Chương 01: Tính một của vật chất và tinh thần

Chuyến bay của một mình tới một mình
Flight of the Alone to the Alone
Osho


Chương 01: Tính một của vật chất và tinh thần


Lời cầu khẩn:

Om.

Cầu cho mọi chi của thân thể tôi đều mạnh mẽ. Cầu cho lời của tôi được nuôi dưỡng và được làm mạnh.

Cầu cho mũi, mắt, tai và các giác quan khác của tôi được nuôi dưỡng và làm mạnh.

Mọi Upanishads đều là chân dung của brahman, thực tại tối thượng.

Cầu cho tôi không bao giờ quên brahman, cầu cho brahman không bao giờ quên tôi, cầu cho tôi không bao giờ bị quên.

Được hấp thu trong brahman, cầu cho tôi nhận ra pháp, luật tự nhiên và vĩnh hằng của vũ trụ được mô tả trong Upanishads.

Om. shantih, shantih, shantih.

Kaivalya Upanishad....


Kaivalya Upanishad là khao khát về tự do tối thượng. Kaivalya nghĩa là khoảnh khắc trong tâm thức khi bạn hoàn toàn một mình, nhưng bạn không cảm thấy đơn độc. Bạn là cô đơn toàn bộ, vậy mà bạn không cảm thấy thiếu vắng của người khác. Bạn một mình, nhưng là toàn thể tới mức không có dấu vết của nhu cầu về người khác để đáp ứng cho bạn. Kaivalya nghĩa là bạn vẫn còn hoàn toàn một mình, nhưng trong trạng thái mà cái toàn thể được hàm chứa trong bản thể bạn. Chính bản thể bạn trở thành cái toàn thể. Đây là khao khát của con người được ẩn kín trong cốt lõi sâu nhất, bên trong nhất của người đó.

Mọi khổ đều là khổ của việc có biên giới. Mọi khổ đều là khổ của việc bị giới hạn. Mọi khổ đều là ở chỗ “tôi không là cái toàn thể,” ở chỗ “tôi không đầy đủ, và do vậy nhiều điều phải được cần tới để cho tôi được đáp ứng. Và cho dù tất cả các yêu cầu có được đáp ứng và mọi thứ đều được đạt tới, tôi vẫn còn không được hoàn thành và sự không đầy đủ của tôi vẫn tiếp tục. Cho dù mọi thứ có được đạt tới, tôi vẫn không đầy đủ.”

Từ điều này, cuộc truy tìm mà chúng ta gọi là tôn giáo đã nảy sinh trong con người: “Liệu có thể có chuyện là nếu tôi vẫn không đầy đủ ngay cả sau khi có được mọi thứ mà tôi muốn, thì việc du hành này theo chiều có được mọi thứ, là sai trong bản thân nó, là vô nghĩa không? Thế thì tôi phải nhìn vào chiều hướng nào đó khác, nơi tôi không phụ thuộc vào những vật bên ngoài để trở nên đầy đủ, nơi tôi đã đầy đủ trong bản thân mình.” Thế thì sẽ chẳng cần tới cái gì khác cho tính toàn thể của bạn.

Do đó, những người đã tìm kiếm sâu đều đã cảm thấy rằng con người sẽ không biết tới phúc lạc chừng nào vẫn có nhu cầu phụ thuộc vào người khác. Chừng nào còn cần tới người khác, khổ vẫn còn lại. “Chừng nào hạnh phúc của mình vẫn còn phụ thuộc vào người khác, mình nhất định vẫn còn khổ. Chừng nào mà mình còn phụ thuộc vào người khác về bất kì cái gì, mình vẫn bị lệ thuộc, và không thể có phúc lạc nào trong sự phụ thuộc.” Nếu bạn cô đọng điều bản chất của khổ của bạn, cái bạn sẽ có trong tay sẽ là sự phụ thuộc. Và điều tinh tuý tối thượng của mọi phúc lạc là tự do.

Tự do tối thượng này đã từng được gọi là moksha, tự do tối thượng này đã từng được gọi là niết bàn, cùng tự do tối thượng này đã từng được gọi là kaivalya. Có ba lí do khác nhau cho điều này.

Tự do tối thượng đã từng được gọi là moksha bởi vì trong trạng thái đó không có giới hạn nào. Tự do tối thượng này đã từng được gọi là niết bàn bởi vì cái “tôi” không tồn tại ở đó, sự tồn tại cá nhân của người ta biến mất ở đó và chỉ sự tồn tại còn lại. Khi tôi nói “tôi đây” tôi phải dùng hai từ, tôi và đây. Chúng ta gọi nó là niết bàn bởi vì trong khoảnh khắc đó cái “tôi” biến mất và chỉ còn cái “đây”, cái “tính chất đây” còn lại. Không có cảm giác về cái “tôi” ở đó, chỉ có mỗi sự hiện hữu. Và chúng ta cũng gọi nó là kaivalya bởi vì trong khoảnh khắc này chỉ tôi có đây. “Chỉ tôi có đây” ngụ ý rằng mọi thứ, tất cả, đều được hàm chứa trong tôi. Toàn thể bầu trời là ở bên trong tôi, trăng và sao tất cả đều chuyển động trong tôi. Các thế giới được tạo ra và tan biến bên trong tôi. Cái “tôi” này đã mở rộng và trở thành một với vũ trụ.

Cái “tôi” này đã trở thành brahman, thực tại tối thượng. Do đó, nó được gọi là kaivalya.

Kaivalya Upanishad này là việc tìm kiếm tự do tối thượng này, cuộc truy tìm và thám hiểm vào con đường của việc truy tìm này.

Nó bắt đầu bằng lời cầu nguyện. Cũng sẽ tốt để hiểu điều này nữa, bởi vì nói chung, bất kì cuộc hành trình nào cũng đều phải bắt đầu bằng nỗ lực, không bằng lời cầu nguyện; với cố, không với lời cầu nguyện. Nhưng Upanishad này bắt đầu bằng lời cầu nguyện, và điều đó là rất có ý nghĩa.

Vấn đề thứ nhất là ở chỗ điều chúng ta đang tìm kiếm sẽ không được tìm thấy bởi nỗ lực của bạn đâu. Nhưng điều này không có nghĩa là nó sẽ được tìm thấy mà không có nỗ lực của bạn, không đâu. Đây là chỗ có hơi chút khó khăn, và đây là cái nút, sự phức tạp của toàn bộ tôn giáo, của toàn bộ kỉ luật tâm linh: điều bạn đang tìm kiếm sẽ không được tìm thấy chỉ qua nỗ lực của bạn, và nó cũng sẽ không được tìm thấy nếu không có nỗ lực của bạn. Nó sẽ không được tìm thấy qua nỗ lực của bạn bởi vì điều bạn đang tìm là quá bao la đối với bạn.

Dường như người bị giam trong nhà tù quyết định tìm kiếm tự do; dường như tù nhân, phụ thuộc và bị xiềng xích, cố tìm bầu trở rộng mở. Điều người đó tìm kiếm là quá lớn, quá bao la, mà khả năng của người đó lại quá giới hạn. Nếu khả năng của người đó mà không bị giới hạn, người đó đã không là tù nhân ngay chỗ đầu tiên; người đó đã không ở trong tù chút nào. Nếu khả năng của người đó mà không bị giới hạn, ai sẽ có khả năng đeo xiềng xích lên tay người đó? Ai sẽ có khả năng cùm người đó? Ai sẽ có khả năng tạo ra nhà tù quanh người đó? Người đó bị giới hạn, yếu đuối; đó là lí do tại sao người đó lại ở trong tù. “Người đó ở trong tù” là một phát biểu về những giới hạn của người đó. Do đó, chẳng cái gì sẽ có thể có qua một mình nỗ lực của người đó. Nếu mà điều đó là có thể chỉ qua nỗ lực của người đó, thì người đó đã không ở trong tù ngay chỗ đầu tiên.

Nhưng điều này không có nghĩa là tự do sẽ xảy ra mà không có nỗ lực của người đó, không đâu. Bởi vì nếu tù nhân chấp nhận xiềng xích của mình và đi ngủ, thế thì không sức mạnh nào trên thế giới có thể giải phóng cho người đó được. Một mình người đó không thể có được tự do, chỉ riêng người đó, và cho dù quyền năng vĩ đại nhất cũng không thể giải phóng được người đó mà không có sự hợp tác của người đó. Cho nên hiểu vấn đề phức tạp và sâu sắc nhất này của tôn giáo ngay từ đầu đi.

Con người có thể trở nên tự do, nhưng con người cũng sẽ phải nỗ lực. Nhưng ngay cả trước khi người đó làm nhiều nỗ lực, thì người đó sẽ phải cầu khẩn quyền năng của đấng vĩ đại hơn bản thân người đó. Thậm chí trước khi làm nỗ lực, người đó sẽ phải cầu nguyện. Nỗ lực của người đó sẽ bắt đầu bằng lời cầu nguyện. Bạn có thể nói rằng lời cầu nguyện là nỗ lực đầu tiên của người đó.

Nhưng lời cầu nguyện không có vẻ gì giống như nỗ lực cả. Lời cầu nguyện nghĩa là “Xin ngài làm điều đó cho tôi,” lời cầu nguyện nghĩa là “Xin ngài giúp tôi,” lời cầu nguyện nghĩa là “Xin ngài nắm tay tôi,” lời cầu nguyện nghĩa là “Xin ngài kéo tôi ra.” Nếu lời cầu nguyện dừng lại tại điểm này, thế nữa nó sẽ không hoàn thành điều gì cả. Nếu tù nhân cầu nguyện và thế rồi trở lại đi ngủ, thế nữa người đó sẽ không có khả năng thoát ra khỏi nhà tù. Lời cầu nguyện chỉ là bắt đầu của nỗ lực tiếp diễn.

Lời cầu nguyện là cần thiết, nhưng nó nó là không đủ. Nỗ lực là điều phải có, nhưng nó không đủ. Nơi lời cầu nguyện và nỗ lực cùng nắm tay nhau, năng lượng khổng lồ được sinh ra làm cho ngay cả điều không thể được cũng trở thành có thể được.

Lời cầu nguyện nghĩa là “Tôi khẩn cầu giúp đỡ của sự tồn tại,” còn nỗ lực nghĩa là “Tôi sẵn sàng đi cùng sự tồn tại và hợp tác với nó.” Lời cầu nguyện nghĩa là “Xin ngài đưa tôi lên,” trong khi nỗ lực nghĩa là “Với bất kì năng lượng nào tôi có để đứng dậy, tôi sẽ dùng tất cả nó.” Nhưng lời cầu nguyện cũng có nghĩa là “Tôi sẽ không thể nào đứng dậy được bằng sức mạnh của riêng mình, tôi cần tới ngài.” Nỗ lực nghĩa là “Chừng nào bản thân tôi còn chưa muốn đứng dậy, làm sao ngay cả ân huệ của ngài có thể kéo tôi dậy được? Do đó, tôi sẽ đứng trên đôi chân của mình và tôi sẽ cố phá vỡ xiềng xích này - vậy mà tôi biết tôi yếu đuối và chẳng cái gì là có thể có mà không có sự giúp đỡ của ngài.”

Upanishad bắt đầu bằng lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện này rất duy nhất - mới lạ, gây bối rối, thách đố, thậm chí còn gây lo lắng. Bạn có thể đã đọc loại lời cầu nguyện này nhiều lần nhưng bạn có thể đã không nghĩ về nó. Bạn không nghĩ chút nào, bằng không thì lời cầu nguyện này sẽ thách đố bạn nhiều lắm.

Hiền nhân này đã cầu nguyện:

Om.

Cầu cho mọi chi của thân thể tôi đều mạnh mẽ. Cầu cho lời của tôi được nuôi dưỡng và được làm mạnh.

Cầu cho mũi, mắt, tai và các giác quan khác của tôi được nuôi dưỡng và làm mạnh.

Điều đó sẽ gây thách đố cho bạn để nghĩ rằng ai đó đang đi tìm điều thiêng liêng muốn làm mạnh cho các giác quan của mình, đang cầu nguyện cho mình được nuôi dưỡng và được làm mạnh. Điều bạn đã nghe thấy là ở chỗ ai đó muốn đi vào chiều hướng của điều tối thượng, phải phá huỷ các giác quan của mình. Điều bạn đã được nghe nói là ở chỗ bất kì ai muốn đi vào chiều hướng của tâm linh đều phải làm yếu đi các giác quan của mình. Điều bạn đã nghe nói là ở chỗ kìm nén các giác quan là con đường đi tới điều thiêng liêng. Nhưng Upanishad này đang nói điều làm lẫn lộn chúng ta.

Nhiều người đọc Upanishad này, nhưng vấn đề chưa bao giờ xuất hiện cho họ để suy tư xem hiền nhân này đang nói gì. Ông ấy đang nói, “Cầu trời, xin đem sức mạnh cho các giác quan tôi. Cầu cho mắt tôi được làm mạnh thêm, cầu cho tai tôi được làm mạnh thêm, cầu cho các giác quan của tôi phát triển và được nuôi dưỡng.” Hoặc là hiền nhân này điên, hoặc là điều chúng ta đã từng hiểu chỉ là điều vô nghĩa.

Nhưng ý tưởng này rằng có đối lập giữa điều thiêng liêng và thế giới đã lắng đọng sâu trong tâm bạn thế. Không, không có đối lập chút nào đâu, bởi vì nếu như có đối lập nào đó giữa chúng, thế thì chỉ thế giới này có thể tồn tại hay chỉ điều thiêng liêng có thể tồn tại. Cả hai không thể cùng hiện hữu. Nếu như có đối lập nào giữa hai điều này, người ta đã bị phá huỷ từ lâu trước đây rồi.

Cho nên người tin chỉ vào điều thiêng liêng nói rằng thế giới này là ảo tưởng, maya. Người đó cảm thấy khó khăn: “Nếu mình tin vào điều thiêng liêng, làm sao mình cũng có thể tin vào thế giới được? Chỉ một trong hai điều là có thể thôi.” Người tin vào thế giới này nói rằng điều thiêng liêng là hoang đường, rằng điều đó không thể nào có đó được. Nó tất cả đều là tưởng tượng, ý tưởng, giấc mơ - thực tế không có điều gì là điều thiêng liêng cả. Người đó cảm thấy rằng bởi vì thế giới có đó, điều thiêng liêng không thể có đó được. Họ cả hai đều tin sâu sắc rằng có mâu thuẫn giữa hai điều này. Do đó chỉ một trong hai mới có thể hiện hữu, bằng không thì cuộc sống sẽ trở thành không thể được.

Nhưng hiền nhân này đang nói điều gì đó khác. Hiền nhân này không tin rằng điều thiêng liêng và thế giới là đối lập lẫn nhau. Ông ấy không tin rằng các giác quan và linh hồn là đối lập lẫn nhau. Hiền nhân này, ngay cả trong việc tìm kiếm của mình về nhận biết tối thượng, bắt đầu cuộc hành trình của mình bằng việc cầu nguyện sức mạnh cho các giác quan.

Không có mâu thuẫn. Không thể có được, điều đó đơn giản là không thể được. Quên mọi mâu thuẫn đi - thậm chí không có nhị nguyên. Điều thiêng liêng và thế giới không phải là hai điều. Điều thiêng liêng tới trong nắm bắt của các giác quan của chúng ta, về cái chúng ta gọi là “thế giới,” và điều thiêng liêng không tới bên trong việc nắm bắt của các giác quan của chúng ta về cái chúng ta gọi là “điều thiêng liêng.”

Hiền nhân này đang nói lời cầu nguyện đáng lưu

Ông ta nói, “Ngay bây giờ, nếu tôi yêu cầu phần khác của lời cầu nguyện này - rằng ngài đi vào kinh nghiệm của tôi từ bên trong tôi - điều đó sẽ là đòi hỏi quá nhiều. Ngay bây giờ, tôi chỉ cầu nguyện thế này thôi: rằng các giác quan của tôi, qua đó ngài đi vào cảm nhận của tôi cho dù chút ít dưới dạng thế giới này, sẽ được phát triển mạnh. Tôi cầu nguyện rằng ngài trở nên sẵn có cho tôi, tất cả quanh tôi, trong bản thân thế giới này. Tôi cầu nguyện rằng mắt tôi phát triển mạnh tới mức khi tôi nhìn vào cây, tôi không chỉ thấy cây, tôi thấy cả ngài đang đập rộn ràng và phát triển bên trong cây. Và khi tai tôi nghe ai đó nói, tôi cầu nguyện rằng chúng nghe không chỉ lời tới từ mồm, mà còn cả vô âm, cái bao giờ cũng có đó bên ngoài lời. Và tôi cầu nguyện rằng khi tay tôi chạm vào ai đó, cũng như khi chạm vào thân thể, ngón tay tôi cũng có thể chạm vào người ẩn bên trong thân thể. Với điều này, xin làm mạnh các giác quan của tôi, xin nuôi dưỡng các giác quan của tôi.”

Đây là quan điểm rất mới. Và các nhà tâm lí ngày nay hỗ trợ cho quan điểm này. Họ nói rằng giác quan của một người càng nhạy cảm và sống động, người đó sẽ càng bắt đầu cảm thấy và có những thoáng nhìn về thực tại sâu hơn đang ẩn kín bên trong cuộc sống. Điều bạn đang làm bằng việc giết chết các giác quan là ở chỗ bạn đang trở thành kẻ thù của thế giới. Bạn đang nói với điều thiêng liêng, “Dù tôi có cố thế nào cũng chẳng thành vấn đề, tôi không thể thấy được ngài trong thế giới này.” Thế là bạn làm cho mắt mình mù đi, bạn làm cho tai mình điếc đi, bạn làm cho mọi giác quan của mình yếu đi và kém đi, bạn làm chúng im đi - và bạn chỉ tìm điều thiêng liêng bên trong bạn.

Nhưng cố hiểu điều này thêm một chút: cái bạn không thể tìm được ngay cả ở bên ngoài - điều chắc đã dễ dàng hơn - liệu bạn có khả năng tìm thấy nó ở bên trong không? Hơn nữa, cái bạn phân chia thành cái bên ngoài và cái bên trong, chúng có thực là hai không? Bầu trời ở bên ngoài nhà bạn và bầu trời ở bên trong nhà bạn, chúng có thực sự là hai không? Và hơi thở bạn hít vào và hơi thở bạn thở ra, chúng có thực sự là hai không? Cái tràn ngập bên trong bạn và cái ở mọi nơi bên ngoài bạn, chúng có thực sự là hai không? Và có sự mở rộng bao la bên ngoài bạn - nếu bạn mù với nó và không thể thấy được nó, liệu bạn có khả năng khám phá ra nó trong phần tí hon bên trong bạn không?

Hiền nhân này nói: “Thứ nhất làm mạnh các giác quan của tôi, làm chúng mạnh tới mức qua chúng, tôi có thể trải nghiệm được điều tôi không thể cảm nhận được khi giác quan của tôi còn yếu.”

Đó là lời cầu nguyện dũng cảm. Upanishad này đã không được viết ra trong khoảnh khắc yếu đuối nào.

Trong lịch sử tâm linh của Ấn Độ, đã có thời của nhiều quyền năng. Khi một giống nòi rạng ngời trong tài năng đầy đủ của nó, khi một giống nòi biểu lộ bản thân nó trong sự vĩ đại đầy đủ của nó và với sự hiện hữu đầy đủ nhất, thế thì nó là mạnh mẽ và những phát biểu của nó là rất mạnh mẽ. Khi một giống nòi đang trong tuổi thanh niên của nó, tươi tắn và đang lớn lên và vươn tới đỉnh; khi đó là giờ mặt trời mọc trong cuộc sống của một giống nòi, thế thì không cái gì bị phủ nhận, mọi thứ đều được chấp nhận. Trong thời như vậy có nhiều năng lực trong linh hồn của giống nòi đó tới mức cho dù nó chấp nhận chất độc, chất độc cũng được biến đổi thành nước cam lồ. Chẳng thành vấn đề nó chứa ai hay cái gì - cho dù đó là gai - nó đều được biến đổi thành hoa. Bất kì con đường nào nó đặt chân lên đều trở thành vàng.

Nhưng các giống nòi cũng có những khoảnh khắc yếu đuối. Trong hai mươi hay hai mươi nhăm thế kỉ qua Ấn Độ đã sống một thời kì rất yếu đuối và bất lực, sự tồn tại vay mượn. Dường như mặt trời đã lặn và duy nhất kí ức về mặt trời mọc là còn lay lắt; dường như bóng tối đã trùm xuống mọi nơi và buồn nản sâu sắc đã chiếm lĩnh tâm. Ngay cả đi một bước cũng cảm thấy kinh sợ; có sợ đi trên bất kì con đường mới nào. Đi chỉ trên lối mòn cũ dường như an toàn, thuận tiện, thoải mái. Không có dũng cảm về suy nghĩ mới, ý tưởng mới, chuyến bay mới. Trong khoảnh khắc yếu đuối như vậy người ta trở nên sợ ngay cả việc uống nước cam lồ: “Ai mà biết được? - có thể nó là chất độc thì sao? Cái không biết, cái không quen thuộc... ai biết liệu mình còn sống sót với nó hay chết bởi nó?” Tâm linh của người ta bắt đầu co lại với mọi thứ; việc teo lại bắt đầu. Có sợ về mọi thứ, cho nên bạn vứt bỏ mọi thứ, bạn trốn khỏi mọi thứ. Trong việc trốn chạy và vứt bỏ , linh hồn co lại.

Điều thông thường được biết tới như từ bỏ có hai loại. Một loại là từ bỏ cái mạnh và quyền năng: qua kinh nghiệm riêng về chúng, họ từ bỏ tất cả những cái họ cảm thấy không xứng đáng. Loại kia là từ bỏ cái yếu: họ từ bỏ bất kì cái gì họ cảm thấy mạnh hơn bản thân họ.

Cố hiểu điều này cho đúng. Khi người từ bỏ mạnh mẽ, họ buông bỏ những cái họ cảm thấy không xứng đáng, không có giá trị. Người yếu cũng từ bỏ, nhưng họ từ bỏ bất kì cái gì họ cảm thấy mạnh hơn bản thân họ. Bất kì đâu có sức mạnh, quyền năng, người yếu đều sợ hãi. Người mạnh cũng từ bỏ các giác quan, nhưng không phải bởi vì họ sợ chúng. Từ bỏ của họ là bởi vì họ đã mở ra những cánh cửa cho những kinh nghiệm sâu sắc hơn. Họ đã đạt tới sáng suốt và họ trở nên có khả năng nhắm mắt bên ngoài của mình lại. Họ đã mở cánh cửa của kinh nghiệm bên trong cho nên họ không còn cần phụ thuộc vào các giác quan bên ngoài nữa.

Người yếu cũng đã từ bỏ giác quan của họ, nhưng bởi vì sợ. Họ đã nhắm mắt lại vì sợ rằng linh hồn họ sẽ bị ô nhiễm nếu họ nhìn bất kì cái đẹp nào. Họ sợ rằng việc tự kiểm soát của họ sẽ biến mất nếu họ chạm vào; rằng tâm trí họ sẽ vẩn vơ nếu họ nghe thấy giọng nói êm dịu bên tai mình. Người yếu đã từ bỏ các giác quan của họ còn người mạnh cũng đã từ bỏ - nhưng người mạnh từ bỏ bởi vì bất kì khi nào cái gì đó cao hơn được đạt tới, cái thấp hơn không còn được cần tới nữa.

Hiền nhân này đã nói vào thời điểm thiên tài của đất nước này đang sống động, thức tỉnh, lành mạnh, rung động. Thế thì, hiền nhân này có thể dũng cảm nói, “Xin làm mạnh các giác quan của tôi.” Cố hiểu điều này đi, bởi vì nó nghĩa là linh hồn của người ta mạnh mẽ tới mức đơn giản không có lí do nào để sợ các giác quan đó. Người ta cảm thấy khả năng sử dụng chúng, khả năng trở thành chủ nhân của chúng, khả năng dùng chúng như phương tiện và không để chúng trở thành mục đích.

Trong lời cầu nguyện này để làm mạnh cho các giác quan có ẩn giấu manh mối về tính một giữa cuộc sống bình thường, hàng ngày của bạn và tâm linh. Cuộc sống là vòng tròn - dù chúng ta nhìn từ bên trong hay từ bên ngoài, điều chúng ta sẽ thấy là một và cùng một điều. Trong vòng tròn này, nếu chúng ta bắt đầu tìm kiếm từ cái bên ngoài, chúng ta sẽ đạt tới cái bên trong; nếu chúng ta bắt đầu tìm kiếm từ cái bên trong chúng ta sẽ đạt tới cái bên ngoài - bởi vì điều chúng ta đang phân chia thành bên ngoài và bên trong bản thân nó là không phân chia, không thể phân chia được, cái toàn thể. Chúng ta có thể bắt đầu cuộc hành trình từ bất kì đâu.

Hiền nhân của Upanishad này đang bắt đầu từ cái bên ngoài. Cũng có các lí do khác cho việc bắt đầu từ cái bên ngoài. Điều đầu tiên là con người là hướng ngoại một cách tự nhiên, và tốt hơn cả là bắt đầu từ chỗ con người đang vậy. Sao không biến đổi cái đang xảy ra một cách tự nhiên thành kỉ luật tâm linh? Sao không để kỉ luật tâm linh là tự nhiên? Sao chúng ta lại phải thiên về cái phi tự nhiên? Các giác quan đã kinh nghiệm rồi, cho nên sao không cầu nguyện rằng cùng những giác quan đó trở nên có khả năng thấy sâu hơn và mạnh mẽ hơn tới mức ngay cả điều vô hình cũng trở thành hữu hình? Tai đã nghe thấy rồi, cho nên sao không làm mạnh năng lực của cùng những tai này để chúng trở nên có khả năng nghe thấy điều chúng còn chưa nghe thấy; để cho cái ẩn kín, cái chưa biểu lộ, cái tinh tế, cũng trở nên sẵn có cho chúng? Sao không cầu nguyện rằng sự sáng tỏ của việc thấy của bạn trở thành nhạy cảm và sắc bén tới mức những thoáng nhìn về cái vô hình dạng cũng có thể xảy ra qua nó? Sao không bắt đầu từ nơi con người đang đứng một cách tự nhiên? Sao không bắt đầu từ tự nhiên của con người?

Upanishad là rất tự nhiên, rất đơn giản. Chúng không phi tự nhiên hay phức tạp chút nào. Chúng không có mối quan tâm tới việc đòi hỏi một cách không cần thiết việc con người phải trở thành khác hơn điều người đó đang vậy. Con người là chấp nhận được với Upanishad như người đó đang vậy, trong tính trực tiếp của người đó. Người đó có thể được tinh luyện. Upanishad không nói vứt đá đi bởi vì nó không phải là kim cương; họ nói tinh luyện nó, lau sạch nó và đánh bóng nó - đây là kim cương. Kim cương bị giấu kín trong đá, và nó có thể trở nên biểu lộ. Cái có vẻ như đá hôm nay có thể trở thành kim cương sau khi được đánh bóng: đừng vứt nó đi - biến đổi nó, chuyển đổi nó.

Con người, như con người đang vậy, là tổng của các giác quan. Điều chúng ta gọi là tâm trí cũng chỉ là sự tích luỹ các kinh nghiệm qua giác quan mà thôi. Nếu bạn đi vào bên trong bản thân bạn và nhìn vào loại tâm trí bạn có, bạn còn là gì khác ngoài các giác quan của bạn? Và tổng của tất cả các kinh nghiệm giác quan của bạn là tri thức của bạn. Đây là tình huống của bạn ngay bây giờ. Đây không phải là mục đích, đây không phải là trạng thái tối thượng của bạn: đây là trạng thái của bạn hôm nay. Sao không tinh luyện chính trạng thái này đi?

Đây là lí do tại sao lời cầu nguyện đầu tiên của hiền nhân này là để làm sắc bén phương tiện cho tri thức mà ông ấy đã có - các giác quan của ông ấy.

Mọi Upanishads đều là chân dung của brahman, thực tại tối thượng.

Cầu cho tôi không bao giờ quên brahman, cầu cho brahman không bao giờ quên tôi, cầu cho tôi không bao giờ bị quên.

Được hấp thu trong brahman, cầu cho tôi nhận ra pháp, luật tự nhiên và vĩnh hằng của vũ trụ được mô tả trong Upanishads.

Đây là toàn thể lời cầu nguyện, “Mọi Upanishads đều là chân dung của brahman, thực tại tối thượng...” Hai điều đã được nói chỉ trong vài lời này. Trí huệ Ấn Độ bao giờ cũng giữ quan điểm số nhiều. Nó chống lại số ít. Quan điểm số nhiều này là hiểu biết rằng nếu tin vào bạn một mình là đúng thì thật là sai lầm. Sẽ thích hợp hơn cho hiền nhân này nói rằng Kaivalya Upanishad là chân dung của brahman, rằng Upanishad đặc biệt này là chân dung của brahman. Nhưng hiền nhân này nói rằng tất cả các Upanishads đều là chân dung của brahman, vô điều kiện.

Từ upanishad không chỉ ngụ ý về những sách mà chúng ta gọi là Upanishad. “Upanishad” nghĩa là bí ẩn. Nó ngụ ý chìa khoá huyền bí mở ra cánh cửa tới điều thiêng liêng. Cho nên khi hiền nhân này nói rằng tất cả các Upanishad đều là chân dung của brahman, ông ấy đang nói rằng tất cả mọi con đường của huyền bí, mọi lời, mọi kinh sách mà mở ra cánh cửa tới điều thiêng liêng đều là chân dung của brahman. Và cũng thú vị khi ông ấy nói các kinh sách đó, các lời, các điều huyền bí và con đường trong bản thân chúng đều có thể là điều thiêng liêng.

Có hai điều đáng hiểu ở đây. Brahman là vô hình dạng; nó không có hình, nó không có dạng. Chúng ta không thể nào quan niệm được nó. Chúng ta không thể vẽ ra một đường quanh nó hay cho nó bất kì định nghĩa nào. Brahman, như nó vậy, là vô dạng; sự tồn tại, như nó vậy, là vô dạng. Các nhà huyền môn đã cố kẻ ra một đường quanh cái vô dạng, mặc dầu điều này là không thể được. Và cho dù có khả năng vẽ ra đường, họ cũng không bao giờ có thể giải quyết được điều bí ẩn tối thượng. Nhưng qua những đường và hình dạng này, những người chỉ có thể hiểu được đường, định nghĩa, có thể được giúp đỡ để đi tới cái vô hình dạng. Họ đã đem hình dạng tới chỉ cho những người không thể hiểu được cái vô dạng một cách trực tiếp, để cho họ có thể nắm được nó trong tay mình, và từ hình dạng đó họ dần dần có thể được dẫn vào cuộc hành trình của họ hướng tới cái vô hình dạng. Chỉ bằng việc cho họ hình dạng nào đó họ dần dần có thể được dẫn đi xa khỏi mọi hình dạng.

Chúng ta cho đứa trẻ nhỏ đồ chơi để chơi và thế rồi nó rơi vào yêu đồ chơi này. Không có đồ chơi đó đứa trẻ không thể ngủ được ban đêm. Và nếu nó thức dậy giữa đêm và không tìm thấy đồ chơi đó, nó sẽ trở nên bất ổn như người bị xa cách khỏi người yêu của mình. Vậy mà một ngày sẽ sớm tới khi đồ chơi này sẽ bị bỏ lại đó, nằm trong góc nhà nào đó. Nhưng một điều đáng quan tâm là ở chỗ mặc dầu đồ chơi sẽ nằm trong góc nhà, tình yêu mà đứa trẻ đã trải qua đồ chơi đó sẽ tiếp tục. Mối quan hệ yêu đã được hình thành với đồ chơi này, mối tiếp xúc đã xảy ra, việc nhận ra và những kinh nghiệm nó đã có, cánh cửa tới yêu đã được mở ra, sẽ vẫn còn với nó. Ngày mai đồ chơi này sẽ bị quên lãng trong góc nào đó, nhưng bất kì khi nào người này yêu bất kì ai, nhớ rằng đóng góp của đồ chơi đó cũng sẽ có đó trong tình yêu này.

Tuy nhiên cũng có thể xảy ra là đứa trẻ này sẽ lớn lên về thể xác nhưng sẽ vẫn còn là đứa trẻ về tinh thần. Nó có thể bắt đầu yêu ai đó và thế rồi bắt đầu kêu khóc vì người đó theo cùng cách nó có thời đã kêu khóc vì đồ chơi bị mất. Nó sẽ hoàn toàn quên mất rằng có thời nó đã kêu khóc nhiều vì đồ chơi của mình nhưng nó đã bỏ lại đồ chơi đằng sau, chưa bao giờ nhớ lại điều đó lần nữa. Nó đã quên tất cả về đồ chơi đó bây giờ.

Nhưng nếu đứa trẻ nào lớn lên ở bên trong, không chỉ về thể chất mà cả về tâm lí nữa, nếu nó chín chắn bên trong, thế thì nó thậm chí sẽ quên tất cả về những đồ chơi người lớn bên ngoài. Nhưng mối tiếp xúc và sự nuôi dưỡng nó đã nhận được từ tất cả những đồ chơi người lớn đó sẽ làm giầu sâu sắc cho thế giới nội tâm của nó. Tình yêu của nó một ngày nào đó sẽ phát triển vào sự sùng kính. Và vào một ngày nào đó tình yêu của nó trở thành sự sùng kính và vươn tới điều thiêng liêng, nó sẽ quên những người yêu, những đồ chơi của tuổi trưởng thành và tuổi niên thiếu của nó cái đã giúp nó đạt tới trạng thái này. Nhưng dầu vậy, đóng góp của những kinh nghiệm này sẽ có đó trong sự sùng kính của nó.

Ngay cả sự sùng kính cũng không được hoàn thành chừng nào bản thân người sùng kính còn chưa trở thành điều thiêng liêng. Một ngày nào đó, đồ chơi cuối cùng, điều thiêng liêng, cũng sẽ bị bỏ đi. Chỉ thế thì yêu, cái còn lại đằng sau tất cả những kinh nghiệm của người đó, sẽ còn lại. Tất cả các đồ chơi sẽ bị bỏ đi, nhưng điều mà đồ chơi đã giúp người đó kinh nghiệm sẽ còn lại. Tất cả mọi hình dạng sẽ biến mất, nhưng yêu vô hình sẽ liên tục lớn lên dần dần. Yêu liên tục tích luỹ, và một ngày sẽ tới khi người sùng kính trở thành yêu thuần khiết; ngay cả người yêu cũng sẽ biến mất. Vào ngày đó, người sùng kính đã trở thành điều thiêng liêng.

Hiền nhân này đã nói:

Mọi Upanishads đều là chân dung của Brahman.

Chúng không phải là brahman, nhưng chúng là hình ảnh của brahman. Chúng là hình dạng, đường nét phác hoạ để đi qua, và một ngày nào đó người đó sẽ đi vào không gian không có mọi hình dạng, mọi đường nét và phác hoạ. Đây là các biên giới của lời, lí thuyết, kinh sách, nhưng bên trong những biên giới này có nhiều hướng dẫn tới cái vô biên còn được ẩn giấu. Và cũng như một ngày nào đó tất cả mọi đồ chơi biến mất, theo cùng cách đó, tất cả mọi Upanishad cũng biến mất, tất cả kinh sách rơi rụng đi. Nếu bạn trở nên bị mắc kẹt với kinh sách nào đó, biết rõ rằng bạn đã đi lạc lối rồi. Chính mục đích của kinh sách là ở chỗ một ngày nào đó chúng có thể bị bỏ lại sau. Chúng chỉ là những chỉ dẫn, hướng dẫn. Hiểu thấu chúng là hữu ích, nhưng buông bỏ chúng còn hữu ích hơn.

Có hai kiểu người trên thế giới này: người nói, “Nếu tôi phải buông bỏ kinh sách, thế sao phải theo chúng ngay chỗ đầu tiên?” và người khác nói, “Nếu tôi phải theo chúng từ đầu, sao lại buông bỏ chúng?” nhưng cả hai đều là một. Khác biệt duy nhất giữa họ là ở chỗ một trong họ đang đứng lộn đầu; còn không thì chẳng có khác biệt bản chất gì giữa họ cả. Với người nói, “Sao phải theo chúng ngay chỗ đầu tiên? - chúng tôi không theo đâu!” điều đó cũng giống như đứa trẻ chưa bao giờ được cho đồ chơi nào, người chưa bao giờ kinh nghiệm bất kì yêu nào, người đã từ chối bất kì ý tưởng nào về bất kì cái gì của điều thiêng liêng. Sẽ không bao giờ có thời điểm nào trong cuộc sống của người đó mà người đó sẽ kinh nghiệm điều thiêng liêng, trạng thái của tính thiêng liêng; người đó không thể hi vọng được về điều này. Điều đó sẽ không thể có được cho người đó bởi vì tất cả kinh nghiệm của người đó chỉ là kinh nghiệm về hình dạng. Bản thân các kinh nghiệm này là vô hình dạng, nó là cách để các kinh nghiệm này có hình dạng. Chân lí là vô hình dạng, nó là hướng dẫn tới chân lí, những lời này, cái có hình dạng.

Hiền nhân này đã nói, “Mọi Upanishads đều là chân dung của brahman” - mọi con đường, mọi kinh sách và mọi điều huyền bí. Mọi hướng dẫn mà con người đã đã được trao cho mãi tới giờ đều là chân dung của điều thiêng liêng. Chúng tất cả đều cố đem hình dạng nào đó cho điều thiêng liêng, cho cái một, cái không thể được cho bất kì hình dạng nào - và không phải là vì điều thiêng liêng, mà vì những người có thể hiểu chỉ mỗi hình dạng. Hình ảnh của điều thiêng liêng là nỗ lực để giải thích cái không thể giải thích được, để làm cho nó thành dễ truy nhập hơn chút ít đối với trí tuệ và giác quan.

Con người bị nhốt trong nhà tù. Bầu trời ở khoảng cách xa xăm và con người không thể bay được. Con người chỉ có thể thấy bầu trời qua cửa sổ nhỏ bé của mình. Cửa sổ này có chấn song trên nó, và một mảnh bầu trời mà người đó có thể thấy qua chúng bị cản trở bởi chấn song. Bầu trời mà người đó có thể thấy bị đóng khung bởi đường viền của cửa sổ. Không có khung trong bầu trời thực, không chấn song, nhưng tù nhân đang ngồi bên trong nhà giam chỉ có thể thấy được bầu trời qua cửa sổ đó. Nếu người đó chưa bao giờ thấy bầu trời rộng mở trước đó, người đó sẽ nói rằng bầu trời rộng sáu mươi phân, dài mét hai, bị cản trở bởi chấn song và bị bao quanh bởi cái khung trông như cửa sổ này. Nếu người đó chưa bao giờ thấy bầu trời rộng mở, với người đó mặt trời mọc sẽ xảy ra trong bầu trời nhỏ bé này bị bao trong cái khung đó. Khi mặt trời mọc trong bầu trời có khung đó, người đó sẽ nói rằng bây giờ mặt trời đang mọc. Thế nữa, mặt trời cũng lặn bên trong bầu trời bị đóng khung này. Mặt trời lặn đó sẽ không có quan hệ gì với bất kì cái gì mà mặt trời lặn xảy ra trong bầu trời rộng mở; nó sẽ bị giới hạn bởi cửa sổ đó. Cho nên người này sẽ nói rằng chỉ trong chốc lát trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn là có ánh sáng. Nếu đôi khi con chim nào đó bay qua cửa sổ của người đó, người đó sẽ có khả năng thấy nó chỉ trong khuôn cửa sổ này. Người đó sẽ nói rằng chim là vật tới và tan biến ngay lập tức.

Hiểu biết của người này có hoàn toàn sai không? Hiểu biết của người đó là sai, nhưng nó không sai toàn bộ đâu. Thế thì hiểu biết của người đó là đúng sao? Hiểu biết của người đó là đúng, nhưng không hoàn toàn đúng. Hiểu biết của người đó bị giới hạn, và sai lầm của người đó cũng bị giới hạn. Sai lầm của người đó là ở chỗ người đó đã áp đặt cái khung lên bầu trời rộng mở. Hiểu biết của người đó là đúng trong hoàn cảnh của bầu trời bị giới hạn mà người đó có thể thấy, nhưng nếu người đó nghĩ rằng bầu trời chỉ bao la như điều người đó có thể thấy, thế thì người đó sẽ phạm phải sai lầm lớn.

Upanishad là hình ảnh của điều thiêng liêng, nhưng nếu bạn lấy Upanishad là điều thiêng liêng, bạn sẽ phạm phải sai lầm lớn. Thế thì bạn đang phạm sai lầm đóng khung cho bầu trời. Nếu bạn coi chúng như hình ảnh, như phản chiếu, thế thì sẽ không có khả năng nào cho sai lầm này xảy ra bởi vì điều đó nghĩa là bạn nhận biết rằng điều thiêng liêng là vô hình dạng, rằng hình dạng bạn đang thấy là do mắt bạn trao cho; nó được tạo ra bởi những giới hạn của bạn. Hình dạng không thuộc vào điều thiêng liêng, nó đã được bạn trao cho.

Hiền nhân này nói:

Cầu cho tôi không bao giờ quên brahman...

Đây là phát biểu về nỗi đau - hiền nhân này biết rằng mình liên tục quên. Ông ấy biết điều đó rõ lắm, và ông ấy rất muốn quên lãng này không xảy ra. Ông ấy muốn điều thiêng liêng không rời bỏ kí ức của mình, ông ấy muốn rằng ông ấy không nên quên điều thiêng liêng, rằng tay ông ấy không bao giờ nên rời khỏi tay của điều thiêng liêng. Nhưng chỉ một khoảnh khắc trôi qua và ông ấy lại quên; kí ức bị tan vỡ. Ông ấy mất tiếp xúc với cảm giác rằng điều thiêng liêng có đó. Hiền nhân này nói, “Cầu cho tôi không bao giờ quên brahman; cầu cho tôi không bao giờ quên điều đó hay rời bỏ điều đó.” Đây là lời cầu nguyện của ông ấy.

Và thế rồi ông ấy nói:

... cầu cho brahman không bao giờ quên tôi...

Ông ấy cũng cầu nguyện để không bị quên lãng, bởi vì điều gì xảy ra nếu ông ấy nhớ nhưng lại không nhận được sự đáp ứng từ điều thiêng liêng? Điều gì xảy ra nếu ông ấy liên tục hô lên trong cái bao la, mà lời hô của ông ấy không đạt tới cái vô hạn bao la đó? Điều gì xảy ra nếu ông ấy liên tục mời gọi mãi, mà chẳng có cách nào để lời mời gọi của ông ấy được nghe thấy? Điều gì xảy ra nếu ông ấy không quên, nhưng điều thiêng liêng không nhận biết gì về ông ấy? Không phải hiền nhân này nghĩ điều thiêng liêng có thể quên ông ấy, không - ông ấy đơn giản bầy tỏ niềm khao khát của mình về điều đó.

Cố hiểu điều này cho đúng: nó không ngụ ý rằng hiền nhân này nghĩ rằng điều thiêng liêng có thể quên ông ấy. Đây là lời cầu nguyện của ông ấy, đây là lời cầu nguyện khiêm tốn của ông ấy - để không bị quên. Ông ấy biết điều thiêng liêng không thể nào quên ông ấy được. Ông ấy biết rằng không có điều thiêng liêng, ông ấy thậm chí sẽ không tồn tại: “Tôi có thể phủ nhận ngài bởi vì ngài có thể tồn tại mà không có tôi. Tôi có thể quên ngài, tôi có thể phủ nhận điều thiêng liêng, bởi vì điều thiêng liêng không cần phải nhớ. Tôi không cần cho điều thiêng liêng tồn tại; nó có thể tồn tại không có tôi. Tôi không phải là không thể thiếu được. Nó đã hiện hữu mà không có tôi từ trước khi tôi ở đây, và nó sẽ vẫn hiện hữu khi tôi không còn ở đây nữa. Nó không bị ảnh hưởng bởi sự quên lãng của tôi về nó. Nhưng nếu điều thiêng liêng mà quên tôi, tôi sẽ biến mất khỏi thế giới ngay chính khoảnh khắc này. Nếu nó quên tôi, điều đó nghĩa là tôi đơn giản mất đi. Sẽ không có cách nào cho tôi hiện hữu.”

Nếu đại dương quên sóng, làm sao sóng sẽ sống sót được? Nếu sóng quên đại dương, đại dương sẽ vẫn tồn tại. Đại dương không bị tổn thương theo bất kì cách nào nếu sóng quên nó, cho nên không có vấn đề là đại dương sẽ phá huỷ sóng. Nhưng nếu đại dương quên sóng, sóng sẽ không sống sót được; nó sẽ dừng tồn tại. Sóng có đó bởi vì nó ở trong kí ức của đại dương. Sóng có đó bởi vì nó có chỗ trong chính bản thể của đại dương.

Hiền nhân này biết rất rõ rằng điều thiêng liêng không thể nào quên được ông ấy, nhưng đây là lời cầu nguyện, niềm khao khát. Điều ông ấy nói với niềm khao khát này là ở chỗ có thể xảy ra việc ông ấy có thể quên mất điều thiêng liêng, nhưng xin điều thiêng liêng đừng quên ông ấy: “Tôi thường quên mất ngài, và tôi cầu nguyện rằng tôi không nên quên ngài. Thậm chí với lời cầu nguyện này vẫn không chắc chắn rằng tôi sẽ có khả năng nhớ thường xuyên về ngài. Tôi tự biết rất rõ: tôi sẽ liên tục quên ngài hoài - nhưng tôi xin ngài đừng quên tôi. Không điều hại thực sự nào sẽ tới với tôi trong sự quên của tôi về ngài; ngay cả trong việc quên đó tôi vẫn sẽ có đó. Nhưng nếu ngài quên tôi, thế thì chính sự tồn tại của tôi bị chấm dứt.”

Đó là lời cầu nguyện rất khiêm tốn, nó là lời cầu nguyện đầy nước mắt. Nó không nói điều gì về bản tính và thuộc tính của điều thiêng liêng; nó chỉ nói điều gì đó về tâm hiền nhân này.

Được hấp thu trong brahman, cầu cho tôi nhận ra pháp, luật tự nhiên và vĩnh hằng của vũ trụ được mô tả trong Upanishads.

“Được chìm ngập trong ngài, được mất hút trong việc nhớ về ngài, được hấp thu trong ngài, tôi cầu xin được biết tôn giáo, pháp, tất cả những điều mà Upanishads trỏ tới.” Hiền nhân Hindu này đã không nói, “Cầu cho tôi biết tới tôn giáo Hindu” - hay Hồi giáo, hay Jaina giáo. Họ chỉ nói điều này thôi: “Cầu cho tôi có kinh nghiệm tôn giáo mà tất cả các điều huyền bí và tất cả Upanishads đã trỏ tới.”

Tôn giáo đang được ám chỉ tới là gì đây? Và tại sao hiền nhân này muốn kinh nghiệm nó?

Tôn giáo là gì? Tôn giáo là nguyên lí bản chất, nguyên lí cơ sở nhất, chính bản tính của vũ trụ này, chính nhịp tim đập của sự tồn tại này... chính linh hồn của sự tồn tại này. Tôn giáo, pháp, là cái nâng đỡ tất cả, cái hàm chứa tất cả, trong đó tất cả đều lớn lên, tiến hoá và biến mất. Pháp nghĩa là cốt lõi tối thượng: “Được thu hút vào ngài, được mất hút trong ngài, tôi cầu xin được kinh nghiệm cốt lõi tối thượng đó.”

Lời kinh này đang nói điều rất đáng quan tâm: hiền nhân này đang nói rằng nếu ông ấy kinh nghiệm cốt lõi tối thượng mà không bị hấp thu vào trong điều thiêng liêng, thì ông ấy sẽ không muốn điều đó. Cho dù ông ấy có biết nguyên lí tối thượng, biết thực tại nâng đỡ cho tất cả mọi thứ, nhưng không hội nhập với điều thiêng liêng, ông ấy không ham muốn về nó. Tại sao điều này như vậy?

Đây là khác biệt giữa khoa học và tôn giáo. Khoa học tham gia vào việc tìm kiếm nguyên lí tối thượng, tìm pháp mà qua đó toàn thể sự tồn tại được nâng đỡ, nhưng nó không có ham muốn được tan biến trong điều đó. Thay vì thế, khoa học muốn sở hữu nó, muốn trở thành người chủ của nó và chiến thắng nó. Nhưng khoa học không là gì ngoài việc tìm kiếm pháp. Pháp là nguyên lí, chân lí tuyệt đối nâng đỡ sự tồn tại. Khoa học bận rộn tìm kiếm cùng điều mà tôn giáo đang tìm kiếm. Nhưng cách tiếp cận của nhà khoa học là để khám phá nó và biết nó để cho ông ấy có thể trở thành người chủ của nó, để cho ông ấy có thể kiểm soát nó và làm nó thành kẻ hầu - để cho ông ấy có thể dùng nó.

Người tôn giáo này, hiền nhân này, cũng tìm kiếm cùng pháp đó, nhưng ham muốn của ông ấy khác. Khao khát của ông ấy là làm nó thành người chủ, là trở nên được tan biến vào trong nó. Ham muốn của ông ấy là trở thành người phục vụ điều thiêng liêng, được tràn ngập, được trở nên buông xuôi.

Nếu bạn đang tìm kiếm chân lí với ý tưởng rằng khi bạn tìm thấy nó bạn sẽ dùng nó, thế thì việc tìm kiếm của bạn được gọi là khoa học. Nếu bạn tìm kiếm chân lí để cho bạn có thể làm tan biến bản thân bạn, bạn có thể buông xuôi, thế thì việc tìm kiếm này là tôn giáo.

Duy nhất mỗi điều này về lời kinh Upanishad... Bây giờ tôi sẽ kể cho bạn đôi điều về việc thiền ngày mai.

Buổi thiền sáng có bốn giai đoạn. Mười phút đầu tiên bạn làm việc thở nhanh. Đi vào trong sự tồn tại qua việc thở, trao tính toàn bộ và năng lượng cho việc thở. Đặt chính cuộc sống của bạn vào việc thở, thật nhiều tới mức khi hơi thở đi ra chính linh hồn bạn đi ra cùng nó, và khi hơi thở đi vào, toàn thể sự tồn tại đi vào cùng nó. Thở mãnh liệt tới mức bạn quên mất mọi thứ khác, chỉ việc thở là còn lại, dường như bạn đã trở thành việc thở.

Việc thở mãnh liệt này trong mười phút sẽ đánh thức tất cả năng lượng đang ngủ bên trong bạn. Nó sẽ khuấy động và kích hoạt các năng lượng mà bạn thậm chí chưa bao giờ chạm tới. Nhưng tính hà tiện sẽ không có tác dụng. Đừng nghĩ, “Mình sẽ thở chậm thôi - sau rốt, nếu không thở nhiều, thì ít nhất năng lượng nào đó sẽ thức dậy.” Không, đó không phải là cách thức chút nào đâu, bởi vì quá trình thức dậy bắt đầu chỉ sau khi bạn đã đạt tới giới hạn nào đó. Nó cũng là cùng điều như khi bạn đun nước: nước nóng tới một trăm độ và thế rồi trở thành hơi. Đừng nghĩ rằng vào ba mươi độ nước sẽ thay đổi chút ít thành hơi hay vào độ đó nó sẽ thành hơi. Không, toán học sẽ không có tác dụng ở đây. Nước trở thành hơi chỉ ở một trăm độ. Đừng nghĩ rằng ở năm mươi độ ít nhất một nửa nước sẽ biến thành hơi, không: chẳng cái gì trong nó sẽ biến thành hơi đâu. Nó sẽ bắt đầu biến thành hơi chỉ ở một trăm độ thôi. Và một trăm độ đó là cái gì vậy?

Với nước, điều đó là một ở mọi nơi. Bất kì chỗ nào bạn đun nước, ở bất kì góc nào của thế giới, nó đều sẽ trở thành hơi ở một trăm độ. Dù đó là nước ở ao, ở sông, ở vòi, hay nước mưa từ trên trời; không thành vấn đề từ đâu. Nước sẽ không nói, “Tôi là từ giếng, hay từ sông,” nó sẽ chỉ trở thành hơi ở nhiệt độ nóng nào đó bởi vì nước không có cá tính.

Với con người, có khó khăn bởi vì con người có nhân cách. Từng cá nhân sẽ trở thành hơi ở các nhiệt độ riêng - nói cách khác, điểm một trăm độ cho từng người là khác nhau. Con người cũng sẽ trở thành hơi chỉ ở một trăm độ, nhưng một trăm độ của từng người là khác nhau. Cho nên đó là vấn đề hơi khó khăn - làm sao nói được cho bạn ở điểm nào bạn sẽ trở thành hơi? Một điều là chắc chắn: bạn có thể tìm thấy điểm một trăm độ riêng của bạn. Tiêu chí là ở chỗ nếu bạn không tự ngăn cản bạn chút nào, thế thì bạn đang ở một trăm độ của bạn đấy. Nếu bạn đặt bản thân bạn toàn bộ vào nỗ lực của bạn, nếu bạn hoàn toàn chắc chắn rằng bạn không kìm mình lại chút nào... Và người khác chẳng liên quan gì tới điều đó, nó là chuyện riêng của bạn. Do đó, người khác có thể hay không thể biết về sự mãnh liệt của bạn - điều đó không phải là vấn đề. Duy nhất bạn phải biết rằng bạn không kìm mình lại và rằng bạn đang đưa bản thân bạn một cách toàn bộ vào trong nó. Nếu bạn đang đưa bản thân mình toàn bộ vào trong nó, bạn đang ở một trăm độ đấy. Thế thì chẳng có gì phải lo nghĩ cả.

Điều này nữa cũng là có thể: rằng hàng xóm của bạn có thể làm nhiều nỗ lực hơn bạn và vậy mà vẫn không ở một trăm độ riêng của người đó; người đó có thể vẫn kìm giữ lại cái gì đó của bản thân mình. Và cũng có thể là ai đó khác có thể làm ít nỗ lực hơn bạn và có thể ở một trăm độ bởi vì người đó đã đưa bản thân người đó hoàn toàn vào đó. Do đó, đừng bận tâm về người khác. Làm rõ ràng bên trong bản thân bạn liệu bạn có đưa bản thân bạn hoàn toàn vào trong nó hay không.

Thiền là đánh bạc mạo hiểm. Trong tất cả mọi cách đánh bạc chúng ta đều đưa cái gì đó vào mạo hiểm, còn trong thiền chúng ta đưa bản thân mình vào mạo hiểm. Thiền chắc chắn dành cho con bạc, không dành cho doanh nhân, bởi vì mối quan tâm của doanh nhân là ở chỗ có rủi ro ít nhất có thể được, ngay cả lợi nhuận là nhỏ. Mối quan tâm của người đánh bạc là toàn bộ vì lợi nhuận cho dù có mạo hiểm mất đi mọi thứ. Đây là khác biệt giữa doanh nhân và con bạc.

Thiền không phải là cái gì đó dành cho doanh nhân; thiền tuyệt đối dành cho con bạc. Người đó đặt cược toàn bộ bản thân mình vào mạo hiểm, đi tới bất kì cái gì có thể.

Nhưng chắc chắn có khác biệt: trong việc đánh bạc bên ngoài, có lẽ cái được hiếm khi mới xảy ra. Tôi nói “có lẽ” bởi vì bạn liên tục hi vọng nó sẽ xảy ra - mặc dầu nó không xảy ra, nó không bao giờ xảy ra cả. Trong việc đánh bạc bên ngoài, cho dù bạn được, đó chỉ là bắt đầu của cái mất lớn hơn. Cho dù bạn được, đó chỉ là cám dỗ bạn đi tới thất bại lớn hơn. Do đó, con bạc không bao giờ được cả; bao nhiêu lần người đó được cũng không thành vấn đề, người đó vẫn không là người được bởi vì chung cuộc người đó sẽ chỉ mất.

Việc đánh bạc bên trong là hoàn toàn đối lập lại: trong nó, cho dù việc mất cũng chính là lúc bắt đầu của cái gì đó được đang tới. Và thiền nhân chưa bao giờ mất cả. Người đó mất nhiều lần, nhưng chung cuộc người đó được. Đừng nghĩ rằng một Mahavira được ngay ngày đầu tiên, hay vị Phật được ngay ngày đầu tiên, hay một Mohammed hay một Christ được ngay ngày đầu tiên. Không, không ai được ngay ngày đầu tiên cả. Họ mất nhiều lắm - nhưng chung cuộc, họ được. Cho nên thở mãnh liệt trong mười phút, với toàn thể năng lượng.

Thế rồi sau mười phút thở mãnh liệt, khi năng lượng đã được thức dậy, nó được ném ra theo bất kì cách nào nó muốn ra. Thân thể bạn có thể nhảy nhót, bật lên, múa may, hò hét, gây tiếng động. Bạn có thể trông có vẻ như bạn đã hoàn toàn phát điên, nhưng đừng dừng lại. Giúp nó tự do toàn bộ và hỗ trợ nó.

Nếu thân thể bạn muốn phát điên hoàn toàn, cứ để nó thế. Tại sao? - bởi vì có nhiều điên khùng thế được tích luỹ bên trong bạn. Tôi đang nói cho bạn điều này vào buổi sáng nay, không cho bây giờ. Vào buổi sáng bạn dự định phát điên hoàn toàn. Điên hoàn toàn nghĩa là bạn không mang nỗi sợ nào về điều bạn đang làm: “Mình á, hét tướng lên sao? Mình là giáo sư đại học cơ mà. Mình đang làm gì thế này?” hay, “Mình là bác sĩ, và mình đang làm việc nhảy nhót và nhảy cẫng lên thế này! Mình đang làm gì đây? Điều gì xảy ra nếu bệnh nhân của mình thấy mình?”

Bác sĩ sợ bệnh nhân, thầy giáo sợ học sinh còn chủ tiệm sợ khách hàng. Dù nỗi sợ của bạn là bất kì cái gì, phát điên nghĩa là bạn vứt bỏ từng nỗi sợ đó dù nỗi sợ là cái gì cũng không thành vấn đề. Chồng sợ vợ và vợ sợ chồng. Bố sợ con và con sợ bố: dù nỗi sợ của bạn là bất kì cái gì, phát điên nghĩa là bây giờ bạn buông bỏ mọi nỗi sợ. Bạn sẽ phải bạo dạn cho phép bất kì điều gì muốn xảy ra thì cứ xảy ra. Tại sao? - bởi vì có nhiều điên khùng bị tích luỹ lại bên trong bạn thế.

Bạn tích luỹ điên khùng. Thế giới như nó đang vậy không cho phép bạn ném chúng ra, cho nên chúng cứ tích luỹ lại hàng ngày. Dường như có rác rưởi trong nhà bạn và bạn liên tục che giấu nó và chồng chất nó vào một góc - điều này sẽ làm cho cả nhà bạn thành bẩn thỉu. Một ngày nào đó ngôi nhà sẽ bắt đầu bốc mùi! Một ngày nào đó tình huống sẽ tới mức chẳng còn cái gì khác trong nhà bạn ngoài rác. Mãi cho tới giờ đây là tất cả mọi điều bạn đang làm cho bản thân mình: bất kì rác rưởi nào trong tâm trí, bạn liên tục tích luỹ nó. Dù nó là giận dữ, không thật, hận thù, cười hay khóc, bạn liên tục chồng chất mọi thứ lên.

Dần dần, việc tích luỹ điên khùng này sẽ trở thành lớn tới mức cuộc sống của bạn sẽ bị dành cho việc kiểm soát nó bằng cách nào đó để chắc chắn nó không thoát ra; nếu nó bị lộ ra ai đó sẽ thấy nó. Thế thì bạn trở nên sợ hãi về nó tới mức bạn dừng nhìn vào bên trong mình một cách hoàn toàn. Đống rác rưởi liên tục lớn lên nhiều tới mức bạn vẫn còn rất sợ rằng nó sẽ bị lộ ra. Chỉ những người đã sẵn sàng ném ra tất cả những rác rưởi này mới có thể đi vào trong thiền được. Khi bạn ném nó ra, mọi thứ trở thành ánh sáng trong bạn.

Giai đoạn thứ hai là tẩy rửa, ném ra mọi thứ để cho việc làm sạch có thể giáng xuống bên trong bạn. Chừng nào bạn chưa thu được dũng cảm, bạn sẽ không có khả năng ném rác rưởi ra. Nhưng một khi bạn có khả năng làm điều đó bạn sẽ là người hoàn toàn khác. Cho nên giai đoạn thứ hai là phát điên hoàn toàn.

Giai đoạn thứ ba là tạo ra âm thanh “hu.” Bạn phải tạo ra âm thanh “hu” này khi bạn liên tục nhảy lên xuống trong mười phút. Âm thanh “hu” giống như cái búa; bạn phải dùng nó như cái búa. Trong thân thể bạn có năng lượng đang ngụ ngay gần trung tâm dục của bạn; yoga gọi nó là kundalini. Bạn có thể cho nó bất kì cái tên nào khác mà bạn muốn - các nhà khoa học bây giờ gọi nó là điện sinh học. Nó ngụ ở đó, và nếu bạn tạo ra âm thanh “hu” thật sâu và mạnh, nó sẽ đập vào năng lượng đang ngủ đó; năng lượng đang ngủ đó sẽ được kích hoạt.

Biểu dụ mà các hiền nhân cổ đại đã dùng cho nó là về con rắn mang bành cuộn lại, và khi nó bị đập vào nó sẽ thức dậy như cái móc mở và việc cuộn của nó sẽ biến mất. Nếu con rắn hoàn toàn được đánh thức nó sẽ gần như đứng trên đuôi nó. Đích xác theo cách này, năng lượng này đang nằm ngủ bên trong bạn, và nếu nó bị đập vào nó sẽ bắt đầu vươn lên trên. Nhưng việc đập này phải được thực hiện chỉ sau khi bạn đã ném ra mọi điên khùng bên trong của bạn. Bằng không, nếu nó vươn lên lưng chừng của tất cả điên khùng của bạn, bạn có thể phát điên thực (tẩu hoả nhập ma). Đây là lí do tại sao nhiều lần những người tìm kiếm phát điên. Lí do cho điều đó là ở chỗ họ bắt đầu đánh thức kundalini của mình mà không làm việc lau dọn sâu sắc nào. Những người này thường phát điên, và lí do cho điên khùng của họ là ở chỗ họ không có thái độ khoa học.

Đầu tiên, việc lau dọn sạch là cần thiết. Cho nên hai giai đoạn đầu là để dọn sạch sâu sắc. Giai đoạn đầu là để khuấy động tất cả năng lượng trong bạn và giai đoạn thứ hai là để tống ra tất cả rác rưởi, cái xung đột với các năng lượng được khuấy động.

Thế rồi giai đoạn thứ ba là để khuấy động kundalini vẫn đang nằm ngủ bên trong bạn. Cho nên trong mười phút bạn phải tạo ra âm thanh “hu” bằng toàn bộ sự mãnh liệt của bạn.

Và thế rồi ở giai đoạn thứ tư, nằm ra như cái xác, dường như bạn không có đó chút nào, tuyệt đối im lặng. Cho phép thân thể bạn được hoàn toàn thảnh thơi, dường như bạn chết rồi. Với mắt nhắm, bạn đơn giản chờ đợi yên tĩnh bên trong. Nhiều điều sẽ xảy ra... trong việc chờ đợi bên trong đó, nhiều điều sẽ xảy ra. Nếu bạn đã làm ba giai đoạn đầu này một cách toàn bộ, kết quả duy nhất sẽ bắt đầu xảy ra cho bạn.

Nhớ điều này cho việc thiền buổi sáng.

Trong bẩy hay tám ngày, trong cả thời gian của trại thiền chúng ta, giữ im lặng lâu nhất có thể được. Nếu bạn có thể giữ im lặng toàn thể thời gian, đó sẽ là tốt nhất. Cho nên im lặng, giữ an bình và bình thản trong khoảng thời gian tối đa. Bạn sẽ được trao cho vải bịt mắt, cho nên giữ mắt bạn được che nhiều nhất có thể được. Tự mình ngồi xuống bất kì chỗ nào; đi vào rừng rậm, và mỗi lần bạn thích, lại thở nhanh và mãnh liệt. Mỗi lần bạn thích, ở bất kì chỗ nào trong trại, ném ra, bày tỏ bất kì cái gì bạn muốn. Ngay cả sau khi làm việc thiền buổi sáng, nếu ai đó cảm thấy rằng vẫn chưa đủ thời gian cho mình ném mọi thứ ra, nếu cái gì đó vẫn còn đang kẹt với người đó và người đó vẫn cảm thấy điều này vào quãng trưa, thì không có vấn đề gì - đi tới dưới cây nào đó và làm tẩy rửa.

Không thành viên trại nào được cản trở bất kì ai theo bất kì cách nào, không thành viên trại nào được nói về điều bất kì ai khác đang làm. Để mọi người làm điều họ muốn làm, đừng dừng họ lại theo bất kì cách nào. Sẽ là tốt nếu bạn dùng cùng năng lượng mà bạn có thể gây cản trở ai đó khác cho việc làm tẩy rửa cái gì đó của riêng bạn; điều đó sẽ có ích hơn. Đừng chú ý gì tới người khác; toàn thể chú ý của bạn nên để vào chính bản thân bạn. Đừng rải chú ý của bạn lên người khác chút nào.

Sống trong im lặng. Chỉ phá vỡ im lặng của bạn khi bạn có cái gì đó từ bên trong mình cần tẩy rửa. Bằng không, hiện hữu trong im lặng; không nói. Không nói chuyện... chăm nom cho ngày càng nhiều trong tám ngày này trôi qua trong thiền.

Khi tôi nói ở đây, đấy chỉ là để cho bạn có thể làm điều gì đó. Chúng ta sẽ gặp nhau ở đây để thiền ba lần một ngày, nhưng lúc khác bạn có thể thu xếp bất kì cái gì cho thời gian còn lại, dành nó cho thiền. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đã trở nên mệt mỏi với ba buổi thiền, nằm ra một cách im lặng dưới gốc cây nào đó, nằm ra trong chờ đợi im lặng.

Nếu việc thiền mãnh liệt như vậy là không thể được cho một số bạn bởi vì tuổi già hay bệnh tật nào đó, tôi có gợi ý cho họ. Nếu điều đó là không thể được, nếu họ cảm thấy họ quá ốm yếu và họ sẽ không thể nào làm được điều đó, hay thân thể yếu tới mức điều đó là không thể được cho họ, thế thì tôi cho họ một kĩ thuật. Bất kì khi nào Thiền Động đang diễn ra đây, họ nên ngồi xuống ở vùng xung quanh. Những người khác sẽ thực hiện Thiền Động ở giữa, còn họ thì ngồi quanh ngoại vi. Kĩ thuật này chỉ dành cho những người này, chỉ họ mới làm điều này thôi.

Nhưng nhớ, tôi đang trao điều này cho những người ốm yếu hay già lão, tôi không trao nó cho những người ốm yếu về tâm linh, người sẽ nghĩ, “Tốt! Điều này miễn cho mình rắc rối. Bây giờ mình có thể ngồi ở góc và giữ yên tĩnh ở đó.” Điều đó không dành cho họ đâu - bởi vì kết quả mà Thiền Động sẽ đem tới là vô song. Tôi đang trao kĩ thuật khác này, được kể là số hai, cho những người không có chọn lựa khác; để cho thay vì không làm gì, họ có thể làm cái gì đó.

Cho nên khi Thiền Động đang diễn ra ở đây, họ nên ngồi xuống đâu đó trong việc làm sạch. Và sẽ có nhiều ồn ào, nhiều la hét, gào thét và không lành mạnh diễn ra ở đây mà chỉ ngồi im lặng, họ có thể liên tục nghe toàn thể cái không lành mạnh khắp xung quanh họ. Họ chỉ phải nghe. Trong ba mươi phút, họ phải giữ toàn thể sự chú ý chỉ vào điều đang xảy ra khắp xung quanh họ ở đây. Nhớ lấy, bạn không phải nghĩ về điều đó - “Ai là người kia? Ai chỉ có hét lên? Điều đó là đúng hay không?” Không, bạn không phải phán xét và chú ý xem liệu mọi người đang làm điều đó có đúng không hay họ không nên làm cái gì. Bạn không nghĩ: nghe thôi. Nó tất cả đều ở ngoài sự kiểm soát của bạn, nó tất cả đều chỉ là việc xảy ra; bạn đơn giản phải nghe tất cả những điều này. Ngồi hay nằm, bạn đơn giản phải liên tục nghe một cách im lặng.

Bạn sẽ ngạc nhiên mà phát hiện ra rằng nếu bạn có khả năng nghe tất cả những điều này một cách đúng đắn trong ba mươi phút, nó sẽ lau sạch bạn nữa. Các nhà tâm lí nói rằng nếu một người xem phim mà có kẻ giết người...

Ai là người bạn này liên tục nói mãi thế? Bỏ anh ta ra khỏi đây! Bạn nói suốt cả thời gian rồi. Đi khỏi đây, đi đi. Ai thế? Anh ta là một tu sĩ đền thờ sao? Đem anh ta ra khỏi đây!

Các nhà tâm lí nói rằng nếu bạn xem phim có kẻ giết người, có chém giết, đánh nhau, bạo hành và chiến tranh, thế thì chỉ bằng xem tất cả những điều này, cảm giác riêng của bạn về bạo hành và giết người sẽ bay hơi; nó giúp cho bạn.

Cho nên nếu bạn không thể tự mình thiền được, ngồi xuống một cách im lặng trong ba mươi phút và liên tục nghe và quan sát toàn thể tình huống một cách yên tĩnh, như một nhân chứng. Sau ba mươi phút, khi mọi người đã dừng lại và đang thảnh thơi, bạn cũng dừng lại và thảnh thơi. Nhưng điều đó sẽ dễ dàng cho những người thảnh thơi bởi vì họ đã trải qua nhiều căng thẳng và hỗn loạn. Sẽ không dễ dàng cho bạn thảnh thơi bởi vì bạn đã không trải qua nhiều căng thẳng hay hỗn loạn. Cho nên khi mọi người nằm ra, bạn cũng nằm ra và làm một điều: giữ cho nhận biết của bạn ở trên rốn. Hít vào sâu để cho dạ dầy bạn phồng lên, và thở ra để cho dạ dầy bạn xẹp xuống. Với mắt nhắm, giữ cho nhận biết của bạn ở rốn, theo cùng việc dâng lên và xẹp xuống của bụng. Thế rồi, tới mức độ nào đó, an bình đã giáng xuống những người khác cũng sẽ xảy ra cho bạn.

Vào buổi trưa, vào ban đêm, bất kì ai cảm thấy rằng mình khó thực hiện các kĩ thuật thiền tích cực thì có thể thực hiện điều đó theo cách này, ngồi khắp xung quanh ngoại vi.

Điều đó là tốt nếu những người bạn nào đó đã đem khăn bịt mắt của mình đi cùng. Bằng không bạn có thể lấy chúng ở đây vào sáng mai để cho bạn có thể bịt mắt mình.

Trước khi phiên đêm kết thúc, tôi muốn là chúng ta ra về sau khi ngồi trong lời cầu nguyện với mắt nhắm trong năm phút. Hiền nhân này đã cầu nguyện, bây giờ để chúng ta cũng cầu nguyện. Bạn phải nhắm mắt lại và để hai lòng bàn tay vào tư thế namaste. Cúi đầu dưới chân của điều thiêng liêng, và chỉ để một cảm giác ngân vang trong tâm bạn...

Cầu nguyện từ tâm bạn rằng bạn là người rất yếu đuối. “Tôi rất yếu đuối. Một mình, tôi có thể hoàn thành được cái gì? Tôi cần sự giúp đỡ của điều thiêng liêng. Tôi cầu xin ân huệ của điều thiêng liêng. Tôi cầu xin ân huệ của ngài, sự giúp đỡ của ngài...”

Mở tâm bạn hướng tới điều thiêng liêng để được rót đầy bởi ân huệ của nó. Lời cầu nguyện này tới từ tâm chúng ta...

Trại của chúng ta bắt đầu trong hi vọng và xúc động cầu nguyện rằng vào ngày cuối cùng của nó chúng ta cũng sẽ có khả năng không chỉ cầu nguyện, mà còn cám ơn điều thiêng liêng.

Phiên đêm nay của chúng ta kết thúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho