Chương 9. Chân lí bên ngoài ảo thuật
Chương 9. Chân lí bên ngoài ảo thuật
Phật nói:
Nuôi một người tốt còn hơn nuôi trăm người xấu.
Nuôi một người gìn giữ năm giới luật của Phật còn hơn nuôi một nghìn người tốt.
Nuôi một dự lưu (tu đà hoàn) còn hơn nuôi mười nghìn người giữ năm giới luật của Phật.
Nuôi một nhất hoàn (tu đà hàm) còn hơn nuôi một triệu dự lưu.
Nuôi một bất hoàn (a na hàm) còn hơn nuôi mười triệu nhất hoàn.
Nuôi một a la hán còn hơn nuôi một trăm triệu bất hoàn.
Nuôi một duyên giác phật còn hơn nuôi một tỉ a la hán.
Nuôi một trong những chư phật của hiện tại hay quá khứ hay tương lai còn hơn nuôi mười tỉ duyên giác phật.
Nuôi một người vượt lên trên tri thức, vượt lên trên người một chiều, lên trên kỉ luật và chứng ngộ còn hơn nuôi một trăm tỉ chư phật của quá khứ, hiện tại hay tương lai.
Trước hết chúng ta nói chút ít về căn bệnh có tên là con người. Con người là bệnh tật bởi vì sâu bên dưới chính sự hiện hữu của con người bị chia chẻ, nó không phải là một. Do đó mới liên tục bệnh tật, bất ab, lo âu, hối tiếc, khổ sở. Tinh thần phân liệt là trạng thái bình thường của mọi sự. Không phải là vài người mới trở nên tinh thần phân liệt đâu: con người được sinh ra là đã tinh thần phân liệt rồi. Điều đó phải được hiểu.
Con người được sinh ra trong bất an, được sinh ra như việc không yên. Khi bạn đi vào bụng mẹ, khoảnh khắc đầu tiên của cuộc sống của bạn đã dựa trên hai bố mẹ, người mẹ và người bố. Chính sự bắt đầu của bạn đã bị phân chia nhị nguyên - nam/nữ, âm/dương, khẳng định/phủ định. Thống nhất đầu tiên của con người bạn đã dựa trên phân chia. Một nửa của bạn tới từ một cha mẹ, nửa kia tới từ cha mẹ khác. Từ ngay chính ban đầu bạn đã là hai.
Cho nên tinh thần phân liệt không phải là cái gì đó xảy ra cho vài người không may đâu, nó chính là trạng thái bình thường của mọi sự. Con người được sinh ra đã bị chia chẻ rồi, do đó liên tục có nhị nguyên, do dự, lưỡng lự. Bạn không thể quyết định được mình thực sự muốn là ai, bạn không thể quyết định được nơi nào để đi, bạn không thể chọn được giữa hai phương án, bạn vẫn còn nhập nhằng.
Bất kì điều gì bạn làm, một phần của bạn vẫn còn chống lại nó. Việc làm của bạn không bao giờ toàn bộ. Và một việc mà không toàn bộ thì không thể được làm trọn, và một việc được chọn chỉ bởi một phần của con người bạn chống lại phần kia, thì sẽ tạo ra rạn nứt ngày càng nhiều trong con người bạn. Điều này phải được hiểu.
Thống nhất là ở chỗ cuối cùng, không phải chỗ đầu tiên. Bạn có thể trở thành một con người nhất thể, bạn có thể trở thành bất nhị, bạn có thể đi tới yoga - yoga nghĩa là thống nhất, hợp nhất, tích hợp, cá nhân hoá - nhưng đó là ở chỗ cuối, không phải ở chỗ đầu. Lúc ban đầu là nhị nguyên, lúc ban đầu là phân chia, lúc ban đầu là bệnh tật.
Cho nên chừng nào bạn còn chưa hiểu điều đó và chưa nỗ lực biến đổi nó... Hội nhập còn chưa xảy ra đâu; nó đã xảy ra ở duy nhất một mức thôi - ở mức độ của thân thể. Ở mức độ của thân thể bạn đã trở thành một, mẹ bạn và bố bạn đã tan chảy - trên bình diện của thân thể. Bạn đã trở thành một thân thể. Từ hai thân thể một đơn vị mới đã nảy sinh, nhưng nó chỉ ở trên thân thể thôi, trong thân thể thôi, không sâu hơn thân thể. Sâu trong tâm trí mình bạn còn bị chia chẻ. Và nếu bạn còn bị chia chẻ trong tâm trí thì không có cách nào vượt ra ngoài tâm trí cả. Chỉ một tâm trí đã trở thành một đơn vị, được tích hợp, mới trở nên có khả năng vượt ra ngoài nó.
Lời kinh này của Phật cực kì có ý nghĩa. Một lời kinh rất đơn giản, nhưng đừng hiểu nó theo từng lời. Tất nhiên theo từng lời thì cũng đúng, nhưng nó là toàn thể tiến trình - cách trở thành một, cách tan biến cái hai ở mọi mức của con người bạn, từ mức thô sơ nhất tới mức tinh tế nhất, từ chu vi tới trung tâm... cách vứt bỏ đi mọi nhị nguyên và đi tới điểm bỗng nhiên bạn là một.
Điểm đó là mục đích của mọi tôn giáo, mục đích của mọi yoga, mục đích của mọi lời nguyện, mọi việc thiền, mục đích của Mô ha mét giáo, Ki tô giáo, Hindu giáo, Jaina giáo, Phật giáo - mục đích của tất cả mọi người tìm kiếm. Bởi vì một khi bạn đã trở thành một, khổ của bạn biến mất.
Khổ là bởi vì xung đột. Khổ là bởi vì ngôi nhà của bạn bị phân chia, khổ là vì bạn không là một, bạn là đám đông - cả nghìn lẻ một tiếng nói bên trong bạn kéo bạn và xô bạn đi theo đủ mọi đường và đủ mọi hướng.
Bạn là đống lộn xộn, hỗn độn. Thực là phép màu làm sao bạn xoay xở được mà không phát điên, bởi vì bạn đang sôi lên với điên khùng. Thực là phép màu làm sao bạn vẫn còn lành mạnh, làm sao bạn không bị mất hút trong đám đông này. Nhưng dù có bị mất hút hay không, bạn vẫn đang ngồi trên núi lửa có thể bùng phát bất kì lúc nào.
Nhớ lấy điều này: điên khùng không phải là cái gì đó xảy ra cho vài người không may đâu, điên khùng là cái gì đó mà mọi người đều có thể xảy ra. Điên khùng là cái gì đó bạn đang mang bên trong mình tựa như hạt mầm - nó có thể nhú ra bất kì lúc nào; nó chỉ chờ đợi đúng mùa vụ, đúng khí hậu, đúng cơ hội. Bất kì cái gì nhỏ bé cũng đều có thể khởi động nó và bạn - bạn đơn giản nổi đoá lên. Bạn nổi đoá bởi vì nền tảng của bạn bị chia chẻ. Có thể trở thành cái một được nhưng thế thì người ta phải rất nhận biết về toàn thể tình huống này.
Tôi đã nghe:
Mulla Nasruddin đi tới nhà tâm thần và hỏi liệu ông bác sĩ giỏi này có thể phân chia nhân cách của anh ta ra được không.
'Phân chia nhân cách của anh sao?' bác sĩ hỏi. 'Sao nhân danh trời anh muốn tôi làm điều như thế sao?'
'Bởi vì,' Mulla Nasruddin nói, 'tôi đơn độc thế. Bởi vì tôi cảm thấy cô đơn thế.'
Đừng cười điều đó. Có thể đó là lí do tại sao bạn chẳng bao giờ làm việc chăm chỉ để trở thành một đơn vị, bởi vì cái nhị nguyên này cho bạn người bạn đồng hành nào đó. Bạn có thể nói với bản thân mình, bạn có thể có đối thoại - mọi người đều có cuộc đối thoại, liên tục. Ngồi trong ghế, bạn làm gì khi bạn nhắm mắt lại? Đối thoại liên tục có đó. Bạn hỏi, rồi bạn trả lời, từ phía này, từ phía nọ.
Quan sát đối thoại này. Nếu đối thoại này dừng lại bạn sẽ không cảm thấy rất đơn độc sao? Bạn sẽ không cảm thấy rất một mình sao? Bạn sẽ không cảm thấy rất trống rỗng sao nếu đối thoại này dừng lại? Bạn sẽ không bỗng nhiên cảm thấy rằng tất cả mọi tiếng động đều đã biến mất đi sao? Bạn sẽ không trở nên hoảng sợ rằng chỉ có im lặng ở đó thôi sao?
Không, bạn cứ nuôi dưỡng đối thoại này. Bạn cứ giúp cho đối thoại này có đó. Hoặc là bạn đang nói với người khác, hoặc là nếu điều đó là không thể được bởi vì người khác không phải bao giờ cũng có sẵn, thế thì bạn đang nói với bản thân mình. Khi bạn thức bạn nói với người khác, khi bạn ngủ bạn nói với bản thân mình.
Mơ của bạn là gì? Một vở kịch mà bạn hành động bên trong bản thân mình để tạo ra xã hội, bởi vì bạn đơn độc thế. Trong giấc mơ bạn là đạo diễn, bạn là nhà viết truyện, bạn là diễn viên, bạn là màn ảnh và bạn là khán giả - một mình bạn, nhưng bạn tạo ra vở kịch hay. Cả ngày và cả đêm bạn đang làm gì? Nói với bản thân mình sao? Việc nói thường xuyên này, đối thoại thường xuyên này với bản thân mình - không chán sao?
Vâng, bạn có chán, bạn chán với bản thân mình, nhưng dầu vậy bạn đã chọn cái xấu nhỏ hơn - bạn cho rằng nếu đối thoại này dừng lại thì bạn thậm chí sẽ còn bị chán hơn. Ít nhất cũng có cái gì đó để nói, cái gì đó để làm ở bên trong. Bị bỏ lại một mình mà không có đối thoại bạn sẽ đơn giản bị mất hút. Đối thoại này giữ bạn còn chút ít sống động, thổn thức cùng cuộc sống. Mulla là phải. Anh ấy nói, 'Tôi cảm thấy đơn độc thế.'
Nhớ lấy, toàn thể nỗ lực của sadhana là để giúp cho bạn trở thành một mình, bởi vì chỉ khi bạn sẵn sàng trở thành một mình, khi bạn sẵn sàng rơi vào im lặng bên trong, khi bạn không còn níu bám lấy việc nói thường xuyên này, cuộc nói chuyện bên trong này, chỉ thế thì bạn mới có thể trở thành một đơn vị. Bởi vì việc nói chuyện thường xuyên này giúp bạn vẫn còn nhị nguyên, bị phân chia.
Mới đêm hôm nọ một sannyasin tới tôi và anh ấy nói rằng trong đêm thỉnh thoảng anh ấy ngã khỏi giường và chỉ đến sáng anh ta mới trở nên tỉnh táo. Rồi một hôm chuyện xảy ra là anh thấy mình ở xa giường tới ba mét. Cho nên điều gì đã xảy ra? Bây giờ anh ấy phải đi vào giấc mơ sâu rồi, ác mộng, và giấc mơ này phải sâu tới mức thậm chí anh ấy ngã khỏi giường... anh ấy thấy mình ở cách xa giường ba mét - điều đó nghĩa là giấc ngủ phải giống như cơn mê man.
Tôi hỏi anh ấy một điều: 'Bạn có nói quá nhiều trong ngày không?' Anh ấy nói, 'Không.' Thế thì điều đó giải thích cho việc này. Có hai kiểu người: người nói và người nghe, người N và người NG. Người nói nói cả ngày, thế rồi trong đêm họ phải nghe; thế thì họ đi nghe các bài nói tôn giáo hay cái gì đó - họ đi tới nhà thờ trong giấc mơ, tới tu sĩ trong giấc mơ. Cả ngày họ đã nói; người ta phải bù lại - họ nghe trong giấc mơ của mình. Những người phải nghe trong ban ngày, và đã trở thành người nghe, thì lại nói nhiều trong đêm; họ hét, họ nói những điều mà họ bao giờ cũng muốn nói nhưng họ không thể xoay xở nói được trong ngày - chẳng ai sẵn sàng nghe họ cả.
Chuyện xảy ra cho mọi người khi họ tới nhà phân tâm và nhà phân tâm nghe họ, kiên nhẫn, chăm chú - tất nhiên ông ấy phải nghe thôi bởi vì ông ấy được trả tiền về điều đó - giấc mơ của họ bắt đầu thay đổi. Việc nói của họ trong các giấc mơ dần dần bớt đi, phẩm chất của giấc mơ thay đổi, bởi vì bây giờ họ đã tìm ra ai đó nghe họ - họ đã trở thành người nói và họ đã tìm thấy một nhóm người nghe chăm chú. Giấc mơ của họ trở nên im lặng hơn, họ không nói và la hét trong đêm nữa. Đêm của họ im lặng hơn, thoải mái hơn.
Nhớ lấy, bất kì cái gì bạn bỏ lỡ ban ngày bạn sẽ làm trong giấc mơ của mình. Giấc mơ là phần bù, nó bù lại và làm đầy đủ bất kì cái gì còn chưa đầy đủ trong ngày. Nếu bạn là kẻ ăn xin ban ngày, vào ban đêm bạn sẽ mơ rằng bạn là hoàng đế. Nếu bạn là hoàng đế ban ngày, vào ban đêm bạn sẽ mở rằng bạn đã trở thành vị phật - kẻ ăn xin.
Đó là cách thức nó xảy ra. Phật đã được sinh ra trong cung điện của hoàng đế nhưng ông ấy đã bắt đầu mơ về việc trở thành kẻ ăn xin. Sau hai mươi năm ông ấy quay về nhà, đã chứng ngộ, bố ông ấy nói, 'Chấm dứt tất cả những cái vô nghĩa này đi! Con là con trai duy nhất của ta. Quay về đi, ta đợi con đấy. Toàn thể vương quốc này là của con. Và trong gia đình chúng ta chưa bao giờ có kẻ ăn xin cả.'
Phật cười và ông ấy nói, 'Có thể, thưa bố, trong gia đình của bố chưa bao giờ có kẻ ăn xin, nhưng khi có liên quan tới con, con đã mơ trong nhiều kiếp về việc trở thành kẻ ăn xin rồi.'
Khi bạn trở nên rất giầu bạn bắt đầu nghĩ rằng người nghèo phải sống trong đẹp đẽ vô cùng, được thảnh thơi. Khi bạn sống trong thành phố, đô thị đặc biệt lớn như Bombay hay Tokyo hay New York, bạn nghĩ làng mạc là đẹp. Hỏi dân làng xem. Họ đang khao khát tới Bombay, tới Tokyo, tới New York. Họ mơ. Khi bạn nghèo bạn mơ về người giầu, khi bạn giầu bạn mơ về người nghèo.
Quan sát mơ của bạn: chúng sẽ chỉ ra rằng cái gì đó thiếu ở ban ngày thì lại được đáp ứng. Ban ngày bạn là một phần của sự phân cực của mình, ban đêm bạn trở thành phần khác của sự phân cực của mình. Bạn là hai. Cho nên không chỉ đối thoại cứ tiếp diễn trong bạn trong mơ, mà ngay cả trong những khoảnh khắc thức cũng có đối thoại.
Nếu bạn là người xấu khi thức, bạn sẽ trở thành thánh nhân khi bạn ngủ. Nếu bạn là thánh nhân khi thức, bạn sẽ trở thành tội nhân khi bạn ngủ. Đó là lí do tại sao cái gọi là thánh nhân lại sợ ngủ ghê thế, họ cứ giảm mãi giấc ngủ của mình - bởi vì cả ngày bằng cách nào đó họ đã xoay xở để vẫn còn là thánh nhân, nhưng phải làm gì với ban đêm đây? Cả ngày họ đã độc thân, họ đã không nhìn vào khuôn mặt đàn bà nào, họ đã né tránh cuộc sống - nhưng phải làm gì vào ban đêm? Tất cả những khuôn mặt mà họ đã né tránh đó mà không thể tránh được, lại trồi lên trong con người họ.
Đàn bà đẹp, còn đẹp hơn họ đã từng được thấy vào ban ngày, bùng phát ra. Họ cho rằng đó là Indra, thần của bầu trời, đang phái các apsaras tới phá huỷ họ. Chẳng ai phái apsaras nào cả, không ai quan tâm tới những anh chàng đáng thương này. Sao Indra lại phải quan tâm cơ chứ? Để làm gì nào?
Không, đây là bù trừ thôi. Vào ban ngày họ kiểm soát tính thánh nhân của mình. Vào ban đêm khi họ xả hơi - và họ phải xả hơi chứ, họ phải nghỉ chứ - khi họ nghỉ ngơi, mọi thứ đều được xả hơi, kiểm soát của họ cũng được xả hơi. Bỗng nhiên tất cả những điều họ đã từng kìm nén kéo tới.
Ngày của bạn và đêm của bạn thường xuyên trong đối thoại. Các nhà phân tâm bắt đầu nói rằng quan sát cuộc sống ban ngày của bạn không có ý nghĩa như quan sát cuộc sống mơ của bạn, bởi vì trong cuộc sống ban ngày bạn là kẻ giả vờ, đạo đức giả. Bạn cứ trưng ra khuôn mặt không thật. Trong giấc mơ bạn còn thực hơn; bạn không còn là kẻ đạo đức giả, không còn là kẻ giả vờ, bạn không có mặt nạ nào. Đó là lí do tại sao các nhà phân tâm lại cố gắng phân tích giấc mơ của bạn.
Điều này thật nực cười nhưng nó lại đúng - rằng giấc mơ của bạn còn thực hơn ngày của bạn, rằng trong khi bạn ngủ bạn còn đích thực hơn khi bạn thức. Điều này là không may nhưng nó là vậy đấy. Con người đã trở thành lừa dối thế.
Điều tôi đang nói với bạn là thế này: chừng nào bạn còn chưa trở thành một đơn vị thì điều này sẽ tiếp tục. Vào ban ngày bạn có thể kiểm soát, bạn có thể trở thành người tốt. Vào ban đêm bạn sẽ trở thành người xấu, bạn sẽ trở thành kẻ tội đồ trong giấc mơ của mình. Bạn sẽ làm cùng điều bạn đã từng kiểm soát cả ngày, đích xác cùng điều đó. Nếu bạn đã nhịn ăn ban ngày, bạn sẽ nhịn ăn trong giấc mơ của mình. Phần bị phủ nhận của bạn sẽ báo thù. Và bạn không thể đi cả hai đường cùng nhau được. Đó là bệnh tật có tên là con người, đó là hối hận, khổ sở của con người - bạn không thể đi cả hai đường được. Bạn không là tốt và xấu cùng lúc, bạn không thể là thánh nhân và tội đồ cùng nhau, đó là khó khăn.
Bạn phải chọn. Và một khi bạn chọn, bạn bị xé ra thành từng phần, bạn bị trong thế tiến thoái lưỡng nan, bạn ở trên trốc của sự khó xử. Khoảnh khắc bạn chọn, khó khăn nảy sinh. Đó là lí do tại sao nhiều người chọn vô chọn lựa; họ sống cuộc sống của trôi dạt - bất kì cái gì xảy ra, cứ xảy ra. Họ không chọn, bởi vì khoảnh khắc họ chọn, điều này tạo ra lo âu.
Bạn đã quan sát, đã để ý rằng bất kì khi nào bạn phải ra quyết định bạn đều trở nên rất, rất băn khoăn không? Có thể đó chỉ là một quyết định rất bình thường. Bạn đang mua một đôi giầy và bạn không thể quyết định được đôi nào, và băn khoăn phát sinh. Bây giờ nó chỉ là vật vô giá trị - nhưng dầu vậy băn khoăn vẫn nảy sinh.
Băn khoăn chẳng liên quan gì tới những quyết định lớn lao, băn khoăn có cái gì đó liên quan tới quyết định vậy thôi. Bởi vì bạn là hai - bất kì khi nào bạn quyết định, cả hai phần của bạn lại cố gắng chi phối. Mẹ bạn cố chi phối, bố bạn cố chi phối. Và tất nhiên bạn biết thừa, họ chẳng bao giờ đồng ý về cái gì cả, họ không đồng ý cả trong bạn nữa.
Mẹ bạn nói đôi này tốt. Bố bạn nói đừng có nghe lời mẹ, mẹ ngu; đôi này mới tốt. Năng lượng nam tính của bạn nói điều này, năng lượng nữ tính của bạn nói điều khác. Năng lượng nữ tính của bạn có thái độ khác; nó nhìn vào cái đẹp của đôi giầy, nhìn vào hình thức, dáng vẻ, mầu sắc, thẩm mĩ. Năng lượng nam tính có thái độ khác. Nó nhìn vào tính bền vững của giầy, giá cả, sức mạnh - liệu giầy này có hình dáng mạnh mẽ để cho khi bạn đi trên phố thì bản ngã nam tính của bạn được phô ra qua nó hay không.
Từng điều mà bản ngã nam tính chọn đều phải bằng cách nào đó mang biểu tượng dương vật. Bản ngã nam tính chọn ô tô với tốc độ lớn - biểu tượng dương vật, mạnh mẽ. Bạn bao giờ cũng sẽ tìm ra những người bất lực ngồi trong những chiếc xe biểu tượng dương vật lớn - những người bất lực. Họ càng trở nên bất lực thì xe họ chọn càng mạnh. Họ phải bù lại.
Bản ngã nam tính bao giờ cũng chọn cái sẽ đáp ứng cho bản ngã nam tính: tôi mạnh - đó là xem xét cơ bản. Bản ngã nữ tính chọn cái gì đó cho một loại quyền lực khác - tôi đẹp. Do đó chúng không bao giờ đồng ý cả. Nếu mẹ bạn mua cái gì đó, bố bạn nhất định bất đồng với điều đó. Họ không thoả thuận được, tầm nhìn của họ khác nhau.
Chuyện xảy ra:
Mulla Nasruddin đã thử nhiều cô gái, nhưng mẹ anh ta đều bác bỏ. Thế là anh ta tới tôi. Anh ta nói, 'Xin thầy giúp tôi. Bất kì ai tôi chọn, mẹ tôi đều lấn lướt và hùng hồn thế và bà ấy lập tức bác bỏ thẳng cánh. Tôi mệt mỏi rồi. Hay là tôi sống độc thân cả đời vậy?'
Tôi bảo anh ta, 'Bạn làm điều này đi. Bạn chọn một người đàn bà có cái thích và không thích như của mẹ bạn. Chỉ thế thì mẹ bạn mới chấp thuận.'
Cuối cùng anh ta đã tìm được một người đàn bà. Anh ta rất hạnh phúc, anh ta nói, 'Cô ấy bước đi như mẹ tôi, cô ấy ăn mặc quần áo như mẹ tôi, chọn cùng mầu, nấu cùng thức ăn theo cùng cách. Tôi hi vọng mẹ tôi sẽ thích.'
Tôi nói, 'Bạn tiến hành đi.' Và người mẹ thích thật, bà ấy cực kì thích và Mulla tới nhưng anh ta lại rất buồn. Tôi nói, 'Sao bạn lại buồn?'
Anh ta nói, 'Dường như là tôi vẫn còn độc thân cả đời.'
Tôi nói, 'Có chuyện gì vậy? Mẹ bạn không thích sao?'
Anh ta nói, 'Bà ấy thích chứ, bà ấy thích ghê lắm - nhưng còn bố tôi thì sao? Bố lại bác bỏ. Bây giờ điều đó là không thể được! Bố con nói, 'Cô ấy giống hệt mẹ mày. Một người là đủ rồi! Tao ngao ngán hết cả người. Mày đừng có chui vào cùng rắc rối ấy nữa! Mày đang làm gì vậy? Lại cùng sai lầm đó sao?''
Hai cực này trong bạn là cơ sở cho băn khoăn của bạn, và toàn thể nỗ lực của vị phật, của thầy, là để giúp bạn vượt ra ngoài nhị nguyên này.
Lời kinh này rất có ý nghĩa. Trước khi tôi đọc lời kinh này tôi muốn kể cho bạn một chuyện ngụ ngôn rất tượng trưng. John Fowles đã nêu chuyện ngụ ngôn này trong cuốn sách hay của anh ấy, The Magus.
Hoàng tử và nhà ảo thuật.
Ngày xưa có một hoàng tử trẻ tin vào mọi điều chỉ trừ ba điều. Anh ta không tin vào các công chúa, anh ta không tin vào hòn đảo, anh ta không tin vào thượng đế. Bố anh ta, nhà vua, bảo anh ta rằng những điều như vậy không tồn tại. Vì không có công chúa hay đảo trong lãnh địa của vua cha, và không có dấu hiệu nào của thượng đế, nên hoàng tử tin vào bố mình.
Nhưng thế rồi một hôm hoàng tử đi xa khỏi cung điện và tới một vùng đất cạnh đó. Tại đó anh ta sững sờ từ mọi bờ biển anh ta đều thấy đảo và trên những đảo này thấy nhưng sinh vật lạ lùng và phiền phức mà anh ta không dám gọi tên. Khi anh ta kiếm một chiếc thuyền thì một người trong bộ quần áo dạ hội tiến tới anh ta dọc trên bãi biển.
'Kia có phải là đảo thực không?' hoàng tử trẻ hỏi.
'Tất nhiên chúng là đảo rồi,' người trong bộ quần áo dạ hội nói.
'Thế còn những sinh vật lạ lùng và phiền phức kia?'
'Họ tất cả đều là các công chúa đích thực và thực sự.'
'Thế thì thượng đế cũng phải tồn tại!' hoàng tử kêu lên.
'Ta là thượng đế đây,' người trong bộ đồ dạ hội đáp với việc cúi chào.
Hoàng tử trẻ trở về nhà nhanh hết sức. 'Vậy là con đã về,' vua cha nói.
'Con đã thấy đảo, con đã thấy các công chúa và con đã thấy thượng đế,' hoàng tử nói một cách xấu hổ.
Nhà vua không xúc động. 'Cả đảo không có mà cả công chúa lẫn thượng đế đều không tồn tại thực.'
'Con đã thấy họ rồi.'
'Kể cho ta thượng đế ăn mặc thế nào.'
'Thượng đế ăn vận đồ dạ hội.'
'Tay áo của ông ấy có xắn lên không?'
Hoàng tử nhớ rằng tay áo có như vậy. Nhà vua mỉm cười. 'Đó là đồng phục của nhà ảo thuật đấy. Con đã bị lừa rồi.'
Lúc này hoàng từ lại trở lại vùng đất bên cạnh và tới cùng bãi biển đó nơi lần trước anh ta đã tới trong bộ quần áo dạ hội.
'Vua cha tôi đã nói cho tôi ông là ai rồi,' hoàng tử nói một cách căm phẫn. 'Ông đã lừa tôi lần trước nhưng đừng hòng lừa nữa nhé! Bây giờ tôi biết rằng những cái đó không phải là đảo thực và những người đó không phải là công chúa thực, bởi vì ông là nhà ảo thuật.'
Người trên bãi biển mỉm cười. 'Chính anh mới bị lừa, anh bạn ơi. Trong vương quốc của cha anh đều có các đảo và nhiều công nương rồi, nhưng anh lại dưới bùa mê của cha mình, cho nên anh không thể thấy được chúng.'
Hoàng tử trở về nhà một cách trầm ngâm. Khi anh ta gặp lại người bố anh ta nhìn vào mắt ông ấy. 'Bố ơi, có đúng là bố không phải là vua thực không mà chỉ là nhà ảo thuật thôi?'
Nhà vua mỉm cười và xắn tay áo lên. 'Đúng đấy con ta, ta chỉ là nhà ảo thuật thôi.'
'Thế thì người ở bãi biển kia là thượng đế à?'
'Người ở bãi biển kia lại là một nhà ảo thuật khác,' nhà vua nói.
'Con phải biết sự thật, sự thật bên ngoài ảo thuật,' hoàng tử kêu lên - sự thật bên ngoài ảo thuật, nhớ lấy lấy những lời này.
'Không có sự thật bên ngoài ảo thuật,' nhà vua nói.
Hoàng tử tràn trề buồn bã. Anh ta nói, 'Con phải tự kết liễu mình thôi. Nếu không có sự thật bên ngoài ảo thuật, thế thì phỏng có ích gì mà cứ sống? Con sẽ kết liễu mình, và con nói với bố đấy, thực đấy.'
Nhà vua, làm ảo thuật cho cái chết xuất hiện. Cái chết đứng ở cửa ra vào và ra hiệu cho hoàng tử. Hoàng tử rùng mình. Anh ta nhớ đến những hòn đảo không thực nhưng đẹp đẽ và những công chúa không thực nhưng đẹp đẽ và thế rồi anh ta nói, 'Rất tốt. Ta có thể chịu đựng được điều đó. Nếu mọi thứ đều là ảo thuật, thế thì ta chấp nhận cái chết nữa.'
'Con thấy đấy con ta,' nhà vua nói. 'Con bây giờ nữa cũng bắt đầu là nhà ảo thuật rồi.'
Bây giờ câu chuyện ngụ ngôn này là rất, rất có ý nghĩa. Rất dễ thay đổi ảo thuật này bằng ảo thuật khác. Rất dễ thay đổi ý thức hệ này sang ý thức hệ khác. Rất dễ trở thành người Ki tô giáo từ người Hindu giáo, hay người Hindu giáo từ người Ki tô giáo. Rất dễ thay đổi từ thế giới này và đi vào tu viện, hay từ tu viện trở lại thế giới và xây dựng gia đình. Điều đó là rất dễ dàng. Nhưng bạn đang di chuyển và chẳng thay đổi gì ngoài những thế giới ảo thuật.
Chừng nào bạn còn chưa nhận ra mình là ai, chừng nào bạn còn chưa đi tới điểm... cái người đang bị lừa này là ai vậy? Tâm thức này, mà toàn thể trò chơi của ảo tưởng cứ diễn ra, ca tụng, thôi miên, là ai vậy? Ai là tâm thức cơ sở này?
Vâng, giấc mơ có thể không thực, nhưng người mơ không thể không thực. Ngay cả để giấc mơ tồn tại, người mơ thực là cần phải có.
Đây là kết luận của toàn thể việc tìm kiếm chân lí của phương đông. Để nó được rõ ràng cho bạn. Ban ngày bạn sống trong thế giới; bạn nghĩ nó là thực. Tư duy của bạn không thành vấn đề nhiều, bởi vì vào ban đêm khi bạn ngủ bạn quên thế giới thực này hoàn toàn. Mà không chỉ bạn quên nó đi đâu, bạn thậm chí còn không nhớ rằng bạn đã biết về nó. Toàn thể thực tại này đơn giản biến mất. Trong thế giới mơ bạn bắt đầu nghĩ mơ là thật. Giấc mơ khi nó xuất hiện là thực như thế giới này.
Bây giờ, ngay bây giờ bạn đang ngồi trước tôi. Có cách nào để quyết định liệu bạn thực sự nghe tôi hay bạn đang mơ về tôi? Có tiêu chí nào để quyết định không? Bạn đơn giản ngủ và mơ. Hay có thể tôi đang ngủ và mơ về bạn, hay có thể điều đó là đúng. Nhưng làm sao quyết định được?
Chỉ cảm giác rằng điều đó cảm nhận như thực thì không thể làm cho nó thành thực được, bởi vì trong giấc mơ người ta cảm thấy rằng giấc mơ là thực. Cho nên chỉ việc cảm của bạn không thể đủ đảm bảo cho thực tại. Bởi vì bạn cảm thấy nó có vẻ thực không tạo ra ý nghĩa gì, bởi vì trong giấc mơ bạn tuyệt đối cảm thấy rằng nó là thực. Bạn chưa bao giờ hoài nghi trong giấc mơ của mình. Tất nhiên bạn hoài nghi khi bạn ra khỏi giấc mơ, nhưng đó không phải là vấn đề.
Nếu một ngày nào đó giấc mơ này mà bạn vẫn gọi là cuộc sống đang thức bị phá vỡ - và nó sẽ bị phá vỡ một ngày nào đó, đó là ý nghĩa của việc trở thành vị phật - khi giấc mơ đang thức bị phá vỡ và bỗng nhiên người ta nhận ra rằng nó tất cả chỉ ảo thuật, ảo tưởng, giấc mơ mà bạn đã sống qua, thế thì nó trở thành không thực. Cũng như mọi sáng bạn thức dậy và cả đêm cùng thế giới mơ biến mất, và bỗng nhiên bạn nhận ra - chẳng có gì cả.
Vào ban đêm giấc mơ có vẻ thực, vào ban ngày bất kì điều gì bạn gọi là thực tại đều có vẻ thực, nhưng chúng đáng ngờ, bởi vì trong đêm thực tại ban ngày biến mất. Và bạn chưa bao giờ có khả năng so sánh chúng bởi vì bạn không thể có chúng cả hai cùng nhau. Việc so sánh là có thể chỉ khi bạn có một bên là một đống giấc mơ, và bên kia là một đống bạn gọi là thực tại của mình. Thế thì bạn có thể so sánh. Nhưng bạn không thể có chúng cả hai cùng nhau.
Khi giấc mơ có đó thì thực tại không có đó, cái gọi là thực tại của bạn tôi đang nói tới. Khi thực tại có đó, giấc mơ không có đó. Làm sao bạn so sánh được? Không có cách nào để so sánh cả.
Cho nên các hiền nhân Đông phương đã từng nói rằng không có nhu cầu. Cái duy nhất mà là thực, hay về cái bạn có thể chắc chắn, là bạn mà thôi; không phải là cái bạn thấy, mà là người thấy. Người ta có thể chắc chắn rằng để giấc mơ tồn tại - giấc mơ có thể không thực hay thực, điều đó không liên quan - nhưng để giấc mơ tồn tại, cho dù nó không thực thì cần phải có người thấy thực.
Trong đêm, bạn là thực, giấc mơ là không thực. Vào buổi sáng, giấc mơ không còn đó nữa, chỉ bạn có đó. Lại một giấc mơ khác lộ ra.
Khi người ta trở nên chứng ngộ thì ngay cả giấc mơ đó cũng biến mất, nhưng bạn lại thực, bạn vẫn thực. Chỉ có một thực tại và đó là tâm thức nội tâm của bạn, linh hồn chứng kiến của bạn. Mọi thứ khác có thể là thực, không thực, và không có cách nào để quyết định về nó.
Người ta kể về Trang Tử rằng ông ấy một đêm đã mơ hoá thành bướm, nhởn nhơ từ hoa nọ sang hoa kia, bay trong vườn. Đến sáng khi ông ấy tỉnh dậy ông ấy rất phân vân. Ông ấy là một thầy lớn, một bậc thầy vĩ đại, một trong những chư phật vĩ đại nhất đã từng được sinh ra trên trái đất này. Các đệ tử của ông ấy tụ tập lại và họ nhìn ông ấy, còn ông ấy thì rất buồn. Họ nói, 'Thưa thầy, thầy chưa bao giờ buồn cả. Có chuyện gì vậy?'
Ông ấy nói, 'Có vấn đề cần được giải quyết cho các ông: và vấn đề là ở chỗ ta, Trang Tử đây, đã mơ trong đêm rằng ta đã biến thành bướm.'
Họ cười ầm ĩ, họ nói, 'Bây giờ giấc mơ hết rồi, thầy đang thức, sao lại bận tâm về nó thế?'
Trang Tử nói, 'Nghe toàn thể câu chuyện đã. Bây giờ, vấn đề đã nảy sinh: nếu Trang Tử có thể mơ, và trong giấc mơ mà có thể biến thành bướm, thì sao điều đó không thể xảy ra theo chiều ngược lại? Một con bướm có thể ngủ và mơ rằng nó đã biến thành Trang Tử. Bây giờ ai là ai? Đấy là Trang Tử đã mơ rằng mình biến thành bướm hay bướm đang mơ rằng nó đã biến thành Trang Tử. Đây là vấn đề làm ta rất buồn.'
Tương truyền rằng không ai trong các đệ tử của ông ấy có thể giải được câu hỏi hắc búa này, công án này. Làm sao giải được nó? Làm sao quyết định được ai là ai? Nhưng nếu có ai đó mang tính thiền sâu sắc, người đó đã trả lời được. Thực tế, Trang Tử đã đặt ra câu hỏi chỉ để biết liệu ai đó trong các đệ tử của ông ấy thực trở thành mang tính thiền. Bởi vì thế thì cả bướm không thực mà Trang Tử cũng không thực, còn mỗi người đang phân vân, người đang quan sát bướm, người đang quan sát Trang Tử trở thành bướm và người quan sát bướm trở thành Trang Tử. Tính quan sát đó, nhận biết đó, người chứng kiến đó, sakshin đó, đó là thực tại duy nhất.
Đây là ý nghĩa của khái niệm về maya - rằng tất cả những điều bạn thấy đều không thực; chỉ mỗi người thấy là thực. Cứ đi về hướng người thấy, bằng không bạn đang sống trong thế giới ảo thuật. Bạn có thể thay đổi từ thế giới ảo thuật này sang thế giới khác. Con người sống trong dối trá; mọi người gọi dối trá của họ là triết lí của họ.
Freud đã nói ở đâu đó, sáng suất rất xuyên thấu, rằng con người không thể sống được mà không dối trá. Như con người hiện thế, Freud dường như đúng. Con người không thể sống mà không dối trá. Con người không dối trá là khó, bởi vì thế thì bạn sẽ cần nhiều dũng cảm. Dối trá của bạn làm cho cuộc sống suôn sẻ, chúng vận hành như chất bôi trơn, chúng làm cho bạn di chuyển dễ dàng hơn.
Ai đó tin vào thượng đế, điều đó làm cho cuộc sống suôn sẻ. Bạn có thể đổ trách nhiệm của mình lên ai đó. Ai đó tin rằng có thế giới bên kia. Có thể ở đây chúng ta khổ, nhưng có thiên đường đang chờ đợi chúng ta, sẵn sàng đón chào chúng ta. Nó giúp đỡ. Marx đã nói rằng tôn giáo là thuốc phiện của mọi người. Vâng, ông ấy cũng đúng theo cách nào đó.
Tất cả mọi hi vọng đều là dối trá, tất cả mọi mong đợi về tương lai đều là dối trá. Vâng, tôn giáo có thể là thuốc phiện, nhưng chủ nghĩa cộng sản thì cũng vậy - bất kì cái gì đem cho hi vọng vào tương lai, vào thế giới này hay thế giới khác; bất kì cái gì giúp cho bạn hi sinh hiện tại của mình vì một cái gì đó có thể xảy ra, có thể không xảy ra; bất kì cái gì cho bạn cảm giác ý nghĩa; bất kì cái gì cho bạn cảm giác rằng bạn đang là anh hùng; bất kì cái gì giúp nuôi dưỡng bản ngã bạn.
Có lần bà Maharani ở Gwalior đã mời tôi tới Gwalior làm một loạt bài nói. Sau bài nói thứ nhất bà ấy nghe bà ấy rất lúng túng; một tâm trí rất Hindu giáo, tâm trí rất giáo điều - chính thống, kiểu cổ. Bà ấy bị lúng túng rất nhiều. Bà ấy tới tôi vào buổi chiều và bà ấy nói, 'Thưa ông, bất kì điều gì ông nói cũng đều hấp dẫn, nhưng nó nguy hiểm. Và tôi đã đi tới một yêu cầu: xin đừng phá huỷ niềm tin của mọi người.'
Tôi bảo bà ấy, 'Nếu niềm tin có thể bị phá huỷ, thì nó không xứng đáng đâu. Nếu niềm tin là niềm tin có thể bị phá huỷ, nó là niềm tin trong dối trá. Niềm tin thực sự là niềm tin trong chân lí thì không bao giờ sợ bị phá huỷ, nó không thể bị phá huỷ bởi vì chân lí không thể bị phá huỷ.'
Người Hindu giáo sợ, người Ki tô giáo sợ, người Mô ha mét giáo sợ, người Jaina giáo sợ, mọi người đều sợ - đừng phá huỷ niềm tin của chúng tôi! Trong niềm tin của mình họ chỉ che giấu dối trá của họ, thế giới ảo thuật của họ, giấc mơ của họ, mong đợi của họ. Họ rất bị động chạm. Nếu bạn chỉ chọc vào đùa bỡn thôi thì niềm tin của họ nông choèn như lớp da, mà thậm chí không được như thế. Họ lập tức trở nên cáu kỉnh bởi vì niềm tin của họ không phải là cái gì sâu trong tim họ, nó chỉ là niềm tin trong tâm trí.
Bà Maharani ở Gwalior nói với tôi, 'Tôi muốn đem con trai tôi tới. Nó rất quan tâm. Nghe ông, nó trở nên bị cuốn hút - nhưng tôi đã ngăn cản nó. Tôi đã không đem nó tới ông - ông nguy hiểm mà nó thì còn trẻ, và nó có thể trở nên bị ông gây ấn tượng quá nhiều. Cho nên tôi đã không đem nó tới chút nào.'
Nỗi sợ này là gì? Bạn có đang níu bám lấy dối trá không? Chỉ dối trá mới sợ bị phá vỡ, chỉ dối trá mới cần bảo vệ. Chân lí trong bản thân nó là bằng chứng hiển nhiên. Cho nên nếu bạn có niềm tin nào đó mà chỉ là dối trá, nó làm cho bạn được chắc chắn, tôi biết; nó giúp để điều chỉnh với thế giới, tôi biết - nhưng nó sẽ không giúp cho bạn sau chót. Chẳng chóng thì chầy bạn sẽ thức tỉnh khỏi việc mơ của mình và bạn sẽ thấy toàn thể cuộc sống của mình đã phí hoài.
Không có nhu cầu níu bám lấy bất kì cái gì bên ngoài, bởi vì theo bất kì cách nào thì bạn cũng chưa thể có khả năng quyết định được cái gì là đúng và cái gì là sai ở bên ngoài. Ngay bây giờ tốt hơn cả là bạn đi vào bên trong nó và quên hết tất cả về thế giới bên ngoài đi. Đừng bận tâm về Hindu giáo, Ki tô giáo, Mô ha mét giáo; đừng bận tâm về Veda và Gita và Koran. Đi vào và để cái một là mục đích của bạn: để biết ai là tâm thức này, tâm thức này là gì, mình là ai.
Lời kinh này là một chỉ dẫn dần dần về cuộc hành trình nội tâm. Hãy nghe nó.
Phật nói:
Nuôi một người tốt còn hơn nuôi trăm người xấu.
Ai là người xấu và ai là người tốt? Định nghĩa là gì? Người xấu là người không đếm xỉa tới người khác. Người xấu là người dùng người khác và không có sự kính trọng người khác. Người xấu là người nghĩ mình là trung tâm của thế giới và mọi người chỉ để cho mình dùng. Mọi thứ đều tồn tại cho người đó. Người xấu là người coi người khác chỉ là phương tiện cho sự hài lòng của mình.
Giữ định nghĩa này trong trí bởi vì bạn thông thường nghĩ người xấu là tội nhân. Người xấu có thể không phải là tội nhân: tất cả người xấu đều không là tội nhân. Tất cả tội nhân đều là người xấu, nhưng tất cả người xấu lại không là tội nhân. Vài người trong số họ là những người rất đáng kính, vài người trong số họ là các chính khách, tổng thống và thủ tướng, vài người trong số họ thậm chí còn phô trương như thánh nhân.
Cho nên khi chúng ta nói về lời kinh này, nhớ lấy định nghĩa về người xấu - Phật nói người xấu là người không đếm xỉa tới người khác. Người đó đơn giản chỉ nghĩ tới bản thân mình - người đó coi mình là trung tâm của sự tồn tại và người đó cảm thấy toàn thể sự tồn tại được tạo ra cho mình. Người đó cảm thấy có quyền hi sinh mọi người vì cái tôi riêng của mình. Người đó có thể không phải là xấu theo cách thông thường, nhưng nếu đây là thái độ của người đó, thế thì người đó là xấu.
Ai là người tốt? Chính là người đối lập với người xấu: người quan tâm tới người khác, người có sự kính trọng người khác cũng như kính trọng bản thân mình, và người không giả vờ theo bất kì cách nào rằng mình là trung tâm của thế giới, và người đã đi tới cảm thấy rằng mọi người đều là trung tâm của thế giới. Thế giới là một, nhưng hàng triệu trung tâm tồn tại. Người đó mang tính rất kính trọng. Người đó chưa bao giờ dùng người khác như phương tiện. Người khác là mục đích tự thân họ. Kính trọng của người đó là mênh mông.
Quan sát đi, quan sát cuộc sống riêng của bạn. Bạn có dùng vợ mình chỉ vì dục tình của mình không? Bạn có thể không đi tới gái mãi dâm. Thông thường bạn cho rằng người đi tới gái mãi dâm là xấu - đó là định nghĩa rất thô thiển. Nếu bạn dùng vợ mình chỉ như một đối thể dục, thì bạn xấu như bất kì ai khác. Khác biệt duy nhất giữa bạn và người đi tới gái mãi dâm là ở chỗ bạn có gái mãi dâm thường xuyên, ở chỗ hôn nhân của bạn là thu xếp mãi mãi còn người kia làm việc thu xếp từng ngày. Bạn có xe hơi trong ga ra của mình còn người kia dùng taxi.
Nếu bạn không kính trọng vợ mình, thế thì vợ bạn là gái mãi dâm - nếu bạn không kính trọng cô ấy như một con người theo quyền riêng của cô ấy. Điều đó nghĩa là gì? Nó nghĩa là nếu cô ấy không cảm thấy, nếu cô ấy không trong tâm trạng làm tình, bạn sẽ không ép buộc cô ấy; bạn sẽ không nói, 'Tôi là chồng cô và tôi có quyền, quyền pháp lí...' Không, bạn sẽ kính trọng. Bạn sẽ kính trọng ý định của cô ấy. Tốt nếu cả hai bạn đều đồng ý. Nếu người kia không đồng ý, bạn sẽ không ép buộc theo bất kì cách nào. Bạn sẽ không trích dẫn kinh sách rằng vợ phải hi sinh cho chồng, bạn sẽ không nói rằng vợ phải tin vào chồng cứ dường như anh ấy là thượng đế. Tất cả những điều này là vô nghĩa, tất cả những điều này là trò mang xu hướng đàn ông.
Nếu vợ dùng chồng mình chỉ như một thứ đồ kinh tế, an ninh tài chính, thế thì đấy là mãi dâm. Sao bạn lại lên án gái mãi dâm? Bởi vì cô ấy bán thân thể mình vì tiền sao? Nhưng nếu vợ chỉ nghĩ làm tình với chồng bởi vì anh ấy có tiền và cùng với anh ấy có an ninh và tương lai được chắc chắn, và cô ấy cứ ở cùng anh ấy mà không có tình yêu, không có tình yêu trong tim cô ấy, và cô ấy ngủ với người đàn ông này, thế thì bản thân cô ấy đang mãi dâm. Thế thì trong ý tưởng của cô ấy chồng không là gì ngoài tiền của anh ấy, tài khoản ngân hàng của anh ấy.
Khi Phật nói người tốt là ai, ông ấy định nghĩa người tốt là người kính trọng người khác cũng nhiều như kính trọng mình. Jesus nói, 'Yêu người khác như các ông yêu mình - đó là định nghĩa về người tốt. Kính trọng của ông ấy là mênh mông, tôn kính của ông ấy là mênh mông.
Ngay cả đứa trẻ được sinh ra trong nhà bạn, bạn cũng không áp đặt ý thức hệ của mình lên nó. Bạn có thể là người Mô ha mét giáo, bạn có thể là người Hindu giáo. Đứa trẻ được sinh ra trong nhà bạn; bạn không ép buộc đứa trẻ trở thành người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Bởi vì nếu bạn ép buộc đứa trẻ, bạn không kính trọng đứa trẻ. Bạn chỉ lợi dụng cơ hội bởi vì đứa trẻ bất lực, và đứa trẻ này phải lệ thuộc vào bạn. Nó phải theo bạn. Nếu bạn đem nó tới đền chùa hay tới nhà thờ thì nó phải tới, bởi vì sự sống còn của nó mà nó cần phải nói có với bạn, dù bạn nói bất kì điều gì. Nếu bạn tận dụng cơ hội này, thế thì bạn đang khai thác đứa trẻ bất lực. Có thể đó là con bạn, nhưng bạn đang khai thác nó.
Nếu thế giới này bao gồm những người tốt, trẻ con sẽ được tự do toàn bộ, không bị ép buộc vào bất kì tôn giáo nào. Sẽ không có người Ki tô giáo và người Hindu giáo và người Mô ha mét giáo trên thế giới: sẽ chỉ có người tốt, người trưởng thành, và họ sẽ chọn bất kì chỗ nào họ cảm thấy khớp với trái tim mình. Có thể đó là đền chùa, hay đó là nhà thờ hay nhà thờ Hồi giáo hay gurudwara. Họ sẽ chọn tôn giáo của mình, đó là tự do của họ. Họ sẽ chọn cuộc sống của họ, đó là tự do của họ.
Bạn không ép buộc. Bạn yêu con mình, nhưng bạn không đem tri thức của mình cho nó. Bạn yêu con mình nhưng bạn không đầu độc bản thể nó bằng tham vọng của bạn. Bạn yêu đứa trẻ nhưng bạn không sở hữu nó. Bạn giúp cho đứa trẻ không phải lớn lên theo bạn, mà lớn lên theo bản thể của nó, là chính bản thân nó. Thế thì bạn là người tốt.
Nuôi một người tốt còn hơn nuôi trăm người xấu... bởi vì nếu bạn nuôi người xấu bạn cảm thấy điều xấu; nếu bạn nuôi người tốt bạn cảm thấy điều tốt. Giúp thế giới trở nên tốt hơn đi. Đừng bỏ thế giới này vẫn như khi bạn đã tìm thấy nó - làm cho nó tốt hơn chút ít, làm cho nó đẹp hơn chút ít. Để có thêm vài bài ca, có thêm vài lễ hội, để có ít đi vài cuộc chiến tranh, ít đi các chính khách, để có nhiều tình yêu hơn, ít hận thù hơn. Đó là ý nghĩa khi Phật nói nuôi người tốt - điều đó còn tốt hơn, tốt hơn nhiều việc nuôi một trăm người xấu.
Nuôi một người gìn giữ năm giới luật của Phật còn hơn nuôi một nghìn người tốt.
Bây giờ ai là người Phật gọi là người tuân theo năm giới luật của Phật, panch shilas - ngũ luật?
Ngũ luật là, năm giới luật là: không sở hữu, không trộm cắp, không bạo hành, không giả dối, không dâm dục. Người tuân theo năm giới luật này của Phật, người đó không chỉ là tốt, người đó không chỉ là tốt với người khác, người đó không chỉ đạo đức - người đó bắt đầu mang tính tôn giáo.
Đó là khác biệt giữa người tốt và người tôn giáo. Người tốt sống qua trí tuệ: người đó nghĩ, suy tư, người đó cố gắng tìm ra cách thức qua suy nghĩ, và người đó đi tới cảm thấy, 'Vì mình tồn tại, vì mình có quyền tồn tại, nên người khác cũng có quyền tồn tại; vì mình muốn được tự do, người khác cũng muốn được tự do.' Đây là ý kiến có cân nhắc của người đó. Người đó nghĩ về điều đó. Người đó không mang tính tôn giáo; người đó là người rất, rất trí tuệ.
Một Bertrand Russell là người tốt, người đạo đức, nhưng ông ấy không mang tính tôn giáo. Bất kì điều gì ông ấy đi tới nghĩ là tốt, ông ấy sẽ làm. Nhưng tính tốt tới như logic, như qui tắc tam đoạn luận - nó là kết luận của tư duy.
Người tôn giáo không chỉ tốt bởi việc nghĩ, người đó bắt đầu là tốt bởi việc hiện hữu, người đó bắt đầu trưởng thành trong tính thiền. Người tôn giáo tuân theo năm giới luật này. Chúng tất cả đều mang tính phủ định: không trộm cắp, không dối trá, không dâm dục, không bạo hành, không sở hữu. Người tôn giáo mang tính phủ định, bởi vì bản thân người đó chưa kinh nghiệm chân lí là gì. Người đó đã đi tới cảm thấy chân lí qua ai đó khác: người đó theo Phật, người đó sống gần thầy, người đó đã thấy ai đó trở thành ngọn lửa, người đó đã quan sát điều đó xảy ra ở đâu đó - nhưng nó còn chưa xảy ra trong bản thân người đó. Người đó bị hấp dẫn, người đó được thuyết phục về chân lí của điều đó, nhưng dầu vậy nó vẫn từ bên ngoài - người đó là tín đồ.
Đó là lí do tại sao Phật nói:
Nuôi một người gìn giữ năm giới luật của Phật còn hơn nuôi một nghìn người tốt.
Cách tiếp cận của ông ấy vẫn là phủ định, bởi vì chân lí khẳng định chỉ có thể được đạt tới bởi bạn. Ai đó có thể đã đạt tới. Nhìn người đó, trong mối quan hệ sâu sắc với người đó, bạn có thể cảm thấy rằng đúng, có chân lí - nhưng bạn cảm thấy rằng vẫn còn ở ngoài nó, nó không phải là kinh nghiệm của bạn.
Bạn đang khát và bạn thấy ai đó đang tới từ dòng sông, cơn khát của người đó hết rồi. Bạn có thể thấy từ khuôn mặt của người đó, từ đôi mắt người đó vẻ rực rỡ, rằng cơn khát của người đó đã dịu đi rồi. Và bạn có thể cảm thấy rằng người đó phải đã tìm thấy nguồn nước, và bạn theo người đó tới dòng sông, nhưng dầu vậy bạn vẫn chưa dịu cơn khát của mình.
Nhưng thế vẫn tốt hơn chỉ là người tốt. Thế thì bạn không di chuyển chỉ bởi trí tuệ của mình, bây giờ bạn đã bắt đầu di chuyển bằng trực giác của mình. Bây giờ bạn không chỉ là cái đầu, bạn đang di chuyển, nghiêng về hướng trái tim.
Tìm thấy thầy là cách duy nhất để trở thành người tôn giáo. Không có thầy bạn nhiều nhất có thể là người đạo đức, người tốt, nhưng bạn không thể là người tôn giáo được. Bởi vì làm sao tin được vào cái gì đó mà bạn còn chưa bao giờ nếm trải? Làm sao tin được cái gì đó mà bạn chưa bao giờ kinh nghiệm? Làm sao tin được vào cái gì đó mà bạn chưa bao giờ thấy xảy ra cho dù với ai đó khác?
Khi vị phật đi vào thế giới, nhiều người thấy cảm động, nhiệt tình của họ dâng cao, họ bắt đầu cảm thấy rằng đúng, thế giới không chấm dứt với những điều trần tục, còn có cái gì đó hơn nó. Chính hiện diện của vị phật, bình thản của ông ấy, im lặng của ông ấy, phúc lạc và từ bi tuôn trào của ông ấy, hiện hữu chói sáng chứng ngộ của ông ấy, rung động của ông ấy lôi kéo bạn hướng tới cuộc sống mới, mở ra những cánh cửa của cái không biết. Nhưng dầu vậy, Phật nói, bạn đang đi theo; bạn còn chưa có khả năng có ánh sáng riêng của mình. Mắt bạn bị loá, nhưng bạn chưa đạt tới ngọn lửa riêng của mình.
Nuôi một dự lưu (tu đà hoàn) còn hơn nuôi mười nghìn người giữ năm giới luật của Phật.
Thế rồi, Phật nói, tốt hơn là hãy nuôi một sannyasin - dự lưu nghĩa là một sannyasin, người đã đi vào trong dòng sông; người không đứng trên bờ và nhìn người khác bơi trong dòng sông, quẫy đập xung quanh, thích thú, mở hội trong cái mát mẻ của dòng sông.
Người tôn giáo đang đứng trên bờ. Người đó có thể thấy rằng có những người đang trong dòng sông, cực kì hạnh phúc, nhưng người đó chưa có khả năng thu lấy can đảm để làm cú nhảy. Người đó vẫn còn dính líu nhiều với bờ này, trong thế giới. Người đó có nhiều dính líu trong những thứ bình thường, tầm thường - tiền bạc, quyền lực, danh vọng, gia đình, thân thể, mạnh khoẻ - cả nghìn lẻ một thứ. Người đó vẫn còn chưa đủ dũng cảm để buông bỏ.
Dự lưu nghĩa là người đã buông xuôi, người đã đi vào dòng chảy. Dự lưu đích xác mang nghĩa điều tôi ngụ ý qua tính chất sannyas: người dũng cảm đã lấy cú nhảy. Điều đó gần giống như cú nhảy điên rồ, bởi vì những người đang đứng trên bờ sẽ cười, và họ sẽ nói, 'Anh làm gì vậy? Anh đi đâu vậy? Anh không biết bơi. Trước hết hãy tập bơi đi, thế rồi hãy bước vào.' Nhưng làm sao người ta có thể học bơi mà không đi vào dòng sông được?
Logic của họ là không chê vào đâu được: họ nói trước hết hãy học đã, trước hết hãy biết đã, thế rồi mới thực hành. Nhưng trước hết hãy học trên bờ đã, bằng không bạn đang lấy mạo hiểm đấy. Dòng sông có thể quá sâu với bạn và bạn có thể không còn khả năng quay về nhà nữa. Và ai mà biết nó đang xảy ra ở đâu? Và những người này người đang trong dòng sông, có thể họ tất cả đều bị lừa thì sao, có thể họ tất cả đều điên thì sao. Nhìn mà xem, đa số đang đứng trên bờ, chỉ vài người mới trong dòng sông. Đa số không thể sai được.
Mọi người trên bờ nói, 'Vài người có thể sai, đám đông không thể sai được. Chỉ có vài sannyasins trên thế giới, rất hiếm chư phật trên thế giới - có thể họ bị lừa. Đừng có hấp tấp. Có thể họ đang lừa người khác đấy - ai mà biết được? Có thể họ có động cơ giấu kín khác nào đó. Đợi và nhìn xem. Đừng làm những điều như vậy một cách hấp tấp.'
Nhưng những điều đó được làm chỉ trong sự hối hả. Nếu bạn đợi và nhìn, chờ đợi và nhìn trở thành thói quen máy móc của bạn. Thế thì bạn đơn giản cứ chờ đợi và nhìn mãi. Đó là điều nhiều người đang làm trong nhiều kiếp.
Phật nói:
Nuôi một dự lưu (tu đà hoàn) còn hơn nuôi mười nghìn người giữ năm giới luật của Phật.
Bởi vì dự lưu sẽ có kinh nghiệm nào đó về dòng chảy. Người đó sẽ có kinh nghiệm riêng của mình để dựa vào, người đó sẽ có hương vị nào đó của dòng chảy, người đó sẽ có kinh nghiệm mát mẻ của dòng chảy - rằng điều đó thảnh thơi, rằng những thận trọng và lo âu trần thế biến mất, rằng người ta dừng tranh đấu, phiền não dần dần đi ra ngày một xa hơn và xa hẳn. Thận trọng, lo lắng thông thường biến mất. Người ta trở nên bình tĩnh và điềm tĩnh hơn. Nhưng điều này chỉ có thể được biết tới bởi dự lưu, một sannyasin.
Sannyasin đã lấy một bước mang tính tồn tại. Người đó đã đi vào vực thẳm. Người đó đã mạo hiểm cuộc sống mình.
Phật nói kính trọng người đó, nuôi dưỡng người đã mạo hiểm cuộc sống của mình. Có thể bạn còn chưa dũng cảm, nhưng ở gần những người dũng cảm đi. Dũng cảm cũng lây nhiễm như mọi thứ khác. Tìm những người đã đi vào dòng chảy, sống cùng với họ, nuôi dưỡng họ, ít nhất điều đó sẽ cho bạn một ý tưởng về cái gì đang xảy ra cho ai đó. Bạn có thể bắt đầu mơ ước, ham muốn nó. Những năng lượng ẩn kín của bạn có thể trồi lên bề mặt. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy thách thức của cái không biết.
Người tôn giáo mang tính phủ định, dự lưu mang tính khẳng định. Người tôn giáo đi theo ai đó khác, dự lưu đã đi vào trong dòng chảy cuộc sống, trong dòng chảy của tâm thức. Người đó đã vứt bỏ bản ngã của mình. Bây giờ người đó không còn là tín đồ của vị phật nữa. Điều này phải được hiểu.
Thông thường nếu bạn là sannyasin của tôi thì mọi người sẽ nói rằng bạn là tín đồ của tôi. Bằng việc trở thành một sannyasin, thực tế bạn đã trở thành một phần của tôi, bạn không còn là tín đồ nữa. Trước khi bạn trở thành sannyasin bạn có thể đã là một tín đồ. Thế rồi bạn quyết định rằng việc đi theo là không đủ, rằng bạn sẵn sàng đi cùng tôi một cách liều lĩnh, rằng bạn sẵn sàng đi cùng tôi tới bất kì chỗ nào tôi đi.
Bây giờ, một khi bạn là sannyasin thì bạn không còn là tín đồ, bạn là một phần của năng lượng tôi đang là, bạn là một với tôi. Mọi người hỏi tôi, 'Nếu chúng tôi không nhận tính chất sannyas, thầy sẽ không giúp tôi sao, thầy sẽ không giúp chúng tôi sao?' Tôi nói, 'Tôi sẽ giúp, điều đó không thành vấn đề, nhưng bạn sẽ không có khả năng nhận được nó, bởi vì bạn sẽ cứ vẫn còn tách rời, bạn sẽ vẫn cứ còn trên bờ.'
Dòng sông sẵn sàng đưa bạn tới đại dương, lời mời đã được trao cho bạn, đó là lời mời thường trực, nhưng bạn đang đứng trên bờ. Dòng sông có thể làm gì được? Nó không thể lôi tuột bạn khỏi bờ được. Và điều đó sẽ là không tốt, cho dù điều đó là có thể, bởi vì bạn phải nhảy vào dòng sông theo ý riêng của mình. Chỉ thế thì đó mới là tự do. Nếu bạn bị dòng sông lôi đi, nếu tôi dùng vũ lực lôi bạn đi, điều đó không thể giúp cho bạn được. Điều đó có thể phá huỷ bạn, điều đó không thể cho bạn tự do được. Làm sao điều đó có thể cho bạn tự do tối thượng, moksha được? Từ chính lúc ban đầu nó đã là tù túng.
Cho nên tôi sẽ không đem bạn đi như dòng sông ngập lụt đem mọi người đi, tôi sẽ phải đợi. Bạn sẽ phải tới với tôi, bạn sẽ phải đi vào trong dòng chảy, bạn sẽ phải trở thành một phần của dòng chảy.
Dự lưu, hay sannyasin, mang tính tích cực. Bây giờ, thay vì cái không thực, thì cái thực nảy sinh trong người đó. Cái không thực chỉ là việc chuẩn bị để cho cái thực có thể bước vào. Thay vì bất bạo hành hay phi bạo lực, thì tình yêu, từ bi nảy sinh trong người đó. Bất bạo hành chỉ là chuẩn bị cho nó. Phi bạo lực, không có cái giả dối và những cái tiêu cực khác chỉ mang tính thuốc men.
Bạn ốm; bác sĩ điều trị cho bạn thuốc để tiêu diệt bệnh tật. Khi bệnh tật bị tiêu diệt thế thì mạnh khoẻ nảy sinh bên trong bạn. Thuốc chưa bao giờ đem lại mạnh khoẻ, nó chỉ tiêu diệt bệnh tật. Mạnh khoẻ không thể được đem tới bởi thuốc, không có thuốc cho lại mạnh khoẻ. Mạnh khoẻ là bản thể bên trong của bạn - một khi cản trở bị loại bỏ nhựa sống của bạn bắt đầu tuôn chảy; một khi đá bị vứt ra, đài phun nước của bạn phun vọt lên.
Mạnh khoẻ là cái gì đó tự nhiên, không thuốc nào có thể đem nó cho bạn được. Bệnh tật là cái gì đó phi tự nhiên. Bệnh tật đi vào bạn từ bên ngoài; thuốc bên ngoài có thể dẹp được nó đi. Mạnh khoẻ là cốt lõi bên trong nhất của bạn, nó là bạn. Khi bạn tự nhiên là bản thân mình, bạn mạnh khoẻ.
Người tôn giáo là đang trong chữa trị, người đó ở bệnh viện. Dự lưu đã quay về nhà - người đó không còn ở bệnh viện nữa, người đó không trong chữa trị, mạnh khoẻ của người đó đã bắt đầu nhú ra. Dòng chảy cuộc sống của người đó đang chảy xiết. Người đó mang tính khẳng định. Mục đích của người đó không phải là bất bạo hành, mục đích của người đó không phải là phi chân lí, không phải là điều giả dối. Mục đích của người đó không phải là để xoá bỏ bất kì cái gì, khử bỏ cái gì đó, mục đích của người đó không phải là phá huỷ cái gì đó; mục đích của người đó là để giúp cho cái đã sủi tăm, đã toả ra từ bản thể của mình.
Nuôi một nhất hoàn (tu đà hàm) còn hơn nuôi một triệu dự lưu.
Phật cứ đi ngày một sâu hơn. Nhất hoàn là người sẽ chết và sẽ quay lại cuộc sống một lần nữa. Samadhi của người đó đang tới gần hơn rồi. Dự lưu là người đã nhảy vào trong dòng chảy từ bờ; Nhất hoàn là người có dòng sông đang tới rất gần đại dương. Người đó đang sẵn sàng lấy bước nhảy tối thượng, chung kết. Nhưng người đó sẽ tới thêm một lần nữa. Đấy là chỗ khác biệt.
Một dự lưu sẽ được sinh ra bẩy lần - đó là khoảng cách từ bờ tới đại dương. Một sannyasin sẽ được sinh ra bẩy lần; một nhất hoàn chỉ thêm một lần nữa, chỉ thêm một lần nữa thôi. Thế rồi tài khoản của người đó sẽ được đóng lại, thế thì người đó sẽ trải qua việc tốt nghiệp chung cuộc trong cuộc sống, thế thì thế giới này không còn dành cho người đó. Nhưng người đó sẽ tới thêm một lần nữa thôi, có thể là hậu tốt nghiệp.
Nuôi một bất hoàn (a na hàm) còn hơn nuôi mười triệu nhất hoàn.
Bất hoàn là người sẽ không tới nữa. Bất hoàn nghĩa là người đã vượt sang cõi bên kia của điểm quay lại được... đã đi qua bờ của thế giới này. Một khi chết rồi, người đó sẽ không quay lại thế giới này. Người đó đang ở ngay trên bờ đại dương, dòng sông tới đó rồi - đang ở ngay ngưỡng cửa, sẵn sàng để nhảy. Người đó thậm chí sẽ không nhìn lại.
Nhất hoàn còn đang nhìn lại, ngần ngại một chút, muốn tới thêm một lần nữa. Thế giới này đẹp, nó hấp dẫn. Nó có nhiều lễ hội, nhiều hoa nở ở đây. Nhất hoàn là người vẫn có ham muốn tinh tế loé lên đâu đó trong vô thức sâu. Vâng, người đó biết rằng người ta phải đi, nhưng người đó muốn bám lấy bờ bên này lâu thêm chút nữa. Trước khi người đó lấy bước nhảy cuối cùng và biến mất mãi mãi, người đó muốn nếm trải cuộc sống này thêm một lần nữa, như lời chào vĩnh biệt, để nói lời chào ra đi.
Bất hoàn là người sẽ không nhìn lại, người đó thậm chí sẽ không nói lời chào ra đi. Người đó đã được kết thúc hoàn toàn. Nhất hoàn hoàn toàn chắc chắn rằng một thế giới tốt hơn đang chờ đợi, nhưng chút ít khao khát về quá khứ vẫn còn.
Bạn bao giờ cũng cảm thấy điều đó - một chút ít luyến tiếc. Khi bạn rời khỏi ngôi nhà bạn đã sống trong hai mươi năm, bạn có quan sát không? - bạn nhìn lại. Hay bạn rời khỏi một thị trấn bạn đã sống trong hai mươi năm, nơi bạn đã được sinh ra - bạn nhìn lại. Ngay cả khi tầu hoả rời đi bạn cũng cứ nhìn mãi qua cửa sổ, mắt bạn ướt nhoà với kí ức, nỗi luyến tiếc, quá khứ, toàn thể quá khứ. Bạn đã từng ở đây lâu thế. Bạn yêu ở đây, bạn ghét ở đây, bạn có bạn bè, bạn có kẻ thù, bạn có nhiều loại kinh nghiệm ở đây; bạn nợ quá nhiều thứ với cuộc sống này. Vâng, bạn sẵn sàng đi, bạn đã trong tàu, nhưng dầu vậy mắt bạn vẫn khao khát nhìn lại sau.
Nhất hoàn sẽ tới một lần nữa, bất hoàn sẽ không tới. Việc ra đi của người đó là toàn bộ, hoàn hảo. Người đó sẽ không nhìn lại, người đó không có nỗi luyến tiếc. Tương lai đang xảy ra, cái đang sắp xảy ra, còn đẹp hơn nhiều; thế giới này đơn giản đã biến mất khỏi tâm thức của người đó. Những đỉnh vàng của thượng đế đang chờ đợi người đó, sự vô hạn đại dương đang chờ đợi người đó. Người đó không khao khát thêm gì nữa về sự tồn tại của dòng sông giới hạn.
Vâng, đã có nhiều hoa trên bờ và cây đẹp và bóng râm và nhiều giấc mơ, nhưng điều đó đã qua rồi. Cái đã qua là đã qua rồi.
Phật nói:
Nuôi một bất hoàn (a na hàm) còn hơn nuôi mười triệu nhất hoàn.
Nuôi một a la hán còn hơn nuôi một trăm triệu bất hoàn.
A la hán là người đã rơi vào trong đại dương, đã biến mất. Bất hoàn là người vẫn còn bên bờ của việc biến mất, ngay trên đường biên - một bước nữa và người đó sẽ trở thành a la hán. Chỉ một khoảng cách nhỏ và người đó sẽ trở thành a la hán - thêm một giọt nữa thôi, chỉ một cọng rơm cuối cùng trên lưng con lạc đà và con lạc đà sẽ quị xuống.
Bất hoàn đang sôi ở chín mươi chín độ; thêm một độ nữa... A la hán là người đã vượt qua một trăm độ và đã bay hơi. A la hán là người đã bay hơi rồi.
Phật nói:
Nuôi một a la hán còn hơn nuôi một trăm triệu bất hoàn.
A la hán là người có bản ngã mất rồi, người đã trở thành một phần của cái toàn thể. Người đó không còn tồn tại như bản thân mình, bây giờ người đó tồn tại như vũ trụ, như cái toàn thể. Thực tế đó là ý nghĩa của từ 'linh thiêng': người đã trở thành toàn thể. A la hán là linh thiêng. Không chỉ linh thiêng theo nghĩa người Ki tô giáo dùng từ 'thánh' - không, không theo nghĩa đó.
Từ Ki tô giáo 'thánh - saint' là rất xấu. Nó bắt nguồn từ gốc 'sanctus': được phê chuẩn bởi nhà thờ. Điều đó là xấu - làm sao bạn có thể phê chuẩn được? Ai có đó để mà phê chuẩn? Không chính phủ nào có thể đưa ra sự xác nhận cho các thánh - ngay cả chính phủ tồn tại ở Vatican, ngay cả Giáo hoàng cũng không có thẩm quyền. Thánh nhân không thể được xác nhận, nhưng từ Ki tô giáo 'thánh' lại ngụ ý là người được Giáo hoàng phê chuẩn.
A la hán không ngụ ý thánh nhân theo nghĩa đó. A la hán ngụ ý người đã đánh mất bản thân mình trong cái toàn thể và đã trở thành linh thiêng.
Nuôi một duyên giác phật còn hơn nuôi một tỉ a la hán.
Thế thì ai là duyên giác phật này?
A la hán là người đã theo chư phật và đã về tới nhà. Duyên giác phật là người chưa bao giờ là đệ tử của bất kì ai, người đã đi tới việc tìm kiếm một mình - cuộc hành trình của người đó đã tuyệt đối một mình, con đường của người đó đã tuyệt đối một mình. Duyên giác phật là hiện tượng hiếm hoi. Có hàng triệu a la hán trong nhiều thế kỉ, nhưng rất xa và ít ở giữa họ mới là duyên giác phật, người đã tranh đấu tuyệt đối một mình. Và tất nhiên, họ được cần tới, bằng không thì a la hán sẽ không có thể có được.
Duyên giác phật được cần tới để cho những người khác có thể theo họ; họ là những người tiên phong, họ là những người đột phá, họ tạo ra con đường.
Nhớ lấy điều đó: duyên giác phật là người đi trong rừng rậm cuộc sống lần đầu tiên và tạo ra con đường bởi chính di chuyển của mình. Thế rồi những người khác có thể đi theo. Những người khác sẽ đạt tới cùng điểm đó, cùng mục đích đó, nhưng họ sẽ là a la hán. Họ đã không làm ra con đường, họ không phải là người tìm đường, họ không phải là người mở đường. Nhiều kính trọng hơn cần được dành cho duyên giác phật bởi vì không có đường ở đó: người đó đã tạo ra đường.
Nuôi một trong những chư phật của hiện tại hay quá khứ hay tương lai còn hơn nuôi mười tỉ duyên giác phật.
Thế thì sự khác biệt giữa một duyên giác phật và vị phật là gì?
Duyên giác phật là người tạo ra con đường và chưa bao giờ bận tâm liệu có ai theo mình hay không. Người đó không có từ bi. Người đó là người lữ hành đơn độc và người đó đã tìm ra một mình, cho nên người đó nghĩ mọi người cũng có thể tìm ra được khi người đó đã tìm thấy. Phỏng có ích gì mà đi nói cho mọi người? Người đó không phải là thầy.
Duyên giác phật tạo ra con đường - không dành cho người khác, nhớ lấy. Người đó chỉ đi và đường được tạo ra bởi việc đi của người đó... một đường hẻm trong rừng rậm. Bởi vì người đó đã đi, những người khác đi theo người đó; cái đó dành cho họ - người đó chưa bao giờ quan tâm. Người đó là người lữ hành đơn độc, và người đó nghĩ cái gì có thể xảy ra cho mình thì cũng có thể xảy ra cho người khác.
Khi bản thân Phật trở nên chứng ngộ đã có hai phương án trước ông ấy: liệu trở thành vị phật hay vị duyên giác phật. Trong bẩy ngày có thể ông ấy đã chọn là duyên giác phật. Thế thì toàn thể nhân loại sẽ bỏ lỡ cái gì đó cực kì có giá trị.
Tương truyền rằng Brahma tới cùng với tất cả các thần trên trời - đó là chuyện ngụ ngôn hay. Họ cúi mình dưới chân Phật và họ cầu xin ông ấy: 'Xin thầy mở mắt ra và dạy chúng tôi về bất kì điều gì thầy đã tìm thấy.' Nhưng Phật nói, 'Phỏng có ích gì? Nếu ta không tìm thấy thì người khác cũng có thể tìm được.' Ông ấy đang nghiêng sang việc trở thành duyên giác phật. Logic của ông ấy là hoàn hảo: nếu ta có thể tìm thấy, thế thì sao người khác lại không tìm được? Và, ông ấy nói, 'ngay cả ta giảng, những người muốn nghe, chỉ họ mới nghe ta thôi. Những người đã sẵn sàng ra đi, chỉ họ mới đi cùng ta. Họ có thể đi không có ta. Còn những người không sẵn sàng đi, họ sẽ không lắng nghe và họ sẽ không đi cho dù ta hô lên ở trên nóc nhà. Cho nên sao phải bận tâm?'
Các thần thảo luận với nhau xem phải làm gì, làm sao để thuyết phục người này. Một cơ hội lớn đã xảy ra trong vũ trụ và nếu ông ấy trở thành vị phật pratyak, thế thì thông điệp sẽ lại bị mất. Tất nhiên, vài người sẽ lại tìm thấy con đường, nhưng có khả năng làm ra siêu xa lộ. Còn đường hẻm có thể biến mất rất chóng; cây cối có thể trùm kín lấy nó lần nữa. Mọi sự phải được chuẩn bị theo cách đó trong hàng thế kỉ sắp tới để mọi người có thể theo, và cây cối và rừng rậm sẽ không phá huỷ nó, sẽ không bao phủ nó lần nữa. Họ đã thảo luận, họ đã tranh luận lẫn nhau, thế rồi họ tìm ra luận cứ.
Họ lại tới Phật và họ nói, 'Thầy phải thuyết giảng thôi, bởi vì chúng tôi đã quan sát, chúng tôi đã nhìn khắp thế giới rồi. Vâng, thầy đúng, có vài người sẽ lập tức theo thầy. Và chúng tôi biết rằng đó là những người, mà cho dù thầy không nói, họ vẫn sẽ tìm ra - chậm hơn chút ít, có thể thêm vài bước nữa thôi, nhưng họ sẽ thấy; chúng tôi chắc chắn về điều đó, họ đã trên việc tìm kiếm rồi. Cho nên có thể việc thuyết giảng của thầy sẽ đem mục đích tới sớm hơn, nhưng chẳng có gì nhiều hơn sẽ xảy ra - thầy đúng.
'Và có những người - hàng triệu người chúng tôi biết, chúng tôi đã thấy, chúng tôi đã nhìn vào trung tâm của nhân loại - những người sẽ không nghe đâu, những người điếc với bất kì ai như thầy. Cho nên, việc nói với họ cũng chẳng có nghĩa gì. Nhưng chúng tôi đã thấy vài người ở chính giữa hai loại người này, đang ẩn nấp ngay trên đường biên. Họ sẽ không đi nếu thầy không nói. Còn nếu thầy nói họ sẽ nghe và họ sẽ thu lấy dũng cảm. Cho nên xin thầy hãy vì vài người này.'
Và Phật không thể tranh biện được, ông ấy phải nhân nhượng, và ông ấy trở thành vị phật và vứt bỏ ý tưởng trở thành vị duyên giác phật.
Phật là người đã tìm thấy con đường của mình; không chỉ thế - ông ấy đã tạo ra con đường đó theo cách mà nhiều người nữa có thể theo nó... những người có từ bi vô cùng vì người khác, vì tất cả những con người đang vật lộn trong bóng tối đó.
Nuôi một duyên giác phật còn hơn nuôi một tỉ a la hán.
Nuôi một trong những chư phật của hiện tại hay quá khứ hay tương lai còn hơn nuôi mười tỉ duyên giác phật.
Nuôi một người vượt lên trên tri thức, vượt lên trên người một chiều, lên trên kỉ luật và chứng ngộ còn hơn nuôi một trăm tỉ chư phật của quá khứ, hiện tại hay tương lai.
Và thế rồi ông ấy đi tới điểm cuối cùng, điểm không - thậm chí còn vượt ra ngoài vị phật. Xa tới mức như trí tuệ con người có thể đi tới, Phật dường như là điểm cuối cùng. Đó là lí do tại sao chúng ta gọi Gautam Siddhartha là 'Phật', bởi vì đó là chỗ xa nhất mà ngôn ngữ có thể đi tới. Nhưng có một điểm bên ngoài ngôn ngữ, có một điểm không diễn đạt được - bên ngoài kí hiệu, không thể tả được: điều đó Phật gọi là vượt ra ngoài ngay cả việc là phật.
Thế thì người ta thậm chí không nghĩ theo bất kì cách nào rằng mình đã chứng ngộ, thế thì người ta không có kỉ luật nào, thế thì người ta không có tính cách nào. Thế thì người ta không hiện hữu - người ta đơn giản là không gian trống rỗng.
Bởi vì trong vị phật ít nhất một chút ít ham muốn để giúp người khác vẫn tồn tại, từ bi với người khác. Nhưng điều đó nữa sẽ là tù túng. Điều đó nghĩa là Phật vẫn nghĩ, 'Người khác có và ta có, và ta có thể giúp đỡ người khác.' Biên giới tinh tế cuối cùng của 'ta' và 'người', của 'tôi' và 'anh' vẫn tồn tại.
Điểm cuối cùng này, Phật nói, là điểm không nơi tất cả các tri thức đều biến mất, tất cả các kinh nghiệm đều biến mất - ngay cả kinh nghiệm về niết bàn - bởi vì không có ai để kinh nghiệm nó. Khó mà nói gì về điều đó, chỉ các mô tả phủ định mới là có thể.
Bạn có thể tìm thấy điểm này trong mọi tôn giáo. Họ có các từ khác nhau cho nó. Người Do Thái, người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo, người Hindu giáo, gọi điểm này là thượng đế. Đó là cách của họ nói về 'cõi bên kia'. Nhưng cách thức Phật giáo dường như còn cao siêu ơn nhiều. Người Jaina giáo, người Sankhya giáo, các nhà Yoga, gọi trạng thái này là moksha, tự do tuyệt đối. Hay những người khác gọi nó là kaivalya, một mình tuyệt đối. Nhưng dầu vậy, tất cả những từ này đều giới hạn nó. Phật đã không dùng từ nào, ông ấy đơn giản nói:
Nuôi một người vượt lên trên tri thức, vượt lên trên người một chiều, lên trên kỉ luật và chứng ngộ còn hơn nuôi một trăm tỉ chư phật của quá khứ, hiện tại hay tương lai.
Đây là những khả năng bên trong bạn. Thông thường bạn tồn tại như người xấu, cho nên bạn đang tồn tại ở mức tối thiểu, ở bậc thang thấp nhất. Cố trở thành người tốt đi. Điều đó là tốt hơn việc là người xấu, nhưng đừng coi đó là mục đích - nó tất cả đều mang tính so sánh, nó tất cả đều tương đối.
Tôi đã nghe:
Mulla Nasruddin yêu một người đàn bà. Anh ta đi tới bố cô gái đó và xin rằng anh ta được phép cầm tay cô gái. Người bố hoàn toàn sẵn lòng, ông ta nói, 'Tôi tuyệt đối sung sướng, tôi chẳng có gì để nói chống lại điều đó cả, nhưng vợ tôi sẽ không đồng ý. Bà ấy nghĩ với bộ tóc dài kiểu hippie của anh, với bộ quần áo dùng cho cả nam nữ, bà ấy nghĩ anh trông như đàn bà.'
Mulla nghiền ngẫm về điều đó rồi anh ta nói, 'Bà ấy đúng - khi so với bà ấy.'
Mọi thứ đều mang tính so sánh. Người tốt là tốt trong so sánh với người xấu, nhưng trong so sánh với người tôn giáo, người đó lại giống như người xấu. Sannyasin là tốt nếu so với người tôn giáo, nhưng sẽ thế nào nếu so người đó với nhất hoàn? - vân vân và vân vân.
Bạn càng du hành trên con đường nội tâm, các đỉnh càng cao hơn lại trở thành sẵn có cho bạn. Đừng bao giờ bằng lòng chừng nào bạn còn chưa đạt tới chính điều cuối cùng, cực điểm. Và điều tột cùng là cõi bên kia - nơi không cái gì tồn tại hay chỉ sự tồn tại thuần khiết còn lại.
Sự thuần khiết đó là mục đích và trong sự thuần khiết đó bạn trở thành một. Chừng nào sự thuần khiết đó còn chưa được đạt tới, bằng cách nào đó nhị nguyên vẫn tiếp diễn - trước hết ở cách thức thô thiển, thế rồi ở cách thức tinh tế, thế rồi theo cách thức rất, rất tinh tế. Trước hết ở trong ý thức, thế rồi trong vô thức, nhưng nó vẫn tiếp diễn; thế rồi thậm chí trong siêu ý thức nó vẫn còn dai dẳng - nó cứ tạo ra những cái bóng.
Cho nên nhớ lấy điều đó, mục đích phải biến mất hoàn toàn. Mục đích là siêu việt lên trên mọi nhị nguyên, mọi chiều. Mục đích là trở thành một với cái toàn thể.
Mục lục chính
Mục lục chính
Nhận xét
Đăng nhận xét