Phật nói buông bỏ suy nghĩ ông ấy ngụ ý, đừng đem quá khứ vào. Phỏng có ích gì mà mang nó vào? Hoa hồng này ở đây, bạn ở đây. Cứ để cho nó là gặp gỡ sâu sắc, giao cảm, mối kết nối. Tan chảy một chút với hoa hồng này, để cho hoa hồng này tan chảy một chút vào trong bạn. Hoa hồng sẵn sàng chia sẻ hương thơm của nó, bạn cũng chia sẻ bản thể mình, tâm thức mình cùng nó.
Có cái bắt tay với thực tại đi. Có chút ít nhảy múa với hoa hồng này... nhảy múa trong gió. Bạn cũng chuyển động, hiện hữu, nhìn, cảm, nhắm mắt lại, ngửi, sờ, uống. Hiện tượng đẹp này đang đối diện với bạn... đừng đi đây đó - ở cùng với nó. Không còn bên phải và bên trái, chỉ đi thẳng như mũi tên hướng tới đích. Nếu bạn đem lời, đem ngôn ngữ vào, bạn đem xã hội vào, bạn đem quá khứ vào, bạn đem người khác vào.
Tennyson đã nói điều gì đó về hoa hồng. Shelley đã nói điều gì đó về hoa hồng. Shakespeare đã nói điều gì đó về hoa hồng, hay Kalidas. Một khi bạn mang ngôn ngữ vào, Shakespeare và Kalidas và Bhavabhuti và Shelley và Keats - họ tất cả đều đang đứng đó. Bây giờ bạn quá đầy các ý tưởng của riêng mình, bây giờ bạn đang trong đám đông, mất hút. Bạn sẽ không có khả năng thấy chân lí đơn giản.
Chân lí đơn giản thế. Vâng, nó cũng giống như hoa hồng ngay trước bạn. Nó hoàn toàn có đó. Sao phải đi đâu đó khác? Sao không đi vào trong thực tại này? Sao phải đi và tìm quá khứ và tương lai? Đừng nói hoa hồng này đẹp, bởi vì hoa hồng này không cần lời khen từ bạn. Cứ để nó là một cảm giác. Hoa hồng này không hiểu ngôn ngữ loài người, cho nên sao lại bối rối về hoa hồng này? Sao lại nói nó là đẹp? Bởi vì hoa hồng này chẳng biết gì về cái đẹp và chẳng biết gì về cái xấu.
Với hoa hồng này, cuộc sống không bị phân chia và chia chẻ; hoa hồng này không bị tinh thần phân liệt. Hoa hồng này đơn giản có đó, không có ý tưởng nào về đẹp là gì và xấu là gì. Đừng gọi nó là đẹp. Khi bạn gọi nó là đẹp thì bạn đã mang vào một khái niệm. Tâm trí đã bắt đầu hoạt động. Bây giờ, bạn có thể có chút ít kinh nghiệm về hoa hồng, nhưng nó sẽ không đúng - tâm trí bạn sẽ là việc bóp méo. Bạn sẽ nghĩ về hoa hồng này như đại diện cho tất cả các hoa hồng khác.
Plato nói rằng mọi thứ thực đều chỉ là đại diện cho cái gì đó lí tưởng. Plato nói rằng với thượng đế tồn tại ý tưởng về hoa hồng - cái đó là thực. Ý tưởng về hoa hồng là thực và hoa hồng này chỉ là sự phản chiếu của ý tưởng đó. Điều này là vô nghĩa, điều này thực sự ngớ ngẩn.
Hoa hồng này tồn tại ở đây bây giờ cùng thượng đế. Không có ý tưởng nào trong tâm trí của thượng đế. Thượng đế không có tâm trí như vậy. Thượng đế hiện hữu mà không có tâm trí. Thượng đế không phải là người, và thượng đế đã không được huấn luyện bởi bất kì cha mẹ nào, và thượng đế đã không được giáo dục bởi bất kì đại học nào. Thượng đế đã không bị ước định. Không có ý tưởng trong tâm trí của thượng đế - và hoa hồng này là hoa hồng thực. Thượng đế tồn tại cùng với hoa hồng này và hoa hồng này tồn tại cùng thượng đế, và thượng đế không có rào chắn với hoa hồng này, không rào chắn tâm trí.
Nhưng với Plato, thực tại là không thực còn ý tưởng mới là thực. Với Phật nó chính là điều đối lập lại: thực tại là thực còn ý tưởng là không thực. Nếu bạn theo Plato, bạn sẽ trở thành triết gia. Nếu bạn theo Phật bạn sẽ trở thành người tôn giáo. Tôn giáo không phải là triết lí, tôn giáo là kinh nghiệm.
Cho nên thử điều đó đi. Đôi khi cho phép vô trí của bạn hoạt động. Đôi khi đẩy mọi suy nghĩ của bạn sang bên. Đôi khi để thực tại thấm vào bạn. Đôi khi để có phúc lành từ thực tại. Cho phép nó chuyển thông điệp của nó cho bạn. Nhưng chúng ta cứ sống trong lời, và chúng ta chú ý quá nhiều tới lời.
Tôi có một thầy giáo ở đại học và chúng tôi hay đi dạo cùng nhau. Sau vài ngày tôi nói, 'Em sẽ không tới nữa. Tốt hơn cả là em nên tự đi một mình.'
Thầy nói, 'Sao thế?' Bởi vì thầy quá bị ám ảnh với các cái tên. Mọi cây thầy thấy thì thầy phải nói nó thuộc vào loài gì. Mọi hoa - nó chứa gì, lịch sử của nó. Nếu thầy nhìn hoa hồng, thầy sẽ không nhìn vào hoa hồng đâu, thầy sẽ nhìn vào toàn thể lịch sử của hoa hồng: nó tới từ Iran như thế nào, vào thế kỉ nào, ai đem nó tới Ấn Độ - nó không phải là hoa Ấn Độ.
Bây giờ, thầy sẽ không bao giờ nhìn vào hoa cả, và tôi cứ phải kéo thầy lại mãi - 'Hoa này là đủ rồi. Vấn đề là gì? Hoa không có lịch sử, chỉ con người mới có. Hoa này không bận tâm liệu nó bắt nguồn từ Iran hay từ Ấn Độ. Hoa này không có ý tưởng về quá khứ nào, nó sống ngay ở đây bây giờ. Nó không là Hindu không là Mô ha mét giáo, không là Ấn Độ không là Iran. Nó đơn giản có đó. Nó thậm chí không phải là hoa hồng!'
Nhưng điều đó lại là khó cho thầy. Bất kì con chim nào thầy trông thấy thầy sẽ nói, 'Đợi chút, để tôi xem. Đây là loài chim gì? Nó từ đâu tới? Nó có tới từ Siberia không? Hay từ Trung Á? Hay nó là con chim Himalaya?' Sau vài ngày tôi nói, 'Em xin lỗi thầy. Thầy đi một mình đi. Bởi vì em không quan tâm việc con chim này đã từ đâu tới. Con chim này ở đây, nó là đủ. Em không quan tâm tới việc giải thích khoa học, lịch sử.'
Giải thích, với vài người, gần như là bệnh. Qua việc giải thích của mình họ cố gắng giải thích cho mọi điều. Họ bị ám ảnh với lời giải thích. Họ cho rằng nếu họ có thể gọi tên một vật, đánh nhãn cho một vật, thì họ biết nó. Họ rất không thoải mái chừng nào họ còn chưa thể đánh nhãn cho một vật, biết một vật qua cái tên, phân loại nó, phân ngăn cho nó - chừng nào họ còn chưa làm điều đó thì họ rất không thoải mái. Dường như là một điều nào đó đang làm chướng mắt họ - sao mày ở đấy mà lại không có phân loại nào? Một khi họ đã phân loại được nó, phân ngăn được nó, dán nhãn lên nó, thế thì họ mới thoải mái. Họ đã biết nó. Họ được kết thúc với vật này.
Tôi đã nghe:
Sau thế chiến thứ hai một lính Đức hãm hiếp một người đàn bà Pháp và bảo cô ấy, 'Trong chín tháng cô sẽ có đứa con - cô có thể gọi nó là Adolf Hitler.' Với điều đó người đàn bà Pháp đáp lại, 'Trong chín ngày ông sẽ bị phát ban - ông có thể gọi nó là bệnh sởi.'
Nhưng bằng việc gọi tên, nó chẳng thay đổi gì cả. Điều bạn gọi là tuyệt đối không liên quan. Bất kì cái gì đang đấy, thì vẫn đang đấy! Bằng việc bạn cho nó cái tên nó chẳng bao giờ thay đổi cả. Nhưng với bạn thì nó thay đổi. Chỉ bởi việc cho cái tên, thực tại trở thành khác với bạn.
Chuyện xảy ra:
Một con sư tử và một con lừa thoả thuận cùng đi săn. Ngay lúc đó chúng đi tới một cái hang nơi ở của nhiều con dê hoang. Sư tử chiếm vị trí cửa hang còn lừa, đi vào bên trong, đá và kêu be be rầm rĩ và làm cực kì om sòm để dọa lũ dê chui ra. Khi sư tử đã bắt được nhiều dê, lừa chui ra và hỏi sư tử liệu nó có phải đã làm việc cao quý và lùa đàn dê ra đúng không.
'Đúng thật đấy,' sư tử nói. 'Và tôi đảm bảo với ông, ông chắc đã làm cả tôi cũng hoảng nữa nếu như tôi mà không biết ông là lừa.'
Điều đó có thể tạo ra khác biệt cho bạn bằng việc gọi các tên, nhưng nó không tạo khác biệt gì cho thực tại. Nó có thể tạo ra khác biệt cho bạn bởi vì bạn sống bị bao quanh bởi ngôn ngữ của mình, khái niệm, việc nói ra lời. Bạn lập tức cứ dịch mọi thứ thành ngôn ngữ.
Bỏ ngôn ngữ trong bạn - đó là điều Phật ngụ ý. Tự mình khử bỏ tâm trí, tự mình tháo dỡ - đó là điều Phật ngụ ý. Bằng không thì bạn sẽ không bao giờ biết cái gì là đúng.
Siddhanta của ta là để suy nghĩ ý nghĩ không thể nghĩ được.
Mọi suy nghĩ đều mang tính lặp lại, mọi suy nghĩ đều mang tính máy móc. Bạn có thể cứ nhai đi nhai lại cùng một điều lặp đi lặp lại mãi, nhưng chẳng cái gì mới đã bao giờ nảy sinh ra từ việc suy nghĩ. Suy nghĩ là cũ rích, mục nát. Nó là đồ đồng nát.
Bạn không thể nghĩ được về thực tại bởi vì mọi khoảnh khắc đều nguyên bản. Mọi khoảnh khắc nó đều mới tới mức nó chưa bao giờ giống thế trước đó. Nó tuyệt đối tươi tắn tới mức bạn sẽ phải biết nó. Không có cách khác để biết nó hơn là việc biết nó.
Cách duy nhất để biết yêu là yêu. Cách duy nhất để biết bơi là bơi. Cách duy nhất để biết thực tại là thành thực. Tâm trí làm cho bạn thành không thực. Tâm trí làm cho bạn thành quá nhiều như ý nghĩ - chất liệu tâm trí, lời, khái niệm, lí thuyết, triết lí, học thuyết, kinh sách, chủ nghĩa. Tâm trí không cho bạn cái thực, nó cho bạn chỉ những phản chiếu - và những phản chiếu đó cũng bị bóp méo.
Phật nói đạt tới sáng tỏ. Nhìn, hiện hữu đi. Và thế rồi bạn sẽ có khả năng nghĩ ý nghĩ mà không thể nghĩ được. Bạn sẽ có khả năng có cuộc gặp gỡ với thực tại, cuộc hẹn với thượng đế.
Ý nghĩ không thể nghĩ được - chỉ cái đó mới là suy nghĩ xứng đáng. Tất cả mọi cái khác đều chỉ phí hoài năng lượng sống.
để thực hành hành vi không làm được
Bạn không thể nghĩ được về thực tại. Không có cách nào nghĩ về nó cả. Mọi suy nghĩ đều được vay mượn. Không suy nghĩ nào đã bao giờ là nguyên bản.
Đây là điều Lão Tử gọi là vô vi. Hành động trong bất hành - lại một ngược đời khác. Nhưng siddhanta phải mang tính ngược đời thôi.
để thực hành hành vi không làm được
Thông thường chúng ta chỉ biết tới hành vi chúng ta có thể làm. Chúng ta bị bao quanh bởi việc làm của mình. Chúng ta không biết rằng có những điều ở bên ngoài việc làm của mình và vẫn đang xảy ra. Bạn được sinh ra. Bạn đã không trao việc sinh cho bản thân mình, nó đơn giản đã xảy ra, và nó không thể xảy ra theo cách tốt hơn. Bạn đang thở - nhưng bạn không thở như một hành động; nó đang xảy ra. Bạn có thể cố gắng ngừng nó và thế rồi bạn sẽ thấy bạn không thể ngừng được nó. Cho dù vài giây thôi bạn cũng không thể ngừng nó được; bạn sẽ phải thảnh thơi, bạn sẽ phải cho phép nó. Việc thở là cuộc sống. Nó đang xảy ra.
Tất cả mọi điều bản chất đều đang xảy ra, tất cả những cái không bản chất, không mang tính tồn tại, đều để được làm. Tất nhiên cửa hàng của bạn sẽ không hoạt động nếu bạn không quản lí nó. Tất nhiên bạn sẽ không trở thành thủ tướng hay tổng thống nếu bạn không tranh đấu vì nó. Không ai đã bao giờ trở thành thủ tướng mà không tranh đấu vì nó; không bạo hành bạn không thể trở thành thủ tướng được. Bạn sẽ phải cạnh tranh - cạnh tranh chẹn họng. Bạn sẽ phải tàn bạo. Bạn sẽ phải hung hăng. Bạn sẽ phải làm điều đó, chỉ thế thì nó mới có thể xảy ra. Tất cả mọi điều phụ thuộc vào việc làm của bạn đều ngẫu nhiên và tất cả những điều xảy ra không có bạn đều là bản chất.
Toàn thể mối quan tâm của tôn giáo là điều bản chất, thế giới của điều bản chất. Bạn có đó; không phải là bạn đã làm cho bản thân mình, bạn đơn giản có đó chẳng vì lí do gì. Bạn đã không kiếm được nó, nó không là gì của việc bạn làm cả. Nó là phúc lành, nó là món quà. Bạn có đó: sự tồn tại đã muốn bạn có đó, nó không phải là ý chí riêng của bạn.
Quan sát điều đó, hiểu điều đó đi. Khi một điều như cuộc sống - quý giá thế - có thể xảy ra mà không có việc làm của bạn, thế thì sao phải bận tâm? Thế thì cho phép ngày một nhiều chiều của việc xảy ra. Vứt ngày một nhiều việc làm đi. Làm chỉ cái dường như cần thật. Đừng bị bận tâm quá nhiều với việc làm.
Đó là nghĩa của một sannyasin. Chủ hộ, grihastha, là người đơn giản bị sở hữu bởi chiều làm việc. Người đó nghĩ rằng nếu người đó không làm, chẳng cái gì sẽ xảy ra. Người đó là người làm. Sannyasin là người biết rằng dù mình có định làm điều đó hay không, tất cả mọi điều là bản chất đều sẽ tiếp tục xảy ra. Điều không bản chất có thể biến mất, nhưng điều đó là không liên quan - nhưng điều bản chất sẽ tiếp tục.
Tình yêu là bản chất; tiền bạc là không bản chất. Sống động là bản chất; sống trong ngôi nhà lớn hay không là không bản chất. Được thoả mãn, được mãn nguyện là bản chất; xô đẩy, tham vọng, bao giờ cũng cố đạt tới đâu đó, cố biểu diễn, cố chứng minh rằng bạn là ai đó, là không bản chất. Mọi người sống chỉ theo hai chiều hướng: chiều hướng của người làm và chiều hướng của không người làm.
Phật nói: để thực hành hành vi không làm được...
Ông ấy nói thực hành điều đó. Ông ấy nói 'thực hành', bởi vì không có cách khác để nói điều đó. Từ 'thực hành' có vẻ giống như làm, đó là nghịch lí. Ông ấy nói, 'Làm điều không thể được làm.' Làm điều chỉ xảy ra. Cho phép, ông ấy ngụ ý - cho phép cái xảy ra, cho phép thượng đế có đó. Cho phép cuộc sống có đó, cho phép tình yêu có đó. Cho phép sự tồn tại xuyên thấu vào bạn, thấm vào bạn. Đừng tiếp tục là người làm.
Ông ấy không ngụ ý không làm gì cả. Ông ấy nói đừng nhấn mạnh nó. Có thể điều đó là cần thiết. Bạn phải lau sạch căn phòng của mình. Không có việc bạn làm điều đó, nó sẽ không xảy ra. Cho nên làm nó! - nhưng không bị ám ảnh bởi nó. Nó chỉ là phần nhỏ.
Phần lớn của cuộc sống, phần trung tâm của cuộc sống, nên giống như việc xảy ra. Như sét loé lên trong đám mây, thượng đế xảy ra cũng vậy. Như dòng sông cứ xô về đại dương và tan biến, tình yêu cũng xảy ra như vậy. Thiền cũng xảy ra như vậy - nó chẳng liên quan gì tới việc làm của bạn. Việc làm của bạn không phải là bản chất cho nó xảy ra. Nó có thể xảy ra khi bạn đang ngồi và không làm gì cả. Thực tế nó xảy ra chỉ thế thôi, khi bạn không làm gì cả và bạn ngồi. Tôi nhất định cho bạn làm nhiều điều như các phương pháp, nhưng nhấn mạnh chỉ là điều này - rằng bạn phải bị mệt nhoài, bằng không bạn sẽ không ngồi đâu.
Cứ dường như là bạn bảo đứa trẻ, 'Ngồi im trong góc phòng,' và nó không thể ngồi được; nó bồn chồn thế, nó đầy năng lượng thế. Nó muốn làm điều này điều nọ và chạy quanh. Cách tốt nhất là bảo nó đi bẩy vòng - chạy quanh nhà bẩy lần, quanh khối nhà - thế rồi quay lại. Thế thì không cần bạn bảo, nó sẽ ngồi im lặng.
Đó là toàn thể vấn đề của nhấn mạnh của tôi vào việc dành thời gian thực hiện thiền Động, thiền Kundalini, thiền Nataraj - để cho trong vài khoảnh khắc bạn có thể cho phép việc xảy ra. Bạn sẽ không đạt tới thiền bằng việc làm đâu, bạn sẽ đạt tới thiền chỉ bằng không làm. Và trong không làm điều thực sẽ xảy ra.
Điều thực không thể được tạo ra; nó bao giờ cũng xảy ra. Người ta phải nhạy cảm và cởi mở và mong manh. Nó rất tinh tế. Bạn không thể vồ được nó. Nó rất mảnh mai... ẻo lả tựa bông hoa. Bạn không thể vồ lấy nó được. Nếu bạn vồ lấy nó bạn sẽ phá huỷ nó. Bạn phải rất dịu dàng. Nó không phải là phần cứng, nó là phần mềm. Bạn phải thực sự dịu dàng, bạn phải mang nữ tính.
Phật nói: thực hành hành vi không làm được...
Đó là thông điệp của tất cả những người vĩ đại, người thực sự vĩ đại. Việc nhận ra vĩ đại nhất trên trái đất này đã từng là thế này: là chúng ta đang tạo ra quá nhiều ồn ào không cần thiết. Cái sẽ xảy ra thì sẽ xảy ra nếu chúng ta chờ đợi. Vào đúng mùa vụ, mùa màng; vào đúng mùa, có kết quả. Vào đúng mùa mọi thứ xảy ra. Nếu một người có thể học chỉ một điều - cách chờ đợi mang tính cầu nguyện - thì chẳng cần cái gì khác. Cực lạc là prasad, món quà của thượng đế.
Thử xem. Thực hành điều Phật nói đi. Ít nhất trong một giờ bạn trở thành không người làm. Ít nhất trong một giờ, sâu trong đêm, ngồi một mình. Không làm gì cả - thậm chí không tụng mật chú, thậm chí không thiền siêu việt. Không làm gì cả. Chỉ ngồi, nằm xuống, nhìn lên các vì sao. Điều đó nữa cũng phải không khó khăn. Nhìn rất dịu dàng. Đừng hội tụ; vẫn còn không hội tụ như việc chụp ảnh không hội tụ - mờ mịt, mờ ảo, không biết biên giới ở đâu. Vẫn còn im lặng trong bóng tối.
Nếu ý nghĩ tới cứ để chúng tới. Đừng tranh đấu với chúng. Chúng sẽ tới và chúng sẽ đi - bạn chỉ là người quan sát. Chúng tới hay chúng đi không phải là việc của bạn. Bạn là ai? Chúng tới không lời mời, chúng đi không xô đẩy. Chúng tới và đi, đó là lưu thông thường xuyên. Bạn chỉ ngồi bên đường và quan sát.
Khi tôi nói quan sát, đừng diễn giải sai tôi. Đừng làm việc quan sát thành nỗ lực. Bằng không mọi người trở nên rất cứng nhắc và họ bắt đầu quan sát theo cách rất cứng nhắc và căng thẳng. Họ lại bắt đầu làm việc. Điều tôi đang nói, hay điều Phật đang nói là - ở trong thái độ không làm, lười biếng.
Lười biếng, và xem điều xảy ra. Bạn sẽ ngạc nhiên. Một ngày nào đó - chỉ ngồi, chỉ ngồi thôi, không làm gì cả - một ngày nào đó, từ cội nguồn không biết nào đó, một tia sét, một phúc lành. Một ngày nào đó, vào khoảnh khắc nào đó, bỗng nhiên bạn được siêu việt lên. Bỗng nhiên bạn thấy yên tĩnh choàng xuống mình. Nó gần như mang tính vật lí.
Nếu một thiền nhân thực, một người có thể thảnh thơi, ngồi im lặng và cho phép, ngay cả ai đó không phải là thiền nhân cũng sẽ cảm thấy sự hiện diện - rằng cái gì đó đang xảy ra. Bạn có thể không có khả năng hình dung ra nó là gì; bạn có thể cảm thấy kì lạ hay chút ít sờ sợ, nhưng nếu bạn ngồi bên cạnh một thiền nhân...
Bây giờ, khó mà dùng đúng từ, bởi vì từ 'thiền nhân' lại cho ấn tượng dường như người đó đang làm điều gì đó - làm việc thiền. Nhớ đi nhớ lại - ngôn ngữ đã được những người không là thiền nhân phát triển, cho nên toàn thể ngôn ngữ, theo một cách tinh tế, là sai. Nó không thể diễn đạt được.
Khi ai đó đang ngồi đó, chỉ ngồi đó, giống như cái cây, như tảng đá, không làm gì cả, điều đó xảy ra: cái gì đó từ trên cao giáng xuống, thấm vào chính cốt lõi bản thể người đó. Ánh sáng tinh tế bao quanh người đó... vầng sáng, phúc lành có thể được cảm thấy quanh người đó - ngay cả bởi những người không biết thiền là gì. Ngay cả đi ngang qua bên cạnh, họ cũng sẽ cảm thấy tác động của điều đó. Phúc lành này đã được gọi là thượng đế.
Thượng đế không phải là người, đó là kinh nghiệm sâu sắc khi bạn không làm gì cả và sự tồn tại đơn giản tuôn chảy trong bạn... mênh mông của nó, phúc lành của nó, ân huệ của nó.
Bạn không làm gì cả, bạn thậm chí không trông đợi điều gì, bạn không chờ đợi điều gì. Bạn không có động cơ. Bạn chỉ ở đó như cây đứng trong gió, hay như tảng đá chỉ ngồi im lặng bên cạnh dòng sông. Hay giống như đám mây quấn quít quanh đỉnh núi - chỉ ở đó, không chuyển động theo cách riêng của mình.
Trong khoảnh khắc đó bạn không phải là cái ngã, trong khoảnh khắc đó bạn là vô ngã. Trong khoảnh khắc đó bạn không là tâm trí, bạn là vô trí. Trong khoảnh khắc đó bạn không có trung tâm. Trong khoảnh khắc đó bạn là mênh mông... bao la không biên giới - bỗng nhiên có tiếp xúc. Bỗng nhiên nó có đó! Bỗng nhiên bạn được hoàn thành, bỗng nhiên bạn được bao quanh bởi sự hiện diện không biết nào đó. Điều đó là rất bao la.
Đó là điều Phật nói: thực hành hành vi không làm được; để nói bài nói không diễn đạt được;
Và nếu bạn muốn nói điều gì đó, nói điều không thể được nói đi. Diễn đạt cái không thể diễn đạt được đi. Phỏng có ích gì mà nói điều có thể được nói? - bất kì ai cũng biết chúng, mọi người đều biết chúng. Nếu bạn thực sự muốn diễn đạt cái gì đó, diễn đạt cái không thể diễn đạt được.
Cách diễn đạt cái không thể diễn đạt được là gì? Nó có thể được diễn đạt chỉ qua việc hiện hữu. Lời là quá hạn hẹp. Nó chỉ có thể được diễn đạt bằng sự tồn tại của bạn, bằng sự hiện diện của bạn - trong bước đi của bạn, trong ngồi của bạn, trong đôi mắt bạn, trong điệu bộ của bạn, trong cái chạm của bạn, trong từ bi của bạn, trong tình yêu của bạn. Cách bạn hiện hữu - nó có thể được diễn đạt qua điều đó.
Phật nói, nhưng điều đó không phải rất bản chất. Điều bản chất hơn là hiện hữu của ông ấy, là ông ấy đang có đó. Qua việc nói của mình ông ấy cho phép bạn được sống cùng ông ấy. Việc nói chỉ là để thuyết phục bạn. Bởi vì sẽ khó cho bạn trong im lặng cùng vị Phật. Ông ấy phải nói, bởi vì nếu ông ấy nói bạn cảm thấy rằng mọi thứ đều tốt, bạn có thể nghe. Nếu ông ấy không nói làm sao bạn sẽ nghe được? Bạn không biết cách nghe khi không ai nói. Bạn không biết cách nghe điều không thể được diễn đạt.
Nhưng dần dần, sống quanh một thầy, một phật, một Jesus, dần dần bạn sẽ bắt đầu hấp thu tâm linh của người đó. Dần dần, mặc bạn, sẽ có những khoảnh khắc mà bạn sẽ thảnh thơi, và không chỉ điều ông ấy đang nói sẽ đạt tới trong tim bạn, mà điều ông ấy đang hiện hữu cũng sẽ thấm vào. Và với ông ấy toàn thể chiều hướng của việc xảy ra mở ra. Đó là nghĩa của satsang - ở trong hiện diện của thầy.
...và để được huấn luyện trong kỉ luật vượt ra ngoài kỉ luật.
Và Phật nói có kỉ luật mà không phải là kỉ luật. Thông thường chúng ta nghĩ về kỉ luật cứ dường như ai đó khác đang cố gắng áp kỉ luật cho bạn. Kỉ luật mang hàm nghĩa rất xấu - cứ dường như bạn đang bị ép vào kỉ luật, cứ dường như bạn chỉ vâng lời. Trung tâm đang áp kỉ luật lên bạn là ở ngoài bạn.
Phật nói đó không phải là kỉ luật đâu, đó là việc buông bỏ sự nô lệ. Hãy tự do, không cần phải theo kỉ luật từ bất kì nguồn bên ngoài nào. Trở nên tỉnh táo, để cho kỉ luật bên trong nảy sinh trong bạn. Trở nên có trách nhiệm, để cho bất kì điều gì bạn làm thì bạn làm với trật tự nào đó, hài hoà nào đó trong nó; để cho bản thể bạn không là sự hỗn loạn, để cho bản thể bạn không trong đống lộn xộn.
Cho nên có hai kiểu kỉ luật: một, kỉ luật có thể bị ép buộc từ bên ngoài. Đó là điều các chính khách cứ làm, các tu sĩ cứ làm, cha mẹ cứ làm. Và có một kỉ luật có thể được gợi lên trong bạn - điều đó có thể được thực hiện chỉ bởi các bậc thầy. Họ không áp đặt kỉ luật nào lên bạn, họ làm cho bạn đơn giản nhận biết hơn để cho bạn có thể tìm ra kỉ luật riêng của mình.
Mọi người tới tôi và họ hỏi, 'Sao thầy không cho chúng tôi kỉ luật nào đó? Ăn cái gì, không ăn cái gì. Khi nào dậy buổi sáng và khi nào đi ngủ.' Tôi không cho bạn những kỉ luật như vậy đâu, bởi vì bất kì kỉ luật nào tới từ bên ngoài cũng đều mang tính phá hoại.
Tôi cho bạn chỉ một kỉ luật thôi - điều Phật gọi là kỉ luật của cõi bên kia, kỉ luật của siêu việt.
Tôi cho bạn chỉ một kỉ luật và đó là kỉ luật của nhận biết. Nếu bạn nhận biết bạn sẽ thức dậy đúng lúc. Khi thân thể được nghỉ ngơi bạn sẽ dậy. Khi bạn nhận biết bạn sẽ ăn chỉ cái được cần, bạn sẽ ăn chỉ cái ít hại nhất cho bạn và cho người khác. Bạn sẽ ăn chỉ cái không dựa trên bạo hành. Nhưng nhận biết sẽ là nhân tố quyết định.
Bằng không bạn có thể bị ép buộc để trở nên vâng lời, nhưng sâu bên dưới bạn cứ mang tính nổi dậy. Tôi đã nghe một câu chuyện thời thế chiến thứ hai.
Một trung sĩ và một binh nhì bị buộc tội đá viên đại tá. Khi được hỏi về lời giải thích, viên trung sĩ đáp, 'Thế này, thưa ngài, viên đại tá đi quanh góc thì tôi đang tập thể dục chạy tới. Tôi chỉ đi đôi giày đế mềm, ông ấy đi giầy ống, và ông ấy dẫm lên ngón chân tôi. Tôi sợ bị đau, thưa ngài, tới mức tôi đã bất ngờ đá lên - và trước khi tôi nhận ra đó là ai, thưa ngài.'
'Tôi biết rồi,' viên sĩ quan trật tự nói. 'Thế về lính của anh thì sao?'
Với điều này viên binh nhì đáp, 'Tôi thấy viên trung sĩ đá viên đại tá, thưa ngài. Cho nên tôi tự nhủ mình, 'Chiến tranh chắc phải chấm dứt rồi, cho nên tôi cũng có thể đá'.'
Bất kì khi nào ai đó áp đặt kỉ luật lên bạn, sâu bên dưới bạn không bằng lòng, sâu bên dưới bạn chống lại nó. Bạn có thể tuân theo nó, nhưng bạn bao giờ cũng tuân một cách ngần ngại. Và đó là cách nó phải vậy, bởi vì thôi thúc sâu sắc nhất trong con người là vì tự do, vì moksha.
Được tự do là việc tìm kiếm. Suốt nhiều thế kỉ, trong hàng nghìn năm, trong nhiều kiếp sống, chúng ta đã từng tìm kiếm cách được tự do. Cho nên bất kì khi nào ai đó tới - cho dù là vì chính bạn, vì điều tốt cho riêng bạn - và áp đặt cái gì đó lên bạn, bạn vẫn chống lại. Điều đó chống lại bản tính con người, điều đó chống lại định mệnh con người.
Phật nói không có nhu cầu phải vâng lời ai đó khác; bạn phải tìm ra nhận biết riêng của mình - vâng theo nó. Nhận biết! - đó là kinh sách duy nhất. Nhận biết! - đó là người thầy duy nhất. Nhận biết! - và không cái gì có thể đi sai được. Nhận biết đem tới kỉ luật riêng của nó như cái bóng. Và thế thì kỉ luật này là đẹp. Thế thì nó không như cảnh nô lệ, thế thì nó giống như sự hài hoà. Thế thì nó không phải dường như bị ép buộc, thế thì nó là việc nở hoa từ bản thể riêng của bạn, việc nở hoa.
và để được huấn luyện trong kỉ luật vượt ra ngoài kỉ luật.
Mọi người thường tìm ai đó để bảo cho họ điều phải làm - bởi vì họ sợ tự do của mình, bởi vì họ không biết rằng họ có thể dựa vào cội nguồn riêng của họ, bởi vì họ không tự tin, bởi vì họ bao giờ cũng được ai đó khác bảo cho điều phải làm, cho nên họ đã trở nên bị nghiện với điều đó. Họ tìm kiếm hình ảnh người cha trong cả đời mình. Thượng đế của họ cũng là cha, không gì khác. Thượng đế đó là giả, chính là người cha. Và việc tìm kiếm hình ảnh người cha là phản cuộc sống.
Bạn phải học cách tự do khỏi mọi hình ảnh người cha. Bạn phải học cách là bản thân mình. Bạn phải học cách nhận biết và có trách nhiệm. Chỉ thế thì bạn mới bắt đầu lớn lên. Trưởng thành bao giờ cũng là trưởng thành hướng tới tự do. Chưa trưởng thành bao giờ cũng là một loại phụ thuộc và sợ tự do.
Đứa trẻ là phụ thuộc điều đó là được, điều đó có thể hiểu được. Nó bất lực. Nhưng tại sao cả đời bạn vẫn còn là đứa trẻ? Đó là cuộc cách mạng Phật đã đem vào trong thế giới. Ông ấy là một trong những nhà tư tưởng nổi dậy nhất của thế giới. Ông ấy ném bạn về với chính mình. Điều đó là nguy hiểm, nhưng ông ấy nhận nguy cơ đó. Và ông ấy nói rằng mọi người đều phải nhận lấy nguy cơ đó. Có mọi khả năng bạn có thể đi lạc lối - nhưng cuộc sống là rủi ro.
Đi lạc lối theo cách riêng của bạn còn tốt hơn là đi theo ai đó khác. Bị lạc mãi mãi và là bản thân mình còn tốt hơn là đạt tới cõi trời như bản sao, như kẻ bắt chước. Thế thì cõi trời của bạn sẽ không là gì ngoài nhà tù. Và nếu bạn đã chọn địa ngục riêng của mình theo cách riêng của mình, từ tự do của riêng mình, thì địa ngục của bạn cũng sẽ là cõi trời - bởi vì tự do là cõi trời.
Bây giờ bạn sẽ thấy khác biệt giữa Ki tô giáo và Phật giáo. Ki tô giáo nói Adam bị đuổi bởi vì anh ta đã không vâng lời thượng đế. Phật nói vâng theo mỗi bản thân mình, không có thượng đế khác để mà phải tuân theo. Ki tô giáo gọi không vâng lời là tội lỗi nguyên thuỷ, còn Phật gọi vâng lời là tội lỗi nguyên thuỷ. Khác biệt cực kì lớn. Phật là người giải thoát, Ki tô giáo đã tạo ra tù túng cho toàn thể nhân loại.
Giải thoát của Phật là thuần khiết. Ông ấy dạy bạn nổi dậy, nhưng nổi dậy của ông ấy không phải là nổi dậy chính trị. Ông ấy dạy bạn nổi dậy với trách nhiệm, với nhận biết. Nổi dậy của ông ấy không phải là phản ứng. Bạn có thể vâng lời, bạn có thể không vâng lời. Phật đang nói gì? Phật đang nói đừng vâng lời đừng không vâng lời - bởi vì không vâng lời lại là được ước định bởi ai đó khác. Bạn cứ làm điều gì đó bởi vì cha bạn nói không làm điều đó, nhưng ông ấy lại thao túng bạn theo cách tiêu cực. Bạn cứ làm điều gì đó bởi vì xã hội nói đừng làm điều đó, nhưng xã hội đang xác định điều bạn phải làm.
Phật nói nổi dậy không phải là phản ứng. Nó không là nô lệ không là phản ứng, không là vâng lời cũng không là không vâng lời. Nó là kỉ luật bên trong. Nó là kỉ luật, nó là trật tự vô cùng, nhưng nó tới từ cốt lõi bên trong của bạn. Bạn quyết định nó.
Chúng ta cứ đổ trách nhiệm lên người khác. Điều đó dễ dàng hơn. Bạn bao giờ cũng có thể nói rằng bố bạn nói làm điều đó, cho nên bạn đã làm nó - bạn không chịu trách nhiệm. Bạn bao giờ cũng có thể nói lãnh đạo đã nói phải làm điều đó, cho nên bạn đã làm - bạn không chịu trách nhiệm. Toàn thể đất nước định làm điều đó, định đi vào chiến tranh và giết hại các nước khác - bạn đã làm điều đó bởi vì bạn đơn giản vâng theo mệnh lệnh, bạn đơn giản vâng lời.
Khi các đồng sự của Adolf Hitler bị bắt sau thế chiến thứ hai, họ tất cả đều thú nhận trước toà rằng họ không có trách nhiệm, họ đơn giản tuân theo mệnh lệnh. Bất kì mệnh lệnh nào được trao cho, họ đều vâng theo. Nếu mệnh lệnh được trao, 'Giết một triệu người Do Thái!' thì họ giết. Họ đơn giản tuân theo mệnh lệnh, họ đơn giản vâng lời. Họ không chịu trách nhiệm.
Bây giờ nhìn và quan sát: bạn có thể đơn giản cố gắng tìm ra ai đó, người nói 'làm cái này', để cho bạn có thể đổ trách nhiệm lên người đó. Nhưng đây không phải là cách thức - đổ trách nhiệm lên bất kì ai khác. Cuộc sống là của bạn và trách nhiệm là của bạn.
Nếu bạn hiểu Phật, thế giới sẽ hoàn toàn khác. Thế thì không thể có thêm bất kì Hitler nào nữa, thế thì không thể có thêm chiến tranh nào nữa - bởi vì không thể có bất kì việc vâng theo từ bên ngoài, và mọi người có trách nhiệm sẽ nghĩ theo cách riêng của mình. Không phải 'người Hindu đang giết người Mô ha mét giáo, cho nên mình phải giết'; không phải 'người Mô ha mét giáo đang đốt đền chùa, cho nên tôi phải đốt bởi vì tôi là người Mô ha mét giáo.' Từng cá nhân nên trở thành ánh sáng lên bản thân mình, và người đó nên quyết định - không như người Mô ha mét giáo, không như người Ki tô giáo, không như người Ấn Độ, không như người Pakistan; người đó nên quyết định theo ý thức riêng của mình; không theo bất kì cái gì khác. Đây là điều Phật gọi là kỉ luật bên ngoài kỉ luật.
Đây là định nghĩa về người tôn giáo: Người suy nghĩ ý nghĩ không thể nghĩ được; người thực hành hành vi không thể làm được; người nói điều không thể diễn đạt được, không thể tả được; và người đó thực hành kỉ luật ở bên ngoài kỉ luật.
Những người hiểu điều này là gần; những người bị lẫn lộn là xa.
Nếu bốn điều này mà được hiểu, bạn là gần với chân lí. Nếu bạn không hiểu thế thì bạn ở xa với chân lí.
Đạo ở bên ngoài lời và việc diễn đạt, không bị giới hạn bởi bất kì cái gì trần tục. Mất cái nhìn về nó chỉ một li thôi hay mất nó trong một khoảnh khắc thôi, và chúng ta xa khỏi nó mãi mãi.
Những người hiểu điều đó là gần... Bây giờ để điều này là tiêu chí cho bạn - bạn có thể đánh giá. Để điều này là hòn đá thử cho trưởng thành của bạn. Nếu bạn cảm thấy bốn điều này đang xảy ra trong cuộc sống của mình - tuy nhiên, theo bất kì số lượng nào... có thể là số lượng rất nhỏ, nhưng nếu chúng đang xảy ra, thế thì bạn đang trên đường đúng. Nếu bạn đi xa khỏi bốn điều này, bạn đang đi xa khỏi con đường, khỏi pháp, khỏi Đạo.
Đạo ở bên ngoài lời và việc diễn đạt, không bị giới hạn bởi bất kì cái gì trần tục.
Chân lí tối thượng không bị giới hạn bởi bất kì cái gì mà bạn có thể thấy, cái bạn có thể sờ. Nó không phụ thuộc vào giác quan của bạn. Chân lí tối thượng không là vật chất, nó là phi vật chất. Nó không trần tục. Nó không thể bị bất kì cái gì gây ra. Đó là lí do tại sao nó không bao giờ có thể trở thành một phần của khoa học.
Bạn có thể trộn lẫn hydro và ô xi và bạn có thể tạo ra nước ở đó. Không có cách nào để tạo ra cực lạc theo cách đó. Không có cách nào để làm ra thượng đế theo cách đó. Không có cách nào để làm ra chân lí theo cách đó. Bạn có thể phá huỷ nước bằng việc phân tách hydro và ô xi, bạn có thể tạo ra nước bằng việc trộn lẫn hydro và ô xi, nhưng không có cách nào để phá huỷ chân lí hay để tạo ra nó. Nó là không được tạo ra.
Nó không phải là dây chuyền nhân quả. Bạn không thể tạo ra được nó; nó đã có đó rồi. Bạn không thể phá huỷ nó, bởi vì bạn là nó. Nó là chính cuộc sống này. Bạn chỉ có thể làm một điều thôi - hoặc là bạn có thể nhắm mắt lại với nó, hoặc là bạn có thể quên nó đi, bạn có thể trở nên tuyệt đối quên lãng về nó, hay bạn có thể nhớ, thấy, nhận ra.
Nếu bạn bị mất hút vào quá nhiều việc làm, tham vọng, giầu có, tiền bạc, danh vọng, quyền lực, thế thì bạn sẽ mất dấu vết của chân lí mà bao giờ cũng ở bên cạnh bạn - chỉ ngay góc kia thôi, chỉ trong tầm với - nhưng bạn đang quay lưng mình về nó.
Hay bạn có thể cho phép nó. Nếu bạn trở nên mang tính thiền thêm chút ít và ít tham vọng hơn, nếu bạn trở nên mang tính tôn giáo thêm chút ít và ít chính trị đi, nếu bạn trở nên thanh cao hơn chút ít và ít trần tục hơn, nếu bạn bắt đầu đi vào bên trong hơn đi ra bên ngoài, nếu bạn bắt đầu trở nên tỉnh táo hơn chút ít so với ngủ, nếu bạn đi ra khỏi trạng thái say sưa của mình, nếu bạn đem chút ít ánh sáng vào trong bản thể mình, thế thì... thế thì bạn sẽ ở gần, gần nhà. Bạn chưa bao giờ ở xa cả. Thế thì toàn thể cuộc sống của bạn sẽ được biến đổi, được siêu việt lên. Thế thì bạn sẽ sống theo cách hoàn toàn khác; một phẩm chất mới sẽ có đó trong cuộc sống của bạn mà không có gì liên quan tới việc làm của bạn, cái là món quà, là phúc lành.
Mất cái nhìn về nó chỉ một li thôi hay mất nó trong một khoảnh khắc thôi, và chúng ta xa khỏi nó mãi mãi.
Nhìn vào trong nó trong một khoảnh khắc thôi, lại gần nó cho dù một li, và nó là của bạn, và nó bao giờ cũng là của bạn.
Đây là nghịch lí của siddhanta. Đây không phải là học thuyết, đây là việc nhận ra của Phật. Ông ấy đơn giản cố gắng chia sẻ việc nhận ra của mình với bạn. Ông ấy không làm sâu sắc triết lí hay hệ thống các ý nghĩ. Ông ấy đơn giản chỉ tới mặt trăng, thực tại.
Đừng nhìn vào ngón tay đang trỏ của ông ấy, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ; bạn sẽ trở thành Phật tử. Nhìn vào trăng mà ngón tay này đang trỏ tới. Quên hoàn toàn ngón tay đi và nhìn vào trăng và bạn sẽ trở thành vị phật.
Đây là vấn đề mà nhân loại phải giải quyết. Trở thành người Ki tô giáo dễ hơn rất nhiều việc trở thành một Christ, trở thành một Phật tử dễ hơn rất nhiều việc trở thành vị phật, nhưng thực tại chỉ được biết tới bởi việc trở thành một Christ hay một Phật. Bằng việc trở thành người Ki tô giáo hay Phật tử bạn lại trở thành bản sao. Đừng xúc phạm bản thân mình theo cách đó. Có chút ít kính trọng bản thân mình đi. Đừng bao giờ là người Ki tô giáo và đừng bao giờ là Phật tử và đừng bao giờ là người Hindu. Là tâm thức không xác định, không bị chặn, không động cơ. Nếu bạn có thể làm được điều đó, tất cả những cái khác sẽ theo sau theo cách riêng của nó.
Nhận xét
Đăng nhận xét