Chương 8. Đi giầy cho rắn


Đạo - Đường vô lộ - Osho
Tao - The pathless path
Tập 1 
 
Chương 8. Đi giầy cho rắn

Câu hỏi 1

Người ta có thể tin vào Đạo, không can thiệp vào cuộc sống của người khác, chấp nhận cái đang bây giờ, và bởi nghề nghiệp vẫn là nhà trị liệu tâm lí được không? Đạo là cái gì hay thế nào theo cách làm trị liệu?

Nó là từ Poonam. Nó là có ý nghĩa vô cùng.

Điều thứ nhất: 'Người ta có thể tin vào Đạo...?' Đạo không phụ thuộc vào niềm tin. Bạn không thể tin vào nó được. Đạo không biết tới hệ thống niềm tin. Nó không nói 'Tin đi.' Đó là điều các tôn giáo khác làm. Đạo là vứt bỏ mọi hệ thống niềm tin. Thế thì nảy sinh một loại tin cậy mới - tin cậy vào cuộc sống. Niềm tin nghĩa là tin vào quan niệm. Quan niệm là về cuộc sống. Tin cậy không liên quan tới quan niệm. Tin cậy là lập tức, trực tiếp, trong cuộc sống; nó không là về cuộc sống. Niềm tin là xa khỏi cuộc sống. Niềm tin càng mạnh, rào chắn càng lớn. Đạo không là niềm tin không là không tin mà là vứt bỏ mọi niềm tin và mọi không tin. Khi bạn vứt bỏ mọi niềm tin và không tin và bạn ngay lập tức ở trong tiếp xúc với cuộc sống, tin cậy nảy sinh, 'có' lớn lao nảy sinh trong bản thể bạn. 'Có' đó biến đổi, biến đổi toàn bộ.

Cho nên điều đầu tiên bạn hỏi: 'Người ta có thể tin vào Đạo...?' Không, nó không phải là niềm tin. Đừng tiếp cận thông qua cánh cửa của niềm tin bằng không bạn sẽ đi tới triết lí, vào tôn giáo, vào nhà thờ, vào giáo điều, nhưng bạn sẽ không bao giờ đi vào cuộc sống. Cuộc sống đơn giản hiện hữu. Nó không phải là học thuyết được ai đó thuyết giảng. Cuộc sống đơn giản có đó khắp xung quanh bạn bên trong và bên ngoài. Một khi bạn không nhìn qua lời, quan niệm, việc nói, nó khải lộ cho bạn; mọi thứ trở thành rõ ràng như pha lê, trong suốt thế. Trong sự trong suốt đó bạn không tách rời khỏi nó làm sao bạn có thể tin được vào nó hay không tin vào nó? Bạn là nó. Đó là cách thức của Đạo: trở thành Đạo.

Điều thứ hai: 'Người ta có thể tin vào Đạo, không can thiệp vào cuộc sống của người khác...?' Một khi bạn đã dừng việc can thiệp vào cuộc sống riêng của bạn, bạn đã dừng can thiệp vào cuộc sống của người khác. Nếu bạn tiếp tục can thiêp vào cuộc sống riêng của bạn, bạn nhất định can thiệp vào cuộc sống của người khác. Việc đó chỉ là phản xạ, việc đó chỉ là cái bóng. Chấm dứt can thiệp vào cuộc sống riêng của bạn, thế thì đột nhiên mọi can thiệp biến mất bởi vì điều đó là ngớ ngẩn. Cuộc sống đã đi tới nơi nó cần đi, sao can thiệp?

Sông đã chảy tới đại dương, sao can thiệp? Tại sao chỉ đạo nó? Nếu bạn bắt đầu chỉ đạo sông, bạn giết nó - nó trở thành kênh. Thế thì nó không còn là sông nữa, thế thì cuộc sống đã biến mất, thế thì nó là tù nhân. Thế thì bạn có thể ép buộc nó đi tới bất kì chỗ nào bạn muốn nó đi, nhưng sẽ không có bài hát và không có điệu vũ; nó sẽ mag cái xác. Sông là sống, kênh là chết. Kênh chỉ là sông với cái tên thôi. Nó không phải là sông, bởi vì là sông nghĩa là tự do chảy, tìm kiếm, đi theo bản tính bản chất của riêng người ta. Không bị chỉ đạo, không bị kéo và đẩy, không bị thao túng là chính phẩm chất của việc là sông. Một khi bạn đã hiểu rằng bạn trưởng thành khi bạn không can thiệp vào cuộc sống riêng của bạn, khi bạn hiểu rằng bạn trưởng thành khi không ai can thiệp vào cuộc sống của bạn, làm sao bạn có thể can thiệp vào cuộc sống của bất kì ai khác? Nhưng nếu bạn can thiệp vào cuộc sống riêng của bạn, nếu bạn có ý tưởng nào đó về cách nó phải vậy, ý tưởng này đem tới can thiệp. Cái 'phải' là việc can thiệp. Nếu bạn có ý tưởng nào đó: rằng bạn phải giống như Jesus hay giống như Phật hay như Lão Tử, rằng bạn phải là người đàn ông hoàn hảo hay người đàn bà hoàn hảo, rằng bạn phải là thế này và thế nọ, thế thì bạn sẽ can thiệp. Bạn có bản đồ, bạn có chiều hướng, bạn có tương lai cố định.

Tương lai của bạn là đã chết, bạn đã chuyển đổi tương lai của bạn thành quá khứ. Nó không còn là hiện tượng mới nữa: bạn đã chuyển đổi nó thành thứ chết. Bạn sẽ mang cái xác, bạn sẽ diễn giải mọi thứ bởi vì bất kì khi nào bạn sẽ cảm thấy bạn đang đi lạc lối - và với lạc lối tôi ngụ ý lạc lối khỏi lí tưởng.... Không ai đã bao giờ đi lạc lối, không ai có thể đi lạc lối. Không thể nào phạm phải lỗi lầm. Để tôi nhắc lại điều đó: Không thể nào đi lạc lối được bởi vì bất kì chỗ nào bạn đi cũng đều là Thượng đế và bất kì cái gì bạn làm cũng lên cực điểm trong tính thiêng liêng. Mọi hành động đều được biến đổi tự nhiên thành cái tốt và cái xấu tối thượng, tất cả. Tội nhân và thánh nhân, tất cả đều đạt tới Thượng đế.

Thượng đế không phải là cái gì đó mà bạn có thể tránh né, nhưng nếu bạn có lí tưởng nào đó bạn có thể trì hoãn. Bạn không thể né tránh: sớm hay muộn, Thượng đế sẽ nắm quyền sở hữu bạn, nhưng bạn có thể trì hoãn. Bạn có thể trì hoãn vô hạn - đó là tự do của bạn. Có lí tưởng nghĩa là bạn chống lại Thượng đế. Gurdjieff hay nói rằng mọi tôn giáo đều chống lại Thượng đế, và ông ấy có cái gì đó; ông ấy có sáng suốt lớn lao trong điều đó. Mọi tôn giáo đều chống lại Thượng đế bởi vì mọi tôn giáo đều cho các ý thức hệ, lí tưởng. Không lí tưởng nào được cần, không ý thức hệ nào được cần. Người ta nên sống cuộc sống đơn giản, bình thường; người ta nên cho phép Thượng đế làm bất kì cái gì ngài muốn. Nếu ngài muốn bạn là cách này, tốt. Nếu ngài muốn bạn là cách kia, tốt. Để cho vương quốc của ngài tới, để cho ý chí của ngài được thực hiện - đó là thái độ của Đạo. Thế thì không có can thiệp. Khi không có lí tưởng không có can thiệp. Và một khi bạn tận hưởng tự do, cái tới khi bạn không có lí tưởng nào, làm sao bạn có thể can thiệp vào cuộc sống của bất kì ai được?

Bạn can thiệp vào cuộc sống của con bạn, bạn can thiệp vào cuộc sống của vợ bạn, chồng bạn, anh bạn, bạn của bạn, người yêu của bạn. Bạn có thể can thiệp chỉ bởi vì bạn nghĩ rằng bằng can thiệp bạn hành động để giúp họ. Bạn làm què quặt họ. Can thiệp của bạn là giống như điều Thiền nhân nói - họ có cách diễn đạt đúng - họ nói: Đi giầy cho rắn. Bạn đang giúp đỡ, bạn có thể làm nỗ lực lớn, làm những điều lớn lao - đi giầy cho rắn cứ tưởng 'Làm sao rắn bước được nếu không có giầy? Có thể có khó khăn và đường gồ ghề và cũng có gai nữa. Cuộc sống đầy gai, cho nên giúp con rắn đi giầy cho rắn.' Bạn sẽ giết chết rắn.

Mọi nỗ lực để cải tiến mọi người chỉ giống điều đó, nhưng điều đó là hệ quả tự nhiên: nếu bạn cố cải tiến bản thân bạn, bạn sẽ cố cải tiến người khác. Bệnh riêng của bạn cứ tràn sang người khác. Một khi bạn dừng cải tiến bản thân bạn, một khi bạn chấp nhận bản thân bạn như bạn vậy một cách vô điều kiện, không miễn cưỡng, không phàn nàn; một khi bạn bắt đầu yêu bản thân bạn như bạn vậy, mọi can thiệp biến mất.

Điều thứ ba: Chấp nhận cái đang bây giờ, và bởi nghề nghiệp vẫn là nhà trị liệu tâm lí được không? Người đó sẽ là nhà trị liệu nhưng theo nghĩa khác toàn bộ - không theo nghĩa Freud, ông ấy sẽ là nhà trị liệu theo nghĩa thực. Và nghĩa thực của 'nhà trị liệu' là gì? Ông ấy sẽ cho phép mọi tự do; ông ấy sẽ đơn giản là sự hiện diện, ánh sáng, niềm vui. Ông ấy sẽ không thay đổi bệnh nhân, mặc dầu bệnh nhân sẽ bị thay đổi. Ông ấy sẽ không làm nỗ lực nào để làm cho bệnh nhân khoẻ. Ông ấy sẽ không làm nỗ lực nào để làm bệnh nhân bình thường. Ông ấy sẽ không làm nỗ lực nào để giúp bệnh nhân được điều chỉnh theo xã hội thần kinh này. Ông ấy sẽ không cố làm cái gì. Ông ấy sẽ đơn giản là sự hiện diện, tác nhân xúc tác. Ông ấy sẽ yêu. Ông ấy sẽ chia sẻ năng lượng của mình với bệnh nhân, Ông ấy sẽ biểu lộ năng lượng của mình lên bệnh nhân. Và nhớ lấy, tình yêu là trị liệu thực; mọi thứ khác là phụ.

Thực ra, có nhiều bệnh nhân tâm thần trên thế giới bởi vì họ đã không được yêu, không ai đã yêu họ - đó là lí do tại sao họ đã nổi đoá. Họ đã mất tiếp xúc với trung tâm của họ, bởi vì chỉ duy nhất trong tình yêu mà người ta mới trở nên được định tâm. Ốm yếu của họ không phải là vấn đề thực; vấn đề thực là ở chỗ sâu bên dưới họ chưa bao giờ được yêu, ở chỗ họ chưa bao giờ được biết chỗ của tình yêu. Cho nên nhà trị liệu Đạo nhân sẽ đơn giản cho tình yêu, hiểu biết, viễn kiến của ông ấy. Ông ấy sẽ chia sẻ năng lượng của ông ấy và ông ấy sẽ không trong bất kì can thiệp nào. Và việc chữa lành sẽ xảy ra. Việc chữa lành sẽ xảy ra, không phải bởi nỗ lực của nhà trị liệu mà bởi vô nỗ lực của người đó, bởi bất hoạt của người đó, bởi tính thụ động vô cùng của người đó. Bạn có quan sát điều đó xảy ra không?

Thỉnh thoảng bạn ốm và bạn gọi bác sĩ, và bác sĩ tới; và đột nhiên chỉ việc đi vào trong phòng của ông ấy và bạn không còn ốm như bạn trước đây. Ông ấy đã không cho bạn thuốc men nào, chỉ hiện diện của ông ấy, chăm sóc của ông ấy, tình yêu của ông ấy. Ông ấy chỉ đặt tay ông ấy lên đầu bạn, bắt mạch của bạn, và đột nhiên bạn cảm thấy thay đổi xảy ra. Và ông ấy đã không làm gì cả, không thuốc thang nào đã được cho, ông ấy thậm chí đã không chẩn đoán. Thậm chí trước chẩn đoán, nếu bác sĩ là người yêu, năm mươi phần trăm bệnh đã biến mất. Và với năm mươi phần trăm còn lại, ông ấy phải làm điều gì đó bởi vì ông ấy cũng không biết mình không thể chữa lành được bất kì ai.

Bao giờ cũng là Thượng đế chữa lành. Con người chỉ có thể trở thành lối chuyển cho năng lượng chữa lành - đó là lí do tại sao việc chữa lành có tác dụng. Chỉ ba, bốn người - những người yêu - ngồi quanh bệnh nhân cầm tay, hát bài ca, tụng kinh, và đột nhiên bệnh nhân cảm thấy cơn bột phát vô cùng, biến đổi, xảy ra. Điều gì xảy ra? Bốn người này, trong tình yêu, đã trở thành phương tiện của Thượng đế, cho Đạo.

Ai đó có thể là nhà trị liệu. Đạo không chống lại trị liệu, nhưng trị liệu sẽ có phẩm chất khác. Nó sẽ là vô vi; nó sẽ hành động trong không hành động, nó sẽ là nữ tính. Nó sẽ không hùng hổ, nó sẽ không ép buộc bệnh nhân được chữa lành; nó sẽ đơn giản thuyết phục. Nó sẽ đơn giản dụ dỗ bệnh nhân mạnh khoẻ, có vậy thôi. Sẽ có cám dỗ lớn. Nhà trị liệu được định tâm, được tiếp đấp, đang tuôn chảy; sự hiện diện của người đó, ánh sáng của người đó, tình yêu của người đó, sẽ giúp cho năng lượng của bệnh nhân tới, nổi lên bề mặt trong bản thể người đó. Nó bao giờ cũng có đó - người đó đã mất tiếp xúc.

Trong đền chùa Thiền họ chữa trị cho người điên. Họ không làm gì cả. Họ chăm sóc. Khi họ cầu nguyện, người điên tới và ngồi, và họ không cầu nguyện cho người điên chút nào, đó không phải là mối quan tâm của họ. Họ cầu nguyện như thường, họ tụng kinh như thường, và người điên ngồi đó. Một trăm sư Phật giáo tụng kinh, và bài tụng hay, và rung động, và bầu không khí, và im lặng của cộng đồng Thiền, và cây, và vườn đá, và toàn thể bầu không khí của nó... và bệnh nhân đơn giản ngồi. Thực ra họ thậm chí không gọi người đó là bệnh nhân, bởi vì gọi bệnh nhân là 'bệnh nhân' là cố định ý tưởng này vào tâm trí người đó rằng người đó bị ốm. Nó là gợi ý; nó rất nguy hiểm. Họ không gọi người đó là bệnh nhân - người cần lời cầu nguyện, người cần thiền, người cần thảnh thơi, nhưngkhông phải là bệnh nhân; không phải là người đó ốm, không phải là cái gì đó đã đi sai, rằng người đó là điên, không.

Chính ý tưởng rằng ai đó là điên cho người đó sự cố định 'mình là người điên', và người đó cứ lặp lại điều đó và người đó cố gắng vất vả để không là người điên. Và có luật chắc chắn được các nhà thôi miên khám phá ra, họ gọi nó là 'luật hiệu quả ngược'. Nếu bạn cố gắng quá nhiều để không là người điên, bạn sẽ trở thành điên. Bạn có thể thử và thấy. Cố trong bẩy ngày không là người điên - liên tục vẫn còn ý thức 'không là người điên', quan sát mọi hành động bạn làm - và trong vòng bầy ngày, bạn sẽ phát điên.

Lặp lại liên tục sẽ tạo ra hiệu quả ngược. Trong thiền viện điều họ nghĩ về người này là ở chỗ người này cần thảnh thơi, ở chỗ người này quá nhiều trong thế giới và đã trở nên quá căng thẳng, ở chỗ người đó quá mệt mỏi, có vậy thôi. Không xem là vô giá trị trong nó, chỉ từ bi. Người đó không bị đưa vào bệnh viện, người đó được gửi tới đền chùa. Đền chùa được dùng để vận hành trong các thời xưa như chỗ trị liệu. Đền chùa là chỗ đúng cho trị liệu, bởi vì chính ý tưởng này là khác. Bạn không là bệnh nhân, bạn không bị đưa vào bệnh viện, bạn không nằm trên tràng kỉ của nhà tâm thần; bạn đi vào đền chùa. Bạn đi vào đền chùa để làm mới lại tiếp xúc của bạn với Thượng đế. Làm mới lại tiếp xúc của bạn với Thượng đế bởi vì ngài là cội nguồn của chữa lành và tính toàn thể.

Vâng, một người có thể là nhà trị liệu tâm lí. Thực ra, chỉ Đạo nhân mới có thể là nhà trị liệu tâm lí thực đích thực. Nhưng người đó sẽ không là người làm. Người đó sẽ chỉ là phương tiện, trung gian.
Câu hỏi 2

Tôi tưởng tượng thầy có thể nói về tất cả các 'bẫy' của trưởng thành bởi vì thầy đã kinh nghiệm những vấn đề này trong đời thầy. Thầy có sẵn lòng nói về kinh nghiệm đời thực của thầy thay vì chỉ các khái niệm được trừu tượng lên, vô nhân tính?

Cái thực không thể được nói tới. Khoảnh khắc bạn nói về cái thực nó trở thành khái niệm trừu tượng. Khoảnh khắc cái gì đó được diễn đạt nó trở thành khái niệm. Đó là lí do tại sao Lão Tử nói Đạo có thể được nói ra không còn là Đạo nữa. Chân lí có thể được thốt ra trở thành dối trá.

Cái thực không thể được nói ra, cái thực chỉ có thể được kinh nghiệm. Và điều tốt là cái thực không thể được nói ra, bằng không mọi người đơn giản sẽ thu thập lời về cái thực và quên mất việc kinh nghiệm nó. Bởi chính bản chất của nó là khó nắm bắt, nó không bao giờ đi vào trong lời. Cho nên mọi điều tôi có thể làm là chỉ cho bạn những cái bẫy để cho bạn có thể tránh các bẫy đó. Nếu bạn có thể tránh được mọi bẫy bạn sẽ rơi vào trong cái thực. Đó là phương pháp cổ đại nhất; Upanishads gọi nó là neti neti, 'không này không nọ'. Họ nói: Chỉ cho đệ tử cái này không đúng, cái kia không đúng. Cứ chỉ cho người đó cái không đúng. Khi bạn đã bao quát toàn thể lĩnh vực, khi bạn đã chỉ cho người đó mọi thứ không đúng, thế thì đột nhiên người đó sẽ trở nên nhận biết về chân lí bởi vì bây giờ chỉ chân lí còn lại. Cho nên mọi điều bạn có thể làm là nói về các cái bẫy.

Câu hỏi này là có liên quan. Nhiều người nghĩ 'Thầy nên nói chỉ về Thượng đế, về chân lí, về moksha, niết bàn. Sao thầy phải nói về ghen tị, hận thù, giận dữ?' Bởi vì nếu bạn đi tới đạo tràng khác ở Ấn Độ bạn sẽ không tìm ra trị liệu ở đó. Bạn sẽ không tìm thấy nhóm đương đầu, bạn sẽ không thấy nhóm động thái, bạn sẽ không thấy nhóm năng lượng sinh học, bạn sẽ không thấy Rolfing và Tích hợp cấu trúc. Không, họ đơn giản đọc kinh sách, họ nói về chân lí. Ở đây toàn thể cách tiếp cận là khác toàn bộ, bởi vì bạn có thể cứ nói về chân lí và nó là vô nghĩa chừng nào các bẫy còn chưa bị phá vỡ. Toàn thể nỗ lực của tôi ở đây là để phá vỡ mọi bẫy. Một khi bẫy bị phá vỡ, các khối chắn bị loại bỏ, dòng chân lí chảy ra. Vấn đề không phải là dòng chảy, vấn đề duy nhất là các khối chắn đang chắn con đường.

Toàn thể cách tiếp cận này phải được hiểu, và đó là điều tôi cứ làm trong khi tôi nói. Bạn có thể ngạc nhiên bởi vì với tất cả vài ngày này tôi đã không nói về Đạo, thay vì thế tôi đã phê bình Khổng Tử. Ông ấy là cái bẫy; ông ấy phải bị phá vỡ, bị đánh đổ hoàn toàn, không từ bi gì cả. Ông ấy phải bị đập tan thành từng mảnh và mẩu, và bị vứt đi. Một khi Khổng Tử mất đi rồi, Lão Tử bước vào. Bạn sẽ muốn mời Lão Tử nhưng Khổng Tử vẫn ngồi trên ngai vàng; ông ta phải bị truất ngôi trước hết. Một khi ông ta đã bị mất ngôi rồi, đột nhiên bạn sẽ thấy Lão Tử bao giờ cũng ở đó - sự hiện diện của Khổng Tử đã che giấu ông ấy. Neti neti - cách tiếp cận phủ định: cách tiếp cận của tôi là phủ định. Tôi sẽ không bao giờ nói về thực tại bởi vì nó không thể được nói ra. Tôi chỉ nói về cái không thực, cái là sai. Một khi bạn hiểu cái giả là giả, bạn sẽ trở nên có khả năng biết cái thực là thực.
Câu hỏi 3

Osho ơi, khi nào tôi sẽ trở nên chứng ngộ?

Xin đừng ở trong vội vã thế vì tôi sẽ bị bỏ lại mà không có kinh doanh gì. Điều này là không công bằng. Nếu tôi có nhiều từ bi với bạn thế, ít nhất bạn nên có từ bi hướng tới tôi nữa. Đi chậm thôi. Để tôi cũng tận hưởng việc làm thầy chứ.

Nhà tâm thần chúi người vào quầy rượu và bắt đầu uống cốc rượu to gấp đôi và mạnh, thật lâu. Mặt ông ta đượm buồn và ông ta, đồng thời, có vẻ báo trước điềm gở. Một nhà tâm thần khác ngẫu nhiên tới. 'John!' ông ta kêu lên: 'John đấy à! Sao anh dường như ngây người ra thế. Kể xem có chuyện gì?' 'Chẳng có gì nhiều mà nói' John đáp. 'Anh có có nhớ gã điên giầu có mà tôi đã chữa cho trong nhiều năm không? Người mà thực tế đã giữ tôi còn trong kinh doanh từ lúc khởi nghiệp?' 'Chắc chắn là tôi nhớ chứ. Anh ngụ ý gã cứ mơ suốt ba mươi năm rằng gã vẫn ở trường phổ thông chứ gì?' John gật đầu. 'Có chuyện gì vậy?' 'Tuần trước gã đã tốt nghiệp rồi.' Đừng tốt nghiệp nhanh thế. Đi chậm thôi. Cho dù bạn muốn vội vàng, nhớ điều đó: có những điều không thể được làm theo cách vội vàng, và chứng ngộ là một trong những điều đó.

Nếu bạn vội vàng bạn sẽ không bao giờ đạt tới. Nếu bạn đi chậm, có khả năng đạt tới. Và nếu bạn không đi bất kì đâu chút nào, nếu bạn đơn giản ngồi ở chỗ bạn đang ở, bạn đã đạt tới. Vấn đề không phải là khoảng cách cần phải đi qua; nó không phải là mục đích xa xôi. Một cách tự nhiên, nếu mục đích là xa xôi bạn có thể đi nhanh hơn.

Mulla Nasruddin làm việc trong văn phòng, và anh ta sống ngay trước văn phòng và bao giờ cũng đến muộn. Ông chủ, một hôm mệt mỏi quá, nói 'Thế này thì quá lắm. Tôi đã bảo đi bảo lại anh rồi. Anh không thấy sao? Người khác làm việc cùng anh và sống cách xa ba dặm bao giờ cũng đúng giờ, còn anh sống ngay trước văn phòng và bao giờ cũng muộn.' Mulla Nasruddin nói 'Điều đó là đơn giản, điều đó là logic. Nếu anh ấy muộn anh ấy có thể vội vàng... những ba dặm. Nếu tôi muộn, tôi muộn thôi - không có các nào để vội vàng. Lỗ hổng... anh ta có thể chạy, anh ta có thể lấy taxi. Nhưng tôi phải làm gì? Nếu tôi muộn, tôi muộn. Tôi ở ngay trước văn phòng - không có cách nào để vội vàng cả.'

Nhớ lấy, chứng ngộ không phải là ở đâu đó, không trong không gian không trong thời gian, nó là ở đây-bây giờ. Và nếu bạn vội quá nhiều bạn sẽ đi lạc lối, bạn sẽ đi xa xôi. Toàn thể sự việc là làm chậm lại - làm chậm lại sâu sắc tới mức một ngày nào đó không cái gì chuyển động trong bạn. Trong chính khoảnh khắc đó, trong khoảnh khắc không chuyển động đó, bạn sẽ trở nên chứng ngộ. Đặc biệt cho tâm trí phương Tây tốc độ là điều ám ảnh. Họ nghĩ rằng từ xe bò kéo họ đã đi tới máy bay phản lực, cho nên tại sao phương pháp tốc độ không thể được phát triển cho chứng ngộ? Nếu cà phê có thể uống liền, thế thì sao niết bàn không thể có liền? Nhưng họ không hiểu, bởi vì niết bàn không ở đâu đó khác, bằng không đi với tốc độ là điều có thể có khả năng. Nó đã là hoàn cảnh rồi. Bạn phải tới chỉ nơi bạn đang ở. Bạn phải là cái bạn đã là rồi. Cho nên bạn đi càng nhanh, bạn sẽ càng đạt tới xa hơn - xa khỏi chứng ngộ. Vấn đề không phải là đạt tới, vấn đề không phải là đi tới - bạn phải đơn giản làm chậm lại. Và đó là toàn thể giáo huấn về Đạo là gì, và giáo huấn của tôi nữa.

Chậm lại đi. Thảnh thơi vào. Quên các lí tưởng đi. Quên rằng có tương lai nào. Để khoảnh khắc này là tất cả. Thảnh thơi. Tận hưởng những điều nhỏ bé của cuộc sống, để cho bạn không đi, để cho bạn không bao giờ phóng chiếu ham muốn nào đó vào tương lai. Bạn không có tương lai nào. Thế thì một ngày nào đó điều đó xảy ra: bạn đã rơi vào trong khoảnh khắc hiện tại một cách vô cùng; không cái gì chuyển động. Trong khoảnh khắc đó của vô chuyển động người ta đơn giản nhận ra mình là ai. Mọi việc thiền này mà bạn đang làm ở đây chỉ để giúp bạn thảnh thơi, quên tương lai, ở đây bây giờ. Ca hát, nhảy múa, tụng kinh, lầm rầm... đó là hoạt động khoảnh khắc hiện tại: bạn được hấp thu vào trong nó. Lắng nghe tôi là thiền: bạn được hấp thu vào trong nó. Bạn không lo nghĩ về đi bất kì đâu, bạn đơn giản ở đây với tôi.

Ở phương Đông, satsanga đã từng là một trong những phương pháp có giá trị nhất cho chứng ngộ. Phương Đông đã nói rằng nếu bạn ở trong sự hiện diện của Thầy, không cái gì khác được cần. Chỉ ở trong sự hiện diện của thầy, chỉ ngồi im lặng cùng thầy, chỉ ở cùng thầy và chứng ngộ tự nó sẽ chăm nom. Bất kì khi nào khoảnh khắc đúng nó sẽ xảy ra. Bạn không cần lo nghĩ về nó, bạn không cần lập kế hoạch cho nó, bằng không bạn sẽ trong rối loạn: 'Khi nào chứng ngộ này sẽ xảy ra?' Thế thì chứng ngộ cũng đã trở thành ham muốn, tham lam, thèm khát.
Câu hỏi 4

Hôm nọ thầy nói rằng nghĩa vụ là từ tục tĩu, nhưng tôi cũng có nghe thầy nói nhiều lần rằng thầy muốn các sannyasin của thầy phải có trách nhiệm vô cùng. Xin thầy nói cho tôi, nghĩa của nghĩa vụ và nghĩa của trách nhiệm có là cùng điều không? Tôi hi vọng, Osho kính yêu, rằng tôi không làm lẫn lộn thầy!

Bạn không thể làm được... vì tôi hoàn toàn lẫn lộn rồi. Bạn không thể làm lẫn lộn tôi thêm nữa được. Tôi tuyệt đối lẫn lộn. Nghĩa vụ và trách nhiệm là đồng nghĩa trong từ điển, nhưng không đồng nghĩa trong cuộc sống. Trong cuộc sống chúng không chỉ khác nhau, chúng là đối lập qua đường kính. Nghĩa vụ là hướng ra người khác, trách nhiệm là hướng vào bản thân mình. Khi bạn nói 'Tôi phải làm điều đó', đấy là nghĩa vụ. 'Bởi vì mẹ tôi ốm, tôi phải đi và ngồi cạnh mẹ.' Hay, 'Tôi phải đem hoa tới bệnh viện. Tôi phải làm điều đó, bà ấy là mẹ tôi.' Nghĩa vụ là hướng ra người khác: bạn không có trách nhiệm nào. Bạn đang hoàn thành một nghi lễ xã hội - bởi vì bà ấy là mẹ bạn; bạn không yêu bà ấy. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng nghĩa vụ là từ tục tĩu, bẩn thỉu. Nếu bạn yêu mẹ bạn, bạn sẽ không nói 'Đây là nghĩa vụ.' Nếu bạn yêu mẹ bạn, bạn sẽ đi tới bệnh viện, bạn sẽ đem hoa, bạn sẽ phục vụ mẹ bạn, bạn sẽ ở bên giường của bà ấy, bạn sẽ xoa bóp chân mẹ, bạn sẽ cảm thông với mẹ, nhưng nó sẽ không là nghĩa vụ - nó sẽ là trách nhiệm. Bạn sẽ đáp ứng từ trái tim bạn.

Trách nhiệm nghĩa là năng lực đáp ứng. Trái tim bạn rung động, bạn cảm thông với bà ấy, bạn chăm sóc bà ấy; không phải vì bà ấy là mẹ bạn - điều đó không liên quan - bạn yêu người đàn bà này. Bà ấy là mẹ bạn - hay không, điều đó là phụ - nhưng bạn yêu người đàn bà này, bạn yêu người đàn bà này như một người. Nó là việc tuôn chảy từ trái tim bạn. Và bạn sẽ không cảm thấy rằng bạn có nghĩa vụ với bà ấy, và bạn sẽ không quảng cáo khắp xung quanh rằng bạn là đứa con hoàn thành nghĩa vụ như thế. Bạn sẽ không cảm thấy rằng bạn đã làm cái gì đó. Bạn đã không làm gì cả. Bạn đã làm gì? Chỉ đem vài đoá hoa cho người mẹ đang ốm và bạn cảm thấy rằng bạn đã làm một nghĩa vụ lớn lao sao? Đó là lí do tại sao tôi nói nghĩa vụ là bẩn thỉu. Chính từ này là bẩn thỉu: nó là hướng ra người khác.

Trách nhiệm có chiều hướng khác toàn bộ: bạn yêu, bạn chăm sóc, bạn cảm; nó tới từ tình cảm của bạn. Nghĩa vụ tới từ suy nghĩ rằng bà ấy là mẹ bạn - 'đó là lí do tại sao', 'do đó'; nó là suy luận, nó là logic. Bạn đi bằng cách nào đó, kéo lê bản thân mình, bạn trốn đi, nhưng bạn có thể làm gì? Trách nhiệm của bạn bị lâm nguy. Mọi người sẽ nói gì? Mẹ bạn đang ốm và bạn tận hưởng bản thân mình trong câu lạc bộ và bạn nhảy múa, và mẹ bạn ốm sao? Không, bản ngã của bạn sẽ bị tổn thương. Nếu bạn có thể tránh được người mẹ này mà không làm cho trách nhiệm của bạn bị ảnh hưởng, bạn muốn tránh ra. Bạn sẽ đi tới bệnh viện và bạn sẽ vội vàng chạy đi, bạn sẽ tìm lí do nào đó. 'Con phải đi, bởi vì có cuộc hẹn.' Có thể không có cuộc hẹn. Bạn muốn tránh người đàn bà này, bạn không muốn sống cùng bà ấy: thậm chí năm phút cũng là quá nhiều. Bạn không yêu. Nghĩa vụ tôi chống lại, nhưng trách nhiệm - vâng, tôi nói rằng các sannyasin của tôi phải có trách nhiệm vô cùng. Và một khi bạn vứt bỏ nghĩa vụ bạn được tự do chịu trách nhiệm.

Trong thời thơ ấu của tôi ông tôi thường thích chân ông được nắn bóp và ông sẽ gọi bất kì ai - bất kì ai đi qua. Ông rất già và ông sẽ nói 'Cháu sẽ nắn bóp chân cho ông chứ?' Thỉnh thoảng tôi nói có và tôi nắn bóp, và thỉnh thoảng tôi nói không. Ông trở nên say mê. Ông nói 'Có chuyện gì vậy? Thỉnh thoảng cháu nói có và không ai nắn bóp chân đáng yêu như cháu làm - nhưng thỉnh thoảng cháu đơn giản nói không.' Tôi nói 'Bất kì khi nào nó là nghĩa vụ cháu đều nói không. Bất kì khi nào nó là trách nhiệm, cháu làm nó.' Ông nói 'Khác biệt là gì?' Tôi nói 'Đây là khác biệt. Khi cháu cảm thấy yêu, khi cháu thích nắn bóp chân ông, thế thì cháu làm nó. Khi cháu cảm thấy chỉ là nghi lễ - bởi vì ông cứ hỏi và cháu phải làm điều đó - tâm trí cháu sẽ không có đó bởi vì trẻ con đang chơi bên ngoài và chúng đang mời cháu... Cháu sẽ không ở đây chút nào, thế thì cháu không muốn làm nó vì điều đó là xấu.' Cho nên thỉnh thoảng điều sẽ xảy ra là cháu phải nói không với ông khi ông muốn nắn bóp, và thỉnh thoảng cháu đơn giản đi tới ông và hỏi 'Ông có muốn nắn bóp chân một chút không? Cháu đang trong tâm trạng thích. Cháu sẽ làm thực sự một việc đẹp. Ông cho phép cháu nhé.'

Làm bất kì cái gì bắt nguồn từ tình cảm của bạn, từ trái tim của bạn; đừng bao giờ kìm nén trái tim bạn. Đừng bao giờ đi theo tâm trí bạn bởi vì tâm trí là sản phẩm phụ của xã hội, nó không phải là thực tại của bạn. Đi từ thực tại của bạn đi. Vận hành từ thực tại của bạn. Đừng vận hành từ nguyên tắc, xã giao, hình mẫu hành vi, điều Khổng Tử gọi là 'quân tử'. Đừng là quân tử, là đàn ông thôi - thế là đủ, là đàn bà - thế là đủ. Và là đàn ông thực, đàn bà thực. Thỉnh thoảng bạn sẽ thích làm cái gì đó; làm đi, rót trái tim bạn vào trong nó, nó sẽ là việc nở hoa đẹp. Thỉnh thoảng bạn không muốn làm, nói vậy, rõ ràng về nó; không cần nguỵ trang nó.
Câu hỏi 5

Sao người ta níu bám cái cũ? Sao người ta sợ cái mới?

Có lí do tự nhiên trong nó. Với cái cũ người ta hiệu quả, với cái mới người ta vụng về. Với cái cũ bạn biết phải làm gì, với cái mới bạn sẽ phải học từ ABC. Với cái mới bạn bắt đầu cảm thấy dốt nát. Với cái cũ bạn thông thái: bạn đã làm cái gì đó lặp đi lặp lại, bạn có thể làm nó một cách máy móc, bạn không cần có nhận biết. Với cái mới bạn sẽ phải tỉnh táo, nhận biết, bằng không cái gì đó có thể đi sai.

Bạn đã không quan sát nó sao? Khi bạn học lái xe, bạn tỉnh táo thế. Khi bạn đã học được nó, bạn quên về nó. Bạn hát bài ca, bạn nghe radio, bạn nói chuyện với người bạn hay bạn nghĩ cả nghìn lẻ một ý nghĩ, và lái liên tục như cái máy, như người máy - bạn không được cần. Cái cũ trở thành máy móc, thói quen. Đó là lí do tại sao với cái mới sợ hãi tới. Đó là lí do tại sao trẻ em có khả năng học. Bạn càng già, năng lực học càng ít. Rất khó dạy chó già trò mới. Nó sẽ lặp đi lặp lại lại trò cũ; những trò nó biết.

Tôi đã nghe....

Nhà ngoại giao nước ngoài không thể nói được tiếng Anh. Khi chuông ăn trưa vang lên ở Hội đồng Liên hợp quốc ông ấy đứng đằng sau một người ở quầy thức ăn và nghe ông này gọi bánh táo và cà phê. Thế là ông ấy cũng gọi bánh táo và cà phê. Trong hai tuần tiếp sau ông ấy cứ gọi bánh táo và cà phê. Chung cuộc ông ấy quyết định ông ấy muốn thử cái gì đó khác cho nên ông ấy lắng nghe một cách chăm chú trong khi người khác gọi bánh mì kẹp thịt muối. 'Bánh mì kẹp thịt muối' ông ta nói với người đứng quầy. 'Mì trắng hay đen?' người đứng quầy hỏi. ' Bánh mì kẹp thịt muối' nhà ngoại giao lặp lại. 'Bánh mì trắng hay đen?' người đứng quầy hỏi lại. ' Bánh mì kẹp thịt muối' nhà ngoại giao nhắc lại. Người đứng quầy trở nên rất tức. 'Trông đây, Mac' ông ta gầm lên vừa rung rung nắm đấm dưới mũi nhà ngoại giao, 'ông muốn nó là mì trắng hay đen?' 'Bánh táo và cà phê' nhà ngoại giao đáp. Ai phải nhận điều phiền phức thế? Nó thành quá nguy hiểm, đó là lí do tại sao người ta cứ đi với cái cũ. Nhưng nếu bạn sống với cái cũ, bạn không sống chút nào, bạn sống chỉ nhân danh thôi.

Chỉ với cái mới mới là sống. Chỉ với cái mới, và chỉ với cái mới mới là sống. Sống phải tươi tắn. Vẫn còn là người học đi, đừng bao giờ trở thành người biết. Vẫn còn mở, đừng bao giờ trở thành đóng. Vẫn còn là người dốt nát, cứ ném đi tri thức đã tích luỹ - một cách tự động, một cách tự nhiên. Mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc, giải phóng bản thân bạn khỏi mọi cái bạn đã biết và lại trở thành đứa trẻ. Trở thàn hồn nhiên thế, như đứa trẻ, là cách sống và sống dư thừa.
Câu hỏi 6

Tính trẻ con của lão suy có liên quan gì tới nhận biết không? Lão suy có là bệnh của chỉ phương Tây không? Lão suy là gì?

Điều đó chẳng liên quan gì tới phương Đông hay phương Tây. Đông và Tây có thể khác nhau trên bề mặt - sâu bên dưới không có khác biệt. Con người là con người... có thể vài hình mẫu khác nhau ở phương Đông và vài hình mẫu khác nhau ở phương Tây, nhưng chúng là trên bề mặt; chúng chỉ sâu như làn da. Gãi ra chút xíu và Đông và Tây cả hai biến mất. Sâu bên dưới là nhân loại, cái một.

Câu hỏi này là có ý nghĩa. 'Tính trẻ con của lão suy có liên quan gì tới nhận biết không?' Và, 'Lão suy là gì?' Lão suy là trở nên già mà không trở nên trưởng thành. Lão suy là trở nên già mà không lớn lên. Thế thì, xem như kết quả cuối cùng, người lão suy trở thành rất trẻ con bởi vì đứa trẻ của người đó chưa bao giờ trở nên lớn lên; người đó bao giờ cũng che giấu đứa trẻ bên trong mình. Người đó bận rộn trong cả nghìn lẻ một thứ của thế gian và đứa trẻ chờ đợi và chờ đợi. Bây giờ người đó đã trở nên mệt mỏi, bây giờ mọi bận bịu đã qua đi và năng lượng của người đó cũng yếu, cho nên tất cả những kiểm soát này cũng mất đi. Bởi vì khi bạn kiểm soát bản thân bạn và bạn giả vờ cái gì đó mà bạn không là và bạn che giấu cái gì đó mà bạn đang là, năng lượng lớn được cần tới. Người già tự nhiên mất đi năng lượng; kiểm soát của người đó mất đi, người đó không thể kiểm soát được, cho nên cái bị che giấu bên trong người đó trồi lên mặt: người đó lại trở thành trẻ con. Nhưng nhớ lấy, đó không phải là điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói: Chỉ những người giống trẻ con sẽ có năng lực đi vào trong vương quốc của Thượng đế. Giống trẻ con không phải là trẻ con. Giống trẻ con chỉ tới khi một người không chỉ lớn lên về tuổi mà còn trưởng thành, trở nên được tích hợp bên trong. Đấy không chỉ là hiện tượng sinh lí mà người đó là sáu mươi, mà cả tâm lí, tâm linh, người đó đã trở thành người lớn, trưởng thành, chín chắn. Thế thì, đến cuối, người này trở thành như trẻ con, hồn nhiên.

Tính trẻ con không có giá trị, nó là không giá trị. Như trẻ con có giá trị lớn. Được như trẻ con nghĩa là vòng tròn là hoàn hảo: người này đã sống cuộc sống, đã sống và yêu, đã kinh nghiệm mọi điều sẵn có và đã đi tới kết luận rằng chẳng có gì giá trị hơn hồn nhiên. Người đó đã biết - biết rằng tri thức là vô tích sự, cho nên người đó đã vứt bỏ tri thức. Người đó đã biết mọi cách thức tinh ranh của thế giới - người đó đã từng tinh ranh, người đó đã từng lừa dối, người khác đã từng tinh ranh với người đó - người đó đã biết mọi điều đó, nhưng người đó đã trưởng thành và người đó đã đi tới kết luận rằng đó chỉ là vô dụng, vô nghĩa. Lừa dối, bị lừa - tất cả đều là trò chơi; nó không dẫn bạn đi đâu cả, nó là giấc mơ. Người đó đã vứt bỏ mọi trò chơi đó.

Người trưởng thành thực sự là người không còn bị ám ảnh với bất kì trò chơi nào. Người đó sống đơn giản, hồn nhiên, không có bất kì giả vờ nào và không có bất kì mặt nạ nào. Đó là người hồn nhiên: người trưởng thành trở thành hồn nhiên, như trẻ con. Đơn giản già đi theo tuổi tác, người ta trở thành lão suy, xấu xí, mục nát; và một ngày nào đó, khi năng lượng của bạn mất đi, tính trẻ con của bạn trồi lên bề mặt và người già bắt đầu hành xử theo cách ngu xuẩn. Nhớ lấy, là ngu xuẩn là một điều và là hồn nhiên là điều khác toàn bộ. Thỉnh thoảng họ trông tương tự, nhưng họ không vậy. Người hồn nhiên đôi khi trông ngu, nhưng người đó không ngu. Bạn có thể lừa người đó, nhưng người đó không ngu; và trong khi bạn đang lừa người đó, người đó cảm thấy từ bi cho bạn. Một ngày nào đó bạn sẽ hiểu rằng bạn đã là kẻ ngu, người đó đã không là kẻ ngu.

Người ngu có vẻ hồn nhiên, nhưng không hồn nhiên. Người đó cũng tinh ranh, mặc dầu tinh ranh của người đó không rất phức tạp. Người đó cũng tinh ranh, nhưng mọi người tinh ranh hơn người đó - người đó tương đối ít tinh ranh, cho nên người đó trông ngu xuẩn. Người hồn nhiên trông tương tự người ngu, nhưng người đó không ngu. Tính trẻ con là ngu xuẩn, đần độn: nó là ngốc. Như trẻ con là khác toàn bộ: nó là việc nở hoa của hồn nhiên. Thánh Francis là như trẻ con, Jesus là như trẻ con, Lão Tử là như trẻ con.
Câu hỏi 7

Lần trước tôi ở đây tôi đã thấy bản thân tôi là kẻ ăn xin; lần này là tên trộm. Xin thầy bình luận.

Bạn đang trưởng thành tốt đấy! Đây là con đường tâm linh. Một đệ tử, khi lần đầu tiên tới Thầy, tự nhiên giống như kẻ ăn xin. Anh ta đang ăn xin, anh ta cực kì ham muốn, tham lam; anh ta cứ hỏi thứ này thứ nọ. Khi bạn đã trưởng thành lên một chút trong thế giới của tính đệ tử, bạn trở thành tên trộm. Thế thì bạn bắt đầu cảm thấy rằng chân lí không thể được cho, nó chỉ có thể được lấy trộm. Vâng, đây là cách thức qua đó đệ tử trưởng thành. Chân lí phải được lấy trộm từ Thầy, nó không thể được cho. Bạn sẽ phải rất, rất thông minh, nhận biết, để lấy trộm nó đi. Nếu tôi có thể cho nó cho bạn điều đó chắc đã đơn giản, nhưng tôi không thể cho được. Bạn phải trở nên rất, rất tỉnh táo.

Bạn có biết rằng nghệ thuật của kẻ trộm là nghệ thuật của nhận biết không? Khi kẻ trộm vào trong nhà của ai đó trong đêm tối - không ánh sáng - anh ta có thể đã vào nhà đó trước đây, anh ta có thể không biết địa hình ngôi nhà chút nào, nhưng dầu vậy anh ta vẫn vận hành tốt. Anh ta đi trong nhà của ai đó khác, chỗ anh ta chưa bao giờ đi vào, cứ dường như đấy là nhà riêng của anh ta. Anh ta cực kì tự tin. Và anh ta đi tỉnh táo tới mức anh ta không làm ra tiếng động nào; việc thở của anh ta rất yên tĩnh, anh ta đi cứ như là anh ta không có đó. Nghệ thuật lớn.

Tương truyền về một Thiền sư thường phái đệ tử của mình đi học nghệ thuật ăn trộm. Ông ấy thường phái họ tới một thầy kẻ trộm. 'Đi tới thầy trộm và học sự tự tin như kẻ trộm có, nhận biết như thế, tỉnh táo thận trọng như thế, lưu tâm như thế - bởi vì kẻ trộm phải rất, rất lưu tâm, người đó cần sự hiện diện của tâm trí.' Bạn không thể diễn tập nó - nó không thể diễn, bạn không thể chuẩn bị cho nó. Không ai biết cái gì sẽ xảy ra. Bạn không thể thu xếp cho nó, bạn không thể chuẩn bị cho nó - bất kì cái gì cũng có thể. Nó rất ngẫu nhiên.

Người ta nói về một thầy, một thầy rất nổi tiếng khắp Nhật Bản và là thầy kẻ trộm, rằng con của ông ta hỏi ông ta 'Bây giờ bố già rồi, bố dạy con nghệ thuật của bố đi.' Ông già nói 'Được, nhưng đây là nghệ thuật như vậy vì không thể được dạy. Nó giống như mẹo - không giống tri thức, nhưng ta sẽ cố. Con đi cùng ta tối nay.' Anh thanh niên rất sợ, nhưng ông già - người đã rất già, bẩy mươi tuổi - ông già này đi và phá mở bức tường. Và anh thanh niên vã mồ hôi mặc dầu đó là đêm lạnh, và anh ta run rẩy. Nhưng người bố làm việc dễ dàng thế, cứ dường như đây là nhà riêng của ông ấy. Ông ấy phá mở ra một lỗ, ông ấy chui vào và gọi đứa con. Cậu ta chui vào, nhưng hơi thở hỗn loạn đến mức cậu ta không thể kiểm soát được nó, còn người bố lại cứ dường như là ông ấy không thở. Thế rồi người bố đem anh ta vào. Ông ta mở bao nhiêu cửa và họ đi tới phòng chính của ngôi nhà nơi ông ấy mở cái tủ và bảo đứa con 'Chui vào và đem ra những bộ quần áo đẹp nhất có đó.' Và đứa con chui vào và người bố khoá trái cánh cửa lại, làm tiếng động ầm ĩ và chạy mất.

Bây giờ cả nhà thức dậy và mọi người bắt đầu tìm - tên trộm ở đâu? Tường đã bị phá, chắc chắn. Và anh thanh niên này - nằm trong tủ và tủ bị khoá - bắt đầu nghĩ 'Bố mình đã điên rồi sao? Đây mà là cách dạy à?' Và anh ta bắt đầu cầu nguyện Thượng đế 'Đây là lần đầu tiên và lần cuối cùng. Mình thậm chí sẽ không bao giờ nghĩ về nó.' Thế rồi một người hầu tới với chiếc nến và anh ta nhìn quanh, và đột nhiên anh thanh niên thấy rằng mình đã làm tiếng động như tiếng chuột làm. Điều đó rất trực giác. Và người hầu mở cửa và nhìn vào. Anh thanh niên thổi tắt nến, xô ra với cả nhà và hàng xóm đuổi thep anh ta. Và anh ta đi tới bên cạnh cái giếng, anh ta ném một tảng đá lớn vào trong nó và đứng nép bên cạnh, sau cái cây. Cả nhà và những người hầu tất cả tụ tập quanh giếng. Họ tưởng rằng tên trộm đã nhảy vào, và họ nói 'Bây giờ không có vấn đề gì. Đến sáng chúng ta sẽ xem, hoặc nó sẽ chết hoặc nó sẽ vào tù.' Và họ trở về.

Bây giờ đứa con trở về nhà, và người bố đang ngủ say và ngáy. Anh ta kéo chăn ra, ném chăn đi và nói 'Bố có điên không?' Và người bố nói 'Bây giờ không có vấn đề gì. Con đã về, cho nên con đã học được nghệ thuật rồi. Bây giờ đi ngủ và từ mai con bắt đầu theo cách riêng của con.' Nhưng người con nói 'Bố nói cho con tại sao bố đã làm điều này!' Người bố nói 'Vấn đề không phải là dạy - nó là nghệ thuật trực giác. Những điều như vậy xảy ra, cho nên ta để cho con trong tình huống rất ngẫu nhiên. Những điều như vậy xảy ra! Đây không phải là nghệ thuật thường, nhưng bây giờ con đã trở về nhà ta biết con là kẻ trộm bẩm sinh, con là con ta.' Tốt, Ramananda. Câu hỏi này là từ Ramananda. Lần trước bạn đã là kẻ ăn xin, bây giờ bạn là kẻ trộm. Thực sự là kẻ trộm bậc thầy đi.
Câu hỏi 8

Hợp lí hoá là gì?

Hợp lí hoá là lập luận giả - nó có vẻ giống lập luận, nhưng không phải. Trong cuộc sống bạn dùng nó mọi ngày. Bạn về từ văn phòng giận dữ, ông chủ cáu kỉnh nhưng bạn không thể giận ở đó được; ở đó bạn phải mỉm cười. Ông ấy quát tháo bạn, la hét bạn, và bạn mỉm cười; bạn nhũn như con chi chi, bạn nuốt giận. Bạn muốn giết người này ngay lúc ấy, nhưng điều đó là không kinh tế và có thể đưa bạn vào nguy hiểm. Cho nên bây giờ bạn trở về nhà, bây giờ bạn bắt đầu tìm theo cách rất vô ý thức để tìm cái cớ nào đó để cho bạn có thể ném ra giận dữ của bạn. Và đứa con của bạn tới vừa múa vừa hát, và bạn nổi giận, và bạn nói 'Không yên lấy một phút! Thôi đi! Cả ngày tao đã mệt rồi và tao về nhà và thậm chí ở đây cũng không yên.' Và bạn nổi giận.

Bây giờ, một cách hợp lí, bạn xoay xở - cứ dường như đứa trẻ đã quấy rầy bạn. Đứa trẻ bao giờ cũng theo cách đó nhưng hôm nay bạn giận, bây giờ bạn hợp lí hoá. Hay bạn không thích thức ăn mà vợ bạn đã chuẩn bị - không phải vì thức ăn kém, nhưng bạn đang tìm, bạn đang dò dẫm trong bóng tối về cái cớ nào đó. Và thế rồi, nếu thức ăn không ngon, hay bạn có thể chứng tỏ rằng thức ăn không ngon - điều rất dễ dàng, thế thì bạn bùng nổ vào vợ bạn và bạn hợp lí hoá. Nhưng bạn không nhìn vào lí do thực. Nếu bạn thực sự muốn thức tỉnh và tỉnh táo và nếu bạn thực sự muốn là người tôn giáo, bạn sẽ phải vứt bỏ mọi việc hợp lí hoá. Những hợp lí hoá này là rất thủ đoạn: bởi vì những hợp lí hoá này bạn không bao giờ có thể nhìn sâu vào bên trong bản thân mình. Bạn tìm cả nghìn lẻ một cách để thuyết phục bản thân mình, để giả vờ. Những giả vờ này phải bị vứt bỏ. Nếu bạn giận, để cho điều được rõ ràng với bạn là nó là giận dữ. Tốt hơn cả là đi tới vợ và nói 'Em làm cái gì đó sai đi. Anh đang tức mình và anh muốn tống nó ra.' Điều đó sẽ tốt hơn, tỉnh táo hơn. Bạn bảo con bạn 'Hét lên đi! Nhảy đi! Phá vỡ cái gì đó! Bố đang rất giận và bố muốn ném nó lên con. Giúp bố đi.' Điều đó sẽ có ý thức hơn.

Nếu bạn bắt đầu sống một cách có ý thức, dần dần bạn sẽ thấy rằng bạn đã từng hợp lí hoá và hợp lí hoá trong đời bạn. Bạn đã không làm cái gì khác. Để tôi kể cho bạn vài giai thoại mà sẽ cho bạn góc nhìn khác về hợp lí hoá. Có huyên náo trong một thị trấn nhỏ giữa nhóm người Ki tô giáo và cộng đồng Do Thái. Người Ki tô giáo đang khánh thành bức tượng Jesus, trong khi một người Ki tô giáo trở nên dính chuyện với một người Do Thái. Người Do Thái nhặt một hòn đá lớn và ném nó vào kẻ thù của anh ta nhưng thay vì thế trúng luôn vào cái tượng, làm đứt phăng đầu tượng. Anh ta đã không chủ định điều đó, nhưng anh ta không thể để cho sự cố đi tới tổn thất - người Do Thái chưa bao giờ cho phép bất kì cái gì đi tới tổn thất. 'Đấy' anh ta kêu lên đắc thắng. 'Nếu đó mà là Moses ông ấy chắc đã cúi đầu né tránh.'

Bây giờ đây là hợp lí hoá. Người ta phải tìm cách thoát ra khỏi nó và người ta phải dùng nó cho ích lợi riêng của người ta. Bạn không bao giờ cho phép cái gì đi tới tổn thất: tốt, xấu, cam lồ, chất độc - bất kì cái gì: bạn cố dùng nó vì lợi nhuận riêng của bạn. Nhưng dần dần điều này trở thành thói quen bắt rễ sâu mà bạn hoàn toàn quên mất về lí do thực.

Võ sĩ có cơ hội tốt để nắm lấy chức vô địch nếu anh ta được huấn luyện cần cù, nhưng anh ta không thể phá được thói quen đam mê trong cuộc sống đêm New York. Cuối cùng người quản lí của anh ta bị buộc phải đặt ra luật. 'Hoặc là anh bỏ cuộc sống đêm cho tới sau cuộc đấu,' ông ta ra lệnh 'hoặc tôi sẽ cắt bỏ cuộc đấu với lí do rằng anh không đủ điều kiện.' Võ sĩ đồng ý cư xử với bản thân mình và mọi sự trôi qua tốt đẹp trong quãng một tuần lễ. Thế rồi người quản lí thấy võ sĩ lén đi vào trại lúc bốn giờ sáng. 'Này, chứng cớ ngoại phạm của anh là gì lần này?' người quản lí hỏi trong phẫn nộ. 'Tôi nghe thấy tiếng động' võ sĩ giải thích 'cho nên tôi dậy để điều tra.' 'Vậy a, làm sao anh ăn vận mọi nhẽ trong bộ áo lễ phục buồi chiều thế?' 'Tôi tưởng đó có thể là kẻ trộm đàn bà.'

Người ta cứ tự phòng ngự cho mình, tạo ra ngày càng nhiều dối trá quanh bản thân người ta. Nếu bạn nhìn vào bản thân bạn một cách trung thực, bạn sẽ thấy chẳng có gì ngoài một bó dối trá. Đó là lí do tại sao mọi người không nhìn vào bản thân họ, bởi vì nhìn vào là ghê rợn: toàn thể sự việc chỉ là dối trá. Socrates nói 'Biết bản thân mình.' Upanishad nói 'Nhìn vào trong.' Jesus và Phật và Lão Tử tất cả họ cứ thuyết giảng 'Nhắm mắt lại và đi vào bên trong.' Nhưng bạn không thể đi được, bởi vì bất kì chỗ nào bạn nhìn vào bên trong đều toàn dối trá và dối trá, hàng hàng dối trá. Thật ghê rợn mà nhìn vào những dối trá đó mà bạn đã sống, điều bạn đã giả vờ sống. Một người thực sự trong tìm kiến chân lí phải vứt bỏ tất cả những cái hợp lí này.

Ba thợ dệt ngồi ở nhà của Feuerstein, nhà của Lindy ở Phía Đông Thấp, và thảo luận những điều tốt hơn mà cuộc sống đã cấp. 'Điều tốt nhất' Nat Pineus nói 'là miếng thịt nướng tẩm ngon, được nướng trong hành và nấm với khoai tây chiên giòn kiểu Pháp.' 'Tôi không đồng ý' Lou Goldberg trả lời. 'Điều tốt nhất là xúp củ cải đỏ, khoai tây luộc và một khúc cá trích.' Sharfman lắc đầu. 'Tôi rất tiếc, thưa các quí ông, với tôi điều tốt nhất là hẹn hò với Lana Turner, Jane Russell và Marilyn Monroe.' 'Aha' Pineus đáp và Goldberg nói 'và ai nói về điều rất tốt đâu?' Ngay lập tức - họ nói về điều tốt nhất. Bây giờ họ nói 'Ai nói về điều rất tốt đâu?' Bạn bao giờ cũng có thể tìm ra lỗ hổng để bảo vệ bản thân bạn; và tâm trí rất tinh ranh. Nếu bạn thực sự muốn thoát ra khỏi tinh ranh của tâm trí - điều không lừa được ai ngoài bản thân bạn - bạn sẽ phải tìm ra cách tâm trí đã trở nên được đào tạo trong việc tìm cách hợp lí hoá, các lỗ hổng, lí do giả, giả vờ, mặt nạ, dối trá. Nó đã thực sự trở thành lực bịa đặt lớn trong cuộc sống của bạn. Và không phải về những điều to lớn đâu. Về những điều nhỏ bé nữa... nụ cười của bạn, cách bạn nhìn vào mọi người, cách bạn bước - toàn dối trá. Bạn chưa bao giờ bước đi dường như bạn một mình trên trái đất. Bạn chưa bao giờ mỉm cười dường như nụ cười tới từ bản thể bên trong của bạn. Nó bao giờ cũng là giả vờ; nó bao giờ cũng là ngôn ngữ, cử chỉ. Nhìn mọi người và bạn sẽ thấy đống lộn xộn. Mắt họ nói điều này, môi họ nói điều khác; lời của họ nói điều này, tay họ diễn đạt cái gì đó khác. Nhưng không ai nhìn, bởi vì mọi người bị chìm nhiều thế trong dối trá riêng của mình - làm sao bạn có thể nhìn vào người khác được?

Gurdjieff đưa đệ tử của ông ấy đi xa khỏi một thị trấn Nga, Tiflis, trong ba tháng. Họ giữ tuyệt đối im lặng trong ba tháng; im lặng là thực sự tuyệt đối - thậm chí không cử chỉ nào họ đã biểu lộ ra về bất kì cái gì, ngay cả không qua ánh mắt để nhận ra rằng ai đó khác đã hiện diện. Và ở trong một ngôi nhà nhỏ, đơn giản, ba mươi người. Và từng người phải sống cứ dường như người đó ở một mình. Hai mươi bẩy người bỏ đi - chỉ ba người còn lại trong ngôi nhà đó. Sau ba tháng, Gurdjieff đem ba người này tới thị trấn Tiflis và nói với họ 'Nhìn quanh đi.' Ouspensky là một trong ba đệ tử này, và Ouspensky viết trong nhật kí của ông ấy 'Tôi không thể tin được. Tôi đã thấy người chết bước đi... dối trá và dối trá và dối trá. Không ai là thực. Và ngày hôm đó Ouspensky nói 'Tôi đã nhận ra Gurdjieff và chân lí của ông ấy. Duy nhất ông ấy đứng đó, một mình trong cả thị trấn hàng nghìn người, là thực.' Nhưng Ouspensky nói 'Trước đó tôi chưa bao giờ hình dung ra tình huống như vậy. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tất cả những người này đều chỉ là dối trá.'

Ngày thiền của bạn sẽ đi vào trong bản thể bạn, bạn sẽ ngạc nhiên: bạn sẽ thấy hàng triệu người mộng du đi trong giấc ngủ sâu, sống điều dối trá, những cái xác. Và chỉ thế thì bạn có thể nhận ra vị Phật, chỉ thế thì bạn nhận ra ai được chứng ngộ. Trước khi đó, điều đó là không thể được, và cách thức tới nó: vứt đi mọi hợp lí hoá. Lần sau bạn bắt đầu hợp lí hoá cái gì đó, dừng ngay lập tức, ngay lúc đó. Khoảnh khắc bạn bắt quả tang bản thân mình, dừng nó lại ngay lập tức, cho dù có cảm thấy vụng về. Bạn vừa định mỉm cười, một người bạn tới gặp bạn và bạn chỉ mới định mỉm cười, và bạn biết nó là dối trá; dừng nó lại, để nó biến mất ngay lập tức khỏi môi bạn và nói với người bạn đó 'Tôi xin lỗi. Tôi vừa định mỉm cười và nó là giả.' Và bạn sẽ cảm thấy tình yêu nhiều hơn từ bạn, bởi vì làm sao tình yêu có thể tuôn chảy qua cái gì? Bạn vừa định nói điều gì đó mà là giả - dừng ngay lập tức, cho dù bạn bắt được bản thân mình vào giữa câu. Ngay lúc ấy, đừng hoàn thành câu đó nữa, hỏi xin tha thứ. Quan sát. Sẽ cần chút ít dũng cảm và chút ít thời gian và chút ít kiên nhẫn để gạt bỏ việc hợp lí hoá, nhưng đó là điều phải làm.

Một khi hợp lí hoá mất rồi, đột nhiên bạn thành mong manh. Bức Trường thành Trung Quốc đã biến mất. Finklestein phát điên. Trong năm tuần tới giờ anh ta đã không có khả năng làm được kinh doanh vì anh ta quên mất dãy số mở khoá an toàn. Đối tác của anh ta, Kanubowitz, đã đi xa trong chuyến đi kéo dài và không có lời dặn nào từ anh ta cả. Rồi một hôm điện thoại reo vang. 'Đây,' Finklestein nói to vào điện thoại 'Ơn Trời cậu đã gọi. Tôi không thể nào làm được việc kinh doanh gì. Tôi đã phải sa thải toàn thể cửa hàng, đuổi người bán hàng, từ chối đơn hàng từ những tài khoản lớn nhất của chúng ta và chỉ ở đây trong văn phòng đợi điện thoại của cậu.' 'Chuyện gì xảy ra vậy?' đối tác hỏi. 'Đấy là số khoá an toàn. Tôi quên mất dãy số mở khoá.' 'Điều đó đơn giản. Vặn sang trái một lần và sang phải hai lần.' 'Nhưng về con số thì sao?' 'Chẳng thành vấn đề' đối tác nói. 'Khoá bị hỏng rồi.' Nó là đơn giản như thế đấy. Một khi hợp lí hoá bị vứt bỏ - thực ra chẳng có khoá nào cả - bạn đang mở, bạn có thể vào trong bản thể bạn. Thỉnh thoảng chuyện xảy ra là không có khoá và bạn nghĩ có khoá bạn cứ đi tìm chìa khoá và khoá bịa đặt, và bạn làm phí thời gian.

Chuyện xảy ra trong đời của Houdini. Anh ta bị cầm tù trong nhiều nhà tù, bị cùm nhiều lần, nhưng trong vài giây anh ta sẽ thoát ra khỏi cùm, ra khỏi nhà tù; không ai có khả năng cho anh ta vào tù. Nhưng ở Italy chuyện xảy ra là trong ba giờ anh ta không thể ra khỏi xà lim và có hàng nghìn người chờ đợi anh ta ra để vào. Và cái gì xảy ra? Nó chưa bao giờ xảy ra trước đây. Cảnh sát có thành công không? Họ có tạo ra tình huống từ đó Houdini, nhà ảo thuật lớn, không thể ra được? Và khi ông ấy ra ông ấy vã mồ hôi và mệt mỏi và kiệt sức. Và ông ấy đơn giản ngã ra và họ hỏi 'Chuyện gì xảy ra vậy?' Ông ấy nói, 'Họ lừa tôi, họ xỏ tôi. Làm gì có ổ khoá! Và tôi đơn giản cố mở khoá và không có ổ khoá. Cửa không khoá - họ lừa tôi. Cho nên sau ba giờ làm việc rất cố gắng trên ổ khoá tôi đơn giản ngã ra, cửa mở ra.'

Về bản thể bên trong của bạn không có ổ khoá. Chưa bao giờ có. Không khoá nào được cần, không chân lí nào được cần - chỉ dối trá mới phải bị vứt bỏ và chân lí sẽ tự khẳng định bản thân nó. Nó đang cháy ngay khoảnh khắc này bên trong bản thể bạn, nhưng có tầng dối trá lớn - tầng nọ tiếp tầng kia - và bạn không thể thấy được ánh sáng. Hợp lí hoá là một trong những thủ đoạn rất tinh ranh của tâm trí để tạo ra bức Trường thành Trung Quốc quanh bạn. Bạn bị cầm tù trong hợp lí hoá của bạn. Nếu bạn muốn được giải thoát, vứt bỏ hợp lí hoá đi. Và không ai khác có thể làm điều đó cho bạn - chỉ bạn mới có khả năng làm nó cho bạn. Nó là trách nhiệm của bạn. Nếu bạn muốn khổ, thế thì điều đó là tốt. Nếu bạn không muốn khổ, bắt đầu bỏ dối trá trong cuộc sống của bạn đi. Không cần đi lên Himalayas, và không cần đi tới bất kì đền chùa và nhà thờ nào, và không cần đi vào kinh sách: Kinh Thánh, Koran và Vedas. Nếu bạn có thể chỉ làm một điều đơn giản về vứt bỏ dối trá, cử chỉ giả và không đích thực, bạn sẽ đạt tới.
Câu hỏi 9

Tại sao các sannyasin phải đổi tên và đeo mala? Những người giàu sang tâm linh nói về tất cả các 'thầy đã chứng ngộ': 'Osho chứng ngộ hơn Oscar', 'Oscar chứng ngộ hơn...' Làm sao chúng tôi biết được nó nghĩa là gì?

Thứ nhất: không có lí do tại sao sannyasins lấy mầu cam và đeo mala ngoại trừ rằng tôi là người dở hơi về điều đó. Tôi có chút ít yêu thích mầu cam và tôi yêu bản thân tôi, do đó có mala. Đây là chân lí, nếu bạn hiểu. Nếu bạn cần hợp lí hoá nào đó bạn có thể hỏi đệ tử của tôi. Và câu hỏi thứ hai: ''Osho chứng ngộ hơn Oscar'. 'Oscar chứng ngộ hơn....' Làm sao chúng ta có thể biết nó nghĩa là gì?'

Chứng ngộ chưa bao giờ nhiều hơn hay ít hơn: hoặc người ta chứng ngộ hoặc người ta không chứng ngộ. Không có vấn đề nhiều hay ít. Làm sao bạn chứng ngộ nhiều hơn hay chứng ngộ ít hơn được? Điều này là ngớ ngẩn. Chứng ngộ không phải là khái niệm tương đối: hoặc người ta đã đạt tới hoặc người ta không đạt tới. Làm sao bạn có thể đạt tới một cách bộ phận được? Bạn đã quay về nhà. Bạn có thể nói 'Tôi đã về nhà một phần - chỉ một chân... cái đầu còn chưa tới được không'?

Chuyện đã xảy ra trong nhà giam. Một người bị cầm tù và thế rồi ngay lập tức, ngày thứ hai, anh ta bắt đầu nói rằng răng anh ta bị đau, cho nên phải nhổ răng. Sau vài ngày, anh ta bắt đầu nói rằng ruột thừa của anh ta... cho nên ruột thừa bị bỏ đi. Thế rồi anh ta nói a mi đan... và amiđan bị bỏ đi. Và cai tù tới và anh ta nói 'Tôi biết anh đang làm gì. Dần dần anh sẽ thoát ra khỏi nhà tù!'

Bạn không thể thoát được. Hoặc người ta chứng ngộ, hoặc người ta không chứng ngộ. Không có chứng ngộ bộ phận. Một điều bao giờ cũng cần nhớ: rằng người chứng ngộ không thể được so sánh. Nhưng ngu xuẩn này đã còn dai dẳng trong nhiều thời đại. Người Jains sẽ nói 'Mahavir là chứng ngộ hơn Phật.' Phật tử sẽ nói 'Phật là chứng ngộ hơn Mahavir.' Người Hindus sẽ nói 'Krishna chứng ngộ hơn cả hai.' Vân vân và vân vân. Nhưng toàn thể ý tưởng này ít nhiều là ngớ ngẩn. Những người chứng ngộ - họ đơn giản chứng ngộ, Không ai cao siêu và không ai thấp kém.

Điều thứ hai: 'Làm sao chúng tôi biết được nó nghĩa là gì?' Bạn không thể biết được, và không có nhu cầu. Và bất kì điều gì bạn nói đều sẽ sai - bạn chưa chứng ngộ. Nó sẽ giống như người mù nói về ánh sáng: mọi điều người đó nó đều vô nghĩa. Người đó có thể đã nghe nhiều về ánh sáng, người đó có thể thậm chí đã đọc nhiều về ánh sáng qua chữ nổi, người đó có thể đã tư vấn các nhà vật lí lớn người biết về ánh sáng, người đó có thể đã nói chuyện với hoạ sĩ và nhà thơ những người ở sâu trong tình yêu với ánh sáng, nhưng dầu vậy, người mù là người mù; bất kì điều gì người đó nói đều sẽ sai vì người đó không trong vị trí để nói. Cho nên xin bạn, bạn có đủ lo nghĩ như nó vậy rồi. Đừng lấy những lo nghĩ này: ai chứng ngộ và ai không chứng ngộ. Thay vì thế, bạn trở nên chứng ngộ và bạn sẽ biết.
Câu hỏi 10

Một câu hỏi ngắn, thưa Osho: Tại sao thầy không nói trong một năm rưỡi sau việc sinh của thầy?

Tôi ngạc nhiên thế với việc sinh của tôi, đó là lí do tại sao. Tôi phải trải qua ngạc nhiên đó và điều đó mất một năm rưỡi.
Câu hỏi 11

Thứ hai. Thầy đã làm gì khi thầy là đứa trẻ?

Tôi đã chẳng làm gì khi tôi là đứa trẻ. Tôi biết tôi muốn là gì khi tôi lớn và tôi đã thực hành nó.
Câu hỏi 12

Và thứ ba: Thầy nói gì về uống rượu?

Câu hỏi khó đây - đừng coi nó là nghiêm chỉnh. Uống rượu đúng lúc là tốt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho