Chương 9. Cây nến nhỏ
Chương 9. Cây nến nhỏ
Tốt hơn nghìn lời trống rỗng
Là một lời đem tới an bình.
Tốt hơn nghìn bài thơ trống rỗng
Là một bài thơ đem tới an bình.
Tốt hơn trăm dòng trống rỗng
Là một dòng của luật, đem tới an bình.
Chinh phục bản thân mình tốt hơn
Thắng nghìn trận chiến.
Vậy thì chiến thắng là của ông.
Nó không thể bị lấy đi khỏi ông,
Dù bởi thiên thần hay bởi quỉ,
Cõi trời hay địa ngục.
Tốt hơn hàng trăm năm tôn thờ,
Tốt hơn hàng nghìn đồ cúng dường,
Tốt hơn việc từ bỏ hàng nghìn cách thức trần tục
Để có được công đức,
Thậm chí tốt hơn việc trông nom trong rừng
Giữ cho ngọn lửa thiêng trong hàng trăm năm
Là sự sùng kính của một khoảnh khắc
Đối với người đã chinh phục bản thân mình.
Tôn kính người như vậy,
Thầy cổ đại trong đức hạnh và tính thiêng liêng,
Là có thắng lợi với bản thân cuộc sống,
Và cái đẹp, sức mạnh và hạnh phúc
Một câu chuyện nổi tiếng:
Một đêm triết gia Đức vĩ đại, Giáo sư Von Kochenbach, thấy hai cánh cửa trong giấc mơ, một dẫn trực tiếp tới tình yêu và thiên đường, còn cánh cửa kia dẫn tới thính phòng nơi bài giảng đang được giảng về tình yêu và thiên đường. Không chút ngần ngại về phần Von Kochenbach - ông ta đi nghe bài giảng.
Câu chuyện này có ý nghĩa. Nó là hư cấu, nhưng cũng không thực sự hư cấu thế. Nó đại diện cho tâm trí con người: nó quan tâm nhiều tới tri thức hơn là tới trí huệ, nó quan tâm nhiều tới thông tin hơn là tới biến đổi. Nó quan tâm nhiều tới biết về Thượng đế, cái đẹp, chân lí, tình yêu hơn là kinh nghiệm Thượng đế, cái đẹp, chân lí, tình yêu.
Tâm trí con người bị ám ảnh bởi từ ngữ, lí thuyết, hệ thống ý nghĩ, nhưng hoàn toàn quên lãng về sự tồn tại bao quanh bạn. Và chính sự tồn tại mới có thể giải thoát, không phải là tri thức về nó.
Câu chuyện này đại diện cho tâm trí của mọi người. Nhưng hôm qua tôi thấy ngạc nhiên. Tôi đọc cuốn sách của Silvano Arieti, M.D., và James Silvano Arieti, PhD. Trong cuốn sách của họ, Tình yêu có thể được tìm thấy, họ trích dẫn câu chuyện này. Tôi cứ hi vọng, hiển nhiên, rằng họ sẽ cười câu chuyện này và phê bình toàn thể quan điểm này. Nhưng tôi phải ngạc nhiên: họ bảo vệ cho câu chuyện này; họ nói vị giáo sư này đã làm điều đúng. Thay vì đi thẳng vào cánh cửa của tình yêu và thiên đường, thì đi vào trong thính phòng nơi đang có giảng bài về tình yêu và thiên đường - tất nhiên do một giáo sư khác nào đó trình bày - họ nói vị giáo sư này đã làm điều đúng. Tại sao? lập luận của họ là ở chỗ chừng nào bạn còn chưa biết về tình yêu, làm sao bạn có thể biết yêu được? Chừng nào bạn còn chưa biết về thiên đường trước, làm sao bạn có thể lập tức đi vào thiên đường được?
Trên bề mặt thì nó có vẻ logic đấy: trước hết người ta phải trở nên quen thuộc thiên đường là gì, chỉ thế thì họ mới có thể vào được thiên đường. Trước hết bạn phải có bản đồ đã. Logic đấy nhưng mà vẫn ngu xuẩn; logic chỉ ở bề ngoài, nhưng sâu bên dưới hoàn toàn không thông minh.
Tình yêu không cần thông tin về nó, bởi vì nó không phải là cái gì đó ở bên ngoài bạn, nó là chính cốt lõi của bản thể bạn. Bạn đã có nó rồi, bạn chỉ phải cho phép nó tuôn chảy. Thiên đường không phải ở đâu đó khác để cho bạn cần bản đồ đi tới đó. Bạn đang trong thiên đường rồi, bạn chỉ rơi vào giấc ngủ thôi. Mọi điều cần thiết là việc thức tỉnh.
Thức tỉnh có thể là ngay lập tức, thức tỉnh có thể là bất thần - thực ra, thức tỉnh chỉ có thể là bất thần thôi. Khi bạn đánh thức ai đó dậy, điều đó không phải là dần dần theo từng phần, từ từ, người đó thức dậy. Không phải là bây giờ người đó thức dậy mười phần trăm, bây giờ hai mươi phần trăm, bây giờ ba mươi, bây giờ bốn mươi, bây giờ chín mươi chín, bây giờ chín mươi chín phẩy chín, và rồi một trăm phần trăm - không. Khi bạn lay một người đang ngủ, người đó thức ngay lập tức. Hoặc người ta ngủ hoặc người ta thức; không có chỗ ở giữa. Do đó Phật nói chứng ngộ là kinh nghiệm bất thần; nó không dần dần, không phải là bạn tới theo các bước. Chứng ngộ không thể được phân chia thành các bộ phận; nó là đơn vị hữu cơ, không phân chia được. Hoặc bạn có nó hoặc bạn không có nó.
Nhưng con người vẫn còn níu bám lấy lời - những lời trống rỗng, những lời không mang nghĩa, những lời không có ý nghĩa, những lời được thốt ra từ miệng những người dốt nát như bạn vậy. Có thể họ được giáo dục, nhưng giáo dục không xua đi dốt nát. Việc biết về ánh sáng sẽ không xua đi được bóng tối. Bạn có thể biết mọi điều có sẵn trên thế giới về ánh sáng; bạn có thể có một thư viện trong phòng mình chỉ toàn sách về ánh sáng, vậy mà toàn thể thư viện sẽ không có khả năng xua đi bóng tối. Để xua tan bóng tối bạn cần cây nến nhỏ - cái đó sẽ làm phép màu.
Nhìn vào cuốn Bách khoa toàn thư tôi sung sướng để ý rằng nó không có mục nào về tình yêu. Đó là sáng suốt lớn lao đấy! Thực ra, không thể viết được gì về tình yêu. Người ta có thể yêu, người ta có thể trong tình yêu, người ta thậm chí có thể trở thành tình yêu, nhưng không cái gì có thể được viết tình yêu. Kinh nghiệm này tinh tế thế và lời thô thiển thế.
Chính bởi vì lời mà nhân loại đã bị phân chia. Vài người tin vào vài lời trống rỗng - họ tự gọi mình là người Hindu giáo; những người khác tin vào vài lời trống rỗng khác - họ tự gọi mình là người Do Thái; rồi có những người khác tự gọi mình là người Ki tô giáo và người Mô ha mét giáo, và vân vân, cứ thế. Và họ tất cả đều tin vào những lời trống rỗng. Không phải là bạn đã kinh nghiệm được cái gì. Việc là người Hindu giáo hay người Do Thái giáo hay người Mô ha mét giáo của bạn không dựa trên kinh nghiệm riêng của bạn - nó được vay mượn thôi. Và bất kì cái gì được vay mượn đều vô tích sự.
Nhưng con người đã đau khổ nhiều bởi vì lời. Vài người tin vào Talmud, vài người tin vào Đạo Đức Kinh, vài người tin vào Kinh Pháp cú Dhammapada... và họ đã từng đánh nhau, cãi nhau, chỉ trích - không chỉ thế, mà còn giết hại lẫn nhau. Toàn thể lịch sử đẫm máu - nhân danh Thượng đế, nhân danh tình yêu, nhân danh tình huynh đệ, nhân danh nhân loại.
Bà chủ Rosenbaum một tối lâm vào tình huống khó khăn tại chính nơi nghỉ 'dành riêng' ở Cape Cod. 'Dành riêng' nghĩa là người Do Thái bị loại ra. Bà ta đi vào khách sạn thành phố và nói với nhân viên đứng quầy, 'Tôi cần một phòng.'
'Rất tiếc,' ông ta đáp. 'Khách sạn hết phòng rồi.' 'Thế thì sao bảng hiệu này nói 'Còn phòng'?' 'Chúng tôi không nhận người Do Thái.'
'Nhưng bản thân Jesus là người Do Thái.'
'Làm sao bà biết rằng Jesus Christ là người Do Thái?'
'Ông ấy theo nghề của bố ông ấy. Và hơn nữa, chuyện xảy ra là tôi đã cải đạo sang Cơ đốc giáo rồi. Cứ hỏi tôi bất kì câu hỏi nào về tôi sẽ chứng tỏ điều đó.'
'Thôi được,' viên thư kí đứng quầy nói. 'Jesus được sinh ra như thế nào?'
'Bằng việc sinh đồng trinh. Tên của mẹ là Mary và tên của bố là Thánh thần thiêng liêng.'
'Được, Jesus sinh ra ở đâu?' 'Ở chuồng ngựa.'
'Đúng rồi. Và tại sao ông ấy lại được sinh ra ở chuồng ngựa?'
'Bởi vì,' Bà Rosenbaum cắn cảu, 'đồ con hoang như ông sẽ không cho người đàn bà Do Thái thuê một căn phòng qua đêm!'
Nhưng những kẻ con hoang này có ở mọi nơi. Họ đã trở thành tu sĩ và giáo sĩ và bác học và shankaracharyas và giáo hoàng. Những người này đều láu cá, tinh ranh - bằng lời. Họ là những kẻ bắt bẻ logic, họ có thể chẻ sợi tóc ra; họ có thể tranh cãi vô tận về những thứ vô dụng, về những điều ngu xuẩn mà về sau nhiều thế kỉ bạn vẫn còn cười vào toàn bộ sự việc.
Vào thời Trung cổ, các linh mục Ki tô giáo - Cơ đốc giáo, Tin lành và những phái khác - đã trong một cuộc tranh luận lớn, thảo luận lớn diễn ra hàng thế kỉ về bao nhiêu thiên thần có thể đứng trên đầu ngọn kim. Đó đã là cuộc tranh cãi thần học lớn, nó đã khuấy động toàn thể châu Âu, cứ dường như cái gì đó cực kì quan trọng đã được tham gia vào trong nó. Làm sao nó thành vấn đề được? Nhưng những điều ngu xuẩn như vậy đã từng chi phối nhân loại hàng thế kỉ.
Vào thời Phật đã có một trong những vấn đề lớn lao nhất ở Ấn Độ, được thảo luận bởi mọi giáo phái, liệu có một địa ngục hay ba hay bẩy hay bẩy trăm. Người Hindu tin vào một địa ngục, người Jaina nói tới bẩy địa ngục; và một đệ tử của Mahavira, Goshalak, người đã phản bội lại thầy, bắt đầu nói về bẩy trăm địa ngục.
Ai đó hỏi Goshalak, 'Sao ông lại nói rằng triết lí của ông cao siêu hơn, cao hơn triết lí của Mahavira?'
Ông ta nói, 'Ông có thể thấy: ông ấy chỉ biết có bẩy địa ngục còn tôi biết tới bẩy trăm. Ông ấy đã đi tới bẩy còn tôi đã đi cả con đường. Và cũng như có bẩy trăm địa ngục, cũng có đích xác bẩy trăm cõi trời. Tri thức của ông ấy rất giới hạn, ông ấy không biết chân lí toàn thể.'
Bây giờ, bạn có thể cứ nói về những điều như vậy. Kẻ ngu khác nào đó có thể nói rằng có bẩy trăm linh một...
Một giáo sư Pháp và một người Mĩ đang nói chuyện. Vị giáo sư Pháp nói, 'Có một trăm tư thế có thể làm tình được.'
Người Mĩ nói, 'Có một trăm linh một.'
Bây giờ cuộc trang cãi lớn nổ ra. Người Mĩ hỏi, 'Ông kể ra một trăm tư thế của ông, thế rồi tôi sẽ kể tư thế một trăm lẻ một của tôi.'
Vị giáo sư Pháp mô tả chi tiết về một trăm tư thế. Tư thế thứ một trăm là treo lên chiếc đèn treo và làm nó vào tai của người đàn bà!
Bây giờ đến lượt người Mĩ. Ông ta nói, 'Tư thế thứ nhất là: đàn bà nằm ngửa với đàn ông nằm lên trên cô ấy.'
Vị giáo sư Pháp nói, 'Lạy chúa tôi! Tôi chưa bao giờ nghĩ về nó cả! Cho nên ông đúng rồi - có một trăm linh một tư thế. Bây giờ ông không cần kể toàn bộ các tư thế nữa; có một trăm linh một tư thế. Cái một này tôi chưa bao giờ nghe nói tới, thậm chí chưa bao giờ nghĩ tới nữa, chưa bao giờ có thể hình dung ra. Người Mĩ các ông là cái gì đó thật!'
Những giáo sư này, những học giả này, họ đã chi phối nhân loại, và họ đã làm phân tán nhân loại khỏi sự tồn tại đơn giản, khỏi cuộc sống đơn giản. Họ đã làm cho tâm trí bạn rất phức tạp, láu cá, tinh ranh, thông thái, nhưng họ đã phá huỷ hồn nhiên và ngạc nhiên của bạn. Và chính hồn nhiên và ngạc nhiên đó trở thành cây cầu nối tới cái tức khắc - và cái tức khắc cũng là cái tối thượng.
Phật nói:
Tốt hơn nghìn lời trống rỗng
Là một lời đem tới an bình.
Tốt hơn cả nghìn lời trống rỗng... Kinh sách của bạn đầy những lời trống rỗng, tâm trí bạn đầy những lời trống rỗng. Bạn cứ thế mà nói, thậm chí không trở nên nhận biết về điều mình đang nói. Khi bạn dùng từ 'Thượng đế', bạn có biết nó có nghĩa gì không? Làm sao bạn có thể biết được nếu bạn còn chưa biết Thượng đế? Từ là trống rỗng, bản thân từ không thể có ý nghĩa gì cả; ý nghĩa phải tới kinh nghiệm của bạn.
Khi bạn biết Thượng đế và bạn thốt ra từ 'Thượng đế', nó chói sáng, nó tràn đầy ánh sáng, nó là kim cương. Nhưng khi bạn không biết gì về Thượng đế, mà chỉ biết mỗi từ 'Thượng đế' do người khác dạy, nó là hòn đá thường không mầu sắc, không chói sáng, không ánh sáng trong nó. Bạn có thể cứ mang nó; nó đơn giản là trọng lượng, gánh nặng. Bạn có thể kéo lê nó. Nó sẽ không trở thành đôi cánh của bạn, nó sẽ không làm cho bạn sáng lên, và nó sẽ không giúp gì cho bạn theo bất kì cách nào để tới gần Thượng đế hơn. Thực ra nó sẽ cản trở bạn, gây vướng víu cho bạn, bởi vì bạn càng nghĩ mình biết về Thượng đế, chỉ bởi việc biết từ 'Thượng đế', bạn sẽ càng ít truy tìm vào thực tại của Thượng đế. Bạn càng trở nên thông thái, càng ít có khả năng cho bạn đi vào cuộc phiêu lưu tìm kiếm chân lí của Thượng đế. Khi bạn đã biết, phỏng có ích gì mà truy tìm, phỏng có ích gì mà điều tra? Bạn đã giết chết câu hỏi rồi. Bạn đã không giải nó, bạn đã không có được câu trả lời; bạn đã lấy nó từ người khác. Nhưng câu trả lời của người khác không thể là câu trả lời của bạn được.
Phật biết, nhưng khi ông ấy nói, lời của ông ấy không thể mang được kinh nghiệm của ông ấy. Khi chúng rời khỏi trái tim ông ấy chúng còn tràn đầy ánh sáng, chúng tràn đầy điệu vũ. Khi chúng đạt tới bạn chúng đờ đẫn, chết rồi. Bạn có thể tích luỹ những lời đó, bạn có thể cho rằng bạn có kho báu lớn, nhưng bạn chẳng có chút nào. Mọi thứ bạn có đều là những từ trống rỗng.
Phật muốn bạn trở nên nhận biết về hiện tượng này, bởi vì điều này có tầm quan trọng lớn lao. Chừng nào bạn còn chưa được tự do với những lời trống rỗng, hổng hoác, bạn sẽ không bắt đầu cuộc hành trình truy tìm. Chừng nào bạn còn chưa vứt bỏ cái gọi là tri thức của mình, chừng nào bạn còn chưa loại bỏ tất cả thông tin của mình, chừng nào bạn còn chưa lại trở thành hồn nhiên như đứa trẻ, dốt nát như đứa trẻ, cuộc truy tìm của bạn sẽ vô tích sự, hời hợt.
Tốt hơn nghìn lời trống rỗng là một lời đem tới an bình. Và tiêu chí là gì? Lời nào là chói sáng? Lời nào thực sự tràn đầy hương thơm? Lời đem tới an bình. Và lời đó chưa bao giờ tới từ bên ngoài cả - nó là tiếng nói tĩnh lặng, nhỏ bé của trái tim riêng của bạn. Nó được nghe thấy ở chỗ thầm kín sâu nhất của bản thể bạn: nó là âm thanh của bản thể riêng của bạn, nó là bài ca của cuộc sống riêng của bạn.
Nó không được tìm thấy trong kinh sách và nó không được tìm thấy ở các bài giảng được học. Nó được tìm thấy chỉ nếu bạn đi vào trong; nó được tìm thấy chỉ trong thiền, trong im lặng sâu sắc. Khi mọi tri thức vay mượn đã rời bỏ bạn và bạn là một mình, khi tất cả kinh sách đã bị thiêu cháy và bạn được bỏ lại một mình, khi bạn không biết cái gì, khi bạn vận hành từ trạng thái không biết, thế thì nó được nghe thấy, bởi vì thế thì mọi tiếng la ó phản đối của tri thức và tiếng ồn bị mất đi... bạn có thể nghe thấy tiếng nói nhỏ bé tĩnh lặng ấy. Và thế thì chỉ một lời thôi... nó là một lời: nó là âm thanh của om.
Khoảnh khắc bạn đi vào trong bản thể riêng của mình bạn sẽ ngạc nhiên tìm thấy rằng có âm thanh thường xuyên có vẻ như là 'om'. Người Mô ha mét giáo đã nghe nó thành 'amin' - nó là om; người Ki tô giáo đã nghe nó thành 'amen'; nó là cùng âm đó thôi. Do đó người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo, người Hindu giáo, người Jaina, Phật tử, họ tất cả đều chấm dứt lời cầu nguyện của mình bằng om. Lời cầu nguyện nhất định kết thúc trong om; lời cầu nguyện làm bạn ngày một im lặng hơn... chung cuộc không có gì ngoài om. Mọi kinh sách Hindu đều kết thúc với om, shantih shantih shantih - om, an bình, an bình, an bình. Đây là lời 'om'.
Và tiêu chí để đánh giá xem liệu bạn có thực nghe thấy nó hay bạn đã giả vờ nghe thấy nó hay bạn đã tưởng tượng nghe thấy nó là ở chỗ nó đem tới an bình. Bỗng nhiên bạn tràn đầy an bình - an bình mà bạn chưa bao giờ biết trước đây.
An bình là cái gì đó cao siêu hơn nhiều so với hạnh phúc, bởi vì hạnh phúc bao giờ cũng được tiếp nối bởi bất hạnh; nó bao giờ cũng là sự trộn lẫn của các cực đối lập: hạnh phúc/bất hạnh. Chúng giống như ngày và đêm, chúng theo nhau.
Nếu bạn là người bi quan bạn có thể đếm đêm, nếu bạn là người lạc quan bạn có thể đếm ngày; đó là khác biệt duy nhất trong mọi người. Có vài người nói, 'Có hai ngày và một đêm giữa hai ngày' - đấy là những người lạc quan. Và thế rồi có những người nói, 'Có hai đêm và chỉ một ngày chen vào giữa' - họ là người bi quan.
Nhưng trong thực tế cả hai đều sai. Mỗi đêm đều có ngày của nó và mỗi ngày đều có đêm của nó; chúng là bình đẳng. Mọi cực đối lập đều bình đẳng; đó là cách sự tồn tại vẫn còn được cân bằng. Nếu bạn có hạnh phúc hôm nay, đợi đấy - ngày mai bất hạnh sẽ tới. Nếu bạn bất hạnh hôm nay, đừng lo nghĩ - hạnh phúc sẽ ở ngay góc kia rồi.
Trong các thôn làng Ấn Độ các bà mẹ không cho phép con họ cười quá nhiều, bởi vì, họ nói, 'Nếu con cười quá nhiều thì con sẽ phải khóc, con sẽ phải chảy nước mắt.' Và có trí huệ lớn lao trong điều đó - trí huệ nguyên thuỷ, không phức tạp, nhưng nó có chân lí nào đó trong nó. Các bà mẹ trong các thôn làng Ấn Độ sẽ dừng đứa trẻ lại nếu nó khúc khích cười quá nhiều và cười to quá nhiều. Họ sẽ nói, 'Dừng lại, dừng lại ngay bây giờ! Bằng không con sẽ khóc ngay đấy và nước mắt sẽ tới.'
Nó nhất định phải như vậy bởi vì tự nhiên cân bằng.
An bình là cái gì đó cao hơn hạnh phúc nhiều. Phật không gọi nó là phúc lạc bởi lí do này: nếu bạn gọi nó là phúc lạc, cái đang đấy... nhưng ông ấy tránh từ 'phúc lạc' bởi vì khoảnh khắc bạn gọi nó là phúc lạc mọi người sẽ hiểu ngay lập tức là 'hạnh phúc'. Phúc lạc cho họ ý tưởng về hạnh phúc tuyệt đối, hạnh phúc vĩ đại, hạnh phúc vô cùng, hạnh phúc không thể tin được, nhưng sự khác biệt giữa hạnh phúc và phúc lạc trong tâm trí mọi người chỉ là về lượng, cứ dường như phúc lạc là đại dương và hạnh phúc chỉ là giọt sương. Nhưng khác biệt chỉ là về lượng - và khác biệt về lượng không phải là khác nhau thật, không phải là khác biệt tạo ra khác biệt. Chỉ khác biệt về chất mới là khác biệt thực.
Do đó Phật đã chọn từ 'an bình' thay cho 'phúc lạc'. Ông ấy nói an bình - an bình cho bạn chiều hướng hoàn toàn khác để truy tìm, tìm kiếm. An bình nghĩa là không hạnh phúc, không bất hạnh.
Hạnh phúc cũng là trạng thái của tiếng ồn, trạng thái của căng thẳng, kích động. Bạn có quan sát không? - bạn không thể vẫn còn hạnh phúc trong thời gian dài, lâu bởi vì nó bắt đầu làm cho bạn bồn chồn; bạn bắt đầu cảm thấy mệt với nó, chán với nó. Vâng, tới mức độ nào đó bạn có thể dung thứ nó được; bên ngoài điều đó nó trở thành không thể được. Bạn có thể cứ ôm ghì người đàn bà của mình được bao lâu? Vâng, trong vài khoảnh khắc nó là đẹp, cực lạc, nhưng được bao lâu? Một phút, hai phút, ba mươi phút, sáu mươi phút, một ngày, hai ngày? Bao lâu? Bạn thử lần sau mà xem, và bạn sẽ có khả năng chú ý tới điểm mà hạnh phúc biến thành bất hạnh.
Khi bạn muốn nắm giữ người đàn bà, bạn quyến rũ, hấp dẫn thế. Và đàn bà biết điều đó một cách trực giác, do đó họ làm đủ mọi thứ để thoát khỏi bàn tay bạn. Họ vẫn còn lảng tránh, họ không trở nên quá sẵn sàng có đấy. Họ nhận biết chứ - nhận biết một cách trực giác, không trí tuệ - nhận biết trực giác về hiện tượng rằng mọi hấp dẫn này sẽ sớm qua đi và tất cả tình yêu lớn lao này sẽ chóng chết đi. Mọi thứ đều chết; mọi thứ được sinh ra đều nhất định chết đi. Họ thông minh hơn nhiều theo cách đó - họ né tránh, họ trốn chạy. Họ cho phép bạn chỉ tới mức thân mật nào đó thôi, và thế rồi họ lại xa xôi. Điều đó giữ cho trò chơi tiếp diễn; bằng không thì mọi trò chơi sẽ kết thúc quá chóng vánh. Bất kì hạnh phúc nào cũng chỉ cho một thời gian hiện hữu. Bên ngoài điều đó nó biến thành cái đối lập; nó trở thành chua ra, đắng ra.
An bình nghĩa là vượt ra ngoài kích động của hạnh phúc và bất hạnh cả hai. Có những người bị hấp dẫn tới bất hạnh nữa; tâm lí hiện đại gọi họ là kẻ tự bạo. Họ tận hưởng việc hành hạ bản thân họ. Trong quá khứ cùng những người tự bạo này đã trở thành các mahatmas lớn, các học giả lớn, các thánh nhân. Được hiểu về mặt tâm lí, với cái nhìn thấu suốt hiện đại vào tâm trí con người, cái gọi là thánh nhân của bạn sẽ có vẻ - gần như chín mươi phần trăm trong số họ - là tự bạo, hay thậm chí có thể chín mươi chín phần trăm. Nếu được nhìn thật sâu, bạn sẽ thấy đây là những người tận hưởng việc tự hành hạ bản thân họ. Đây là những người cứ nhịn ăn dài dài, nằm trên giường gai, đứng trong mặt trời nóng hay trong giá lạnh, ngồi trần trong tuyết Himalaya. Đây là những kẻ tự bạo.
Và ở phía bên kia của nó là tàn bạo. Có những người tận hưởng việc hành hạ người khác. Và thực ra toàn thể nhân loại - gần như toàn thể nhân loại, ngoại trừ chư phật - có thể được chia thành hai phe này. Đây là hai tôn giáo thực của thế giới: tự bạo và tàn bạo. Người tự bạo trở thành người tôn giáo và người tàn bạo trở thành chính khách. Alexander Đại đế, Tamerlane, Nadirshah, Genghis Khan, Adolf Hitler, Mussolini, Joseph Stalin, Mao Trạch Đông, mọi người này, họ tận hưởng việc hành hạ người khác. Hành hạ người khác cũng bệnh hoạn như tự hành hạ mình.
Người muốn hạnh phúc nhất định có tính tàn bạo. Phân tích hạnh phúc của bạn, xem nó phụ thuộc vào cái gì. Nếu bạn có ngôi nhà lớn hơn nhà của người hàng xóm bạn hạnh phúc. Thực ra, bạn đang hành hạ người hàng xóm bằng việc có ngôi nhà lớn hơn: nó chính là việc hành hạ rất tinh vi.
Tôi thường ở trong một trong những lâu đài đẹp nhất ở Calcutta. Nó là lâu đài thuộc địa Victoria rất cổ, rất đẹp, và nó là ngôi nhà đẹp nhất ở Calcutta. Người đàn ông này rất tự hào về nó, và bất kì khi nào tôi ở cùng ông ta thì ông ta cứ liên tục nói về ngôi nhà này, và khu vườn, và thế này thế nọ - nhưng đó toàn là quanh ngôi nhà, toàn thể việc nói của ông ta.
Một lần chuyện xảy ra, tôi ở với ông ta trong ba ngày và ông ấy không đả động gì tới ngôi nhà chút nào.
Tôi nói, 'Có chuyện gì xảy ra vậy? Ông đã trở thành sannyasin hay cái gì đó sao? Ông đã từ bỏ thế giới rồi sao? Ông không nói về ngôi nhà!'
Ông ta nhìn tôi với đôi mắt buồn bã và nói, 'Thầy không thể thấy ngôi nhà mới đang mọc lên ở nhà hàng xóm sao?'
Tôi đã thấy ngôi nhà này. Ngôi nhà đá cẩm thạch đã mọc lên, và chắc chắn nó to hơn và đẹp hơn nhiều. Và ông ta nói, 'Từ khi ngôi nhà này mọc lên mọi vui vẻ của tôi bị mất. Tôi đang sống trong khổ thế, thầy không thể quan niệm nổi.'
Tôi nói, 'Nhưng ông đang sống trong cùng ngôi nhà đó thôi! Nó là cùng ngôi nhà đấy, và ông đã hạnh phúc thế. Và ông vẫn ở trong cùng ngôi nhà đó thôi. Sao ông phải khổ thế? Nó có gì liên quan gì tới hàng xóm? Và nếu chính vì hàng xóm mà ông cảm thấy khổ thế, thế thì nhớ cho một điều: khi ông quen cảm thấy hạnh phúc thế về ngôi nhà này, đấy không phải là về ngôi nhà đâu - đấy là vì hàng xóm chứ, bởi vì họ đang sống trong những ngôi nhà nhỏ. Và nếu ông bị hành hạ bởi nhà của hàng xóm nhiều thế, nhớ lấy, hàng xóm phải đã từng bị hành hạ lâu rồi vì ngôi nhà của ông đấy. Chỉ để báo thù mà ông ta đã làm ngôi nhà mới này.'
Ông chủ nhà mới mời tôi sang ăn tối. Ông ấy cũng mời ông chủ nhà của tôi tới, nhưng ông chủ nhà tôi đơn giản nói, 'Không, tôi không thể sang được - tôi quá bận.' Và ông ấy lại không bận chút nào! Và khi người này đi rồi tôi nói với ông ấy, 'Ông đâu có bận.'
Ông ấy nói, 'Tôi không bận, nhưng tôi không thể sang nhà đó được - trừ phi tôi làm cái nhà to hơn cái nhà đó. Được rồi, cứ đợi đấy! Tôi phải mất hai, ba năm để làm cái nhà to hơn, nhưng đây là vấn đề danh tiếng. Một khi tôi đã làm ra cái nhà to hơn tôi sẽ mời người đó tới ăn tối.'
Đây là cách mọi người đang sống.
Nếu bạn quan sát tâm trí riêng của mình, bạn tận hưởng mọi thứ bởi vì người khác không có chúng. Bạn tận hưởng chúng không phải vì có chúng, bạn không tận hưởng việc bạn có chúng.
Điều như thế là bệnh hoạn của con người: người này là kẻ tàn bạo, người đó tận hưởng việc người khác đang trong tình trạng khổ; và người kia biến thành kẻ tự bạo. Việc thấy ra rằng tận hưởng khổ của người khác là không tốt, thấy ra rằng đó là tội lỗi, thấy ra rằng người khác sẽ phải chịu địa ngục vì điều đó, trở nên nhận biết rằng đây không phải là đức hạnh, người đó biến thành kẻ tự bạo, người đó bắt đầu tự hành hạ mình. Nhưng việc hành hạ vẫn tiếp tục.
An bình nghĩa là trạng thái của mạnh khoẻ bên trong, trạng thái của tính toàn thể bên trong, nơi bạn không hành hạ người khác, không hành hạ bản than mình, nơi bạn không quan tâm tới hạnh phúc lẫn bất hạnh. Bạn đơn giản quan tâm tới hiện hữu trong tuyệt đối im lặng, bình thản, yên tĩnh, bình tĩnh, hoà hợp.
Vâng, khi tâm trí bị vứt bỏ... và tâm trí nghĩa là toàn thể quá khứ của bạn và mọi điều bạn biết và mọi điều bạn đã tích luỹ. Tâm trí là kho báu tinh vi của bạn, sở hữu tinh tế của bạn. Khi mọi tâm trí đó đã bị vứt bỏ và bạn đã đi vào trong trạng thái của vô trí, niềm an bình lớn lao giáng xuống. Nó là im lặng, nó tràn đầy phúc lạc, nhưng Phật tránh từ này. Tôi không tránh nó.
Phật phải tránh nó, bởi vì vào thời của Phật phúc lạc đã được nói quá nhiều. Upanishad đã nói về nó, Mahavira đã nói về nó, toàn thể truyền thống Hindu đã nói về nó. Sat-chit-anand - Thượng đế là chân lí, tâm thức, phúc lạc, nhưng phẩm chất tối thượng là phúc lạc. Quá nhiều việc nói về phúc lạc. Phật phải đã cảm thấy rằng tốt hơn cả là không dùng từ đó. Từ đó đã trở thành quá chính thống, quá qui ước, quá tuân thủ. Và bởi vì nó đã được dùng quá nhiều nên nó đã mất nghĩa của nó, hương vị của nó, vị mặn của nó, nó đã mất đi cái đẹp của nó. Nhưng bây giờ nó có thể được làm sống lại lần nữa; bây giờ không ai nói về phúc lạc .
Nhưng dù bạn gọi nó là an bình hay phúc lạc đều không liên quan. Hiểu một điều: rằng nó đưa bạn ra ngoài mọi nhị nguyên. Ngày và đêm, mùa hè và mùa đông, sống và chết, đau đớn và hoan lạc - nó đưa bạn ra ngoài mọi nhị nguyên - yêu và ghét. Nó đưa bạn ra ngoài mọi hiện tượng hai mặt. Nó đưa bạn tới cái một.
Do đó Phật nói: một lời. Nó là trạng thái đơn giản, mang tính giai điệu, hài hoà của mạnh khoẻ bên trong của bạn, lành mạnh bên trong. Một lời là đủ, còn nhiều ý nghĩa hơn. Tốt hơn nghìn lời trống rỗng...
Tốt hơn nghìn lời trống rỗng Là một lời đem tới an bình.
Có các nhà thơ và nhà thơ. Có hai loại nhà thơ trên thế giới. Một loại là nhà thơ kiểu người mơ, người rất khéo trong tưởng tượng, trong hư cấu. Người đó tạo ra công trình nghệ thuật, người đó tạo ra điêu khắc, âm nhạc, thơ ca, nhưng tất cả vẫn còn trong chất liệu mơ. Nó có thể giải trí cho bạn trong lúc này, nhưng nó không thể cho bạn cái nhìn thấu nào vào trong thực tại. Nó có thể là việc an ủi, việc khuây khoả, ru ngủ; nó có thể có tác dụng làm an tâm bạn. Vâng, đó đích xác là điều nó làm. Mọi cái được gọi là thẩm mĩ, nghệ thuật... đều có tác dụng làm an tâm bạn.
Nghe nhạc cổ điển bạn rơi vào trong một loại trạng thái hoàn toàn khác. Mọi thứ trở nên yên ả, tĩnh lặng, nhưng nó là tạm thời; nó chỉ là thế giới mơ mà nhạc sĩ tạo ra quanh bạn. Nghe bài thơ hay nhìn bức điêu khắc vĩ đại, trong một chốc bạn ngây người ra, thừ người ra. Tâm trí dừng lại cứ dường như bạn được mang tới thế giới khác nào đó trong một chốc, nhưng bạn lại quay về trong cùng thế giới cũ, theo cùng con đường cũ.
Nhưng có loại thi sĩ, hoạ sĩ, nhà điêu khắc khác nữa: chư phật. Riêng một bài thơ từ họ có thể biến đổi bạn vĩnh viễn. Nghe vị phật là nghe âm nhạc thiêng liêng. Nghe vị phật là nghe bản thân Thượng đế. Vị phật là Thượng đế thấy được, vị phật là Thượng đế sẵn có. Vị phật là cửa sổ mở vào Thượng đế, là lời mời từ cõi bên kia. Shakespeare, Milton, Kalidas, Bhavabhuti, và hàng nghìn người khác - đây là những người mơ, những người mơ vĩ đại; giấc mơ của họ thực đẹp, nhưng họ không phải là nhà thơ có thể biến đổi bản thể bạn. Mohammed có thể làm điều đó, Christ có thể làm điều đó, Krishna có thể làm điều đó, Phật có thể làm điều đó, Kabir, Nanak, Farid, vâng, những người này có thể làm điều đó.
Cái gì là khác biệt giữa thơ ca của Kabir và của Shakespeare? Khi liên quan tới thơ ca, Shakespeare mang tính thơ ca hơn nhiều hơn, nhớ lấy, so với Kabir. Kabir không biết gì về nghệ thuật cả. Shakespeare là rất tinh tế; nhưng dầu vậy một bài thơ từ Kabir có giá trị hơn rất nhiều so với tất cả tuyển tập công trình của Shakespeare - bởi vì một lời từ Kabir tới từ việc nhìn thấu, không từ tưởng tượng. Đó là khác biệt.
Kabir có sáng tỏ, ông ấy có đôi mắt có thể nhìn vào cõi bên kia. Shakespeare là người mù như bạn. Tất nhiên, ông ấy rất hiệu quả trong việc đem tưởng tượng của ông ấy vào lời. Đó là nghệ thuật, đáng kính trọng, nhưng nhiều nhất nó có thể giải trí cho bạn thôi. Nó có thể giữ bạn bận rộn thú vị, nhưng không có khả năng của biến đổi xảy ra qua nó. Ngay cả Shakespeare không phải là người được biến đổi, làm sao ông ấy có thể biến đổi được bạn?
Chỉ vị phật, chỉ người đã thức tỉnh, mới có thể đánh thức được bạn. Shakespeare ngủ say cũng như bạn, hay thậm chí có thể ngủ say hơn bạn, bởi vì ông ấy có những giấc mơ đẹp thế. Giấc ngủ của ông ấy nhất định là sâu, bởi vì ông ấy không chỉ mơ, ông ấy hát trong mơ. Ông ấy đem giấc mơ của mình ra diễn đạt - và dầu vậy giấc ngủ của ông ấy vẫn không bị phá.
Phật là người đã thức tỉnh. Chỉ người thức tỉnh mới có thể đánh thức được bạn. Tốt hơn nghìn bài thơ trống rỗng là một bài thơ đem tới an bình. Và làm sao bạn sẽ biết rằng bạn đang ở quanh vị phật? Chính sự hiện diện của ông ấy sẽ đem an bình siêu việt tới cho bạn.
Cho nên vị phật từ quá khứ không thể có ích nhiều được, bởi vì lời của ông ấy sẽ lại là lời trống rỗng; ông ấy sẽ không hiện diện trong chúng. Nó sẽ chỉ là cái lồng đẹp, cái lồng vàng nạm kim cương, nhưng chim đã rời khỏi lồng từ lâu trước đây.
Vị phật là có ý nghĩa chỉ khi ông ấy còn sống động, bởi vì chỉ tính sống động của ông ấy mới có thể khởi động quá trình trong bạn mà sẽ dẫn bạn chung cuộc đi tới thức tỉnh.
Tốt hơn trăm dòng trống rỗng
Là một dòng của luật, đem tới an bình.
Với luật, Phật không ngụ ý luật về đạo đức, xã hội, chính trị. Với luật Phật ngụ ý pháp dhamma: Aes dhammo sanantano - luật tối thượng, luật vĩnh hằng, luật làm cho vũ trụ này thành hài hoà thay vì hỗn độn, luật cai quản toàn thể vũ trụ trong sự hoài hoà vô cùng như vậy.
Tốt hơn trăm dòng trống rỗng... 'Dòng' không thực là việc dịch tốt. Từ nguyên gốc là sutra: sutra về mặt từ có nghĩa là sợi chỉ, dòng, mạch. Và ở phương Đông những phát biểu vĩ đại nhất của các thầy đều được gọi là sutra, sợi chỉ, mạch, kinh bởi lí do nào đó. Con người được sinh ra như một đống hoa, chỉ là một đống. Chừng nào sợi chỉ còn chưa được dùng và sợi chỉ còn chưa chạy qua hoa, đống hoa sẽ vẫn còn là đống hoa và sẽ không bao giờ trở thành vòng hoa.
Và bạn có thể cúng dường cho Thượng đế chỉ khi bạn đã trở thành vòng hoa. Đống hoa là hỗn loạn, vòng hoa là hài hoà - mặc dầu trong vòng hoa bạn cũng chỉ thấy hoa, sợi chỉ, mạch là vô hình.
Lời của thầy được gọi là sutra, sợi chỉ, mạch, bởi vì chúng có thể làm bạn thành vòng hoa. Và chỉ khi bạn là vòng hoa bạn mới có thể trở thành việc cúng dường cho Thượng đế, chỉ khi bạn đã trở thành sự hài hoà, sự hoà hợp, bài ca.
Ngay bây giờ bạn chỉ là việc nói lắp bắp. Bạn có thể viết ra... ngồi trong phòng, đóng cửa lại và bắt đầu viết ra bất kì cái gì tới trong tâm trí bạn. Đừng sửa nó, đừng xoá cái gì đi, đừng thêm cái gì vào, bởi vì bạn sẽ không đưa nó cho ai xem cả. Để hộp diêm ngay bên cạnh để cho một khi bạn đã viết nó ra rồi bạn có thể đốt nó ngay lập tức, để cho bạn có thể đích thực. Cứ viết ra bất kì cái gì tới tâm trí bạn và bạn sẽ ngạc nhiên: chỉ luyện tập mười phút và bạn sẽ hiểu điều tôi ngụ ý khi tôi nói rằng bạn chỉ là nói lắp bắp.
Nó thực sự là một khải lộ lớn lao để thấy cách tâm trí bạn cứ nhảy hết chỗ nọ tới chỗ kia, từ vật này sang vật khác, một cách ngẫu nhiên, không có lí do chút nào. Các ý nghĩ vô nghĩa làm sao cứ chạy bên trong bạn, không liên quan, không nhất quán. Chỉ là phí hoài vô cùng, việc rò rỉ năng lượng!
Những lời của chư Phật được gọi là sutra. Ở đây người dịch đã dùng từ 'dòng' thay cho sutra. Về mặt ngôn ngữ thì thế là được, nhưng đây không phải là vấn đề ngôn ngữ. Đó là một trong những vấn đề lớn: dịch các phát biểu của Phật, Christ, Krishna, thực sự là việc không thể được. Và những người dịch chúng bản thân họ là những người chưa thức tỉnh; họ là những nhà phương đông học lớn, các nhà ngôn ngữ, nhà ngữ pháp. Họ biết ngôn ngữ nguồn, nhưng họ chỉ biết ngôn ngữ thôi - và ngôn ngữ không phải là vấn đề thực, nó chỉ là lớp vỏ ngoài.
Cho nên nhớ: Tốt hơn trăm dòng trống rỗng nghĩa là Tốt hơn trăm bài kinh trống rỗng - mang tính logic, triết lí, được các triết gia và nhà tư tưởng đề nghị, nhưng chúng là trống rỗng bởi vì chúng không chứa kinh nghiệm.
... Là một dòng về luật - một lời kinh về luật. Ai có thể xác nhận kinh về luật? Chỉ người đã trở nên thức tỉnh, chỉ người đã trở thành một với luật tối thượng, chỉ người có bản thân mình trở thành pháp dhamma. Không phải là người tôn giáo mà là người có bản thân mình đã trở thành bản thân tôn giáo. Và bạn sẽ phán xử thế nào? - cùng tiêu chuẩn đó tiếp tục: nó đem tới an bình.
Tại sao bạn ở đây với tôi? Hãy ở đây chỉ nếu sự hiện diện của tôi đem tới an bình cho bạn. Ở đây chỉ nếu với việc nghe tôi một hợp âm bắt đầu rung động trong bạn điều đem tới an bình. Ở đây chỉ nếu tình yêu của bạn với tôi giúp cho bạn siêu việt lên trên thế giới của các nhị nguyên; bằng không thì việc ở đây là vô dụng.
Sự hiện diện của tôi không thể dành cho tất cả được; nó chỉ có thể dành cho vài người được chọn, chỉ dành cho vài người đã thực sự tới khát khao, truy tìm, người thực sự muốn mạo hiểm tất cả để biết Thượng đế, người sẵn sàng chết đi vì chân lí, người sẵn sàng trở thành việc hi sinh.
Chinh phục bản thân mình tốt hơn Thắng nghìn trận chiến.
Và trong an bình là chiến thắng. Khi an bình bao quanh bạn bên trong và bên ngoài, bạn tràn ngập với an bình, bạn đã về nhà, bạn đã chinh phục bản thân mình, bạn là người chủ.
Chinh phục bản thân mình tốt hơn thắng nghìn trận chiến. Vị phật có ý nghĩa và giá trị hơn hàng triệu Adolf Hitlers. Và thắng lợi này là cái gì đó thực sự là thắng lợi, bởi vì mọi chiến thắng khác sẽ bị lấy đi khỏi bạn. Alexander Đại đế chết giống như bất kì kẻ ăn xin nào chết; ông ta không thể đem cái gì đi theo mình. Ông ta đã chinh phục toàn thể thế giới, và bây giờ đi như kẻ ăn xin...
Chuyện kể rằng: có ba khoảnh khắc trong cuộc đời của Alexander là có ý nghĩa. Một là cuộc gặp gỡ với nhà huyền môn vĩ đại, Diogenes. Diogenes đang nằm trần trên bờ sông tắm nắng. Lúc đó là sáng sớm... và mặt trời sớm và bờ sông đẹp và cát mát mẻ. Và Alexander đi ngang qua; ông ta tới Ấn Độ.
Ai đó bảo ông ta, 'Diogenes đang ở ngay cạnh đây và bệ hạ bao giờ cũng truy tìm Diogenes' - bởi vì ông ta đã nghe nhiều câu chuyện về con người này. Người đó thực sự là người đáng gọi là con người! Ngay cả Alexander, sâu bên dưới, cũng ghen tị với Diogenes.
Ông ta tới gặp ông này. Ông ta bị ấn tượng bởi cái đẹp của ông này - trần trụi, không trang điểm, không đồ trang sức nào. Còn bản thân ông ta đầy đồ trang sức, được trang điểm theo mọi cách có thể, nhưng ông ta trông rất nghèo nàn trước Diogenes. Và ông ta nói với Diogenes, 'Ta cảm thấy ghen tị với ông. Ta trông nghèo nàn khi so với ông - mà ông không có gì cả! Giầu có của ông là gì?'
Và Diogenes nói, 'Ta không ham muốn cái gì cả - vô ham muốn là kho báu của ta. Ta là người chủ bởi vì ta không sở hữu cái gì - vô sở hữu là quyền làm chủ của ta, và ta đã chinh phục được thế giới bởi vì ta đã chinh phục được bản thân ta. Và thắng lợi của ta sẽ đi cùng ta, còn thắng lợi của ông sẽ bị cái chết lấy đi.'
Và câu chuyện thứ hai: Khi ông ta sắp quay về từ Ấn Độ... Thầy giáo của ông ta đã bảo ông ta, 'Khi bệ hạ quay về từ Ấn Độ, xin đem về một sannyasin, bởi vì đó là đóng góp lớn nhất của Ấn Độ cho thế giới.'
Hiện tượng sannyasin là duy nhất của Ấn Độ. Không nơi đâu khác đã có ý tưởng về siêu việt lên trên cái thế giới đã hoàn toàn bị tâm trí của mọi người nắm giữ như nó có ở nước này.
Aristotle là thầy của Alexander. Aristotle đã yêu cầu ông ta, 'đem một sannyasin về khi bệ hạ quay về. Ta muốn thấy sannyasin giống cái gì, nó tất cả là gì.'
Sau khi chinh phục Ấn Độ, khi ông ta quay về ông ta nhớ ra. Ông ta đã truy tìm nơi để thấy một sannyasin. Mọi người nói, 'Sannyasins thì có nhiều nhưng sannyasin thực là rất ít. Chúng tôi biết một người.'
Trong báo cáo của Alexander tên người đó được viết là Dandamesh - nó có thể là cái tên Hi Lạp của cái tên Ấn Độ nào đó. Alexander tới gặp người này - lại cùng cái đẹp như Diogenes, cùng sự an bình. Bất kì khi nào việc thức tỉnh xảy ra thì nó đều đem lại cái gì đó tương tự. Bao quanh mọi vị phật bạn sẽ thấy cùng mùa xuân, cùng hương thơm, cùng an bình.
Lần nữa, khi ông ta đi vào trường năng lượng của Dandamesh, ông ta bị ảnh hưởng vô cùng, cứ dường như ông ta đã đi vào trong khu vườn đầy hương. Ông ta lập tức nhớ tới Diogenes. Ông ta hỏi Dandamesh, 'Ta phải tới mời ông - đi cùng ta. Ông sẽ là vị khách hoàng gia, mọi tiện nghi sẽ được cung cấp cho ông, nhưng ông phải đi cùng ta tới Athens.'
Dandamesh nói, 'Ta đã vứt bỏ mọi việc tới, mọi việc đi rồi.' Ông ta đã nói điều gì đó khác; Alexander không thể hiểu ngay được. Ông ta đã nói rằng, 'Bây giờ không còn việc đi vào thế giới này và không còn việc đi ra thế giới này nữa. Ta đã siêu việt lên trên mọi việc tới và đi.' Điều ở phương Đông chúng ta gọi là avagaman - tới và đi; tới trong bụng mẹ và rồi đi vào cái chết.
Alexander nói, 'Nhưng đây là chỉ lệnh - ta ra lệnh cho ông! Ông phải tuân theo. Đây là mệnh lệnh từ Alexander Đại đế!'
Dandamesh cười to. Lại cùng tiếng cười đó - Alexander lại nhớ tới Diogenes - cùng tiếng cười ấy. Dandamesh nói, 'Không ai có thể ra lệnh cho ta, ngay cả cái chết.'
Alexander nói, 'Ông không hiểu - Ta là con người nguy hiểm!' Ông ta tuốt kiếm ra và ông ta nói, 'Hoặc ông sẽ đi cùng ta hoặc ta sẽ chặt đầu ông.'
Dandamesh nói, 'Thì cứ làm đi, chặt đầu đi - bởi vì điều ông định làm bây giờ, ta đã làm nhiều năm trước đây rồi. Khi cái đầu rơi xuống, ông sẽ thấy nó lăn trên đất và ta cũng sẽ thấy nó lăn trên đất.'
Alexander nói, 'Làm sao ông thấy được nó? Ông sẽ chết!'
Dandamesh nói, 'Đấy mới là vấn đề: Ta không thể chết thêm được nữa, ta đã trở thành nhân chứng. Ta sẽ chứng kiến cái chết của ta cũng như ông sẽ chứng kiến. Điều đó sẽ xảy ra giữa hai chúng ta - ông sẽ thấy, ta sẽ thấy. Và mục đích của ta trong thân thể được hoàn thành: ta đã đạt tới. Không có nhu cầu về thân thể thêm nữa. Chặt đầu đi!'
Alexander phải cất kiếm vào bao - bạn không thể giết một người như vậy.
Và câu chuyện thứ ba là:
Khi Alexander sắp chết ông ta nhớ tới cả Diogenes và Dandamesh, và ông ta nhớ tiếng cười của họ, sự an bình của họ, vui vẻ của họ.
Và ông ta nhớ rằng họ có cái gì đó vượt ra ngoài cái chết, 'Còn ta không có gì .'
Ông ta khóc, nước mắt trào khoé mắt, và ông ta nói với các trợ thủ của mình, 'Khi ta chết và các ông mang xác ta ra nghĩa địa, để tay ta thò ra ngoài quan tài.'
Các trợ thủ hỏi, 'Nhưng điều này không phải là truyền thống! Tại sao? Sao lại có yêu cầu kì lạ thế?'
Alexander nói, 'Ta muốn mọi người thấy rằng ta tới với bàn tay trống rỗng và ta đi với bàn tay trống rỗng, và cả đời ta đã là sự phí hoài. Để bàn tay ta thò ra ngoài quan tài để cho mọi người có thể nhìn thấy - ngay cả Alexander Đại đế cũng ra đi với bàn tay trống rỗng.'
Những câu chuyện này cũng xứng đáng để thiền.
Phật nói:
Chinh phục bản thân mình tốt hơn thắng nghìn trận chiến.
Thế thì chiến thắng là của ông.
Không thắng lợi nào khác là của bạn. Nó không thể bị lấy đi khỏi bạn được - đó là lí do tại sao nó lại là của bạn.
Điều đó không thể bị lấy đi khỏi ông, dù bởi thiên thần hay bởi quỉ, cõi trời hay địa ngục.
Không ai có thể lấy nó đi khỏi bạn được. Nhớ lấy, duy nhất cái không thể bị lấy đi khỏi bạn mới là của bạn. Bất kì cái gì có thể bị lấy đi từ bạn đều không phải là của bạn. Đừng níu bám lấy nó, bởi vì việc níu bám sẽ đem khổ tới cho bạn. Đừng sở hữu bất kì cái gì mà có thể bị lấy đi khỏi bạn bởi vì việc sở hữu của bạn sẽ tạo ra đau khổ cho bạn. Ở với cái thực sự là của bạn, cái mà không ai có thể lấy đi được khỏi bạn. Nó không thể bị đánh cắp, bạn không thể bị cướp nó đi, bạn không thể phá sản khi có liên quan tới nó. Ngay cả cái chết cũng không thể lấy được nó.
Krishna nói: Nainam chhindanti shastrani - bạn không thể cắt nó bằng vũ khí, gươm kiếm không thể xuyên thấu được vào nó, mũi tên không thể đạt được tới nó, viên đạn tuyệt đối bất lực khi có liên quan tới nó. Nainam dahati pavakah - lửa cũng không thể đốt cháy được nó.
Khi trên dàn hoả thiêu thân thể bạn sẽ bị thiêu, bạn sẽ không bị thiêu - nếu bạn đã biết tới bản thân mình, nếu bạn đã hiểu tâm thức này là gì bên trong bạn. Nếu bạn đã chinh phục tâm thức mình, thế thì thân thể sẽ bị thiêu, biến thành tro, nhưng bạn sẽ không bị thiêu, thậm chí bạn sẽ không bị động chạm tới. Bạn sẽ vẫn còn mãi mãi - bạn là vĩnh hằng. Nhưng cái vĩnh hằng này chỉ có thể được biết tới khi bạn trở thành người chủ theo cách riêng của mình.
Đừng phí thời gian của bạn trong việc làm chủ người khác, trong việc chinh phục quyền lực, danh tiếng, trong việc chinh phục thế giới. Chinh phục bản thân bạn đi. Điều duy nhất xứng đáng để chinh phục là bản thể riêng của bạn.
Tốt hơn hàng trăm năm tôn thờ,
Tốt hơn hàng nghìn đồ cúng dường,
Tốt hơn việc từ bỏ hàng nghìn cách thức trần tục
Để có được công đức,
Tốt hơn việc trông nom trong rừng
Giữ cho ngọn lửa thiêng trong hàng trăm năm
Là sự sùng kính của một khoảnh khắc
Đối với người đã chinh phục bản thân mình.
Lời kinh cực kì có ý nghĩa. Suy ngẫm về nó thật chậm vào. Tốt hơn hàng trăm năm tôn thờ... là sự sùng kính của một khoảnh khắc đối với người đã chinh phục bản thân mình. Tại sao? - bởi vì trong đền chùa bạn sẽ tôn thờ chỉ đá thôi. Và bằng tôn thờ đá - hoặc trong đền chùa hay ở Kaaba - bằng việc tôn thờ các tượng và tranh, bằng việc tôn thờ kinh sách chết, tuân theo các nghi lễ và nghi thức, bạn sẽ không có bất kì hương vị nào của phật tính.
Nhưng sùng kính của một khoảnh khắc đối với người đã chinh phục bản thân mình còn giá trị hơn nhiều. Tại sao? - bởi vì khoảnh khắc bạn cúi mình trước người đã chinh phục được bản thân mình, khoảnh khắc bạn cúi mình trước vị phật, cái gì đó của vị phật, cái gì đó của rung động thấm vào bạn, khuấy động trái tim đang ngủ của bạn, thấm vào bản thể bạn như tia sáng đi vào trong bóng tối của linh hồn bạn, đem bạn tới thoáng nhìn đầu tiên về điều thiêng liêng.
Điều đó là không thể có được trong đền chùa, trong nhà thờ hồi giáo, trong nhà thờ, trong giáo đường Do Thái, trong gurudwaras. Điều đó là có thể nếu bạn đang trong vùng lân cận của một Nanak, nhưng không có trong gurudwara. Nó là có thể nếu bạn đang trong chuyện tình với Jesus, nhưng không trong nhà thờ. Nó là có thể nếu bạn đã buông xuôi theo vị phật, nếu bạn đã nói với vị phật, 'Buddhism sharanam gachchhami - Tôi đi tới chân Phật, tôi buông xuôi bản thân mình.' Nhưng điều đó là không thể có trong chùa chiền Phật giáo; trước tượng Phật điều đó là không thể được. Bạn sẽ phải tìm vị phật sống - không có cách nào khác. Không có lối tắt.
Tốt hơn hàng nghìn đồ cúng dường, tốt hơn việc từ bỏ hàng nghìn cách thức trần tục... là sự sùng kính của một khoảnh khắc đối với người đã chinh phục bản thân mình.
Sao bạn tôn thờ ngay chỗ đầu tiên? Sao bạn cúng dường hoa, thức ăn cho tượng? Sao bạn từ bỏ hàng nghìn cách thức trần tục? - bởi vì tham và sợ. Hoặc đó là sợ hoặc đó là tham, hay có thể là cả hai, bởi vì tham và sợ là không khác nhau - hai mặt của cùng một đồng tiền. Tham là sợ giấu mình, sợ là tham giấu mình.
Và không chỉ phàm nhân mới tham, cái gọi là người thế giới bên kia cũng tham hay có thể họ thậm chí còn tham hơn. Tham của họ lên đến mức nó không thể được thoả mãn bởi thế giới này. Tham lam của họ tới mức họ ham muốn những hoan lạc cõi trời: chỉ thiên đường mới có thể thoả mãn cho họ, thế giới này là không đủ. Và đó là điều cái gọi là thánh nhân của bạn cứ dạy bạn. Họ nói, 'Sao các ông phí hoài thời gian của mình vào những hoan lạc nhất thời thế? Đi theo chúng tôi đi! Chúng tôi sẽ chỉ cho các ông cách tìm ra các hoan lạc kéo dài vĩnh viễn.'
Nhưng đây là thuần tham đấy! Phàm nhân dường như ít tham hơn bởi vì người đó được thoả mãn với cái tạm thời, còn người thế giới bên kia thì tham tới mức người đó muốn cái gì đó vĩnh viễn kéo dài mãi mãi. Phàm nhân tham, người thế giới bên kia cũng tham.
Các tu sĩ của bạn là người rất tham, các sư của bạn là người rất tham.
Một hôm một mục sư Tin lành vào hiệu cắt tóc của Bonatelli và cắt tóc. Khi Bonatelli được cắt xong, ông mục sư rờ tay lấy cái ví nhưng thợ cắt tóc lắc đầu và mỉm cười. 'Xin-a ông cất-a ví đi, thưa-a tôn ông,' người Italia nói. 'Tôi không bao giờ lấy tiền của giới tu sĩ.'
Ông mục sư cám ơn anh ta rồi đi, nhưng ông ta nhanh chóng quay lại và tặng cho anh thợ cắt tóc ngoan đạo cuốn Kinh Thánh.
Vài giờ sau, Cha Rourke cũng đi vào hiệu của người Italia này để cắt tóc. Lại lần nữa người thợ cắt tóc từ chối nhận thanh toán. 'Quên chuyện đó đi thưa cha,' anh ta nói. 'Tôi không-a nhận tiền-a từ linh mục đâu.'
Cha Rourke đi nhưng ngay sau đó quay trở lại với một cây thánh giá mà ông ta tặng cho Bonatelli như một vật kỉ niệm sự ca ngợi của ông ấy.
Đến tối một giáo sĩ vào cửa hiệu. Ông ấy cũng vào cắt tóc. Khi giáo sĩ rờ tay vào chiếc ví, thợ cắt tóc đẩy tiền sang bên. 'Thế được rồi, thưa giáo sĩ,' Bonatelli nói. 'Tôi không lấy-a tiền của những người-a làm-a công việc của Trời-a.'
Thế là giáo sĩ ra đi, và quay lại với một giáo sĩ khác!
Mọi người sống qua tham hay qua sợ. Vài người sợ địa ngục, do đó họ tôn thờ; và vài người tham cõi trời, do đó họ tôn thờ.
Một câu chuyện Sufi story kể:
Jesus vào một thị trấn. Ông ấy thấy vài người đang ngồi rất buồn, trong thống khổ sâu sắc; ông ấy chưa bao giờ thấy nhiều người buồn thế. Ông ấy hỏi, 'Có chuyện gì xảy ra cho các ông vậy? Thảm hoạ nào đã rơi xuống các ông?'
Và họ nói, 'Chúng tôi sợ địa ngục, chúng tôi run rẩy. Chúng tôi không biết làm sao chúng tôi có thể tự cứu mình khỏi địa ngục - đó là nỗi sợ của chúng tôi, đó là nỗi thống khổ thường xuyên của chúng tôi. Chúng tôi không thể ngủ được, chúng tôi không thể nghỉ được, trừ phi chúng tôi tìm ra cách thức.'
Jesus bước ra khỏi những người đó. Đi thêm chút nữa ông ấy thấy một nhóm khác đang ngồi dưới gốc cây, rất buồn, trong lo âu sâu sắc, cũng như nhóm thứ nhất. Jesus rất phân vân. Ông ấy hỏi, 'Có chuyện gì vậy? Điều gì xảy ra trong thị trấn này thế? Sao các ông trông buồn thế? Sao các ông trông căng thẳng thế? Các ông sẽ phát điên nếu các ông vẫn còn trong trạng thái này lâu hơn nữa! Chuyện gì xảy ra với các ông vậy?'
Họ nói, 'Không có điều gì xảy ra với chúng tôi. Chúng tôi sợ rằng chúng tôi có thể lỡ mất cõi trời, chúng tôi có thể không có khả năng vào được nó. Và chúng tôi phải có được nó, bằng bất kì giá nào. Đó là nỗi niềm lo âu của chúng tôi và đó là căng thẳng của chúng tôi.'
Jesus cũng rời bỏ những người đó. Người Sufi nói: Tại sao Jesus bỏ những người này? - bởi vì đây là những người tôn giáo! Ông ấy phải đã dạy cho họ cách tránh địa ngục, và cách vào thiên đường, nhưng ông ấy đơn giản quay lưng với họ.
Ông ấy thấy nhóm thứ ba trong khu vườn, một nhóm nhỏ những người đang nhảy múa, ca hát, hân hoan. Ông ấy hỏi, 'Lễ hội gì đang diễn ra vậy? Các ông đang có liên hoan gì thế?'
Họ nói, 'Không lễ hội gì đặc biệt đâu - chỉ là lòng biết ơn của chúng tôi với Thượng đế thôi, biết ơn về điều ngài đã cho chúng tôi. Chúng tôi không xứng đáng với nó.'
Jesus nói, 'Với các ông ta sẽ nói, với các ông ta sẽ ở lại. Các ông là người của ta.'
Câu chuyện này không được kể cho người Ki tô giáo, nhưng người Sufi có vài câu chuyện hay về Jesus. Thực ra, họ hiểu Jesus còn sâu sắc hơn cái gọi là nhà thờ chính thống. Đây là câu chuyện hay. Nó không nói về những người đang sống qua sợ, không nói về những người đang sống qua tham đi vào vương quốc của Thượng đế, mà chỉ những người đang sống trong vui vẻ vô cùng, biết ơn và cám ơn vô cùng.
Và bạn sẽ học biết ơn ở đâu? Nếu bạn không thấy vị phật, bạn sẽ không biết biết ơn là gì. Bạn sẽ học mở hội ở đâu nếu bạn không bắt gặp vị phật? Vị phật là lễ hội, vị phật là liên hoan, liên hoan tiếp diễn, là điệu vũ cứ diễn ra mãi, không biết tới chấm dứt, là bài ca cứ tiếp diễn mãi mãi.
Nếu bạn đã bắt gặp vị phật, thế thì sự sùng kính của khoảnh khắc đó, Phật nói, là đủ.
Bỏ mọi sợ của bạn đi, bỏ mọi tham của bạn đi. Học cách là đệ tử. Học cách thấm đẫm tinh thần của ai đó đã đạt tới trung tâm bên trong nhất của người đó, người không sống thêm nữa ở chu vi, người đã trở nên chứng ngộ, người có bản thể là ánh sáng.
Học mở mắt bạn hướng tới ánh sáng đó. Học nói: Buddham sharanam gachchhami, sangham sharanam gachchhami, dhammam sharanam gachchhami. Ba buông xuôi: một buông xuôi theo người đã trở nên thức tỉnh; buông xuôi thứ hai là theo nhóm người sống trong đoàn người đã thức tỉnh - bởi vì hương thơm của người đã thức tỉnh bắt đầu thấm vào nhóm này, nhóm được ân huệ sống cùng người đã thức tỉnh; và buông xuôi thứ ba là theo luật, luật tối thượng, qua đó người ngủ đã trở nên thức tỉnh và người ngủ khác đang trở nên được thức tỉnh.
Ba buông xuôi này... và sự sùng kính của một khoảnh khắc còn có giá trị hơn cả trăm năm tôn thờ, hơn cả nghìn cúng dường....
Tốt hơn việc từ bỏ hàng nghìn cách thức trần tục để có được công đức, thậm chí tốt hơn việc trông nom trong rừng - giữ cho ngọn lửa thiêng trong hàng trăm năm - là sự sùng kính của một khoảnh khắc đối với người đã chinh phục bản thân mình.
Tôn kính người như vậy,
Thầy cổ đại trong đức hạnh và tính thiêng liêng,
Là có thắng lợi với bản thân cuộc sống,
Và cái đẹp, sức mạnh và hạnh phúc.
Tôn kính người như vậy là biết hiện tượng bí mật nhất trong sự tồn tại. Cúi mình trước vị phật phép màu xảy ra: cái gì đó bắt đầu tuôn chảy từ vị phật vào tim của đệ tử, dòng sông vô hình, dòng sông ánh sáng.
Thầy cổ đại trong đức hạnh và tính thiêng liêng... Lời kinh này ngụ ý gì: cổ đại trong đức hạnh và tính thiêng liêng? Có điều ngược đời: tính thiêng liêng là mới như giọt sương trong ánh mặt trời buổi sáng sớm trên lá sen, và tính thiêng liêng là cổ đại như Himalayas. Nó là cả hai, bởi vì nó là vĩnh hằng. Nó là từ lúc bắt đầu tới lúc kết thúc, nhưng nó là mới nữa, mọi khoảnh khắc đều mới, làm mới lại bản thân nó. Nó không phải là thứ chết chỉ ngồi đó; nó là quá trình sống. Nó không phải là cái ao tù đọng, nó là dòng sông xô về đại dương. Cho nên nó là mới mọi khoảnh khắc; do đó mọi vị phật đều trẻ mãi mãi.
Bạn đã bao giờ thấy bức tượng Phật nào là ông già tám mươi hai tuổi không? Không. Bạn đã bao giờ thấy bức tượng nào của Mahavira già, hay Rama, hay Krishna già không? Không có tượng Phật, Krishna, hay Mahavira già, mặc dầu họ tất cả đều sống tới tuổi rất già, tất cả đều qua đời ở độ tuổi tám mươi. Sao chúng ta không có tượng của họ như người già? Để biểu diễn tính trẻ trung vĩnh hằng của chân lí, tính tươi mát vĩnh hằng của chân lí.
Và dầu vậy điều họ nói vẫn là cổ đại nhất: Aes dhammo sanantano... cổ đại tới mức thực ra chưa bao giờ có bắt đầu. Sanantano nghĩa là vô thuỷ - nó hiện hữu mãi mãi.
Để biểu diễn điều này người ta còn nói về hiện tượng khác: Lão Tử tương truyền đã được sinh ra già rồi. Phật chết khi ông ấy tám mươi hai tuổi và Lão Tử được sinh ra khi ông ấy tám mươi hai tuổi. Ông ấy sinh ra đã tám mươi hai tuổi; ông ấy đã sống trong bụng mẹ ông ấy tám mươi hai năm. Một câu chuyện hay. Không phải là ông ấy thực sự sống thế đâu - bởi vì người ta phải nghĩ về người đàn bà nữa chứ! - nhưng điều đó nói lên cái gì đó. Nó nói rằng chân lí là cổ đại thế, nó bao giờ cũng cổ. Những câu chuyện này là hay.
Tương truyền rằng khi Zarathustra được sinh ra... ông ấy là đứa trẻ duy nhất trong toàn thể lịch sử nhân loại mà có câu chuyện sau được kể lại. Khi ông ấy được sinh ra - mọi đứa trẻ đều khóc khi nó được sinh ra - Zarathustra lại cười. Thật hay! Không phải là ông ấy có thể đã thực làm điều đó đâu. Không đứa trẻ nào có thể làm được điều đó - điều đó là không thể được về mặt sinh lí - đứa trẻ phải khóc chứ. Qua việc khóc nó làm thông ngực và hệ thống thở. Nó không thể cười được, nó thậm chí không thể thở được; đầu tiên nó phải khóc.
Nếu đứa trẻ không khóc trong vài giây, vài phút, điều đó nghĩa là nó sẽ không sống chút nào. Thế thì nó phải bị bắt buộc. Bác sĩ treo ngược nó lên và phát vào đít nó để giúp nó khóc. Nếu nó khóc, điều đó nghĩa là nó sẽ sống. Nếu nó khóc, điều đó làm thông ngực - bởi vì nhiều nước nhầy tụ tập trong ngực khi nó ở trong bụng mẹ. Nó không thở trong bụng mẹ cho nên toàn thể hệ thống thở vẫn còn bị tắc với nước nhầy. Cho nên từng đứa trẻ về mặt sinh lí đều phải khóc; qua việc khóc nó loại bỏ nước nhầy. Tiếng cười là không thể được.
Nhưng điều rất biểu tượng là Zarathustra cười. Nó biểu tượng nó cho cái gì? Nó biểu tượng hoá rằng toàn thể cuộc sống này chỉ là ảo tưởng, chỉ đáng cười thôi. Nó buồn cười! Ông ấy biết ngay từ ban đầu nó buồn cười. Cuộc sống thực là cái gì đó hoàn toàn khác.
Tôn kính người như vậy, bậc thầy cổ đại trong đức hạnh và tính thiêng liêng, là có thắng lợi với bản thân cuộc sống... Bằng việc tôn kính vị phật, bằng việc kính trọng vị phật, bằng việc tin cậy vị phật, bạn đang chinh phục bản thân cuộc sống. Và bạn sẽ đạt tới cái đẹp, sức mạnh và hạnh phúc. Trong buông xuôi đó bạn sẽ trở nên đẹp đẽ, bởi vì bản ngã mất đi và bản ngã là xấu. Và bạn sẽ trở nên mạnh mẽ, bởi vì bản ngã mất rồi - bản ngã bao giờ cũng yếu đuối và bất lực. Và bạn sẽ trở nên hạnh phúc lần đầu tiên, bởi vì lần đầu tiên bạn đã thấy một thoáng nhìn về chân lí, lần đầu tiên bạn đã thấy một thoáng nhìn về bản thể riêng của mình. Vị phật là tấm gương: khi bạn cúi mình bạn thấy khuôn mặt nguyên thuỷ của mình được phản xạ trong vị phật.
Để trái tim bạn tràn đầy lời cầu nguyện:
Buddham sharanam gachchhami, Sangham sharanam gachchhami, Dhammam sharanam gachchhami.
Nhận xét
Đăng nhận xét